Lập tức, trong hội
đường của họ, có một
người bị thần ô uế nhập,
la lên rằng: "Ông Giêsu Nadarét, chuyện
chúng tôi can gì đến ông mà
ông đến tiêu diệt chúng tôi?
Tôi biết ông là ai rồi: ông
là Ðấng Thánh của Thiên Chúa
!" Nhưng Ðức Giêsu quát mắng
nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi
người này !" Thần ô uế
lay mạnh người ấy, thét lên
một tiếng, và xuất khỏi anh ta. Mọi
người đều kinh ngạc đến
nỗi họ bàn tán với nhau: "Thế
nghĩa là gì? Giáo lý thì mới
mẻ, người dạy lại có thẩm
quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các
thần ô uế và chúng phải tuân
lệnh!" Lập tức danh tiếng Ngươi
đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng
lân cận miền Galilê.
Ðó là vào cuối Công Ðồng Vatican II với khóa họp cuối cùng từ 29 tháng 9 đến 4 tháng 12, 1963. Một nghị phụ đã lợi dụng dịp may đi họp công đồng tới gõ cửa trụ sở một phong trào giáo dân miền bắc Italia. Ðức cha Peters của giáo phận Bình An (Buea) thuộc quốc gia Ca-mơ-run bên Phi Châu, rất cần có bác sĩ và y tá để đáp ứng nhu cầu của giáo phận ngài. Chỉ trong mấy tháng đã có hai bác sĩ, một thú y và ba y tá xung phong đi Phi Châu tới giáo phận Bình An.
Xảy ra khi ấy, 20,000 dân thuộc bộ lạc Bang Ước (Bangwa) của rừng sâu Ca-mơ-run bị đe dọa tuyệt chủng. Ông vua của bộ lạc này đã cùng với phái đoàn tới đặt nơi tay Ðức cha Peters một món tiền và nói rằng: "Xin ngài vui lòng yêu cầu các tín hữu của ngài cầu cùng Thượng Ðế cho bộ lạc chúng tôi, may ra Thượng Ðế sẽ nhậm lời mà thương đến số phận của bộ lạc chúng tôi đang bị đe dọa tuyệt chủng. Chúng tôi chỉ vì bất xứng nên không được Thượng Ðế nhậm lời. Chúng tôi cũng đã từng gõ cửa nhiều cơ quan và nhiều Giáo Hội nhưng không được đáp ứng. Bộ lạc chúng tôi hy vọng nhiều nơi Ðức cha."
Vậy, một lần nữa, Ðức cha Peters lại gõ cửa phong trào Hiệp Nhất Thế Giới miền bắc Italia. Lần nầy chị phụ trách phong trào đến tận rừng sâu Ca-mơ-run để gặp gỡ nhà vua và dân chúng bộ lạc Bang Ước.
Thành phố Bình An nơi tọa lạc tòa giám mục của Ðức cha Peters ở độ cao 900m trên mực nước biển. Ðể tới được thung lũng Phong Tiên (Fontem) thuộc rừng sâu của bộ lạc Bang Ước, chiếc xe Landrover chở chị Lưu Bích (Chiara Lubich) còn phải leo nhiều đồi cao trên đoạn đường dài 450km mới tới đích.
Một cuộc tập họp tới 1,000 người được tổ chức để nghinh đón khách quý, mà đứng đầu là nhà vua và nhiều tộc trưởng. Nhiều vương phi với những bộ đồ sặc sỡ cũng nhảy múa trong cuộc họp mừng. Người ta ca hát và nhảy múa để nói lên niềm hãnh diện và hy vọng cho tương lai con cái của bộ lạc sẽ không chết yểu.
Trong lúc giải lao, một vị bô lão nêu thẳng vấn đề với chị Lưu Bích: "Thưa bà, tại sao xảy ra cho làng xóm của chúng tôi là chỉ trong một thời gian ngắn, 400 trẻ em của chúng tôi đã chết?"
Vị bô lão ấy đã nói lên mối bận tâm đang đè nặng trên toàn bộ lạc. Có tới 85% trẻ em sinh ra chết yểu. Các thầy phù thủy đều chịu bó tay trước vấn đề sinh tử này. Do đó, nhà vua và phái đoàn đã chạy đến cầu cứu Ðức cha Peters.
"? Ðó là anh em có lòng yêu thương nhau." (Ga 13,35)
Vậy chị Lưu Bích đã trả lời cho vị bô lão rằng: "Sở dĩ xảy ra như ngài vừa cho biết, chính là vì trên thế giới, chúng tôi không sống như anh chị em một nhà. Chúng tôi đã không giúp đỡ nhau như lẽ ra phải làm. Nếu có đủ bác sĩ chăm sóc, các trẻ em đã không chết yểu. Vậy ngày hôm nay, tôi xin đoan chắc với quý vị nhân danh bản thân tôi và phong trào Hiệp Nhất Thế Giới, chúng tôi sẽ đặt rừng Phong Tiên của quý vị lên hàng đầu nơi con tim chúng tôi. Phong Tiên sẽ là nơi mà chúng tôi sẽ dành nhiều sự tận tâm nhất về tình yêu."
Trở về Roma sau chuyến đi Ca-mơ-run, chị Lưu Bích đã huy động tất cả khả năng mà phong trào có để gây quỹ viện trợ Phong Tiên. Thế là viện trợ dưới nhiều hình thức như thuốc, dụng cụ y khoa, tiền? ồ ạt được chuyển đến Phong Tiên của Ca-mơ-run. Quý nhất là viện trợ về nhân sự. Khởi sự, Ðức cha Peters đã gởi ba bác sĩ ngài mới nhận được từ bắc Italia tới Phong Tiên. Người có công đáng kể nhất đối với công cuộc xây dựng Phong Tiên sầm uất là ông Piero Passolini. Oâng là một nhà vật lý học, và cũng là một kỹ sư được nhiều người biết đến. Ông là tác giả của một số sách về vũ trụ học và về tiến hóa của vũ trụ. Chính ông đã đảm nhận việc quy hoạch công cuộc xây dựng, và đã thiết lập nhà máy thủy điện để thắp sáng khu rừng Phong Tiên. Oâng ghi trong nhật ký của ông:
"Phong Tiên ngày nay bao gồm khá nhiều làng và trở nên một quận lỵ. Chính dân chúng bộ lạc Bang Ước đã quyết định xây dựng thành phố của Ðức Maria, tức thành phố đặt cơ sở trên luật yêu thương, đón tiếp mọi người và cố công làm cho bầu khí yêu thương ấy được chan hoà trong tương quan với những cộng đoàn gần xa. Ðó là khởi xuất của công trình xây dựng Phong Tiên, như ngày nay được thấy vươn lên giữa một đồng bằng bao bọc một loạt những ngọn đồi tươi mát."
"Ai yêu mến Thiên
Chúa
thì cũng yêu thương
anh em của mình" (1Ga 4,21)
Ðiều gây sửng sốt là chỉ trong vòng ba năm, khu rừng sâu Phong Tiên này đã trở nên một trung tâm sinh động. Ðó là năm 1969, khi chị Lưu Bích trở lại Phong Tiên để khánh thành một bệnh viện mới xây. Lời đầu tiên chị thốt lên khi vừa thấy Phong Tiên là: "Quả là một phép lạ! Toàn là những con đường mới dẫn tới bệnh viện rộng rãi khang trang. Rồi đến ngôi trường trung học tuyệt vời. Kế đến là những ngôi nhà mới, rất nhiều nhà mới! Tất cả những xây cất đó do đâu mà có? Cả một khu rừng sâu heo hút của Ca-mơ-run này trở nên một trung tâm sống động là do sức mạnh của yêu thương và lòng quảng đại. Lý do chính vì chúng tôi đã cố công cùng nhau thực thi điều Chúa Giêsu dạy là "Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em."
Ngỡ ngàng và sửng sốt quả thật là phản ứng tự nhiên trước công trình yêu thương của Ðấng Phục Sinh như vẫn tiếp tục thể hiện qua các môn đệ của Ngài.
Ngỡ ngàng và sửng sốt xem ra cũng là phản ứng của dân chúng Ca-phác-na-um đối với lời nói và việc làm của Ðức Giêsu ngày thứ bảy hôm đó. Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh cách Ðức Giêsu dạy với thẩm quyền (cc. 22&27). Tác giả cũng cho thấy phản ứng của dân chúng là kinh ngạc (cc.22&27). Tin Mừng thứ hai muốn đặt cuộc giảng dạy đầu tiên của Ðức Giêsu đi đôi với hành động đầu tiên của Người. Ðó là một hành động hết sức mạnh mẽ. Ðức Giêsu không những nói một cách có thẩm quyền, Người còn hành động với đầy uy lực.
Tác giả Mác-cô và độc giả thời ông kể thần ô uế (c 23) cũng như quỷ (x. 1,32; 3,11a.15.22; 5,2?) tượng trưng quyền lực bí nhiệm chẳng lành, đối địch với Thiên Chúa, với sức khỏe và với sự tốt lành. Chính chúng biết được ai là người tượng trưng quyền lực của Thiên Chúa. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy quỷ biết Ðức Giêsu là "Ðấng Thánh của Thiên Chúa" (c 24) nên muốn quấy phá sứ vụ tốt lành Người đang thực hiện. Ðức Giêsu liền quát mắng và ra lệnh cho quỷ phải xuất khỏi nạn nhân bị ám. Lập tức, nó liền lay mạnh người ấy, rồi thét lên một tiếng rùng rợn trước khi xuất khỏi người ấy (c 26).
Kinh ngạc trước quyền lực phi thường nơi Thầy Giêsu, dân chúng tự hỏi: "Thế nghĩa là gì?" Khởi đầu tác phẩm, tác giả Mác-cô (Mc 1,1) đã cho biết đây là Tin Mừng về Ðức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Cuối sách loan báo Ðức Giêsu đã chỗi dậy khỏi sự chết (Mc 16,6). Toàn bộ các sách Tân Ước tiếp theo bốn sách Tin Mừng cho thấy sức sống phục sinh của Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống giữa các môn đệ của Ngài, nhờ sức mạnh của Thánh Linh. Trước khi về trời, mệnh lệnh mà Ðức Giêsu công bố cho các môn đệ là: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất, vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,18-20).
Vậy câu hỏi mà dân chúng Ca-phác-na-um kinh ngạc nêu lên: "Thế nghĩa là gì?", câu hỏi ấy còn liên tục được nêu lên qua các thế kỷ. Bởi lẽ lời nói đầy thẩm quyền và hành động vô song của Ðức Giêsu vẫn còn vang dội qua các môn đệ của Ðức Giêsu.
Một môn đệ đã trung thành truyền lại lời nói và việc làm của Thầy mình trong bữa tiệc ly: Người cởi áo ngoài ra, bưng chậu nước đến bên từng môn đệ để rửa và lau chân cho từng người. Ðoạn Người trở về chỗ và nói: Thầy là Thầy và là Chúa mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải noi gương Thầy mà rửa chân cho nhau (x. Ga 13,14-15).
Cũng môn đệ đó truyền lại điều thiết yếu của Kitô giáo là: "Cứ dấu này người ta biết anh em là môn đệ của Thầy, đó là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em" (x. Ga 13,35).
Vậy tuỳ ở mức
độ các môn đệ của Ðức
Giêsu tiếp tục lời nói và
việc làm của Thầy mình, mà
thế giới sửng sốt và
tự hỏi "Thế nghĩa là gì?"
2. Bạn nghĩ thái độ
sửng sốt và ngỡ ngàng
đối với công trình xây
dựng Phong Tiên trong ba năm có thể
so sánh được với thái
độ sửng sốt và ngỡ
ngàng của dân thành Ca-phác-na-um
đối với lời nói và
việc làm của Ðức Giêsu
xưa chăng?