Sau một trận chiến khốc liệt, giữa bao xác chết ngổn ngang trên trận địa, người ta tìm thấy đủ mọi kỷ vật nơi túi áo những binh sĩ Nga đã ngã gục dưới bom đạn. Trong số những thứ được kể như có giá trị nhất về thiêng liêng, phải kể đến một bức thư trong đó người ta đọc thấy những dòng chữ hết sức lạ lùng về lòng tin của một người thanh niên từng lớn lên và được giáo dục theo chủ thuyết vô thần!
Chỉ nhờ một hồng ân đặc biệt đến thẳng từ trời cao, người thanh niên này mới có thể tin vào Ðấng mà mắt phàm anh không thể thấy được. Anh chỉ nhận thấy Người hiện hữu qua bầu trời với bao tinh tú lấp lánh đẹp đẽ một cách lạ thường! Anh không chỉ tin Người trong đầu óc anh, nhưng lòng anh thực sự đã rung động khi anh viết những dòng sau đây để thưa thốt với Người:
"Lạy Chúa, Chúa có nghe thấy tiếng con không?
Con chưa hề bao giờ nói chuyện với Chúa. Nhưng ngày hôm nay đây con cảm thấy nhu cầu cần phải chào hỏi Chúa. Con biết rằng ngay từ lúc con còn thơ ấu, người ta đã không ngừng lặp đi lặp lại với con rằng "Chúa không hiện hữu. Không có Chúa đâu!" Và con, con thật dại dột ngu si đến độ đã tin rằng điều đó là thật, nghĩa là không có Chúa. "Cho đến giờ phút này đây con cũng chưa bao giờ để ý hoặc chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Chỉ mới ngày hôm nay con mới nhận ra vẻ đẹp này. Ðối diện với trái đất và bầu trời lấp lánh đầy sao trên đầu con, con lặng lẽ chiêm ngắm vẻ đẹp tuyệt vời của bầu trời rực rỡ với muôn tinh tú. Oâi đẹp biết chừng nào! Làm sao mà con đã có thể bị lừa dối một cách phủ phàng cay đắng đến thế!
"Lạy Chúa, con không biết Chúa có giơ tay tiếp nhận con không. Nhưng phần con, con xin xưng thú điều này với Chúa và con tin rằng Chúa sẽ hiểu con: Ðó là một phép lạ đã xảy ra. Bởi vì giữa vực thẳm của trần gian khủng khiếp này, ánh sáng đã chiếu dọi, và con đã tìm thấy ánh sáng. Con sẽ không nói với Chúa điều gì khác nữa ngoài việc bày tỏ với Chúa niềm vui vì được biết rằng Chúa thực sự hiện hữu. Chúa là Ðấng hằng sống. "Chúng con đã được lệnh đúng nửa đêm nay phải bắt đầu cuộc tấn công. Nhưng kể từ giờ phút này con không còn sợ hãi gì nữa cả, bởi vì con biết rằng Chúa đang chăm chú nhìn con.
"Thôi Chúa ơi, đã có tiếng còi báo hiệu rồi. Phải làm sao bây giờ? Con không có lựa chọn nào khác hơn là phải thi hành quân lệnh. Tuy nhiên nếu được ở yên nơi đây với Chúa, thì thật là tuyệt diệu, êm ái biết chừng nào!
Có Lẽ Ðêm Nay Con Sẽ Gõ Cửa Nhà Chúa
"Con còn muốn vội vàng bày tỏ thêm với Chúa điều này nữa: Chúa biết không, trận chiến này sẽ vô cùng khốc liệt. Có lẽ ngay đêm nay con sẽ đến gõ cửa nhà Chúa, dù rằng con đã không bao giờ là bạn hữu của Chúa. Nhưng Chúa có cho phép con vào cư ngụ nơi nhà Chúa không? Coi kìa, người ta sẽ bảo rằng con đang khóc! Nhưng Chúa có thấy là một điều lạ lùng đang xảy ra nơi con không? Sở dĩ con khóc là vì đôi mắt tinh thần của con đã được mở ra.
"Lạy Chúa, xin hãy tha thứ cho con. Con sắp xông vào trận chiến. Con biết chắc chắn rằng con sẽ không còn sống sót để trở về với gia đình nữa. Nhưng mà lạ lùng và tuyệt diệu thay! Con không cảm thấy sợ chết chút nào! Dù sống trong hoàn cảnh nào, dù không được biết đến Chúa hay cố tình chối bỏ và chống lại Chúa, con người vẫn luôn là đối tượng của tình thương nhân hậu và khoan dung, tình thương của một Thiên Chúa chỉ biết yêu thương tha thứ và không ngừng theo đuổi con người."
Ðiều nổi bật trong bài Tin Mừng hôm nay dĩ nhiên là niềm tin của tông đồ Tôma. Ông đã được Chúa Giêsu Phục Sinh chiếu cố hiện ra một cách đặc biệt dành riêng cho ông. Chính nhờ vậy mà lòng tin của ông được biến chuyển. Ông đã ra mềm lòng để thưa với Chúa "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con." (c.28).
Nhưng liền sau đó, Chúa Giêsu Phục Sinh còn chiếu cố và quan tâm tới niềm tin của bao người khác nữa khi Người nói với ông Tôma: "Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!" (c.29). Những người không thấy mà tin nói đây, thực sự phải bao gồm cả người lính Nga được ơn trở lại để tin vào Chúa ở phút chót của đời anh, cũng như phải bao gồm mọi người tin vào Thiên Chúa mà mắt họ chưa hề thấy.
Bài Tin Mừng trước hết cho thấy mười môn đệ đã thấy và đã tin vào Chúa Phục Sinh, nhờ đó các ông được vui mừng (cc.19-20). Riêng Tôma vắng mặt không tin lời mười ông kia kể lại mà còn đòi phải đụng chạm tới Thầy thì ông mới tin (c.25).
Ðòi Ðụng Chạm Tới Cạnh Sườn Và Các Lỗ Ðinh
Vậy Gioan lần lượt cho ta thấy niềm tin vào Chúa Phục Sinh ở những cấp độ khác nhau. Thoạt tiên, người môn đệ được Chúa Giêsu yêu chỉ thấy các băng vải và khăn che mặt nơi mộ trống mà đã tin (Ga 20,5-8). Kế đến là Maria Mácđala thấy Chúa Giêsu nhưng không nhận ra Người cho tới khi Người gọi cô đích danh (c.16). Tiếp theo là mười môn đệ đã thấy Chúa và đã tin (c.20). Còn Tôma thì đòi điều kiện là chính ông phải được đụng chạm tới cạnh sườn và các lỗ đinh nơi thân xác Chúa thì ông mới tin (c.25).
Như vậy một cách tinh vi, Gioan nêu vấn đề về niềm tin của các thế hệ tương lai. Niềm tin ấy sẽ theo mẫu nào: như niềm tin của người môn đệ Chúa Giêsu yêu? Của Maria Mácđala? Của mười môn đệ? Hay của ông Tôma?
Thực ra câu hỏi tương đương như vậy đã được đặt ra liên quan tới biến cố Thiên Chúa ký kết giao ước với dân Người trong Cựu Ước tại núi Sinai. Biến cố ấy có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với các thế hệ kế tiếp của dân Do Thái qua các thế kỷ? Vào khoảng năm 250 sau Ðức Kitô, một bậc thầy của người Do Thái trả lời như sau về những người nhập Do Thái Giáo từ các đạo khác: "Họ được Thiên Chúa yêu quí hơn dân Ít-ra-en xưa tại núi Sinai. Bởi lẽ dân Ít-ra-en xưa đã không chấp nhận Luật Chúa nếu họ không được chứng kiến sấm sét, lửa cháy, núi đồi rung chuyển cũng như những tiếng kèn ầm vang. Riêng những người nhập đạo chẳng được thấy những điều gì như vậy mà họ cũng phó thác bản thân họ cho Thiên Chúa và chấp nhận Luật Chúa. Thử hỏi còn có ai đáng quí hơn những con người đáng kể như vậy?"
Không Thấy Mà Tin
Cũng vậy, Chúa Giêsu Phục Sinh trong bài Tin Mừng hôm nay ca ngợi đa số dân Thiên Chúa trong Tân Ước là những người chưa bao giờ được thấy Ðức Kitô tận mắt mà họ cũng tin. Chính nhờ Chúa Thánh Linh dẫn đưa nên họ mới có thể nhìn nhận Ðức Kitô là Chúa và là Thiên Chúa của họ. Như vậy bài Tin Mừng hôm nay cho thấy Ðấng Phục Sinh quan tâm đến hoàn cảnh của đa số các Kitô hữu khắp nơi trên thế giới qua các thời đại. Ðức tin của họ được đánh giá cao theo hướng đức tin của người môn đệ Chúa Giêsu yêu, là người không thấy Chúa nhưng đã tin dựa vào một số dấu chỉ mà thôi (Ga 20,5-8).
Rõ ràng trường
hợp người lính Nga trong câu
chuyện nói trên chỉ nhờ vào
dấu chỉ là thiên nhiên đẹp
đẽ tuyệt vời mà tin và
phó thác bản thân cho Thiên Chúa.
Có lẽ chỉ tới ngày phán
xét chung người ta mới được
thấy rõ tương quan giữa anh và
Thiên Chúa như thế nào. Hay nói
theo Ðức Gioan Phaolô II là "Tóm
lại, chỉ mình Thiên Chúa mới
cứu được con người
miễn là con người cùng cộng
tác vào. Việc con người có
thể cộng tác vào công trình
cứu độ của Thiên Chúa chính
là điều làm cho con người
nên cao cả. Sự kiện con người
được mời gọi làm việc
với Thiên Chúa cho cùng đích
đời mình, tức là cho ơn
cứu độ và công cuộc thần
hóa bản thân, đã được
truyền thống Ðông Phương gọi
là "thần nhân đồng tác" (Synergisme):
Cùng với Thiên Chúa, con người
"tạo nên" thế giới; cùng với
Thiên Chúa, con người "làm nên"
ơn cứu độ của mình. Việc
thần hoá con người là việc
của Thiên Chúa, nhưng dẫu vậy,
con người vẫn luôn phải cộng
tác với Người." (Entrez dans l'Espérance,
Plon-Mame, 1994, p.284).
2. Chính bạn có bao giờ được đánh động do thiên nhiên đẹp đẽ tuyệt vời như người lính Nga trong câu chuyện nói trên? Trong trường hợp đó, bạn nói gì với Thiên Chúa về những điều kỳ diệu Người làm trước mắt bạn?
3. Bạn nghĩ gì
về cuộc trở lại của người
lính Nga trong câu chuyện nói trên?