Trên một chuyến xe lửa trên đường về thủ đô Paris của nước Pháp, một sinh viên trẻ tuổi ngồi bên một cụ già. Ðoàn tàu vừa chuyển bánh, cụ già liền móc túi, lấy ra cỗ tràng hạt, rồi chìm đắm trong cầu nguyện. Việc đó khiến cho người sinh viên ngồi quan sát cảm thấy bực bội. Sau một hồi lâu, chàng không giữ được kiên nhẫn nên đã lên tiếng nói với cụ già:
- Thưa ông, nếu tôi không lầm thì ông vẫn còn tin ở những chuyện nhảm nhí ấy?
Cụ già trả lời:
-- Ðúng thế, tôi vẫn còn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?
Người sinh viên cười một cách ngạo nghễ và quả quyết rằng:
- Lúc nhỏ tôi tin chứ bây giờ làm sao mà tin được những chuyện như vậy. Khoa học đã thực sự mở mắt cho tôi thấy sự thật. Ông cứ tin tôi đi. Hãy quăng chuỗi hạt ấy đi và hãy học cho biết những khám phá mới của khoa học. Khi ấy, ông sẽ thấy rõ những điều ông tin từ trước đến nay đều là mê tín dị đoan cả.
Cụ già bình tĩnh hỏi người sinh viên:
- Cậu vừa nói tới những khám phá mới của khoa học. Cậu có cách nào giúp tôi hiểu được một số những khám phá đó không?
Người sinh viên liền sốt sắng đề nghị:
- Ông cứ cho tôi địa chỉ của ông, tôi sẽ gởi đến cho ông một cuốn sách trong đó ông tha hồ mà đi sâu vào thế giới của khoa học.
Tấm Danh Thiếp Nhà Bác Học Louis Pasteur
Cụ già từ từ rút từ trong túi áo một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Ðọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng đổi sắc mặt. Anh xấu hổ lặng lẽ rời sang toa khác. Lý do vì anh đọc thấy trên tấm danh thiếp danh xưng của nhà bác học Louis Pasteur thuộc Viện Nghiên Cứu Khoa Học Paris.
Ðó chính là nhà hóa học kiêm vi trùng học "thứ thiệt" suốt đời chỉ biết cặm cụi phục vụ nhân loại nơi phòng thí nghiệm. Ông là người đã phát minh ra thuốc chũng chống bệnh chó dại, bệnh nhiễm khuẩn và bệnh dịch tả của gà. Louis Pasteur (1822-1895) còn là người đã cứu nền công nghiệp sản xuất rượu nho, la-de cũng như nền công nghiệp sản xuất tơ tằm ở Pháp năm 1865 nhờ tài nghiên cứu khoa học của ông. Dĩ nhiên những phát minh khoa học đáng kể vừa nói của Louis Pasteur là ánh quang ngời sáng đối với chàng sinh viên trong câu chuyện nói trên. Chàng không thể nào tượng tưởng được một cụ già bình dân đang cầu nguyện với chuỗi hạt Mân Côi, ngồi cạnh anh, có thể là một nhà bác học trứ danh cỡ đó. Chính tấm danh thiếp mà cụ già trao cho anh khiến anh cảnh tỉnh. Nếu anh cảm thấy xấu hổ, lặng lẽ rời sang toa khác, thiết tưởng đó cũng là chuyện bình thường.
Ðiều tương tự loại đó đã xảy ra với biến cố Ðức Giêsu biến hình đổi dạng (Lc 9,28-36). Biến cố ấy ví được như tấm thiếp Ðức Giêsu trao cho ba môn đệ là Phêrô, Gioan và Giacôbê. Phêrô đại diện nhóm bị tràn ngập trước ánh quang của biến cố biến hình đến nỗi ông không biết mình đang nói gì khi ông xin để được dựng ba cái lều, "một cái cho Thày, một cái cho ông Môsê và một cái cho ông Êlia" (c.33).
Quả thật, biến cố ấy không chỉ là tấm thiếp tóm tắt lại thân thế và sự nghiệp của Ðức Giêsu. Nó còn ví được như cánh cửa hé mở cho các môn đệ thấy cả một chân trời về mầu nhiệm mà chỉ từ từ các ông mới được ban cho ơn để hiểu thêm về Thày Giêsu. Cánh cửa ấy sẽ còn tiếp tục kích thích các ông khám phá ra thêm để biết Thày các ông là ai và chính các ông làm thế nào đáp ứng được những điều kiện để bước theo chân Người. Ðiều thiết yếu luôn sẽ là phải vâng nghe lời Người (c.35).
Lãnh Tụ Mới
Nhà lãnh tụ mới của dân Thiên Chúa. - Biến cố biến hình này nhắc nhở một số chi tiết về Giavê Thiên Chúa hiện ra trên núi Sinai để ban bố lề luật cho dân Người (Xh 24,9-18). Ở Sinai, vinh quang Ðức Chúa xuất hiện trên đỉnh núi trông giống như ngọn lửa thiêu trước mắt con cái Ít-ra-en. Ông Môsê vào giữa đám mây và đi lên núi. Một mình ông được tiếp cận với Ðức Chúa mà thôi, còn những người khác không được lại gần. Nhờ ông làm trung gian dân mới được biết mọi lời Ðức Chúa phán và mọi điều luật Người ban bố.
Với Ðức Giêsu, nhà lãnh tụ mới của Dân Thiên Chúa, mọi sự đã ra khác. Chính ba môn đệ được tháp tùng Thầy Giêsu trên đường lên núi và ở đó chính các ông được một đám mây bao phủ với tiếng phán từ đám mây mà các ông được nghe là: "Ðây là con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người." (c.35). Mọi lời Ðức Chúa phán và mọi điều luật Người ban bố nay được cô đọng lại nơi Ðức Giêsu. Tất cả đều qui về một điều mà Dân mới của Thiên Chúa cần thực hiện, đó là: "Hãy vâng nghe lời Người".
Xuất Hành Mới
Cuộc xuất hành mới. - Hai nhân vật nổi nang của Cựu Ước là Môsê và Êlia xuất hiện trong biến cố biến hình để đàm đạo "về cuộc xuất hành Ðức Giêsu sắp hoàn thành tại Giêrusalem" (c.31). Ðây là cuộc xuất hành mới. Nó sẽ được Luca mô tả chi tiết kể từ Lc 19,51 trở đi.
Cuộc xuất hành cũ được thực hiện với việc ký giao ước. Ông Môsê cho ngả bò làm hy tế kỳ an. Ông lấy một nửa phần máu, đổ vào những cái chậu, còn nửa kia thì rảy lên bàn thờ. Ông lấy sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: "Tất cả những gì Ðức Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo." Bấy giờ, ông Môsẽ lấy máu rảy lên dân và nói: "Ðây là máu giao ước Ðức Chúa đã lập ra với anh em, dựa trên những lời này." (Xh 24,5-8).
Chén Này Là Giao Ước Mới, Lập Bằng Máu Thầy
Cuộc xuất hành mới cũng được thực hiện với việc ký giao ước. Việc ấy sẽ được thực hiện với chính máu của Ðức Giêsu. Người hoàn toàn tự nguyện làm việc hiến máu cùng mạng sống khi nói: "Chén này là giao ước mới,lập bằng máu Thầy,máu đổ ra vì anh em" (Lc 22,10). Trước khi phó nộp bản thân cho người ta đem đi giết Ðức Giêsu một cách hoàn toàn tự nguyện đã phó nộp mình cho các môn đệ trong bí tích tình yêu là bí tích luôn được thể hiện trong Giáo Hội.
Làm thế nào để trở nên môn đệ của Ðức Giêsu? - Quả thật, Ðức Giêsu không muốn người ta ảo tưởng về Người cũng như về việc bước theo chân Người. Do đó liền sau khi Phêrô tuyên xưng: "Thầy là Ðấng Kitô của Thiên Chúa" (Lc 9,20), Ðức Giêsu tức thì loan báo cuộc thương khó. Người nói: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sống lại" (Lc 9,22). Rồi Người nêu ngay những điều kiện phải có để bước theo chân Người, đó là: Các ông phải từ bỏ chính mình và phải vác thập giá mình hàng ngày để theo Người (Lc 9,23).
Từ bỏ chính
mình bao gồm việc liều mạng sống
mình để theo sát gót bước
Ðức Giêsu. Ðiều lô gích
được hiểu ở đây
là: có sự sống đời
đời gắn liền với việc
theo chân Ðức Giêsu. Cho nên ai
chọn cứu mạng sống đời
tạm của mình để từ bỏ
Ðức Giêsu, người ấy
sẽ mất sự sống đời
đời. Cũng vậy, người
nào chọn để được lời
cả thế giới mà không theo chân
Ðức Giêsu, người đó
sẽ mất sự sống đời
đời là sự sống mà
Ðức Giêsu có ý mang lại
cho mình. Tất cả những điều
vừa nói sẽ được sáng
tỏ khi Ðức Giêsu ngự đến
trong vinh quang của Người (Lc 9,24-26). Chính
qua biến cố biến hình, Ðức
Giêsu đã cho các môn đệ
thoáng thấy vinh quang của Người.
Vinh quang ấy Phêrô và các môn
đệ còn phải tiếp tục khám
phá ra một cách đáng kể ngang
qua mầu nhiệm sự chết và sự
sống lại của Thầy các ông.
Nhưng một cách tận căn và dứt
khoát, Phêrô và các môn đệ
sẽ được thấy tường
tận và được dự phần
vào vinh quang của Ðức Giêsu,
cũng chính là vinh quang của Cha Người
"Khi Con Người đến trong vinh quang của
Người, có tất cả các
thiên sứ theo hầu" (Mt 25,31). Ðó
là lúc sự chọn lựa của
các môn đệ của Ðức
Giêsu sẽ vô cùng rạng rỡ
nhờ đứng về phía Ðấng
là hiện thân của tình yêu Thiên
Chúa dành cho những người
bé nhỏ nhất.
2. Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng: "Quê hương chúng ta ở trên trời nên chúng ta nóng lòng mong đợi Ðức Giêsu Kitô sẽ từ trời đến cứu chúng ta? và biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người." (Pl 3,20-21). Niềm cậy trông ấy giúp bạn như thế nào giữa những lo toan của cuộc sống hiện tại?
3. Có khi nào bạn
nghiệm thấy phần nào đó như
bị loá mắt trước những
phát minh kỳ diệu của khoa học ngày
nay như chàng sinh viên trong câu chuyện
nói trên chăng? Niềm tin mà bạn
đặt nơi Ðức Giêsu có
giúp bạn cảnh tỉnh? Nhưng có phải
bạn vẫn còn thấy nhu cầu tìm
hiểu sâu hơn cả về khoa học lẫn
niềm tin vừa nói?