Tìm hiểu và chia sẻ
đời sống Tin Mừng

Linh Mục Augustine, SJ. phụ trách

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan


Ngày 13 tháng 08 năm 2000
Chúa Nhật 19 Quanh Năm B

Ðọc Tin Mừng Ga 6,41-51

Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng

Ngọn đuốc sáng

 Những dòng dưới đây được anh Phan viết trong tù:

 Những tư tưởng mà tôi viết ở đây xuất phát từ tận đáy tâm hồn của tôi và nếu tôi phả viết chúng với đôi tay bị xiềng xích vẫn còn hơn là nếu thế giới của tôi bị xiềng xích. Ở trong tù không có một thứ xích xiềng nào, kể cả bản án tử hình, có thể trói buộc một con người có một đức tin mạnh mẽ và tự nguyện. Thiên Chúa ban cho họ nhiều nghị lực đến độ họ có thể chịu đựng bất cứ một cuộc hành khổ nào, và nghị lực mà Thiên Chúa đã ban tặng này mạnh mẽ hơn mọi sức mạnh trên trần gian. Sức mạnh của Thiên Chúa không gì có thể thắng được.

 Anh Phan vẫn là một ngọn đuốc sáng trong tù. Một người bạn tù nói về anh như sau: "Chúng tôi tìm thấy một người bạn tốt nơi anh Phan, người mà trong những giờ phút tăm tối nhất của cuộc đời vẫn còn có thể mở miệng nói những lời an ủi và chia sẻ sáng chiều với chúng tôi phần ăn ít ỏi của anh. Ðức tin anh đặt nơi Thiên Chúa và công lý không thể nào đo lường được, trừ khi người ta thấy anh đắm chìm trong lời kinh suốt ngày với xâu chuỗi Mân Côi, người bạn thân thiết nhất của anh."

 Phạm đình Phan (Franz Figerpiter) sinh tại Aùo quốc ngày 29 tháng 05, 1907. Anh là con ngoại hôn của ông Phạm đình Bá (Franz Barbayer) và cô Hương Ba (Hubert). Oâng này trợ cấp nuôi Phan và cô em là Hường (Rosali) cho tới khi ông qua đời trong trận thế chiến thứ nhất. Sau ba năm cô này kết hôn với ông chủ đồn điền ở Ðơn Phương Sảnh (San Phadihum). Ðó là nơi Phan lớn lên và làm bạn với những thành phần bất hảo, nhậu nhẹt say sưa và đánh nhau với những nhóm du đãng từ mấy làng lân cận.

 Năm 1934 Phan và một vài đồng bọn bị bắt vào tù vài ngày về tội đánh nhau với cảnh binh ở biên giới. Kế đến là 3 năm lao động tại Tân Hương (Tehama). Chính ở đây anh kinh nghiệm về một cuộc trở lại. Anh bắt đầu tham dự thánh lễ và rước lễ thường xuyên. Anh từ giã các cuộc chè chén say sưa và nảy sinh ước muốn cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng và cả ý định sống đời tu. Nhưng một linh mục đã khuyên anh: "Con phải chăm sóc đồn điền và nuôi dưỡng cha mẹ con."

 Anh viết cho một người con tinh thần vào thời đó như sau: "Con sẽ kinh nghiệm về trận cuồng phong của tuổi trẻ. Con sẽ thấy những cơn cám dỗ mạnh mẽ đến độ con phải đầu hàng. Nhưng lúc đó con hãy lắng lòng xuống để nghĩ tới hạnh phúc bất diệt. Rất thường khi con người đánh mất đi hạnh phúc bất diệt của họ chỉ vì một vài giây ngắn ngủi của lạc thú. Chỉ bấy nhiêu thôi bố có thể nói cho con biết từ chính kinh nghiệm của bố."

 Thế rồi xảy ra màn quân đội Ðức Quốc Xã của Hitler tiếp quản Aùo quốc ngày 10 tháng 4, 1938. Khi ấy Phan viết: Việc xảy ra vào mùa xuân 1938 đó, không khác gì biến cố xảy ra vào thứ Sáu Tuần Thánh, mười chín trăm năm về trước, khi đám đông được tự do chọn giữa Ðấng Cứu Chuộc vô tội và tên tử tù Baraba.

 Thái độ chống đối của anh đã đưa anh vào tù khi anh từ chối thi hành nghĩa vụ quân sự cho Ðức Quốc Xã. Phản ứng của dân làng khác nhau. Trước vụ đó, có những người nghĩ anh như vị anh hùng; người khác lại bảo anh là kẻ hèn nhát trước trách nhiệm đối với vợ con. Riêng con anh là Hường (Rosali) khi ấy chưa đầy 6 tuổi đã muốn làm nhiều việc đạo đức để cầu nguyện cho bố. Ðiều đó củng cố và an ủi anh rất nhiều.

 Anh Phan dùng tất cả thời gian để cầu nguyện và sống chứng tá Tin Mừng giữa các bạn tù.

 Ngày 4 tháng 7, 1943 anh ra tòa để chịu xét xử lần chót. Anh vẫn không đổi ý. Các vị thẩm phán ban đầu giận dữ, sau đó họ đấu dịu và như có vẻ nài xin anh đổi ý, vì họ không muốn mất đi một người công dân tài đức. Họ hứa bổ nhiệm anh làm việc trong quân y viện nơi mà anh không bao giờ phải cầm súng giết ai. Nhưng anh nhất định không phục vụ chế độ Hitler. Cuối cùng quan toà đành phải tuyên án tử hình cho tù nhân Phạm đình Phan vào ngày 9 tháng 8, 1943, lúc 4 giờ chiều.

 Về mục đích, phương tiện và cái giá phải trả

 Câu chuyện vừa kể cho thấy rất sắc nét chọn lựa mà người Kitô phải nhắm đích xác là gì; cái giá mà người đó phải trả như thế nào trong cụ thể.

 Ðó cũng là câu chuyện chất chứa trong Tin Mừng của Gioan chương 6, tuy cái giá phải trả chưa được loan báo vì hãy còn trong tình trạng hàm chứa.

 Trong câu chuyện kể trên, đích nhắm đối với anh Phan rõ ràng là hạnh phúc bất diệt. Anh Phan viết cho người con thiêng liêng của anh về điều đó khởi đi từ kinh nghiệm bản thân của anh sau khi đã trở lại cùng Chúa.

 Con đường để đạt tới đích đó là ý Chúa, như anh ngụ ý khi viết cho cha sở cũng là vị linh hướng của anh rằng: "Con tin rằng Chúa muốn con sống đúng theo tiếng lương tâm và nếu con làm theo ý Chúa thì Ngài sẽ chăm lo cho vợ con của con và tất cả những bổn phận của con."

 Cái giá phải trả cuối cùng chính là mạng sống của anh. Nhưng trước đó anh đã phải trải qua cái chết từng ngày đối với con người cũ của anh, để mặc lấy con người mới nhờ kết hợp với Chúa trong cầu nguyện và sống Tin Mừng. Cái giá anh phải trả thực ra cũng chỉ là dự phần vào cái giá chính Chúa Giêsu đã trả cho mọi người. Ðó là điều được hiểu ngầm trong Gioan chương 6.

 Trong Tin Mừng Gioan chương 6, cái đích mà người môn đệ Chúa Giêsu phải nhắm cũng rất rõ. Ðó là sự sống đời đời: "Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh." (c.27). "Ý của Ðấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết." (c.39). "Tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con thì được sống muôn đời." (c.40). "Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi thì được sống muôn đời." (cc.63-66).

 Con đường để đạt tới đích đó phải khởi đi từ Chúa Cha là Ðấng phái Chúa Con đến để đưa người ta trở về cùng đích: "Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài? Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con thì được sống muôn đời? Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha không lôi kéo người ấy, và tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết." (cc.37,40,44).

 Cái giá mà Chúa Giêsu đã phải trả để người tín hữu đạt được sự sống đời đời, chính là cuộc thương khó và sự chết của Chúa. Bí tích Thánh Thể chính là cách người tín hữu đón nhận cái giá Chúa Giêsu đã trả để được sống đời đời. Sự sống ấy chính là dự phần vào sự sống của Chúa Cha do Chúa Giêsu mang lại: Như Chúa Cha là Ðấng Hằng Sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. (c.57).

 Giữa các câu 53,54 và 56, tác giả thay vì dùng từ "ăn" quen thuộc, lại dùng một từ sống sượng là "nhai, cắn" để nhấn mạnh điều gì? Phải chăng để gợi ý về cuộc thương khó và cái chết không êm dịu chút nào mà Chúa đã tự nguyện chịu lấy vì mọi người? Khi thiết lập bí tích Thánh Thể, Chúa yêu cầu ta tưởng nhớ đến Chúa đã trải qua cuộc thương khó và cái chết tàn nhẫn đó, chứ không phải cái chết nào khác (Lc 22,19; 1Cr 11,24).

 Trong câu chuyện ta thấy anh Phan cũng đảm nhận lấy cái chết do tội lỗi loài người gây nên để dự phần vào công trình cứu chuộc chính Chúa thực hiện.
 
 

Một số câu hỏi gợi ý

1. Bạn tâm đắc gì về cuộc đời anh Phan trong câu chuyện gợi ý: tay anh bị xiềng xích vẫn còn hơn thế giới của anh bị xiềng xích? Nghị lực mà Thiên Chúa ban tặng anh mạnh mẽ hơn mọ sự trên trần gian? Một bạn tù nói gì về anh? Anh viết gì cho người con tinh thần?

 2. Bạn nghĩ gì về chọn lựa của anh Phan giữa án tử hay phục vụ chế độ Hitler?

 3. Bạn hiểu gì về đích mà người môn đệ Chúa Giêsu phải nhắm với con đường để đạt tới đích đó? Chúa Giêsu đã trả thứ giá nào để ta được sự sống đời đời?
 
 


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page