Mỗi Ngày Một Tin Vui
Những Bài Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Thứ Bảy sau Chúa Nhật 34 Quanh Năm
Nền Văn Hóa Của Sự Chết
(Lc 21,34-36)
Phúc Âm: Lc 21, 34-36
"Các con hãy tỉnh thức, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến".
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề bởi chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!"
Suy
Niệm:
Nền
Văn Hóa Của Sự Chết
Hòa
Lan đã dấn sâu hơn vào nền văn hóa của sự chết. Ngày
28/11/2000, quốc hội Hòa Lan đã chính thức thông qua luật mới
cho phép các bác sĩ được trợ giúp những bệnh nhân nan y
tự tử. Với luật này, Hòa Lan là nước đi tiên phong trong
nền văn hóa của sự chết, tuy chưa chính thức ban hành luật
cho phép các bác sĩ trợ giúp những bệnh nhân nan y tự tử.
Ngày
nay, nhiều nước công nghiệp tiên tiến cũng đang ngày càng bị
nhận chìm trong điều thường được gọi là văn hóa của sự
chết. Trong khuôn khổ của ngày Năm Thánh dành cho các giáo
dân tham gia truyền giáo diễn ra tại Vatican vào tháng 12/2000, một
hội nghị về những khó khăn trong cuộc sống chứng nhân giữa
đời đã được tổ chức. Nhân dịp này, bà Mêrian Clindon,
giáo sư luật học tại đại học Harvard, Hoa Kỳ, và từng
được cử làm trưởng đoàn Toà Thánh tham dự diễn đàn
phụ nữ tại Bắc Kinh vào năm 1995, đã trình bày cho hội nghị
về nền văn hóa chết chóc đang lan rộng trong xã hội Hoa Kỳ.
Bà Clindon nói rằng một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất
trong nền văn hóa sự chết là con người không còn màng đến
các giá trị đạo đức nữa. Quan hệ gia đình ngày càng mong
manh. Tình mẫu tử bị khinh miệt. Trẻ con dành ít giờ cho cha mẹ
và anh chị em hơn là màn ảnh truyền hình. So với đám đông
thầm lặng, nền văn hóa sự chết lại được thịnh hành hơn
trong những thành phần ưu tú và lãnh đạo trong xã hội.
Ðặc
trưng của nền văn hóa của sự chết ấy là sự phát triển
tràn lan của chủ nghĩa duy vật, duy hưởng thụ, duy khoái lạc
và tục hóa.
Tựu
trung, luật cho phép các bác sĩ trợ giúp những bệnh nhân
nan y tự tử là thể hiện cuối cùng của trào lưu khước từ
sự sống, chối bỏ ý nghĩa của sự sống. Thật thế, sở dĩ
con người có ý tìm đến cái chết là bởi vì họ không còn
nhìn thấy giá trị và ý nghĩa của sự sống nữa. Trong Tin Mừng
hôm nay, Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ của Ngài hãy tỉnh
thức để không chạy theo nền văn hoá của sự chết ấy. Lời
kêu gọi của Chúa Giêsu được đưa ra liền sau khi Ngài loan
báo về ngày tận thế. Chúa Giêsu loan báo về ngày thế tận
không phải để đe dọa con người, mà trái lại mời gọi con
người mặc lấy thái độ tỉnh thức và tin tưởng phó thác.
Ngày thế tận không phải là một biến cố khiến cho con người
phải sợ hãi hay thất vọng, mà trái lại là điểm đến tất
yếu của lịch sử. Ngày thế tận không phải là tận cùng của
lịch sử. Trong ý nghĩa toàn bộ của lịch sử ấy, cuộc sống
con người có ý nghĩa và mọi biến cố trong cuộc sống con người
đều có ý nghĩa. Niềm vui, nỗi khổ, thành công, thất bại,
giàu sang, nghèo hèn, sức khỏe, bệnh tật, tất cả đều có
ý nghĩa và giá trị của nó. Nhận ra ý nghĩa của tất cả mọi
sự trong cuộc sống, cũng có nghĩa là tuyên xưng rằng Chúa
là Chúa tể của lịch sử, và như vậy, thái độ phù hợp
nhất là sống mọi biến cố với tâm tình thương yêu và phó
thác. Trong một xã hội chối bỏ mọi giá trị đạo đức, cuộc
sống con người có niềm tin phải là một chứng tá về những
giá trị vĩnh cửu. Trong một xã hội thiếu niềm tin, cuộc sống
của người tín hữu phải là một ngọn đèn pha mang lại tia
sáng của tin yêu và hy vọng. Trong một xã hội vắng bóng tình
yêu, cuộc sống của người môn đệ Chúa Kitô phải chiếu ngời
hân hoan và quảng đại. Ðó là thách đố đang được đặt
ra cho chúng ta hôm nay.
Nguyện xin Chúa củng cố niềm hy vọng của chúng ta.