(49) Và đây, chính Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống.
(50) Sau đó, Người
dẫn các ông tới gần Bêtania,
rồi giơ tay chúc lành cho các ông.
(51) Và đang khi chúc lành, thì Người
rời khỏi các ông và được
rước lên trời. (52) Bấy
giờ các ông bái lạy người,
rồi trở lại Giêrusalem, lòng
đầy hoan hỷ, (53) và hằng ở
trong Ðền Thờ mà chúc tụng
Thiên Chúa.
Chàng thám tử này tỉ mỉ lục xét căn nhà của Lệ Thu. Chàng xem xét tất cả những điều liên hệ đến cô, những hình ảnh, sách vở, áo quần, thư từ, nhật ký riêng của cô.
Yêu một người đã chết
Một điều thật lạ lùng đã xảy ra. Chàng thám tử đã hoàn toàn bị hình ảnh xinh đẹp của Lệ Thu ám ảnh. Chàng cảm thấy xúc động và bỗng thấy mình say đắm trước hình ảnh đó, mặc dầu chàng quá biết mình đang yêu đương một con người đã chết.
Thế rồi một buổi tối kia, giữa lúc chàng đang có mặt trong căn nhà của Lệ Thu và đang cố gắng tìm lời giải đáp cho cuộc điều tra mà chàng đã đeo đuổi thì bỗng có tiếng chìa khoá tra vào ổ, rồi cánh cửa mở ra. Chàng thám tử hoàn toàn kinh ngạc: Lệ Thu hiện thân đứng đó trước mặt chàng!
Thì ra Lệ Thu đã đi về miền quê nghỉ ngơi ít bữa. Suốt thời gian vắng nhà, cô hoàn toàn cắt đứt với các phương tiện truyền thông đại chúng, như truyền thanh, truyền hình và báo chí nên không hề hay biết về vụ ám sát xảy ra ngay tại căn nhà của cô mà chính cô, theo báo chí, đã là nạn nhân của vụ thảm sát! Trong thực tế người phụ nữ bị giết không phải là cô nhưng là một người lạ mặt đã xâm nhập căn nhà của cô và đã bị sát hại.
Cuốn phim kết thúc với cảnh Lệ Thu va chàng thám tử yêu nhau, lấy nhau và sống hạnh phúc bên nhau suốt đời.
Cuốn phim lần lượt cho thấy ở phần I cảnh chàng thám tử lục xét căn nhà và nghiên cứu các di vật của Lệ Thu để rồi say mê nàng. Phần II diễn tả biến cố Lệ Thu xuất hiện trước mặt chàng thám tử và được chàng nhận ra nàng như thế nào. Phần III cho thấy cảnh hai người yêu nhau và kết hôn với nhau.
Người đó là ai? Tại sao bị giết
Bài Tin Mừng hôm nay cũng đặt chúng ta trước cuộc sát hại của một con người. Nhưng khác hẳn trường hợp nhân vật Lệ Thu trong bộ phim nói trên, con người bị giết chết một cách thê thảm chiều thứ sáu Tuần Thánh đã chỗi dậy khỏi mồ: người đó là ai? Tại sao bị giết chết? Sự kiện người đó chỗi dậy khỏi sự chết có liên hệ gì tới hạnh phúc của gia đình nhân loại?
Trước hết, con người bị đóng đinh và tắt thở trên khổ hình thập giá chiều thứ Sáu Tuần Thánh, cũng chính là con người hiện ra với các môn đệ ba ngày sau đó. Giữa cảnh kinh hồn bạt vía của các môn đệ, Ðức Giêsu khi hiện ra đã phải trấn an các ông khi nói: "Sao anh em hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy đây mà!" (Lc 24,38).
Ðức Giêsu xuất xứ từ làng quê Nadarét miền Galilê thuộc xứ Pha-lệ-tinh dưới quyền đế quốc Roma. Tên khai sinh của Người là Giêsu, có nghĩa là Giavê Thiên Chúa cứu, sau được kèm thêm tên chức vụ là Kitô, nghĩa là Ðấng được Thiên Chúa xức dầu tấn phong và sai đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo (Lc 4,18). Tuy được biết đến do các sử gia nổi tiếng, như Giuse (Flavius Joseph vào năm 37-100 sau CN), plinê năm 112, Taxít (Tacitus năm 116) và Suctonius năm 120, nhân vật lịch sử Giêsu chủ yếu là đối tượng của bốn sách Tin Mừng, trong đó có sách Tin Mừng thứ ba do tác giả Luca. Luca cho biết ông "đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự? và đã viết để độc giả được nhận thức rằng giáo huấn họ đã học hỏi thật là vững chắc" (Lc 1,3-4). Với tác giả Luca, toàn bộ Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều làm nên một lịch sử cứu độ do Ðức Giêsu mang lại. Tất cả những điều Giavê Thiên Chúa hứa ban cho dân Người đều được thể hiện nơi Ðức Giêsu (Lc 24, 44). Tân Ước trích dẫn tới hơn 100 lần từ các thánh vịnh của Cựu Ước nói về Ðức Giêsu và về Giáo Hội của Người (x. Lc 24,25-27; 4,4-46).
-Nhưng tại sao Ðức Giêsu bị người ta đóng đinh trên khổ hình thập giá? Tại Nadarét, Ðức Giêsu làm nghề thợ mộc cho tới chừng 30 tuổi, thì rút lui vào sa mạc xứ Giuđê và đã xin ông Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình. Kế đến Người trở về miền Galilê và rao giảng Tin Mừng về Nước Thiên Chúa: Người đã chữa nhiều người khỏi bệnh, đã trừ nhiều quỉ ra khỏi những người bị chúng ám.
Người dành mối quan tâm ưu ái đối với người "nghèo", trẻ nhỏ, phụ nữ, những thành phần yếu kém trong xã hội, những người bị giới lãnh đạo Do Thái Giáo khinh chê. Một đàng Người đả phá sự khắt khe và hẹp hòi của đa số người biệt phái, đàng khác Người vẫn từ chối không chiều theo những khát vọng cách mạng của phe chủ trương quá khích. Ðể trải rộng địa bàn ảnh hưởng, Người đã qui tụ những môn đệ và chọn ở giữa họ, nhóm Mười Hai người tượng trưng cho Mười Hai chi tộc của Dân Mới của Thiên Chúa. Nhưng Người không những đã gặp phải những đám đông không hiểu nổi giáo thuyết Người dạy, mà còn đụng độ với giới lãnh đạo Do Thái Giáo. Người bỏ miền Galilê, khải hoàn vào thành Giêrusalem là nơi Người bện giây làm roi để đuổi con buôn ra khỏi khuôn viên Ðền Thờ. Ðó là điều mà giới lãnh đạo Do Thái Giáo không thể nào chấp nhận được. Ít ngày sau, Ðức Giêsu đã bị bắt, bị điều tra, xét hỏi và bị giới lãnh đạo Do Thái Giáo lên án tử hình về tội phạm thượng. Tại sao? Vì Người dám tự xưng mình ngang hàng với Thiên Chúa. Người ta giao Ðức Giêsu cho Tổng Trấn Philatô là người kết án Ðức Giêsu về tội quấy rối an ninh trật tự khi tự xưng mình là vua dân Do Thái. Ông giao Ðức Giêsu cho người Do Thái đem đi đóng đinh trên khổ hình thập giá sau khi đã cho lính đánh đòn Người. Người tắt thở trên thập giá và được chôn trong ngôi mộ đục sẵn trong núi đá. Ðó là vào chiều thứ sáu. Sáng sớm Chúa Nhật, các môn đệ của Ðức Giêsu đi viếng xác Người thì thấy ngôi mộ nơi chôn xác Người trống rỗng. Lịch sử của Ðức Giêsu từ đó đã chuyển sang lịch sử của Giáo Hội Kitô với chính Ðức Kitô được các môn đệ loan báo là đã chỗi dậy khỏi sự chết và đã hiện ra với nhiều môn đệ trước sự hốt hoảng của họ (Lc 24,38) như đã nói ở trên.
Toàn bộ những điều thuộc về Ðức Giêsu đều chỗi dậy
Với biến cố Ðức Giêsu chỗi dậy khỏi sự chết, toàn bộ những lời Người nói và những việc Người làm cũng như những mối tương quan nối kết Người với mọi người, hết thảy đều "chỗi dậy" mãnh liệt để thiết lập Nước Thiên Chúa nhờ Thánh Linh hiện xuống.
Với Ðức Giêsu cũng như với tất cả những người Do Thái đạo đức đến chịu phép rửa của ông Gioan Tẩy Giả, thời gian đã điểm: Thiên Chúa sẽ can thiệp một cách quyết liệt; Nước Thiên Chúa quả thật đã kề bên. Vậy, phải sẵn sàng và tỉnh thức và phải sám hối để nghênh đón Chúa đến. Nhưng khác với người Do Thái luôn chờ đợi Chúa đến trong tương lai, Ðức Giêsu cho biết Nước Thiên Chúa "đã ở giữa anh em". Người nói với người Do Thái: "Nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỉ, thì quả là Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông (Lc 11,20). Phải phát hiện ra kho báu và bán đi tất cả những gì mình có để mua lấy thửa ruộng có kho báu chôn vùi (Mt 13,44). Phải từ bỏ mọi sự để bước theo Chúa Giêsu (Mt 16,24-26).
Không phân biệt màu da, ranh giới.
Qua Ðức Giêsu, Thiên Chúa muốn vạch cho loài người biết mọi người đều là con cái của Thiên Chúa, không phân biệt màu da, ranh giới và công phúc. Ai mà tôi gặp trên đường cũng là người gần gũi mà tôi phải giúp đỡ (Lc 10,29-37). Ðức Giêsu không đến để phá hủy Lề Luật nhưng đến để kiện toàn Lề Luật (Mt 5,17). Người đến không phải để phân rẽ dân Thiên Chúa nhưng để thiết lập dân Chúa nhờ chính Người tự hiến làm của lễ hy sinh. Người dùng chính máu Người để ký kết giao ước giữa Thiên Chúa và loài người (Lc 22,20).
Ðức Giêsu quả là Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho dân Chúa mà Người ưu ái gọi là đoàn chiên của Người. Người đến là để cho các chiên được sống và sống dồi dào (Ga 10,10).
2. Bạn hiểu thế nào về việc Ðức Giêsu chỗi dậy từ cõi chết liên quan tới Nước Thiên Chúa? Chính bạn nhận được những ảnh hưởng tích cực nào từ việc Ðức Giêsu sống lại, liên quan tới niềm tin và niềm trông cậy của bạn?
3. Bạn có biết vị
thánh nào say mê khi học hỏi và
sống Tin Mừng do Chúa Giêsu công
bố chăng? Riêng trong số 117 vị thánh
tử đạo Việt Nam, có ai tỏ
rõ lòng yêu mến say mê đó
không?