Tìm hiểu và chia sẻ
đời sống Tin Mừng

Linh Mục Augustine, SJ. phụ trách

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan


 

Ngày 5 tháng 8 năm 2001

Chúa Nhật 18 Thường Niên Năm C

 

Ðọc Tin Mừng Lc. 12, 13-21

(13) Có người trong đám đông nói với Ðức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi". (14) Người đáp: "Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?" (15) Và Người nói với họ: "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu".

(16) Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: "Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, (17) mới nghĩ bụng rằng: "Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu !" (18) Rồi ông ta tự bảo: "Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. (19) Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giời ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã !" (20) Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: "Ðồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ vê tay ai?" (21) Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó".

 

Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng

Tin Mừng hôm nay nói về cuộc biến hình:  Ðó là một biến cố rất quan trọng để hiểu sứ mạng của Ðức Giêsu cũng như để củng cố niềm tin của các tông đồ, tức là của Giáo Hội.

Thực tại tuyệt vời tàng ẩn

Trước hết nhờ cuộc biến hình, Ðức Giêsu cho ta thấy thực tại tuyệt vời tàng ẩn phía sau dung mạo nhân loại của Người hàng ngày.  Chính Người một hôm đã hỏi Nhóm Mười Hai:  "Người ta nghĩ Thầy là ai?"  "Riêng với anh em, thì Thầy là ai?"  Câu hỏi đó còn đòi một cuộc dấn bước thêm nữa.  Bởi lẽ đó là câu hỏi cơ bản Nhóm Mười Hai sẽ phải trả lời:  Sứ mạng của Nhóm trong tương lai chính là để nói cho thế giới biết Ðức Giêsu là ai.  Ông Phêrô đã đại diện Nhóm để trả lời rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống."  Qua cuộc biến hình, chính Thiên Chúa trả lời câu hỏi đó:  Ðó là lúc Ðức Giêsu tỏ lộ thực tại sâu thẳm của Người và Chúa Cha xác nhận Người chính là Con mà Ngài yêu dấu.  Ðiều đó cho thấy Ðức Giêsu thuộc về gia đình nơi thế giới của Thiên Chúa: đó là Ba Ngôi.

Nhưng Ðức Giêsu cũng thuộc về gia đình nơi thế giới loài người.  Bởi lẽ trên núi Ðức Giêsu được bao bọc bởi các vị tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê.  Ðiều đó có ý cho thấy rằng toàn Giáo Hội trần thế có mặt trên núi.  Nhưng Giáo Hội là gì?  Chính Ðức Giêsu cắt nghĩa vấn đề này trong Tin Mừng theo thánh Matthêu 18,20 khi Người nói tới một nhóm những con người nơi đó có Người hiện diện ở giữa.

Giữa Trời và Ðất

Nhưng ở trên núi Ðức Giêsu cũng hiện diện ở giữa một bên là các tông đồ, một bên là Chúa Cha, ông Môsê và ông Êlia, nghĩa là giữa trời và đất.  Ðiều vừa nói cho thấy sứ mạng của Ðức Giêsu:  Ðó là qui tụ Trời và Ðất, mang nhân loại tội lỗi trở về lòng Chúa Cha, tập họp con cái Thiên Chúa bị tản mác do tội, trở về trong sự hiệp nhất của Chúa Cha.  Chính nhờ vậy mà các tông đồ hiểu được căn tính của Ðức Giêsu cũng như căn tính riêng của họ.  Ðức Giêsu là Người Con Chí Ái của Chúa Cha và chính các tông đồ được mời gọi tham dự vào tính cách làm con đó, tức là trở nên con cái của Thiên Chúa như sau này thánh Phaolô cắt nghĩa: "Anh em là … người nhà của Thiên Chúa" (Ep 2,18-19).

Như vậy cùng lúc Ðức Giêsu là Người Con của Thiên Chúa Cha và là thủ lãnh của Nhân Loại Mới.  Ðức Giêsu không bao giờ là một cá vị lẻ loi.  Người luôn chung sống, luôn kết hợp với Cha và với chúng ta.  Người là Ðấng kết hợp thế giới của Thiên Chúa với thế giới của loài người.  Người là Ðấng đưa ta vào nhà Cha "nơi ta được khỏe khoắn" (c.33).  Người là Ðấng mang lại cho ta Gia Ðình đích thực:  Ðó là Ba Ngôi Thiên Chúa.  Vậy là ta không còn cảm thấy mồ côi nữa.  Cách nào đó từng bị mồ côi như bé Diễn.  Diễn là một em Mỹ lai chừng 10 tuổi.  Má em qua đời tại Việt Nam.  Em bị bán cho một gia đình người Hoa và được đưa tới Hoa Kỳ.

Giấc mơ nơi máng cỏ

Ðó là vào chiều lễ Sinh Nhật.  Diễn chưa bao giờ cảm thấy cô đơn như vậy.  Trong gia đình người Hoa, em không tìm được tình yêu vì bị hành hạ, bị coi là người tôi tớ hơn là một người con.  Chiều lễ Sinh Nhật hôm đó, em chạy trốn vì quyết tâm đi tìm kiếm cha mình:  em không thể sống một mình được do nhu cầu cần được âu yếm.  Mẹ em đã trối lại cho em tên của bố em là Giuse Minh Lễ (Joe Miller) cùng với tấm ảnh của bố.  Diễn bước đi trên vỉa hè của thành phố lấp lánh ánh sáng.  Nó thấy các trẻ em ra vào các cửa tiệm cùng với gia đình thân yêu của mình.  Nó nghĩ "Ôi những trẻ em ấy sung sướng biết bao vì có ba má bên cạnh".  Mỗi lần Diễn gặp một người đàn ông có dáng vẻ giống bố nó, nó liền hỏi xem người đó có phải là ông Giuse Minh Lễ chăng, nhưng xem ra chẳng có ai có tên đó cả.  Cuối cùng giữa lúc đói và mệt mỏi, nó bước vào nhà thờ ngay trong thánh lễ nửa đêm.  Diễn được thu hút do máng cỏ:  Nó dán mắt nhìn trẻ Giêsu giữa hai bố mẹ Giuse và Maria và mấp máy đôi môi với lời van xin "Chúa thật sung sướng hơn con.  Xin giúp con tìm ra người bố của con!"  Thế rồi vì mệt lữ nó nằm trong một góc nhà thờ mà ngủ.  Nó mơ giấc mơ của máng cỏ:  Thánh Giuse người cha vuốt ve và cho nó rất nhiều quà…  Khi nó thức dậy đã ban ngày thì thấy một người đàn ông nhìn nó với một nụ cười:  đó chính là cha sở, người đã khám phá ra bé Diễn đang ngủ trong nhà thờ.

- Con làm gì ở đây?

Diễn dán mắt nhìn vị linh mục rồi thay vì trả lời, nó cho vị linh mục thấy bức ảnh của bố nó là Giuse Minh Lễ.

- Con nhặt tấm ảnh này ở đâu?

- Chính mẹ con khi chết đã cho con.

- Giuse Minh Lễ chính là cha đây.

Chấm dứt tình trạng mồ côi

Diễn liền nhảy chồm lên cổ vị linh mục, hôn lấy hôn để.  Giuse Minh Lễ đã từng đi lính tại Việt Nam, nhưng khi về nước, ông đã thay đổi cuộc sống, đã vào học ở chủng viện và đã chịu chức linh mục.  Bé Diễn mừng rỡ vì đã tìm thấy bố và đã chấm dứt tình trạng mồ côi cha.

Tái tạo hiệp nhất

"Hai vị … nói về cuộc xuất hành của Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem…" (c.31).  Hai ông Môsê và Êlia nói về cái chết và sự sống lại của Ðức Giêsu.  Lý do vì đó là phương tiện Thiên Chúa dùng để tái tạo sự hiệp nhất giữa Thiên Chúa và loài người: "Vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu" (Cv 4,12).  Ðiều đó có nghĩa là con đường duy nhất để nhập gia đình của Thiên Chúa (tức là được cứu) đó là tình yêu tự hiến cho đến cùng:  Tình yêu hoàn toàn biết cho đi tất cả đến mức chết vì những người mình yêu.  Ðó là tình yêu mà Ðức Giêsu đã yêu ta, một tình yêu khiến Người chịu đánh đập, chịu đội mão gai, chịu đóng đinh và chết trên thập giá như một tội nhân.

Tất cả những điều đó quá đòi hỏi đối với đức tin yếu đuối của các tông đồ là những con người đã từng được nuôi dưỡng bằng ý nghĩ về một vị cứu tinh quyền năng và vinh hiển.  Vì thế nên Ðức Giêsu muốn cho họ thấy một chút về thực tại thần linh của Người cũng như về kế hoạch Người có về tình yêu:  Người muốn soi sáng và củng cố đức tin của các ông bằng cách cho các ông thấy rằng đau khổ mà được chấp nhận vì tình yêu, sẽ mang lại vinh quang lớn lao hoàn toàn đáng ước ao.

Chính chúng ta cũng cần để cho đức tin của chúng ta được soi sáng và được củng cố.  Bởi lẽ chúng ta không có những con đường khác đưa ta tới hạnh phúc và vinh quang thuộc gia đình Thiên Chúa, ngoài con đường tình yêu biết hy sinh tất cả, biết quên mình, biết quên cả đau khổ riêng bản thân để nâng đỡ những người khác đang chịu đau khổ.  Cần hành xử như Ðức Giêsu trên đường Can-vê, Người đã quên nỗi khổ đau và nhục nhã bản thân để an ủi những người phụ nữ đang than khóc (Lc 23,28tt).

Quên nỗi đắng cay riêng

Có lẽ gương của chị Lưu Bích (Chiara Lubich) là người sáng lập phong trào Tổ Ấm Fô-cô-la-rê, cũng giúp soi sáng vấn đề ta đang tìm hiểu:  Ðó là vào năm 1944, gia đình chị để tránh bom đạn, đã bỏ thành phố Trentô lên núi tỵ nạn.

Khi ấy chị Lưu Bích 24 tuổi, chị nghe thấy tiếng Chúa mời gọi chị lo cho công việc tông đồ của Người.  Chị chỉ tháp tùng gia đình tới quả đồi gần thành phố, kế đó chị đã quay bước trở về.  Chị đã phải khóc thương gia đình nhiều, nhưng vẫn hy sinh tách khỏi gia đình để thể hiện ý Chúa.  Trên đường về, chị Lưu Bích gặp một phụ nữ đang kêu gào: "chúng đã giết chết 4 con tôi!"  Quả thật các con của bà này đều đã bị giết dưới làn bom đạn.

Ta thấy chị Lưu Bích đã quên nỗi đắng cay riêng của mình để hoàn toàn lo an ủi người phụ nữ bất hạnh nói trên.  Ðó quả là một gương đáng kể về tình huynh đệ!

Một số câu hỏi gợi ý

1.  Có khi nào bạn có kinh nghiệm về điều bé Diễn và biết bao trẻ mồ côi khác từng trải qua:  như kinh nghiệm về lẻ loi, về thiếu tình thương và thiếu tình thân mật gia đình?  Chẳng lẽ bạn không cảm thấy?

Vậy mỗi lần bạn đọc kinh Lạy Cha hoặc kinh Sáng Danh, bạn hãy tưởng tượng như chính bạn là bé Diễn vào lúc bé ấy tìm được người bố của mình và hãy cám ơn Chúa đã trao đứa con lại cho bố nó.

2.  Bạn hãy thử lập lại kinh nghiệm của chị Lưu Bích:  Mặc dầu chịu khổ, bạn vẫn quên nỗi khổ đó của bạn để nâng đỡ nỗi khổ của người khác.  Ðó sẽ là kinh nghiệm của niềm vui chư thánh nghiệm thấy ở trên trời.

 


Back to Home Page