Rồi Người lại nói: "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng."
Người dùng
nhiều dụ ngôn tương tự mà
rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức
họ có thể nghe. Người không
bao giờ rao giảng cho họ mà không
dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có
thầy trò với nhau, thì Người
giải nghĩa hết.
Trong gia đình, mọi sự được kể là của chung và được chia sẻ theo nhu cầu từng người. Quỹ gia đình sẽ do mọi thành phần có khả năng đóng góp. Gia đình sẽ lo đáp ứng những nhu cầu của những người chưa có lợi tức hay không còn làm ra lợi tức nữa. Ðiều vừa nói là cốt lõi của một nền kinh tế nhân bản trong xã hội được quan niệm như một đại gia đình.
Sau năm năm tiến hành điều được gọi là nền kinh tế chung hiệp (economy of communion), 200 nhà kinh doanh cùng với một số kinh tế gia, chính trị gia đã ngồi duyệt lại tình hình trong hai ngày 25-26 tháng 5, 1996 tại Araceli của nước Braxin. Cũng có một số tham dự viên đến từ nước Pháp, Ac-hen-ti-na và Paraguay.
Ít nhất có sự thâm tín rằng kinh tế chung hiệp loại đó sẽ là thứ phản ứng hữu hiệu nêu bật vai trò của tình yêu trong việc giải quyết những vấn đề thuộc nhu cầu nhân bản.
Liền sau đó, cũng trong tháng 5, 1996, là một hột nghị của chừng 160 nhà quản trị xí nghiệp cỡ lớn của Colombia. Hội nghị này được tổ chức tại Medellin của Colombia. Mục đích nhắm là để các dự viên làm quen với nền linh đạo chung hiệp cũng như làm quen với những kinh nghiệm mà nền kinh tế chung hiệp đã trải qua.
Kế đến là cuộc trình bày về "nền kinh tế chung hiệp" trong một hội nghị của Hội Ðồng Ðại Kết của các Giáo Hội Kitô được tổ chức tại Genève, Thụy Sĩ.
Tham dự hội nghị là các tín đồ Kitô và Do Thái giáo đến từ nhiều nơi trên thế giới. Họ là thần học gia, kinh tế gia, giáo sư triết, lịch sử và văn hoá. Tiếp theo cuộc trình bày về nền kinh tế chung hiệp hướng tới tương lai, là những phản ứng chuyên môn ở cấp cao. Về cuối đã diễn ra một giờ đồng hồ với những câu hỏi thưa liên tiếp cho thấy các dự viên đã hết sức ngạc nhiên trước nền kinh tế chung hiệp như một sự kiện họ tin tưởng và tán đồng.
Chia cho mỗi người theo nhu cầu
Vậy sự kiện đã xảy ra như thế nào? Ðiều đã xảy ra là vào năm 1943 giữa những cuộc dội bom kinh khủng tại Tân Ðô (Trento), Bắc Italia vào cuối thế chiến thứ hai, một nhóm Kitô hữu giáo dân được ơn Chúa gọi sống Lời Chúa ở giữa đời. Họ đã bỏ tất cả những gì họ có làm của chung. Và ngay từ những thứ đó, họ đã chỉ giữ lại những gì thiết yếu theo nhu cầu mỗi người, còn lại tất cả đều tặng cho người nghèo. Họ muốn sống sát Lời Chúa dạy theo gương cộng đoàn tiên khởi: "Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai, của cải, lấy tiền chia cho mỗi người theo nhu cầu." (Cv 2,44; x.4,32-35). Ðiều đó được áp dụng trước tiên với ngành nữ rồi sau với ngành nam được thiết lập vào năm 1949.
Họ chỉ muốn được gọi là Kitô hữu như cộng đoàn tiên khởi xưa. Sau vì nhu cầu thực tế, Ðức Tổng Giám Mục Tân Ðô gọi họ bằng danh xưng Focolare (Fire Place) để chỉ về nơi nhóm lên ngọn lửa Tình Yêu Thiên Chúa và làm cho lửa đó tràn lan ra khắp nơi. Danh xưng Tổ Ấm trong Việt ngữ có lẽ chỉ nói lên được sự ấm áp do Tình Yêu Thiên Chúa mang lại khi mà ai nấy nhận ra có Chúa Giêsu ở giữa qui tụ họ lại và giúp họ yêu thương mọi người. Nhưng nếu muốn nói đến cuộc cách mạng về tình yêu do Ðức Giêsu mang lại chắc phải nghĩ đến một danh xưng mạnh mẽ hơn, như Phong Trào Lửa Tình Yêu chẳng hạn. Nhóm Kitô hữu ấy ngay từ ban đầu đã chủ trương sống đơn giản như tình yêu Thiên Chúa cố kết họ lại. Nay con số của họ gồm hơn hai triệu ngườii, trong số đó nhiều ngàn người bỏ mọi sự làm của chung và sống trong các cộng đoàn Tổ Aám, nơi mà của cải được phân phối cho mỗi người theo nhu cầu. Thứ đến, chừng 100,000 người cũng là thành viên Tổ Aám, nhưng không thể bỏ mọi sự làm của chung, vì phải sống trong liên hệ với gia đình; họ đóng góp phần thặng dư như hoàn cảnh cho phép. Còn lại hơn hai triệu người tham gia Tổ Aám bằng cách thể hiện nền văn hoá trao tặng ngược lại với nền văn hoá tiêu thụ của thế giới thị trường ngày nay. Họ sống theo khẩu hiệu Tin Mừng là Hãy trao tặng thì bạn sẽ nhận được quà tặng.
Xảy ra ở Braxin của Châu Mỹ LaTinh, số giáo dân Tổ Ấm theo nghĩa rộng lên tới 200,000 người, mà một số không ít, nghèo tới mức sự giúp đỡ bình thường của Phong Trào tỏ ra vô hiệu. Chính trong hoàn cảnh khó khăn ấy năm 1991, một số thành viên nhất là người trẻ được mời gọi thể hiện sáng kiến nay được gọi là nền kinh tế chung hiệp. Họ thiết lập cơ sở làm ăn mới hoặc điều chỉnh xí nghiệp làm ăn cũ, theo hướng chia lợi tức ra làm ba phần. Một phần ba lợi tức được tái đầu tư để khuyếch trương xí nghiệp gốc. Thứ đến, một phần ba lợi tức được dùng vào công cuộc huấn luyện con người mới theo lý tưởng thế giới hiệp nhất (có nhiều trung tâm huấn luyện dài hạn và ngắn hạn; hiện có 20 thành phố nhỏ, như thành phố Hoà Bình của Ðức Maria tại thành Ðô Tây tức Tagaytay City, Manila, với 120 người thụ huấn thường xuyên và 13,000 người thụ huấn ngắn hạn trong năm 1996). Còn lại một phần ba lợi tức để giúp người nghèo.
Hiện có 544 công ty trên thế giới hoạt động theo lý tưởng nền kinh tế chung hiệp. Ðó là những công ty cỡ trung bình và cỡ nhỏ, cung cấp sản phẩm và dịch vụ và sử dụng hàng ngàn công nhân. Năm 1994 khi tổng số công ty theo kế hoạch kinh tế chung hiệp còn là 403 thì 139 công ty tại Châu Mỹ Latinh, 27 tại Bắc Mỹ và Mexico, 208 tại Âu Châu, 24 tại Á Châu, 3 tại Uùc và 2 tại Phi Châu, với số công nhân tổng cộng là 5,532 người.
Nhưng thử hỏi bài Tin Mừng hôm nay có liên quan gì tới chuyện làm ăn của những công ty như vừa nói? Tại sao chủ trương sống và chia sẻ đời sống Tin Mừng mà lại bàn chuyện làm ăn? Nào Ðức Giêsu chẳng dạy các môn đệ "Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho" ? (Mt 6,33)
Quả thật bài Tin Mừng hôm nay trực tiếp nói về Nước Thiên Chúa, không trực tiếp nói chuyện làm ăn. Nhưng nếu chuyện làm ăn trở nên động cơ chính của sinh hoạt toàn cầu thì ngay ở đó ta có bổn phận xin cho "triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày" (Mt 6,10-11)
Mầu nhiệm Nước
Thiên Chúa
với Ðức
Giêsu ra lệnh cho sóng gió phải im
Tất cả chương 4 của Tin Mừng Máccô nói về mầu nhiệm của Nước Thiên Chúa (4,1-34) nhưng cũng cho thấy quyền lực của Ðức Giêsu: Người ra lệnh cho sóng gió phải im và cảnh tỉnh niềm tin của cácmôn đệ (4,35-41)
Ngay ở Việt Nam cũng với trào lưu công nghiệp cả một xã hội đang ở dưới sức ép đòi người ta phải bon chen để tránh khỏi tụt hậu. Con em đi học tránh sao khỏi ở lại lớp, nên phải học ngày học đêm, không còn thời giờ cho giáo lý nữa. Các anh chị lớn hơn cũng ráng học thêm chút nào hay chút ấy, như Anh văn, vi tính, để dễ kiếm việc nơi mấy công ty nước ngoài. Thế là mấy hội đoàn giáo xứ bị tan rã! Thánh lễ giới trẻ từng qui tụ thanh niên mấy xứ tham dự nay trở nên thưa thớt. Tục hoá chẳng phải là chuyện gì ghê gớm lắm. Vì phải bon chen đáp ứng những đòi hỏi của thế giới công nghiệp, đầu óc con người đầy ắp những nỗi bận tâm thế tục, nên không còn thời giờ dành cho những giá trị thiêng liêng nữa. Ta đang đối diện với cơn cuồng phong ngay nơi đất nước Việt Nam.
Nhưng trong xã hội chúng ta đang sống, Thiên Chúa vẫn có đó với đầy quyền uy. Hãy coi người mẹ hy sinh tần tảo nuôi bốn người con điên (xem bài chia sẻ của Chúa Nhật 4 Phục Sinh). Hãy để ý tới sự kiện là đã có lần bà Tiền mua mấy gói thuốc chuột, định bụng nấu nồi cháo cho mẹ con ăn lần chót, nhưng lương tâm không cho phép, nên bà đã vứt mấy gói thuốc đó đi. Ðứng dựng nên bà Tiền vẫn còn đó không cho phép bà làm điều phi nhân.
Cũng hãy để ý tới độc giả bài phóng sự về bà mẹ nuôi bốn người con điên. Chỉ trong ít ngày họ đã tới tấp gởi gần 100 triệu đồng để giúp bà. Cả xã hội trở nên như một đại gia đình trong đó kẻ yếu kém và người già được ưu tiên chăm sóc bằng một tình yêu cho không. Ai mà không cậy dựa vào thứ tình yêu cho không ấy để lớn lên trong gia đình nhân loại? Vậy thì tại sao lại biến gia đình nhân loại thành thị trường trong đó con người trở nên thứ yếu thua kém những thứ mang lại một đời sống hưởng thụ bất kể đến xã hội.
Ðiều được
gọi là nền kinh tế chung hiệp chỉ
là một cố gắng trở về
nguồn, trở về với tình
thương cho không nhờ đó
mỗi người được sinh
ra và được chăm sóc để
nên người. Xét về nguồn
hứng khởi cho nền kinh tế chung
hiệp, phải nghĩ ngay tới cộng đoàn
Kitô hữu sơ khởi (Cv 2,44). Ðúng
hơn, phải nghĩ tới chính Ðức
Giêsu như hạt giống gieo vào lòng
xã hội loài người; hạt giống
ấy đến thời đến buổi
sẽ mang lại nhiều bông hạt nặng
trĩu.
2. Bạn nghĩ việc chia lợi tức ra làm ba phần (1/3 để khuyếch trương xí nghiệp gốc, 1/3 để giáo dục người mới cho thế giới chung hiệp, 1/3 để giúp người nghèo) việc đó có hợp lý không?
3. Bạn nghĩ gì về
Ðức Giêsu "như hạt giống
được gieo vãi xuống đất?"
(Mc 4,26-29) "như hạt cải lúc gieo xuống
đất, nó là hạt nhỏ nhất
trên mặt đất ?" (Mc 4,31-32)?