Hôm sau, ông Gioan lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. Thấy Ðức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: "Ðây là Chiên Thiên Chúa". Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Ðức Giêsu. Ðức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh tìm gì thế?" Họ đáp: "Thưa Rápbi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu?" Người bảo họ: "Ðến mà xem". Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.
Ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, là một trong hai người đã nghe ông Gioan nói và đi theo Ðức Giêsu. Trước hết, ông gặp em mình là ông Simon và nói: "Chúng tôi đã gặp Ðấng Mêsia" (nghĩa là Ðấng Kitô). Rồi ông dẫn em mình đến gặp Ðức Giêsu. Ðức Giêsu nhìn ông Simon và nói: "Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha" (tức là Phêrô).
Kỹ sư Thơ cố gắng giữ đạo mà chẳng đi tới đâu
Bạn hãy đặt mình vào bối cảnh bạn đang được trọng dụng, vừa là giáo sư cơ khí vừa là kỹ sư tài ba tại một hãng sản xuất cơ khí nổi tiếng. Thử hỏi trong hoàn cảnh tương đối an toàn như vậy, bạn còn dễ dàng nghe tiếng Chúa gọi nữa chăng? Hãy nghe kỹ sư Hoàng Anh Thơ (Oreste Basso) chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng của anh về ơn Chúa gọi.
"Tôi sinh ra tại thành phố Phong Dinh (Florentina) Italia nơi tôi lớn lên. Sau thế chiến thứ hai, tôi ra trường với bằng kỹ sư và đã có việc làm trong một hãng công nghiệp của thành phố Mi-lăng của Italia. Tại tiệm ăn nơi tôi trọ, cùng với một số cán bộ trẻ sau này cũng gia nhập Phong Trào Tổ Aám, chúng tôi thường nói chuyện với nhau về kỹ thuật, khoa học cũng như về âm nhạc và văn chương. Một hôm có người trong nhóm gợi ý để tôi tìm hiểu một điều đẹp đẽ và hứng thú hơn những thứ ấy: Ðó là kinh nghiệm sống Phúc Aâm! Vậy là tôi được giới thiệu gặp gỡ Cẩm Lê (Ginetta Calliari), một trong những bạn đầu tiên của Chị Lưu Bích (Chiara Lubich). Cô Cẩm Lê hết sức đơn sơ, nhưng lời nói và đời sống của cô có sức hấp dẫn lạ thường.
Cuộc gặp gỡ cho tôi cơ hội tái khám phá ra Tin Mừng. Tôi đã từng cố gắng giữ đạo mà chẳng đi tới đâu. Còn sống Phúc Aâm, đó là điều không bao giờ tôi nghĩ tới tôi có thể thực hiện được. Lý do vì tôi từng kể Phúc Aâm như là những lời tốt lành để nghe và dùng làm chất liệu suy niệm mà thôi. Chưa bao giờ tôi nghĩ tôi có thể đưa ra những lời ấy ra để sống.
Ngay hôm nay chúng tôi có thể sống với Ðức Giêsu
Thế rồi qua cuộc trao đổi điều gây ấn tượng là một sự ngỡ ngàng: "Vậy là ngay hôm nay chúng tôi có thể sống với Ðức Giêsu ở giữa chúng tôi như xưa Chúa đã từng ở giữa Phêrô, Gioan, Anrê vậy !" Chúng tôi sửng sốt và ngỡ ngàng về cuộc mạo hiểm kỳ diệu đó; hơn nữa ai nấy còn sung sướng thấy mình có khả năng làm cho cuộc mạo hiểm ấy được diễn lại giữa chúng tôi.
Cô Cẩm Lê năng trở lại gặp chúng tôi. Mỗi lần cô đến gặp tại tiệm ăn nơi chúng tôi trọ, các bàn ăn xích lại bên cô. Và các nhóm được hình thành mỗi ngày một đông. Vào giờ đóng cửa tiệm, các nhóm vẫn tiếp tục chia sẻ với nhau nơi các hành lang, các tiệm cà phê khác, cả nơi những chuyến xe điện nữa! Chúng tôi đã hiểu rằng điều quan trọng là sống hơn là nói hoặc bình giải. Mỗi tháng chúng tôi tìm cách thực thi những lời Chúa dạy. Chính theo cách đó Phong Trào Tổ Aám Focolare chào đời. Tôi còn nhớ một lần lời được chị Lưu Bích đề nghị là "Này tôi là tôi tá của Thiên Chúa xin hãy xảy ra cho tôi như lời Ngài nói" (Lc 1,38). Ðó là cơ hội để khám phá ra vô số khía cạnh khác nhau về ý của Thiên Chúa bằng cách sống với lòng mến theo gương Mẹ Maria. Lời đó chất chứa biết bao ý nghĩa quí báu khác nhau.
Chúng tôi bắt đầu viết để hỏi chị Lưu Bích về cách thực hiện lý tưởng Tin Mừng. Ðáp lại, chị luôn vạch cho chúng tôi thấy những điều mới mẻ và những lối đi sáng tỏ ngay trong đời sống Tin Mừng chúng tôi mới bước vào.
Nhận ra sự hiện diện của Ðức Giêsu nơi ba trăm thợ trong xưởng
Tôi áp dụng trước tiên với môi trường nghề nghiệp của tôi. Tôi sẽ nhìn những công nhân và những bạn đồng nghiệp dưới quyền tôi, với cặp mắt mới. Số nhân sự dưới quyền tôi lên tới ba trăm, thuộc ba phân xưởng. Vậy tôi cần phải nhận ra có Ðức Giêsu hiện diện nơi họ, nơi người thợ mệt mỏi vì suốt ba mươi năm anh chỉ lo lắp ráp những cái chốt để nối những khối động cơ lại với nhau; nhận ra Chúa Giêsu không thiếu vắng cả nơi người lãnh tụ Cộng sản từng chỉ huy cả mạng lưới kháng chiến, thật sự là kẻ sành sỏi về người, đồng thời còn là một kỹ thuật gia và một cộng sự viên hạng nhất.
Chiều hôm đó, cô Cẩm Lê nói với chúng tôi về Ðức Giêsu chịu đóng đinh và bị bỏ rơi: Tôi vẫn còn nhớ rõ nơi họp là góc một căn phòng nơi chúng tôi trọ. Hôm đó tôi đã khám phá ra điều bí mật lớn lao về thứ tình yêu tinh ròng là Ðức Giêsu hiện thân của tình yêu tự hiến cho loài người. Tôi đã thực nghiệm thấy niềm vui lớn lao khi tiếp cận với Ðấng Thiên Chúa Tình Yêu.
Thế rồi một ngày nọ, chúng tôi quyết định đi thăm thành phố Tân Ðô (Trento) để thấy gốc gác của sự sống mới chúng tôi mới được biết. Trước kia chị em Tổ Aám ban đầu ở năm nơi khác nhau nay được quy tụ lại ở trong một trung tâm nơi chúng tôi thăm viếng. Chúng tôi cũng thăm Tổ Aám nhành nam tại nơi xuất xứ của họ. Chúng tôi ở lại đó suốt ngày trong một bầu khí vui vẻ tinh ròng. Thật là một đời sống Tin Mừng chính chúng tôi muốn sống.
Tại Mi-lăng, chúng tôi đã quyết định rời bỏ nơi ở cá nhân để đến ở chung với nhau. Khi ấy chúng tôi chưa là thành viên Tổ Aám. Chúng tôi chỉ muốn sống với nhau như chúng tôi đã thấy thực hiện tại Tân Ðô, bắc Italia. Vậy chúng tôi đã bố thí cho người nghèo những gì mình có, chỉ giữ lại những điều tối thiểu cần thiết.
Thế rồi dịp lễ Giáng Sinh 1950, tôi được mời tới Roma tham dự cuộc họp những người muốn chính thức gia nhập Phong Trào Tổ Aám. Con số những người tham dự chừng 50 người. Tôi đã được thuyết phục một cách dứt khoát rằng chính Chúa đã mời gọi tôi sống nếp sống hiệp thông yêu thương của Tổ Aám và tôi thấy tôi có thể sống mãi với Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng tôi.
Tôi còn tiếp tục sống nghề kỹ sư đến năm 1956. Kế đến, tôi được gởi đi học tại Ðại học Dòng Tên Grêgorianô ở Roma. Năm 1981 tôi đã lãnh thừa tác vụ linh mục để phục vụ Phong Trào."
Có thật Chúa gọi kỹ sư Thơ giữa chợ đời?
Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu Chúa Giêsu là một nhân vật có sức lôi kéo người ta đến với Người. Còn lời chia sẻ của kỹ sư Hoàng Anh Thơ cho thấy anh là người nghiệm thấy sức lôi kéo đó và đã trở nên môn đệ của Ðức Giêsu như thế nào.
+ Ðức Giêsu đi ngang qua (c.36) Sách Tin Mừng thứ bốn không cho biết Ðức Giêsu gặp gỡ các môn đệ đầu tiên ở đâu. Ðiều được ám chỉ là cuộc gặp gỡ ấy luôn xảy ra. Ðức Giêsu luôn đi ngang qua. Người đi vòng vòng. Người ta không rõ Người từ đâu đến và đi đâu. Tác giả Tin Mừng thứ bốn xem ra có ý nói: Người đến, Người đi ngang qua và một số người tiến đến và đi theo Người. Ðiều đó đã xảy ra cho các môn đệ đầu tiên. Ðiều đó vẫn còn xảy ra cho những người như kỹ sư Hoàng Anh Thơ.
+ Tại sao người ta theo Ðức Giêsu? Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu Ðức Giêsu là "Chiên Thiên Chúa Ðấng xóa tội trần gian" (Ga 1,29). Hôm nay ông chỉ nhắc lại cách đơn giản "Ðây là Chiên của Thiên Chúa" (c.36). Ai nghiệm thấy tình trạng rối loạn do tội gây nên cũng thấy lời giới thiệu ấy có sức hấp dẫn. Riêng với kỹ sư Thơ, điều hấp dẫn chính là thấy Lời Phúc Aâm có thể đưa ra sống được, chứ không chỉ để suy niệm và đưa vào cầu nguyện mà thôi. Với anh, cô Cẩm Lê đã đóng vai Gioan Tẩy Giả nhờ tính đơn giản trong suốt của cô.
+ Các anh tìm gì? (c.38) Ðây là lời đầu tiên của Ðức Giêsu theo Tin Mừng Gioan. Lời đó đụng tới bề sâu của người muốn theo Chúa. Người đó cần thấy rõ mình ước ao điều gì và cần diễn tả lòng ước ao đó cách cụ thể. Kỹ sư Thơ đã từng ước ao nhiều về khoa học, âm nhạc và văn chương nhưng anh được gợi ý để tìm hiểu điều cao đẹp hơn những thứ đó: Ðó là kinh nghiệm sống Phúc Âm.
+ Thưa Thầy, Thầy ở đâu? (c.38) Câu hỏi xem ra tầm thường nhưng điều quan trọng là biết Ðức Giêsu ở đâu để đến ở lại với Người. Riêng với kỹ sư Hoàng Anh Thơ điều gây ấn tượng sau khi gặp cô Cẩm Lê là "Ngay hôm nay chúng tôi có thể sống với Chúa Giêsu ở giữa chúng tôi như xưa Chúa đã từng ở giữa Phêrô, Gioan, Anrê vậy."
+ Hãy đến mà xem (c.39) Ơn gọi luôn là chính Ðức Giêsu mời kẻ theo Người đi sâu vào mối tương quan thân mật với Người. Ban đầu, những người môn đệ đầu tiên được Ðức Giêsu mời "Hãy đến mà xem". Ðáp lại, họ đã đến nơi Người đang ở rồi ở lại với Người. Sau này họ còn được mời tiến xa hơn nữa để ở lại trong Người như nhành nho phải gắn liền với thân nho thì mới sinh được hoa trái (Ga 15,4-5). Kỹ sư Hoàng Anh Thơ cũng được Ðức Giêsu mời theo hướng đó. Ngay trong nghề kỹ sư ở xưởng máy, anh được mời nhận ra Chúa Giêsu hiện diện nơi những người đang làm việc với anh. Anh sẽ ở lại với Chúa khi sống hợp theo ý Ngài. Anh sẽ ở lại trong Chúa khi anh để Chúa điều khiển con người anh trong tương quan với mọi người giữa việc làm của anh. Lời mời gọi của Chúa có thể kêu gọi anh tiến rất xa trong công trình cứu nhân độ thế do Người lãnh đạo.
1. Bạn hiểu thế nào về lời chia sẻ của kỹ sư Hoàng Anh Thơ về: việc anh tái khám phá ra Tin Mừng? Việc anh cố giữ đạo mà chẳng đi tới đâu: Có phải anh chỉ cố giữ luật buộc nên đạo trở nên nặng nề thiếu sức sống? Có phải anh đã từng cố gắng đi nhà thờ và tham dự thánh lễ, nhưng lại ít quan tâm để triển nở về lòng mến Chúa yêu người, khiến việc giữ đạo của anh trở nên hình thức bề ngoài thiếu sức sống và sức hấp dẫn?
2. Bạn có ý kiến gì về lời kỹ sư Thơ nói rằng: "Chúng tôi đã hiểu rằng điều quan trọng là sống Lời Chúa hơn là nói hoặc bình giải." Bạn nhận xét như thế nào về những buổi chia sẻ Lời Chúa của Nhóm chính bạn tham gia, với những ưu khuyết điểm?
3. Bạn tâm đắc gì về bài Tin Mừng hôm nay với những lời bình giải đặc biệt được áp dụng với ơn Chúa gọi kỹ sư Hoàng Anh Thơ?