Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin. Anh em sẽ được như ý.
Ðiều làm Chúa
Cha được tôn vinh là: Anh em sinh
nhiều hoa trái và trở thành
môn đệ của Thầy.
Có một số chi tiết lý thú do một giáo dân tiết lộ về mối tương quan giữa hai vị lãnh đạo Giáo Hội là Ðức Cố Thượng Phụ Athenagoras I của Chính Thống Giáo và Ðức Cố Gíao Hoàng Phaolô VI của Giáo Hội Công Giáo.
Ðó là vào những năm sau Công Ðồng Vaticanô II, khi mà tinh thần đại kết dâng cao nơi cả hai Giáo Hội. Qua một số bạn hữu tương quan đôi bên, Ðức Thượng Phụ được biết chị giáo dân ấy đã từng dấn thân phục vụ công cuộc thăng tiến tình hiệp nhất giữa các Kitô hữu cũng như giữa các dân tộc. Vậy Ðức Thượng Phụ đã mời chị Chiara Lưu Bích tới gặp ngài. Nhưng cách ngài bày tỏ tình thân với người giáo dân công giáo này thật là độc đáo. Ngài nói với chị Lưu Bích: "Con biết con chính là con gái của cha! Con có hai cha: một cha ở Rôma, đó là một người cha vĩ đại, tức Ðức Phaolô VI (Ðức Thượng Phụ kể Ðức Phaolô VI như thánh Phaolô thứ hai) và người cha nữa lớn tuổi hơn là cha đây."
Ðức Thượng Phụ Athenagoras I vào dịp đó, cũng như nhiều dịp khác nữa, nói về Ðức Phaolô VI như chưa có ai nói như vậy bao giờ. Ngài bày tỏ một tình yêu gắn bó với Ðức Phaolô VI liên quan tới những việc lớn cũng như những việc nhỏ. Ngài nói với chị giáo dân Lưu Bích: "Con về nói với Ðức Phaolô VI chịu khó ăn nhiều hơn một chút, chịu khó đi bách bộ và thở hít không khí trong lành thêm chút nữa!"
Ðức Thượng Phụ vẫn đọc báo Người Quan Sát Viên Rôma đều đặn nên được biết tất cả các bài nói của Ðức Phaolô VI. Ngài quả quyết đã từng hiệp nhất với Ðức Phaolô VI trong mọi hành động của vị Giáo Hoàng này. Ðức Thượng Phụ mô tả cách hồn nhiên rằng: Khi Ðức Giáo Hoàng thực hiện những chuyến công du "Cha từng hiệp nhất với Người, đi đây đi đó với người." Ðức Thượng Phụ còn nói rằng: "Vì hiệp nhất với Ðức Phaolô VI cách đó nên cha cảm thấy việc chung hiệp đó còn thật hơn cả việc cha ở lại tại Istanbul!" Ðức Thượng Phụ có ý nói tới một tinh thần gần gũi thiêng liêng, siêu nhiên mãnh liệt hơn cả những thực tại tự nhiên.
Cả với chị giáo dân Lưu Bích là nhân vật con thoi giữa hai nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo và Công Giáo Rôma, Ðức Thượng Phụ cũng bày tỏ một thứ tình yêu độc đáo. Chẳng bao giờ ngài để chị Lưu Bích đề cập tới vấn đề gì mà ngài không mời chị dùng chút gì trước đã, như một ly cà phê chẳng hạn. Ngài muốn chính ngài trả tiền khách sạn để chị là khách của ngài. Ngài yêu cầu có riêng một phòng nhỏ để chị có thể dùng bữa ở đó và vì cuộc thăm viếng nhằm vào ngày ăn chay và kiêng thịt của Chính Thống Giáo, nên ngài lưu ý nhà bếp phải có đồ ăn đặc biệt cho khách, như món trứng muối đặc sắc của vị Thượng Phụ!
Thực ra, Ðức Athenagoras không chỉ tỏ ra là một con người ngoại giao. Ðối với mọi dân tộc đến tiếp xúc với ngài, ngài đều bày tỏ một mối tình to lớn đối với họ. Với dân tộc nào, ngài cũng tìm ra điều tích cực để nêu lên. Chẵng ai nghe thấy ngài nói điều gì xúc phạm tới ai. Nơi Ðức Thượng Phụ, người ta có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của Giáo Hội Chính Thống. Ngài giúp người ta khám phá ra cách Giáo Hội Ðông Phương nhấn mạnh về sự sống, nhấn mạnh cách diễn tả chân lý trong cuộc sống. Ngài thực sự nêu cao giá trị tình yêu.
Khát vọng để hai Giáo Hội hiệp nhất năm 2000
Nơi Ðức Thượng Phụ Athenagoras I người ta đọc được niềm khát vọng lớn lao để hai Giáo Hội được chung hiệp với nhau vào cuối thiên niên kỷ thứ hai này. Chị Lưu Bích đã từng chuyển đạt tâm tình, ý nghĩ và lòng ước ao đó tới Ðức Phaolô VI. Ðó là những điều đã từng làm cho mối tình giữa hai vị lãnh đạo tôn giáo này trở nên bền chặt. Quả thật Ðức Phaolô VI hết lòng quí chuộng Ðức Athenagoras I đến nỗi khi được tin Ðức Thượng Phụ qua đời, phản ứng của Ðức Phaolô VI là "một vị thánh vừa qua đời."
Người ta có thể liệt kê vắn tắt tiến trình đại kết giữa Ðức Athenagoras và Ðức Phaolô VI như sau: Ðức Phaolô VI được bầu làm Giáo Hoàng giữa hai khóa họp của Công Ðồng Vaticanô II (1963) nhất quyết theo con đường đại kết mà Ðức Gioan XXIII đã mở ra. Ðức Phaolô VI đã gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Athenagoras I tại Giêrusalem (1964). Hai vị đã gặp gỡ tại Constantinople (1967), rồi tại Hội Ðồng Ðại Kết của các Giáo Hội tại Geneva (1969) với những lời hối tiếc về những chia rẽ trong quá khứ đã được Ðức Phaolô VI nói lên khiến cả thế giới phải chú ý.
Giáo Hội Chính Thống tách rời khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma năm 1054. Ðó là năm hai Giáo Hội đã khai trừ nhau. Giáo Hội này lên án Giáo Hội kia. Mãi tới năm 1964, tức chín trăm năm sau, hai bên mới cùng nhau giải vạ tuyệt thông cho nhau và bắt tay thân ái trong phong trào đại kết Kitô giáo.
Viễn tượng về hiệp nhất giữa hai Giáo Hội đã có thời tưởng như gần nay lại trở nên xa do chiều hướng chống mọi giáo phái và tôn giáo từ bên ngoài nhập vào cựu Liên Xô.
Theo thống kê của QUID 1995 thì dân số Công Giáo tổng cộng là 928,500,000; Chính Thống Giáo là 164,500,000 và Tin Lành là 363,300,000. Cho nên thật là điều đáng tiếc nếu quả thật công cuộc hiệp nhất giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo chưa thể thực hiện được vào năm 2000 khi mà hai Giáo Hội này rất gần gũi nhau về tín lý, phụng vụ và bí tích.
Nhưng hiệp nhất là trách nhiệm không thể tránh do chính lời cầu nguyện của Chúa Giêsu khi Người thưa cùng Chúa Cha: "Con không chỉ cầu nguyện cho những người này (tức các tông đồ) nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào Con, để tất cả nên một, như, lạy Cha, Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ cùng ở trong chúng ta." (Ga 17,20-21)
Bài Tin Mừng hôm nay nêu hình ảnh cây nho. Cựu Ước đã từng ví dân Ít-ra-en như cây nho của Giavê Thiên Chúa (Tv 80,9-20). Hình ảnh ấy nay được áp dụng với Ðức Giêsu. Ðức Giêsu là cây nho đích thực (cc.1.5) được Giavê Thiên Chúa đích thân chăm lo bằng cách loại bỏ những nhành không sinh trái; còn những nhành sinh trái thì Giavê Thiên Chúa tỉa để chúng mang lại nhiều trái hơn. Ở đây Ðức Giêsu có ý nói về các môn đệ là những người chấp nhận lời ban sự sống do Ðức Giêsu (cc.3.7). Họ được khuyến khích ở lại trong Người. Từ Hy ngữ meno (ở lại) được dùng tới 11 lần trong mấy câu mà thôi tuy được dịch bằng những từ khác nhau.
Ở lại trong Ðức Giêsu
Một từ khác quan trọng được sử dụng nhiều lần là "yêu". Lời dậy chính yếu qua bài Tin Mừng hôm nay là ở lại trong Ðức Giêsu qua yêu thương. Ðó là điều kiện để người môn đệ sinh nhiều hoa trái (cc.5.8). Môn đệ không sinh hoa trái, sẽ hết là môn đệ, sẽ trở nên vô dụng đáng bị ném vào lửa (c.6).
Nếu đọc tiếp, ta sẽ thấy tình yêu mà Ðức Giêsu đề cập phát xuất từ Chúa Cha (c.9). Tình yêu ấy chính là tình yêu mà Ðức Giêsu dành cho các bạn của Người (cc.9,12-13). Ðó là tình yêu được diễn tả qua lại khi các môn đệ yêu mến Thầy và giữ lời Thầy (cc.10,14). Tình yêu ấy sẽ lan tỏa ra giữa các môn đệ với nhau (cc.12,17).
Trở lại câu chuyện
ở trên về Ðức Thượng
Phụ Athenagoras I được Ðức
Phaolô VI nhìn nhận là con người
thánh thiện. Ngài có một tình
yêu phổ quát đối với
mọi người và mọi dân tộc.
Ngài không hề nói xấu một
ai. Tình yêu ở nơi ngài luôn
tích cực và tràn lan qua những
diễn tả độc đáo. Ðó
là thứ tình yêu có sức
lan tỏa bất chấp những điều
kiện bên ngoài. Ðó quả là
thứ tình yêu phải mang lại nhiều
hoa trái như Ðức Giêsu chờ
đợi nơi mỗi người môn
đệ.
2. Thế nào là ở
lại trong Ðức Giêsu theo bài Tin
Mừng hôm nay? Trong hoàn cảnh hiện
có của bạn, bạn nghĩ bạn có
thể ở lại trong Ðức Giêsu
được chăng? Bạn thấy có
những gì thuận lợi và bất
lợi để bạn ở lại trong
Ðức Giêsu theo gương những
nhân vật nói trên?