Tìm hiểu và chia sẻ
đời sống Tin Mừng

Linh Mục Augustine, SJ. phụ trách

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan


Ngày 12 tháng 12 năm 1999
Chúa Nhật 3 Mùa Vọng Năm B

Ðọc Tin Mừng Ga 1,6-8.19-28

Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng

Yêu thương là phục vụ

Hai ông bà Ðoàn Tư Hộ (Santi Rillô) có tám người con. Cả tám đều ngoan ngoãn dễ bảo khi còn nhỏ. Nhưng khi lớn lên, chúng chịu ảnh hưởng bạn bè, trở nên xa lạ với gia đình.

Hai lần ông bà khuyên bảo được các con đi dự cuộc họp thành phố của Ðức Maria dành cho giới trẻ, nhưng sự việc đã chấm dứt ở đó. Mỗi đứa con là một thế giới riêng mà sinh hoạt tôn giáo xem ra chẳng mang lại một biến chuyển nào.

Ông Tư Hộ không muốn nêu tên người con nào, nhưng về một người con gái ông không ngại nêu chi tiết về những khó khăn ông gặp phải để biểu lộ tình yêu mà ông dành cho người con này. Ông chia sẻ như sau:

"Người con gái ấy của chúng tôi sau khi tốt nghiệp đại học đã xin đi làm bên Hoa Kỳ. Chỉ sau hai năm Xuyên (tạm gọi như vậy) trở về Phi Luật Tân, chỉ vì chán với công việc bên Mỹ. Thời gian tiếp theo, Xuyên đi học tạp nham, như cắt may, ngoại ngữ tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha. Thậm chí, có lần Xuyên ghi tên học làm thư ký nữa!

Chẳng bao lâu sau đó Xuyên đánh bạn với lớp người xì ke, đêm về nhà trễ. Chúng tôi có trách mắng, Xuyên cũng bỏ ngoài tai và còn tỏ ra giận dữ hơn trước.

Khi ấy Xuyên đã 25 tuổi. Tôi chẳng biết xử trí ra sao nên đem câu chuyện đau lòng này bàn với một người bạn thân ở Tổ Aám. Lời khuyên mà tôi nhận được là: "Hãy cứ tiếp tục yêu thương Xuyên hơn nữa. Hãy yêu và phó thác mọi sự nơi Mẹ Maria."

Ðó chính là điều vợ chồng chúng tôi rắp tâm thực hiện, tức là yêu thương Xuyên hơn nữa cách vô điều kiện. Khi ấy vợ tôi có việc phải đi Mỹ. Thế là tôi một mình ở nhà tìm đủ cách để tỏ tình thương đối với Xuyên. Tôi hiểu yêu thương là phục vụ nên cần phải quên mình đi. Ngày nào tôi cũng xuống bếp lo việc bếp núc thay cho nhà tôi. Tôi giặt đồ cho Xuyên. Ban sáng tôi dậy sớm nấu bữa sáng cho Xuyên. Khi nước nhà máy yếu không đủ sức vọt, tôi xách sô nước lên lầu cho Xuyên dùng. Cứ như vậy suốt sáu tháng, tôi tiếp tục biểu lộ tình yêu qua những việc thường ngày, mặc dầu nhiều lúc tôi cảm thấy mình không được khoẻ lắm.

Một hôm Xuyên đến nói với tôi: "Có khi tốt hơn con nên sang bên Canada thay vì ở Phi Luật Tân? Thế là tôi đã chiều theo mà sắp xếp mọi sự để Xuyên sang ở bên Canada. Tôi cũng mua những đồ Xuyên cần cho chuyến đi này.

Chứng từ trở nên đáng tin

Sau khi Xuyên ra đi, tôi đã phải nằm bệnh viện một tuần vì kiệt sức do cố gắng chăm sóc Xuyên. Nhưng khi tôi xuất viện, vợ chồng tôi đã nhận được lá thư bất ngờ sau đây:

Ba rất quí mến, con cám ơn ba về tất cả những gì ba đã dành cho con. Con được thôi thúc rất nhiều do việc ba hằng cố công giúp đỡ và dẫn dắt con. Tất cả những điều đó giờ đây trở nên tươi đẹp dưới cái nhìn của con và con cảm nhận được sự hiện diện của Chúa ngang qua ba. Con xin hiệp lòng hiệp ý với ba nguyện xin Chúa cho biết Người hiện muốn cha con ta phải làm gì tới đây. Ba đã cho con hơn điều mà người cha có thể cho con mình. Ðó là điều con sẽ luôn giữ làm kho báu để luôn nhận Chúa là quan trọng hơn hết trong đời con. Con đã nhận ra tất cả những điều vừa nói và đã hình thành điều chọn lựa ấy nhờ ba dẫn dắt. Con cám ơn ba rất nhiều. Con yêu ba."

Từ ba năm nay Xuyên vẫn ở thành phố Ðông Ðô (Toronto), Canada, vừa đi học vừa đi làm. Xuyên năng viết thư về nhà để biểu lộ tình yêu và lòng hiếu thảo.

Xuyên cũng tham gia Tổ Aám tại Ðông Ðô và giúp giới trẻ của Phong Trào.

Gioan Tẩy Giả và những người chứng

Lời chia sẻ vừa trích của ông Tư Hộ chẳng thể ăn khít với nội dung của bài Tin Mừng hôm nay, Chắc chắn ơn sám hối của cô Xuyên, con ông phải do Chúa tác động. Nhưng cách nào đó chính Chúa đã khơi dậy nơi ông một tình yêu bất khuất làm cho con ông được khắc phục mà nhận ra sự hiện diện của Chúa nơi ông.

Còn bài Tin Mừng hôm nay chủ yếu cho thấy Phụng Vụ Chúa Nhật 3 Mùa Vọng, muốn chính ông Gioan Tẩy Giả lên tiếng tự giới thiệu ông là ai và Ðức Giêsu là ai

như ngôn sứ Isaia đã nói (Mc 1,23). Còn Ðức Giêsu mới là nhân vật chính: "Ðấng ấy là Ðấng đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người." (c.27)

Nhưng tác giả Tin Mừng thứ bốn luôn đưa ông Gioan Tẩy Giả ra sân khấu trong một khung trời sáng tạo. Ở lời tựa cũng như ở khởi đầu của Sách Tin Mừng thứ bốn, ông Gioan Tẩy Giả đều là người chứng.

Lời tựa gồm 18 câu mà bài Tin Mừng hôm nay đề cập hai câu 6-8 mà thôi. Lời tựa khởi sự với lời khởi đầu của sách Sáng Thế, tức Lúc khởi đầu (in the beginning). Ở đâu Ngôi Lời được nhìn nhận là Thiên Chúa (Ga 1,1). Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành. Ðiều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại (cc. 3-4). Thế mà Gioan vẫn được giới thiệu là "người làm chứng về ánh sáng" (c.7). Tại sao? Vì trong kế hoạch cứu độ, Thiên Chúa đã muốn dùng người chứng thay vì thiên thần làm chứng để con cháu Ađam tin mà được sống.

Từ lời tựa ấy Gioan Tẩy Giả bước vào chương đầu sách Tin Mừng để làm chứng. Ở đây ông xuất hiện, giữa công trình tạo dựng như thấy ở đầu sách Sáng Thế. Bảy ngày tạo thành được trình bày như sau.

Rõ ràng ông Gioan Tầy Giả là người chứng nổi bật: ba lần làm chứng với ba chứng từ quan trọng khác nhau. Tin Mừng Matthêu đã giới thiệu Ðức Giêsu là Ðấng cứu dân mình khỏi tội (1,21). Gioan Tẩy Giả đi xa hơn khi làm chứng Người thực hiện việc xóa tội trần gian với tư cách là chiên của Thiên Chúa để ám chỉ về người tôi tớ của Thiên Chúa chịu đau khổ để đền tội cho dân (x. Is 53,6-10)

Riêng về bản thân, ông Gioan Tẩy Giả khẳng định ông chỉ là tiếng người kêu trong hoang địa (Gz 1,23.27). Oâng không chỉ khiêm nhường nói rằng mình chẳng đáng cởi quai dép cho Ðấng đến sau ông là Ðức Giêsu, mà chính ông còn giới thiệu đề hai môn đệ của ông đi theo Ðức Giêsu (c.37). Lời chứng cuối cùng của ông là Ðức Giêsu phải nổi bật lên, còn ông phải lu mờ đi (x. 3,30).

Sau Người chứng Gioan Tẩy Giả, là cả một loạt những người chứng khác xuất hiện nhờ tiếp cận với Ðức Giêsu. Ðiều được hiểu ngầm là họ cũng phải theo con đường của người chứng thứ nhất. Cả họ nữa cũng phải theo con đường từ bỏ mình là con đường mà Gioan Tẩy Giả đã đi, để điều họ làm chứng trở nên đáng tin.

Quả thật lời chia sẻ của ông Tư Hộ cho thấy lời chứng của ông đáng tin đối với người con gái của ông vì chính ông đã đi trên con đường phục vụ trong khiêm hạ là con đường mà Gioan Tẩy Giả đã đi.

Một số câu hỏi gợi ý

1. Ðọc lời chia sẻ của ông Tư Hộ, bạn tâm đắc được điều gì về điều ông nói: "Tôi hiểu yêu thương là phục vụ nên phải quên mình đi" và ông đã quên mình như thế nào?

2. Bạn tâm đắc được gì về thư cô Xuyên gởi ông Tư Hộ?

3. Bạn hãy kể ra những người chứng và những chứng từ của họ về Ðức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay.


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page