Mỗi Ngày Một Tin Vui
Những Bài Suy Niệm Lời Chúa Hằng Ngày
của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Thứ Năm Tuần Thánh
Bài Giảng của ÐTC Gioan Phaolô II
trong Thánh Lễ Tiệc Ly
Thứ Năm Tuần Thánh năm 2002
(Ga 13, 1-5)
1.
"Vẫn yêu thương những kẻ
thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến
cùng" (Ga 13,1).
Những
lời trong bản văn Tin Mừng vừa được công bố nhấn mạnh
rõ ràng bầu khí Ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Những lời này
cho chúng ta một cái nhìn thấu suốt bên trong điều Ðức Kitô
cảm nhận "trong đêm bị phản bội" (1Cor 11,23), và những lời
này linh hứng chúng ta tham gia sốt sắng với lòng cảm tạ của
mỗi người trong nghi thức long trọng mà chúng ta đang cử hành.
Chiều
nay, chúng ta bắt đầu cuộc Vượt Qua của Ðức Kitô, biến cố
hình thành nên giây phút bi đát và chung cuộc cho sự hiện
diện trần thế được chuẩn bị và mong đợi từ lâu của
Ngôi Lời. Ðức Giêsu đã đến giữa chúng ta không phải để
được phục vụ nhưng để phục vụ, và Ngài mang trên vai những
thăng trầm và hy vọng của nhân sinh trong mọi thời đại. Tiên
đoán trước cách nhiệm mầu về lễ hy sinh trên Thánh Giá,
tại phòng Trên Gác, Ngài muốn ở lại với chúng ta trong hình
bánh và rượu, và ký thác cho các môn đệ cũng như những
người tiếp bước các ngài sứ mạng và quyền năng để làm
sống mãi kỷ niệm sống động và rõ nét về biến cố đó
trong bí tích Thánh Thể.
Việc
cử hành này, vì vậy, lôi cuốn cách nhiệm mầu tất cả chúng
ta và đưa chúng ta vào Tam Nhật Thánh, thời gian trong đó chúng
ta cũng sẽ học từ Ðấng "là Thầy và là Chúa" để
"giang cánh tay chúng ta ra" và đi ra bất cứ nơi đâu chúng
ta được kêu gọi thực thi di chúc của Cha trên trời.
2.
"Hãy làm việc này để nhớ
đến Thầy" (1Cor 11,24-25)
Với
lệnh truyền thúc giục chúng ta lặp lại cử chỉ của Ngài,
Ðức Giêsu hoàn tất việc thiết lập Bí Tích của Bàn Thờ.
Khi Ngài rửa chân xong cho các môn đệ, một lần nữa, Ngài
mời gọi chúng ta hãy bắt chước Ngài: "Thầy đã nêu gương
cho các con, để các con cũng làm như Thầy đã làm cho các
con" (Ga 13,15). Bằng cách này, Ngài thiết lập một sự liên
kết thân mật giữa bí tích Thánh Thể, bí tích của quà tặng
hy sinh của Ngài, và huấn lệnh yêu thương khiến ta chào đón
và phục vụ anh chị em mình.
Việc
dự phần vào bàn tiệc của Chúa không thể tách rời khỏi
bổn phận yêu thương anh chị em chung quanh ta. Mỗi lần chúng ta
tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng nói "Amen" trước
Mình và Máu Thánh Chúa. Khi làm như thế chúng ta cam kết thực
hiện điều Ðức Kitô đã làm, là "rửa chân" cho anh chị
em mình, trở nên một hình ảnh thực sự và tỏ tường của
Ðấng "đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ"
(Phil 2,7).
Tình
yêu là di sản cao quý nhất mà Ðức Kitô để lại cho những
ai được Ngài kêu gọi theo Ngài. Chính tình yêu của Ngài,
được chia sẻ bởi các môn đệ, là điều được ban tặng
cho tất cả nhân loại trong buổi chiều nay.
3.
"Ai ăn và uống mà không phân
biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình"
(1Cor 11,29).
Thánh
Thể là một ban tặng cao cả, nhưng cũng là một trách nhiệm lớn
lao cho những ai tiếp nhận. Ðứng trước Phêrô, người đã
từ chối không chịu để được rửa chân, Ðức Giêsu đã
nhấn mạnh đến nhu cầu phải nên thanh sạch để có thể dự
phần vào bàn tiệc Thánh Thể.
Truyền
thống của Giáo Hội luôn nhấn mạnh đến sự liên kết giữa
bí tích Thánh Thể và bí tích Hòa Giải. Tôi cũng muốn tái
xác nhận điều này trong Thư Gởi Cho Các Linh Mục Ngày Thứ
Năm Tuần Thánh năm nay, bằng cách mời gọi các linh mục trên
hết hãy tái khám phá vẻ đẹp của Bí Tích Thứ Tha. Chỉ có
cách này các ngài mới có thể giúp các tín hữu, những
người được phó thác cho sự chăm sóc mục vụ của các
ngài, tái khám phá Bí Tích này.
Bí
tích Hòa Giải tái tạo lại cho những người đã chịu phép rửa
tội ân sủng thánh thiện mà họ đánh mất do những tội trọng,
và làm cho họ xứng đáng lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Hơn
thế nữa, qua cuộc đối thoại trực tiếp xảy ra thông thường
khi cữ hành bí tích này, bí tích này còn đáp ứng nhu cầu
truyền thông cá nhân, một điều mà ngày nay, càng ngày càng
trở nên khó khăn như một hệ quả của bước tiến cuồng
nhiệt của xã hội kỹ thuật.
Qua
hành động soi sáng và kiên nhẫn của mình, cha giải tội có
thể đem hối nhân vào trong sự hiệp thông sâu sắc với
Ðức Kitô, sự hiệp thông do Bí Tích này phục hồi và Bí Tích
Thánh Thể đưa đến mức đầy hoa trái.
Cầu
mong sao cho sự tái khám phá Bí Tích Hòa Giải giúp tất cả
các tín hữu tiến gần đến bàn tiệc Mình và Máu Thánh Chúa
trong niềm kính trọng và với lòng sốt mến.
4.
"Vẫn yêu thương những kẻ
thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến
cùng" (Ga 13,1)
Chúng
ta hãy trở lại Phòng Trên Gác trong tinh thần! Nơi đây chúng
ta tìm thấy lại chính chúng ta trong đức tin chung quanh Bàn Thờ
của Chúa, khi chúng ta cử hành Bữa Tiệc Ly. Lặp lại những
cử chỉ của Ðức Kitô, chúng ta công bố rằng cái chết của
Ngài đã cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi và tiếp tục
mạc khải niềm hy vọng về một tương lai của ơn cứu độ cho
những người nam, người nữ của mọi thời đại và của mọi
nơi chốn.
Các
linh mục được kêu gọi để tiếp tục nghi thức mà, dưới
hình bánh và rượu, thể hiện lễ hy sinh của Ðức Kitô,
trung thực, thật sự và thiết thực, cho đến ngày sau hết.
Tất cả các Kitô hữu được mời gọi để trở nên những
đầy tớ khiêm hạ và tế nhị của anh chị em họ, để hợp tác
trong ơn cứu độ của họ. Chính là nhiệm vụ của mỗi tín hữu
phải công bố qua chính cuộc sống của họ rằng Con Thiên Chúa
đã yêu thương chính họ "đến cùng". Chiều nay, trong sự
yên lặng đầy nhiệm mầu, đức tin chúng ta được nuôi dưỡng.
Hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, chúng con công bố cái chết của Ngài: Lạy Chúa, Ðầy lòng biết ơn, chúng con đã nếm niềm vui sự phục sinh của Ngài. Ðầy lòng tín thác, chúng con cam kết sống trong niềm trông mong Ngài lại đến trong vinh quang. Hôm nay và mãi mãi, Lạy Chúa Kitô, Ðấng Cứu Chuộc chúng con. Amen!
+ Gioan Phaolô II, Giáo Hoàng