TIN MỪNG: Lc 2, 22 - 40
Khi đã đến ngày Lễ Thanh
Tẩy của các ngài theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên
Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Luật Chúa
rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh,
dành cho Chúa", và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa
truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. Và này đây,
tại Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-on. Ông là người công
chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và
Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo cho
biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Ðấng Ki-tô
của Ðức Chúa. Ðược Thần Khí dun dủi, ông lên Ðền Thờ.
Vào lúc cha mẹ Hài Nhi
Giê-su đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến
Người, thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa
rằng: "Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi
tớ này được an bình ra đi. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa
đã dành sẵn cho muôn dân: Ðó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài".
Cha
và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Si-mê-on vừa nói về
Người. Ông Si-mê-on chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a,
mẹ của Hài Nhi: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên
cớ cho nhiều người Ít-ra-en phải vấp ngã hay được chỗi dậy. Cháu còn
là dấu hiệu bị người đời chống báng - còn chính bà, thì một lưỡi
gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà - ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm
nhiều người phải lộ ra".
Lại
cũng có một nữ ngôn sứ tên là An-na, con ông Pơ-nu-en, thuộc chi tộc
A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng
được 7 năm, rồi ở góa, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời
bỏ Ðền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên
Chúa. Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa,
và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu
chuộc Giê-ru-sa-lem. Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật
Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê.
Còn Hài Nhi, ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và
hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.
SUY NIỆM 1:
TÌNH YÊU TRONG GIA ÐÌNH
1. GIA ÐÌNH
LÀ HÌNH ẢNH CỦA BA NGÔI THIÊN CHÚA
Nếu con người là hình ảnh của Thiên Chúa, thì có thể nói rằng
gia đình là hình ảnh của Ba Ngôi Thiên
Chúa. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa sống
đơn độc, mà là một Thiên Chúa mang tính gia đình, trong đó Ba Ngôi
khác biệt nhau nhưng yêu thương nhau, sống chung, làm việc chung, và
kết hợp với nhau thắm thiết như trong một gia đình, tới mức độ tuy là
Ba Ngôi nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Nếu Thiên Chúa là tình
yêu, thì "Tập Thể Ba Ngôi" là một môi trường để Ba
Ngôi Thiên Chúa thể hiện tình yêu của mình với nhau. Vì Ba Ngôi yêu
thương nhau vô cùng, nên sự hiệp nhất của Ba Ngôi đạt được mức độ
tối đa là trở thành một Thiên Chúa duy nhất. Tình yêu và sự hiệp
nhất ấy tạo nên thiên đàng hay hạnh phúc của Ba Ngôi.
Cũng vậy, nếu gia đình là hình ảnh của Ba Ngôi, thì mọi thành
viên trong đó phải yêu thương nhau, hòa hợp với nhau đến mức hiệp
nhất với nhau. Nhờ đó gia đình trở thành một thiên đàng tại thế. Như
vậy, mọi thành viên của gia đình đã được hưởng nếm trước phần nào
hạnh phúc của thiên đàng mai sau. Hạnh phúc trong những gia đình yêu
thương nhau - được biểu lộ và hình thành cụ thể bằng việc quan tâm,
lo lắng và hy sinh cho nhau - chính là hình ảnh trung thực của thiên
đàng vĩnh cửu. Trái lại, nếu các thành viên trong gia đình không yêu
thương nhau, không sẵn sàng hy sinh cho nhau, thì họ sẽ biến gia đình
thành hỏa ngục tại thế, là hình ảnh của hỏa ngục vĩnh cửu. Trong 8
cái khổ mà Ðức Phật kể ra, có cái khổ gọi là "oán tắng hội khổ", nghĩa là khổ vì không ưa nhau, ghét nhau mà lại
phải sống chung với nhau.
2. TÍNH ÍCH
KỶ, NGUỒN GỐC BẤT HẠNH CỦA MỌI GIA ÐÌNH
Nhìn vào bất cứ một gia đình bất hạnh nào - nghĩa là một gia
đình không hạnh phúc - ta luôn luôn thấy bóng dáng tính ích kỷ của
một thành viên nào đó trong gia đình. Chính tính ích kỷ của thành viên
này là nguồn gây nên đau khổ trong gia đình. Nếu thành viên ích kỷ
ấy là người cha hay người mẹ, thì đau khổ trong nhà sẽ hết sức lớn
lao. Gia đình nào càng có nhiều người ích kỷ, gia đình ấy càng bất
hạnh. Gia đình mà càng có nhiều người sống vị tha, biết hy sinh cho
người khác, gia đình ấy càng ít bất hạnh. Một gia đình mà mọi thành
viên đều vị tha, đều quan tâm, chăm sóc và hy sinh cho nhau, đều sẵn
sàng thông cảm và tha thứ cho nhau, gia đình ấy chắc chắn hạnh phúc.
Câu chuyện minh họa về thiên đàng và hỏa ngục sau đây thật
phù hợp với thiên đàng và hỏa ngục của gia đình. Cả thiên đàng và
hỏa ngục đều dùng bữa với những thức ăn y như nhau, trong khung cảnh
giống y hệt nhau, trong đó mỗi người đều phải dùng một đôi đũa dài
cả thước để ăn. Thiên đàng và hỏa ngục chỉ khác nhau ở chỗ này:
trên thiên đàng, mọi người không ai tự gắp thức ăn cho mình, mà gắp
cho người khác ăn, vì thế, ai cũng được ăn no. Còn trong hỏa ngục,
mọi người chỉ biết nghĩ đến mình, chỉ biết gắp thức ăn cho mình, nhưng
vì đũa quá dài, chẳng ai gắp cho mình được gì cả, thế rồi chẳng ai
được no, hết giờ ăn mà đói vẫn hoàn đói, từ đó họ trở nên căm
thù nhau.
Cũng vậy, trong gia đình, không ai tự tạo hạnh phúc cho mình
được mà không cần đến người khác, nên nếu ai cũng chỉ biết lo cho
hạnh phúc của mình, thì chẳng ai hạnh phúc cả, và rồi sẽ phát sinh
đủ thứ đau khổ. Tuy nhiên trong gia đình, người ta có thể tạo hạnh
phúc cho người khác, vì thế, nếu mọi người trong nhà đều biết lo cho
nhau, tạo hạnh phúc cho nhau, thì ai nấy đều hạnh phúc.
Con người là hình ảnh của Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là tình
thương, nên bản chất của con người cũng là tình thương. Vì thế, chỉ khi
con người sống phù hợp với bản tính của mình là yêu thương, và thể
hiện cụ thể tình yêu thương ấy với những người chung quanh, thì con người
mới hạnh phúc. Nếu con người sống ích kỷ, tức ngược lại bản chất
yêu thương của mình, con người sẽ đau khổ và làm cho những người chung
quanh đau khổ.
3. LÀM SAO
ÐỂ CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG ?
Nhưng làm sao người ta có thể
yêu thương nếu không có một động lực, một nguồn yêu thương ngay từ
trong lòng mình phát xuất ra ? Làm sao có được nguồn yêu thương ấy ? -
Vì "tình yêu bắt nguồn từ
Thiên Chúa" ( 1 Ga 4, 7
), nên chính "Thiên Chúa là
nguồn yêu thương" ( 2 Cr
13, 11 ). Vì thế, muốn yêu thương, muốn loại trừ tính vị kỷ, con người
phải kết hợp làm một với Thiên Chúa, nguồn tình thương. Kết hợp với
Thiên Chúa là luôn luôn ý thức rằng mình "là hình ảnh của Thiên Chúa"
( St 1, 27; 9, 6; Ep 4, 24 ), được tạo dựng giống như Thiên Chúa ( x. St
1, 26; 5, 1 ), và "được thông
phần bản tính của Thiên Chúa"
( 2 Pr 1, 4 ), một Thiên Chúa mà bản chất là yêu thương ( x.1 Ga 4,
8.16 ).
Nếu bản chất của Thiên Chúa là yêu thương, mà ta giống Ngài,
là hình ảnh của Ngài, được thông phần bản tính Ngài, tất nhiên bản
chất của ta cũng là yêu thương. Ta không yêu thương hay không yêu
thương đủ, là ta sống không đúng với bản chất của ta. Nhờ thường
xuyên ý thức như thế, tình yêu và sức mạnh của tình yêu ngày càng
lớn mạnh trong ta, khiến ta ngày càng yêu thương mọi người cách dễ
dàng, và sẵn sàng làm tất cả để mọi người được hạnh phúc. Sống
đúng với bản chất của mình là yêu thương, là hình ảnh Thiên Chúa,
chính là sống thánh thiện.
4. GIA ÐÌNH LÀ TRƯỜNG THỰC TẬP YÊU THƯƠNG
Ðể giúp con người có một môi trường thuận lợi để phát triển
và thực tập tình yêu thương, Thiên Chúa đã tạo dựng và đặt con
người sống trong gia đình. Khi vừa sinh ra, mọi người đều nhận được
một tình thương dồi dào, vô điều kiện và vô vị lợi của cha mẹ - một
tình yêu thuộc loại tốt đẹp nhất trên thế gian - đồng thời được mời
gọi đáp lại tình yêu thương ấy. Ðó là một bài tập hết sức dễ dàng
về yêu thương mà mỗi người đều có thể thực tập ngay từ thuở nhỏ.
Không gì dễ dàng bằng yêu thương người đã hết lòng yêu thương mình và
hy sinh cho mình. Tình yêu đáp trả này tự phát sinh do mình nhận được
từ cha mẹ mình quá nhiều. Ðây là thứ tình yêu nhận nhiều hơn cho.
Lớn lên một chút, mỗi người khám phá ra, ngoài cha mẹ mình,
thì các anh chị em mình cũng yêu thương mình bằng một tình yêu tương đối
vô vị lợi. Với tình yêu này, con người phải tập cho nhiều hơn và nhận ít hơn so với tình yêu đối với cha mẹ. Ngoài gia đình,
mỗi người còn có bạn bè do chính mình chủ động chọn lựa và yêu
thương.
Ðến khi trưởng thành, con người có tình yêu hôn nhân. Tình yêu
này là một tình yêu do mình chọn lựa và tương đối có điều kiện: mình
yêu và đòi hỏi người kia phải yêu lại, nếu đơn phương thì tình yêu
sẽ khó tồn tại. Con người chủ động hiến thân và hy sinh cho
người mình yêu với một ý chí tương đối tự do.
Ðến khi có con cái, con người tự nhiên yêu thương con bằng một tình
yêu vô vị lợi, vô điều kiện, không lựa chọn. Ðó là tình yêu cao cả nhất và phản ảnh trung thực nhất tình
yêu của Thiên Chúa mà con người kinh nghiệm được trong đời sống gia
đình.
Như vậy con người thực tập yêu thương - từ dễ đến khó - trong
môi trường gia đình. Trong gia đình, con người kinh nghiệm tình yêu một
cách tự nhiên và sâu xa: con người được yêu và chủ động yêu, nhận hy sinh từ người
khác và chính mình cũng hy sinh cho người khác.
Thế nhưng con người còn được mời gọi yêu một cách rộng rãi
hơn, vượt khỏi phạm vi gia đình, để đến với những người ngoài, không
ruột thịt máu mủ. Các tín đồ trong các tôn giáo, đặc biệt người
Ki-tô hữu, còn được mời gọi yêu thương cả những người không hề quen
biết, thậm chí cả kẻ thù. Yêu như thế khó hơn rất nhiều, nhưng nhờ
áp dụng những kinh nghiệm về yêu thương đã có trong gia đình, việc
yêu thương người ngoài gia đình, thậm chí kẻ thù, trở nên khả thi hơn.
Như vậy, vai trò của gia đình trong việc đào luyện tình yêu cho
con người thật hết sức quan trọng, không gì thay thế được.
Nếu những người trong gia đình
- là những người cùng máu mủ ruột thịt, những người tự nhiên yêu
thương ta nhất và ta dễ yêu thương nhất - mà ta không yêu thương được,
thì làm sao ta có thể yêu những người xa lạ, những người khó có cảm
tình, nhất là những người thường gây bất lợi cho ta ?
Kinh nghiệm cho tôi thấy,
những ai đối xử đã không tốt với chính cha mẹ, với vợ, với chồng,
với con cái, với anh em mình, thì khi họ đối xử tốt với những người
khác, sự tốt ấy thật đáng nghi ngờ ! Rất có thể chỉ là giả tạo để
đạt một mục đích nào đó, chứ không thể là thực tình được ! Vậy,
các bậc cha mẹ hãy cho con cái mình những kinh nghiệm về yêu thương
tốt đẹp nhất có thể. Ðó là những gì tốt đẹp nhất mà họ có thể
làm cho con cái họ!
Lạy Mẹ Ma-ri-a, Mẹ và Thánh
Giu-se đã làm cho gia đình của mình trở thành một gia đình gương mẫu vì
mọi trong đó đều yêu thương nhau. Xin cho mọi người trong gia đình con
thực tập từ bỏ tính ích kỷ để biết yêu thương nhiều hơn, hy sinh cho
nhau nhiều hơn, để nên thánh thiện hơn.
Gs.
NGUYỄN CHÍNH KẾT
SUY NIỆM 2:
KHI THIÊN CHÚA ÐIỀU KHIỂN LỊCH
SỬ
Chính nơi đây, một lần nữa sáng chói tác động của
Thiên Chúa trên tiến trình của những biến cố trong lịch sử nhân
loại. Thiên Chúa can thiệp một cách bí ẩn, nhưng chắc chắn là có sự
can thiệp của Người.
Tại Bê-lem, thành
của Vua Mục Tử, vào một đêm, giữa muôn ngàn hào quang từ trời cao
tỏa xuống, Ðức Giê-su, sứ giả của Thiên Chúa
Giáng Sinh, nằm trong một máng ăn của bò lừa, như một kẻ nghèo hèn ( x. Lc 2 ). Tất cả bộ máy hành chính khổng
lồ của đế quốc Rô-ma chuyển động, tạo ra vận hội cho Ðấng Thiên Sai
Giáng Sinh trong Thành vua Ða-vít, đúng theo lời ngôn sứ Mi-kha trước
đó khoảng 700 năm. Và rồi Hài Nhi Giê-su được dâng trong Ðền Thờ
Giê-ru-sa-lem, lãnh nhận phép cắt bì, dấu chỉ tôn giáo của giao ước
với Thiên Chúa. Sấm ngôn của ông già Si-mê-on: Thế gian sẽ vấp phải vấn đề Ðức Ki-tô, và mỗi người sẽ tỏ
thái độ rõ ràng là theo hoặc là chống... ( x. Lc 2 ).
Lại có câu chuyện mấy nhà đạo sĩ đến
tiến dâng cho Chúa lòng thần phục của các nước, của các dân tộc (
x. Mt 2 ). Chúng ta lưu ý rằng truyện các nhà Ðạo Sĩ được trình bày
theo thể văn thần thoại, kèm theo những đoạn trích trong Kinh Thánh.
Tác giả Tin Mừng
Mát-thêu đã dựa vào sự mong đợi Ðấng Cứu Thế lan truyền sang cả
các nước lân cận, căn cứ vào lòng độc ác nổi tiếng và tâm địa
ghen ghét nghi kỵ của vua Hê-rô-đê khiến người ta nhớ lại cung cách
vua Pha-ra-ô đối xử với Mô-sê lúc còn trẻ, để gởi vào thiên ký
sự một giáo huấn chính, đó là: Sự việc Ðấng Thiên Sai đến trong thế
gian bị giới lãnh đạo dân Chúa phủ nhận, nhưng lại được những kẻ xa
lạ ( các Ðạo Sĩ ) đại diện cho những quốc gia khác nhìn nhận và thần
phục.
Khi chúng ta kỷ niệm ba nhà Ðạo Sĩ Phương
Ðông vào ngày Lễ Hiển Linh, ngụ ý chúng ta quan tâm truyền bá Tin
Mừng tới những quốc gia, những dân tộc xa xôi hẻo lánh nhất. Ở
Phương Tây còn có tập tục ăn "bánh ga-tô Ba Vua" trong dịp vui vẻ hội
họp gia đình bằng hữu. Dịp vui này nhắc nhở mọi người phải quan tâm
nhớ làm phúc cho người nghèo và sẵn lòng trợ giúp cho những người
không quen biết.
Trích "Faites le Passage" của P. Thivollier,
bản dịch của cụ An-tôn LÊ VĂN LỘC
SUY NIỆM 3:
Tục ngữ Việt nam có câu: "Con nhà tông không giống lông cũng
giống cánh". Ðứa con nào cũng ít nhiều mang khí huyết của cha, mang
thịt máu của mẹ.
Nếu trong sinh học, yếu tố di truyền là
tất yếu thì trong đời sống luân lý, nề nếp gia phong cũng ảnh hưởng
sâu xa đến con người. Trẻ thơ vốn dễ bắt chước. Ðứa trẻ lớn lên trong
gia đình sẽ nói ngôn ngữ của cha mẹ, học lề thói cư xử của anh chị,
tiếp thu những quy ước, hít thở thấm tẩm bầu khí gia đình. Gia đình là
vườn ươm. Vườn ươm cung cấp những tố chất đầu tiên cho cây giống.
Những tố chất tốt sẽ giúp cây lớn mạnh, sinh hoa kết quả tốt đẹp.
Gia đình là con đường. Con đường thẳng sẽ dẫn trẻ đạt ước mơ, lý
tưởng.
Qua bài
Tin Mừng, ta thấy Thánh Gia thật là một vườn ươm tốt đẹp đã ấp ủ
hạt mầm Giê-su, một con đường thẳng tắp đưa Ðức Giê su tiến trên con
đường vâng phục Thánh Ý Chúa Cha.
Thánh Giu-se và Ðức Ma-ri-a đưa Hài Nhi
Giê-su lên Giê-ru-sa-lem để dâng cho Thiên Chúa. Thực ra luật Mô-sê
không buộc phải đưa con lên Ðền Thờ, chỉ buộc nộp một số tiền nếu
đó là con đầu lòng ( Xh 13,13; 34, 20 ). Việc dâng Ðức Giê-su trong
Ðền Thờ cho thấy Thánh Gia nhiệt thành chu toàn lề luật và tha thiết
gắn bó với Ðền Thờ.
Sự nhiệt thành đối với lề luật và tha
thiết với Ðền Thờ còn được tỏ lộ qua việc hằng năm các ngài hành
hương lên Giê-ru-sa-lem. Ðức Giê-su bắt đầu được tham dự cuộc hành
hương khi lên 12 tuổi.
Như những người Do-thái thuần thành, hằng
tuần các ngài vào hội đường Na-da-rét để đọc và nghe Sách Thánh.
Việc đến hội đường vào ngày Sa-bát đã trở thành thói quen của gia
đình và sau này Ðức Giê-su vẫn duy trì. Tất cả những nề nếp đó in
sâu vào Ðức Giê su.
Ðức Giê-su tha thiết với Ðền Thờ nên
không những giữ trọn luật hành hương mà Người còn ra công tẩy uế (
x. Ga 2, 13 - 17 ). Ðức Giê-su yêu mến Ðền Thờ đến nhỏ lệ thương cho
Ðền Thờ sẽ bị tàn phá cùng với Thành Thánh Giê-ru-sa-lem ( x. Lc 19,
41; 21, 5 - 6 ). Ðức Giê-su yêu mến lề luật nên không huỷ bỏ dù là
một chấm, một phẩy, mà chỉ kiện toàn cho luật nên hoàn hảo ( x. Mt
5, 17 ). Ðức Giê-su vẫn thường xuyên vào Hội Ðường, nên khi trở về
thăm làng quê Na-da-rét, "Người vào
hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát và đứng lên đọc
Sách Thánh" ( Lc 4, 16 ).
Xem thế đủ biết nề nếp đạo đức gia đình
đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời Ðức Giê-su như thế nào. Chắc
chắn Ðức Giê-su không chỉ thừa hưởng từ nơi Thánh Giu-se và Ðức
Ma-ri-a lòng yêu mến lề luật, gắn bó với Ðền Thờ, thói quen siêng
năng nghe và đọc Lời Chúa, mà còn thừa hưởng nơi các ngài sự mau
mắn vâng phục Thánh Ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh
thần phục vụ quên mình, sự chuyên chăm làm việc, sự ân cần âu yếm
với con cái... mà ta thấy bàng bạc trong những lời Người giảng dạy
và nhất là trong đời sống của Người. Chính trong bầu khí gia đình nề
nếp ấy, Ðức Giê su đã phát triển về mọi mặt, "càng lớn lên,
thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên
Chúa".
Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết
định tương lai trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt mầm trẻ thơ có lớn
mạnh được là nhờ vườn ươm có đầy đủ nước, phân bón và đất tốt.
Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành bổ dưỡng thì trẻ thơ
mới phát triển được về mọi mặt. Gia đình là con đường. Ðường có ngay
thẳng, có định hướng thì tương lai trẻ thơ mới tươi sáng không đi vào
ngõ cụt.
Lạy Thánh Gia, xin nâng đỡ gia đình chúng
con.
Gm. NGÔ QUANG KIỆT, Giáo Phận Lạng Sơn
CHỨNG TÁ:
Trong dịp tam nhật Tĩnh Tâm Mùa Vọng
2002 vừa qua tại Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài-gòn, với chủ
đề "Lời Nhận Lỗi - Lời Cảm Tạ - Lời Cầu Xin", Linh Mục DCCT chủ sự
đã nhận được một lá thư đẫm nước mắt của một người mẹ trong gia
đình có 2 người con đã trót sa ngã... Nhân mừng Lễ Thánh Gia, cũng
là để chuẩn bị đón chào năm 2003, năm mà Giáo Hội đã chọn là Năm
Gia Ðình, chúng tôi xin đăng lại nguyên văn lá thư như một lời chứng
về Tình Yêu của Thiên Chúa có sức hoán cải, tha thứ và chữa lành
những tâm hồn bạn trẻ, đặc biệt đối với các gia đình đang bị các
hiểm họa của cuộc sống xã hội hôm nay đe dọa phá vỡ và tác hại...
Kính thưa cha, trước tiên, con xin cám ơn Chúa
Giê-su đã dùng cha để đưa sứ điệp Tình Yêu của Ngài đến với con và
đặc biệt là đứa con gái của con. Sau là con cám ơn cha về sáng kiến
thực hiện nghi thức đóng đinh mọi tội lỗi và những yếu hèn của hối
nhân vào cây thập giá bằng gỗ.
Cùng với nghi thức đó, bài giảng của cha
đã tác động trên con gái của con, nó nhận thức được nó là đứa tật
nguyền về tâm hồn vì đã mải mê cuốn theo dòng xoáy của tiền tài.
Khi con rủ nó đi Tĩnh Tâm với con trong Mùa Vọng này, nó đã từ chối
ngay. Con buồn lắm và chỉ còn biết cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa, con
rủ nó không đi, nhưng Chúa rủ nó, nó sẽ đi. Vậy xin Chúa hãy rủ nó
đi Tĩnh Tâm trong quyền năng của Chúa !" Thế rồi lúc 9 giờ tối
ngày thứ tư 18.12, con đến rủ nó và nó đã đồng ý. Cha biết không,
nó là một trong những người đầu tiên bước lên để đóng đinh vào
thập giá. Ngợi khen Chúa !
Phần con, thưa cha, con muốn bước lên đóng
đinh lắm, nhưng không thể, không phải vì yếu hèn mà là vì con khóc.
Khóc vì nhớ đến đứa con trai duy nhất của con đang ở trại giam do phạm
tội vì nghiện Ma Túy và đang bị lao phổi và bị giam cách ly trong bệnh
xá. Cách đây hơn hai tháng, khi thăm nó, con hỏi: "Con làm gì trong
những giờ rảnh ?" Nó trả lời: "Con đọc Kinh Kính Mừng, không
biết là bao nhiêu kinh, nhưng con cứ đọc và đọc". Cám ơn Chúa
Giê-su, cám ơn Ðức Mẹ !
Tối hôm qua, ngày thứ
năm 19.12, con Tĩnh Tâm không phải cho con mà là cho đứa con trai hoang
đàng đó. Con không thể bước lên đóng đinh, nhưng bằng nước mắt sám
hối, con thầm nguyện xin được đóng đinh thay cho những tội lỗi nó đã
phạm với Chúa và với những người bị nó làm hại, và con xin lỗi tất
cả thay cho nó. Ðến khi lên Rước Lễ, con đã thưa với Chúa Giê-su: "Lạy
Chúa,, xin cho con được rước Chúa cùng với đứa con trai của con".
Kính cha, con tin rằng cha cũng đồng ý với
con là Chúa Giê-su đã tha thứ tất cả cho nó, và qua con, Thánh Thể
Chúa Giê-su cũng ngự trong con trai của con. Con tin rằng có lẽ trong
Thánh Ðường cũng có những người cha, người mẹ có những đứa con sa
ngã như trường hợp gia đình con, và họ cũng đang tưởng nhớ đến những
đứa con của họ như con. Thay vì khóc do xấu hổ đã có con nghiện Ma
Túy, con xin khóc vì những tổn thất tài sản và tinh thần nó đã gây
ra. Trước Thánh Nhan Chúa, con xin thay mặt đứa con của con để khóc
sám hối, khóc xin lỗi Chúa, xin lỗi những người đã bị con của con
làm hại, khóc vì lòng thương xót của Thiên Chúa đã dành cho nó, và
khóc vì Chúa Giê-su Hài Ðồng cũng vẫn sẽ viếng thăm và ngự trong
nó.
Xin cha cùng với con, cầu nguyện xin Chúa
Giê-su chữa lành nó khỏi nghiện ngập Ma Túy hoàn toàn, và chữa
lành bệnh lao phổi của nó. Xin Chúa Giê-su ban sức mạnh cho con trai
của con để nó chiến đấu với những cám dỗ của Ma Túy. Nguyện xin
Thiên Chúa là Cha xức dầu Thánh Thần cho cha qua bài giảng tối nay,
thứ sáu 20.12, với chủ đề Lời Cám Ơn, sẽ tác động đến Giới Trẻ và
những người đang tham dự Tĩnh Tâm, bởi vì bây giờ con thấy lời cám ơn
không còn xuất hiện trên môi miệng nhiều người, nhất là Giới Trẻ,
trong đó có các con của con...
MA-RI-A
MA-ÐA-LÊ-NA TH.A.
THÔNG TIN:
NHỮNG KHOẢN
TIỀN VÀ QUÀ ÂN NHÂN MỚI CHIA SẺ
- Ông
bà Minh Trí - Vicrorine qua chị Linh Chi ( Pháp ) gửi về giúp người
nghèo ..................................................... 50 USD
- Bà Trâm (
Sài-gòn ) giúp cha Ðông và 5 Linh Mục DCCT đang truyền giáo cho người
dân tộc .............................................. 3.000.000 VND
- Ông
Hoàng Huy Trần giúp em Võ Hoài Phương bị khuyết tật ............................................................................ 200.000 VND
- Bà
Lợi ( Sài-gòn ) tặng quà Noel cho các bạn dân tộc làng phong Di Linh ..................................................... 300.000 VND
- Vợ
chồng Chí Hương ( Sài-gòn ) tặng quà Noel cho các bạn dân tộc làng
phong Di Linh ........................... 300.000 VND
- Chị
Monica Hòa ( Sài-gòn ) tặng quà Noel cho các bạn dân tộc làng phong
Di Linh .................................... 500.000 VND
- Một
Linh Mục ẩn danh ( Sài-gòn ) tặng quà Noel cho làng phong Di Linh ..................................................... 200.000 VND
- Một
Tân Tòng ( Sài-gòn ) qua chị Minh Hương tặng quà Noel cho làng phong Di
Linh ........................... 1.000.000 VND
- Chị Lầu (
Sài-gòn ) giúp đồ ăn đi đường cho chuyến sinh hoạt Noel ở Di Linh................................................. 6
Kg chả lụa
- Bà
Vũ Thị Kim Vĩnh ( Hoa Kỳ ) giúp người nghèo ................................................................................................ 300.000 VND
- Vợ
chồng Quốc Hùng - Hồng Yến ( Sài-gòn ) giúp người nghèo ...................................................................... 200.000 VND
- Bà
Hoàng Vĩnh và anh chị Phan Huy - Hằng ( Tân Tòng ở Los Angeles ) giúp
người nghèo .............................. 500 USD
- Một
Linh Mục ẩn danh ( Sài-gòn ) giúp người nghèo ................................................................................................... 100 USD
- Bà
Nguyễn Thị Phụng ( Giáo Xứ Bàn Cờ ) giúp người nghèo ............................................................................ 100.000 VND
- Chị
Quỳnh Như ( Sài-gòn ) giúp người nghèo ............................................................................................................ 50.000
VND
- Vợ
chồng MK Minh Nhựt - Quỳnh Như ( Sài-gòn ) giúp học bổng các em nghèo
..................................... 1.050.000 VND
- Bồi
dưỡng cho em Trần Thị Mỹ Lan ( Giáo Phận Phan Thiết ) đang chờ để được
mổ Tim .......................... 200.000 VND
-
Giúp vốn bán vé số cho anh Chung Quốc Cường ( Sài-gòn ) là người
khuyết tật hai chân ......................... 300.000 VND
-
Giúp tiền xe về quê ở Tây Ninh cho một người khuyết tật .................................................................................... 50.000
VND
01. NGUYỄN
VĂN ÐỨC HÙNG, học sửa xe gắn máy tại trường Á Ðông.
02. NGUYỄN
THÀNH CÔNG, học lớp 11 A2 trường PTTH Bà Ðiểm.
03. NGUYỄN
THỊ HOÀNG THƯƠNG, học lớp 8 A8 trường PTCS Bà Ðiểm 3.
04. NGUYỄN
THỊ LINH PHƯƠNG, học lớp 6 A5 trường PTCS Bà Ðiểm.
Cha Nguyễn Văn Phủ, Giáo Xứ Hạ Trang, Giáo
Phận Hà Nội, và thầy
Nguyễn Văn Phượng, DCCT, sau danh sách đợt thứ 1 gồm 25 em, nay
giới thiệu thêm đợt thứ hai gồm 15 em học sinh nghèo nhưng hiếu học,
ngụ tại làng Thượng Trang, xã Liêm Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Nam, thuộc Giáo Xứ Hạ Trang, Giáo Phận Hà Nội. Gospelnet xin bắt đầu
trợ giúp tháng 1.2003, tổng cộng: 15 em x 50.000 VND = 750.000 VND, được
trích ra từ khoản tiền chia sẻ của Giới Trẻ Giáo Xứ Ðức Mẹ
Hằng Cứu Giúp và Giáo Xứ Mẫu Tâm ( Sài-gòn ) quyên góp
trong dịp Tĩnh Tâm Mùa Vọng 2002.
01. NGUYỄN THỊ TÌNH, học
lớp 9, mẹ bệnh tật yếu đau.
02. NGUYỄN THỊ HOAN, học
lớp 9, mẹ đã qua đời.
03. NGUYỄN VĂN KHẢ, học
lớp 9, cha bệnh tật yếu đau.
04. NGUYỄN THỊ THẮNG, học
lớp 8, mẹ đã qua đời.
05. NGUYỄN VĂN BIÊN, học
lớp 8, cha bệnh tật yếu đau, gia đình quá đông con.
06. NGUYỄN THỊ NGÂN, học
lớp 7, mẹ bệnh tật yếu đau.
07. NGUYỄN THỊ LAN, học
lớp 4, cha bị bệnh thần kinh.
08. NGUYỄN THỊ DUNG, học
lớp 5, cha bệnh tật yếu đau.
09. NGUYỄN THỊ NHUNG, học
lớp 5, gia đình không có ruộng canh tác, lại quá đông con.
10. NGUYỄN THỊ HƯỜNG, học
lớp 4, gia đình không có ruộng canh tác, lại quá đông con.
11. NGUYỄN THỊ LY, học
lớp 6, gia đình không có ruộng canh tác, lại quá đông con.
12. NGUYỄN THỊ HẰNG, học
lớp 3, mẹ bệnh tật yếu đau.
13. NGUYỄN THỊ HOAN, học
lớp 8, gia đình không có ruộng canh tác, lại quá đông con.
14. NGUYỄN VĂN THAO, học
lớp 3, mẹ bệnh tật yếu đau.
15. NGUYỄN VĂN HOÀN, học
lớp 5, gia đình quá đông con.
Cha Nguyễn Hữu Trung, DCCT, giới thiệu 6 em học sinh có hoàn cảnh gia đình rất nghèo, hiện đang học tại Trường
Tiểu Học Hoàng Hanh, và đều cư ngụ tại vùng nông thôn miền Bắc
Việt Nam, thuộc xã Hoàng Hanh, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Gospelnet đã trợ giúp từ năm 2001 đến hết tháng 11.2002. Nay, xin tiếp
tục trợ giúp ba tháng 12.2002, 1 và 2.2003, tổng cộng: 6 em x 3
tháng x 50.000 VND = 900.000 VND, được trích ra từ khoản tiền chia
sẻ của Giới Trẻ Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Giáo Xứ
Mẫu Tâm ( Sài-gòn ) quyên góp trong dịp Tĩnh Tâm Mùa Vọng 2002.
01. VŨ
THỊ NHÀI, học lớp 6 B trường PTTH Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
02. PHẠM
THÀNH TÂM, học lớp 6 B trường PTTH Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
03. VŨ VĂN LỠI, học lớp 8 trường PTTH Chơn Thành, tỉnh
Bình Phước.
Cha Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu 4 trường hợp người
khuyết tật cần được trợ giúp xe lăn:
- Anh DIỆP
VĂN PHƯỚC, hiện ngụ tại số 69 Nguyễn Thị Tần, quận 8, Sài-gòn,
bị teo liệt hai chân, rất cần được có xe lắc để di chuyển và mưu sinh
bằng cách bán vé số. Gospelnet xin trợ giúp một xe lắc cũ
nhưng còn tốt, trị giá 800.000 VND, cộng thêm số tiền 200.000 VND để tu
sửa. Tổng cộng: 1.000.000 VND, được trích ra từ khoản tiền chia sẻ của
Giới Trẻ Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Giáo Xứ Mẫu Tâm (
Sài-gòn ) quyên góp trong dịp Tĩnh Tâm Mùa Vọng 2002.
- Anh LÊ VĂN SƠN, hiện ngụ tại tổ 5,
ấp 3, xã Bàu Ðồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, bị bệnh liệt hai chân
một tay, rất cần được có xe lắc để di chuyển
và mưu sinh bằng cách bán vé số. Gospelnet xin trợ giúp một xe lắc
mới trị giá 1.300.000 VND, được trích ra từ khoản
tiền chia sẻ của Giới Trẻ Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Giáo
Xứ Mẫu Tâm ( Sài-gòn ) quyên góp trong dịp Tĩnh Tâm Mùa Vọng
2002.
- Chị PHẠM THỊ LƯỞNG, hiện ngụ tại
số 79 / 30 / 34 Âu Cơ, phường 14, quận 11, Sài-gòn, bị liệt hai chân, cần được có xe lắc để di chuyển và mưu sinh.
Gospelnet xin trợ giúp một xe lăn mới nguyên, loại không xếp
được, trị giá 550.000 VND, số tiền được trích ra từ
khoản tiền chia sẻ của Giới Trẻ Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp và
Giáo Xứ Mẫu Tâm ( Sài-gòn ) quyên góp trong dịp Tĩnh Tâm Mùa
Vọng 2002.
- Bà KIỀU THỊ MỸ, hiện ngụ tại số
16 / 9 Trần Văn Ðang, phường 9, quận 3, già yếu, xuội 1 chân, cần được có xe lắc để di chuyển và mưu sinh.
Gospelnet xin trợ giúp một xe lăn mới nguyên, loại không xếp
được, trị giá 550.000 VND, số tiền được trích ra từ
khoản tiền chia sẻ của Giới Trẻ Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp và
Giáo Xứ Mẫu Tâm ( Sài-gòn ) quyên góp trong dịp Tĩnh Tâm Mùa
Vọng 2002.
Chị
Bùi Thị Hồng Nga, Câu Lạc Bộ Khuyết Tật Cần Thơ, giới
thiệu danh sách 7 người khuyết tật có hoàn cảnh hết sức khó khăn,
hiện đang cư ngụ tại vùng nông thôn nghèo của tỉnh Cần Thơ và Sóc
Trăng. Gospelnet xin trợ giúp những trường hợp này các dạng xe lăn
như sau:
Xe
lăn loại xếp được, đã hơi cũ ( 600.000 x 3 = 1.800.000 VND ):
01. ÐỖ
NGỌC YẾN TRINH, sinh 1970, thợ may, 114 ấp 6, xã Vĩnh Trung, Vị Thủy,
Cần Thơ.
02. TRẦN
THỊ KẾT, sinh 1981, thợ may, 213 ấp 9 A, xã Vị Bình, Vị Thủy, Cần
Thơ.
03. LÊ
THỊ TRÚC PHƯƠNG, sinh 1985, thợ may, ấp 3 thị trấn Long Mỹ, Cần Thơ.
Xe
lăn loại không xếp được, còn mới ( 550.000 x 2 = 1.100.000 VND ):
04. LÊ THỊ THU, sinh 1960, liệt tứ chi,
ấp 7 xã Ba Trình, Kẻ Sách, Sóc Trăng.
05. NGUYỄN MINH GIANG, sinh 1980, liệt
tứ chi, ấp Quy Linh 4, Thạnh Quới, Thốt Nốt, Cần Thơ.
Xe lắc, còn khá mới ( 1.000.000 VND ) và cũ ( gửi thêm
600.000 VND để tân trang ):
06. NGUYỄN VĂN HÒA, sinh 1981, liệt 2
chân, bán vé số, ấp Ðông Thạnh, Ô Môn, Cần Thơ.
07. NGUYỄN MINH TINH, sinh
1983, đang học nghề, ấp Lai Hiếu, Hiệp Hưng, Phụng Hiệp, Cần Thơ.
Tổng cộng: 7 chiếc xe lăn là 4.500.000 VND, được trích
ra từ khoản tiền chia sẻ của Giới Trẻ Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng
Cứu Giúp và Giáo Xứ Mẫu Tâm ( Sài-gòn ) quyên góp trong
dịp Tĩnh Tâm Mùa Vọng 2002.
Sr. An-na Trần Thị Thu Trung, hiện đang giúp Giáo Xứ Vĩnh An,
Giáo Phận Nha Trang, giới thiệu trường hợp gia đình bà Nguyễn Thị Nở,
ngụ tại xã Cam An Bắc, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, ông chồng đã
qua đời, nuôi 3 người con trai khi đến độ tuổi 25 thì đều lần lượt bị
bệnh tâm thần: TRẦN PHỤNG, 36 tuổi, TRẦN DƯỞNG, 34 Tuổi,
TRẦN SINH, 29 tuổi ( trong ảnh, anh Trần Phụng bỏ trốn không
chịu chụp chung với mẹ và các em ). Hoàn cảnh gia đình hết sức khó
khăn. Gospelnet xin trợ giúp gia đình bà Nở số tiền 300.000 VND, trích ra từ khoản tiền chia sẻ của Giới
Trẻ Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Giáo Xứ Mẫu Tâm (
Sài-gòn ) quyên góp trong dịp Tĩnh Tâm Mùa Vọng 2002.
Thầy Trần Xuân Sang,
Dòng Ngôi Lời, giới thiệu 5 trường hợp bị bại liệt tại Kontum. Gospelnet xin
trợ giúp mỗi người 150.000 VND, tổng cộng: 750.000 VND, được
trích ra từ khoản tiền chia sẻ của Giới Trẻ Giáo Xứ Ðức Mẹ
Hằng Cứu Giúp và Giáo Xứ Mẫu Tâm ( Sài-gòn ) quyên góp
trong dịp Tĩnh Tâm Mùa Vọng 2002.
01. Y WIN, bị liệt 2 tay, con ông A Plum và bà Y Minh, ngụ tại làng Ngọc
Năng, xã Dak-tơkan, Kontum.
02. A WIAH, bị liệt 2 chân, con bà Y Hrum, mất cha, ngụ tại làng Ngọc Năng, xã
Dak-tơkan, Kontum.
03. A KHENG, bị liệt 2 chân, con bà Y Hroe, mất cha, ngụ
tại làng Dak-tuk, xã Dakang, Kontum.
04. A RƯNG, bị liệt toàn thân, con bà Y Khép, mất cha,
ngụ tại Kon-xơlăng, huyện Chư Páh, Kontum.
05. Y ROAN, bị liệt toàn thân, con ông A Drâm, mất mẹ,
ngụ tại Kon Hnong, huyện Dak Hà, Kontum.
QUỸ MỔ TIM CHO ANH TRƯƠNG HỮU THÁI
Cha Nguyễn Quang Duy,
DCCT, cha
sở Giáo Xứ Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Ðồng Tháp, Giáo Phận Vĩnh
Long, giới thiệu trường hợp anh TRƯƠNG HỮU THÁI, nông dân
chuyên làm thuê vì không có ruộng đất, quê quán tại Long
Xuyên, bị bệnh Tim, hẹp van 2 lá, hở van động mạch chủ, hở van 3 lá,
tăng áp động mạch phụ, cần phải mổ Tim hở. Viện Tim Sài-gòn thông
báo chi phí tất cả là 3.672 USD, hạn đóng tiền là 16.1.2003. Gia
đình anh Thái hết sức khó khăn, không biết chạy đâu ra số tiền
khổng lồ như vậy, để được giải phẫu.
Gospelnet xin mở Quỹ
Mổ Tim cho anh với số tiền khởi đầu là 250 USD, được trích
ra từ khoản tiền chia sẻ của anh Phan Huy và chị Hằng, Tân Tòng
của Giáo Phận Los Angeles ( Hoa Kỳ ) mới gửi về. Chúng tôi xin kêu
gọi quý độc giả và ân nhân gần xa, mỗi người một chút đóng góp,
may ra có thể giúp anh được. Trong khi chờ đợi, anh Thái cũng cố gắng
xin chứng nhận của địa phương để có thể được Viện Tim xét miễn giảm.