GOSPELNET

 

 

 

 

 

Text Box: NĂM THỨ BA, SỐ 111
CHÚA NHẬT 20.4.2003
 

 

 

 

 


CHÚA NHẬT 1 PHỤC SINH

 

TIN MỪNG: Ga 20, 1 - 9

 

Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-mon Phê-rô và người môn đệ Ðức Giê-su thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu ?" Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Si-mon Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Ðức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Ðức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.

 

SUY NIỆM 1:

MỘT LỜI MỜI GỌI XÁC TÍN VÀ ÐỔI ÐỜI

Lễ Phục Sinh có hai lễ - lễ tối thứ bảy và lễ sáng hôm nay - Cả hai lễ đều cùng mừng kính một Mầu nhiệm Ðức Ki-tô Phục Sinh. và cùng mừng kính cuộc Vượt Qua Mới. Về mặt Phụng Vụ, ngày hôm nay có tính cách chủ chốt, vì là Chúa Nhật đầu, Chúa Nhật Mẹ của mọi Chúa Nhật trong năm.

Dĩ nhiên một trong những cảm tưởng đầu tiên của chúng ta là Thánh Lễ hôm nay ít long trọng hơn. Có lẽ nhiều người muốn nó thật long trọng, có những lễ nghi đặc biệt, có những bài Kinh Thánh dài hơn mọi khi, giống như lễ tối thứ bảy hôm qua. Thế nhưng ta hãy chấp nhận rằng mỗi lễ có một tính cách riêng, một mục đích riêng:

Có thể nói Thánh Lễ tối hôm qua trang trọng, đẹp mắt, gợi cảm, hấp dẫn, đó là để dọn lòng ta đón nghe lời công bố vui mừng về sự kiện Ðức Giê-su sống lại từ cõi chết, đón nhận bằng mắt, bằng tai, bằng tâm hồn: mắt chứng kiến những cử hành Phụng Vụ, tai nghe nhiều bài Kinh Thánh và nhiều bài hát hay, tâm hôn sốt sắng bay bổng khi dự lễ. Còn Thánh Lễ hôm nay, ít vẻ hấp dẫn long trọng bề ngoài hơn, có mục đích nhắc chúng ta đừng chỉ xem, đừng chỉ nhìn cách hời hợt bên ngoài, mà cần đi vào chiều sâu của vấn đề, xác tín về Mầu Nhiệm và sống Mầu Nhiệm mình tin nhận.

1. MỜI GỌI XÁC TÍN VÀO BIẾN CỐ PHỤC SINH:

Trước hết, Thánh Lễ hôm nay mời gọi chúng ta đón nhận sự làm chứng của các kẻ tin đầu tiên để mình cũng tin Ðức Ki-tô thật sự đã sống lại. Dĩ nhiên bài Tin Mừng chưa nói rõ, chưa nói hết về niềm tin của chị Ma-ri-a Mác-đa-la, cũng như của hai Tông Ðồ Phê-rô và Gio-an. Mục đích của tác giả là cho thấy chị Ma-ri-a không mắc phải ảo giác, mà thấy ngôi mộ trống thật, và hai Tông Ðồ chạy đến mộ đã trông thấy khăn liệm che đầu Thầy cuộn lại để riêng một chỗ, không để lẫn với những giây băng nhỏ, đã hiểu đây không phải là một vụ ăn trộm xác Thầy, nhất là với trái tim có tình mến, Tông Ðồ Gio-an đã bắt đầu tin Thầy sống lại.

Ðể bổ túc cho bài Tin Mừng, đoạn sách Công Vụ cho thấy sự thay đổi lạ lùng nơi các Tông Ðồ, nhất là nơi thánh Phê-rô: một kẻ khi trước ít học, yếu hèn, nhát đảm, mà nay mạnh dạn làm chứng về Thầy. Như thế, niềm tin và sự thay đổi đời sống của các Tông Ðồ chứng minh đã phải có một sự kiện thật: đó là Ðức Giê-su đã sống lại.

2. MỜI GỌI XÁC TÍN VÀO CUỘC VƯỠT QUA MỚI:

Thứ hai, lễ hôm nay mời gọi chúng ta xác tín rằng cuộc Vượt Qua Mới do Ðức Giê-su là Con Thiên Chúa thực hiện còn vô cùng quan trọng và hữu ích hơn cuộāc Vượt Qua cũ, như đã nói trong lễ tối hôm qua: tuy rằng cuộc Vượt Qua Mới không hữu hình, rõ ràng, rầm rộ như cuộc di chuyển của đám đông mấy trăm ngàn người Do-thái ra khỏi Ai-cập và băng qua Biển Ðỏ, vì cuộc Vượt Qua mới vô hình và thuộc thế giới siêu nhiên, thế nhưng nó mang lại sự giải phóng, sự sống và hạnh phúc đời đời cho con người.

Do vậy, cuộc Vượt Qua Mới này đáng quý hơn cho đời người chúng ta. Nếu không có nó thì chúng ta cũng giống người Do-thái ra khỏi Ai-cập ngày xưa mà thôi, nghĩa là chỉ sống thêm mấy chục năm, rồi cũng chết, thế là hết. Không có Tin Mừng nào lớn cho đời ta cho bằng cuộc Vượt Qua mới này.

3. MỜI GỌI MỘT QUYẾT TÂM SỐNG TIN MỪNG:

Và đây là điểm thứ ba: đứng trước cuộc Vượt Qua mới này, chúng ta phải xác định lập trường và sự chọn lựa của mình một cách nghiêm túc. Ta phải đặt Mầu Nhiệm Phục Sinh trước trái tim ta, nghĩa là trước chọn lựa và quyết định của mình. Phải xác định rõ: mình có tin nhận mầu nhiệm này không, mình có đem Mầu nhiệm này ra mà sống hay không. Chính do sự chọn lựa riêng tư, mà giữa nhân loại có hai hạng người đối chọi nhau: bên tin nhận thì giống như người Do-thái đã ra khỏi Ai-cập - bên không tin thì như người Do-thái vẫn còn ở trong đất Ai-cập, họ chưa ra khỏi bóng tối sự chết, chưa bước vào sự sống đời đời. Chính do quyết định cá nhân, mà ngay bản thân mỗi người. cũng khác: có lúc thì mình ở bên này Biển Ðỏ rồi, có lúc mình lại là kẻ còn ở bên bờ phía Ai-cập.

Chắc chắn nếu được hỏi, ai trong chúng ta cũng trả lời ngay rằng: đối với tôi, mầu nhiệm Phục Sinh là mâu nhiệm trung tâm của lòng tin, của đời sống Hội Thánh và của chính đời sống tôi. Tôi biết mầu nhiệm này quá rồi, tôi tin vững quá rồi và tôi cũng chọn cuộc Vượt Qua mới hơn là cuộc Vượt Qua cũ, coi cuộc Vượt Qua mới quan trọng hơn, cần thiết hơn cho tôi.

Thế nhưng, biết và nói như thế chưa đủ. Vấn đề là làm sao cho Ðức Tin nơi ta lớn lên và được thể hiện trong cuộc sống. Vấn đề là ta có biết bắt chước chị Ma-ri-a ra mộ từ sớm, hướng về và chiêm ngắm mầu nhiệm khổ nạn của Chúa, có biết theo gương Gio-an nhìn Chúa bằng con mắt khác, có bắt đầu thay đổi đời sống. có bớt nghĩ đến những sự dưới đất, để tìm kiếm những sự trên trời hay không. Thật sự ta được mời gọi làm những việc đó, vì nhờ thế, việc mừng Lễ Phục Sinh mới có ý nghĩa, đời sống ta mới xứng là đời đã cùng chết và cùng sống lại với Ðức Ki-tô, và ta mới xứng là những kẻ đã tin nhận và công bố rằng Ðức Ki-tô đã thật sự Phục Sinh.

Lm. An-tôn TRẦN THẾ PHIỆT, DCCT, Giáo Phận Ðà Lạt

SUY NIỆM 2:

SỨC SỐNG MỚI - CON NGƯỜI MỚI

1. ÐỨC GIÊ-SU SỐNG LẠI, MỘT BIẾN CỐ VĨ ÐẠI

Hôm nay, chúng ta hân hoan kỷ niệm ngày Ðức Giê-su Phục Sinh. Ngài Phục Sinh sau khi chịu khổ nạn, chết trên cây thập tự và mai táng trong mồ. Ðó quả là một biến cố vĩ đại, làm nền tảng cho niềm tin của chúng ta. Thánh Phao-lô nói: "Nếu Ðức Ki-tô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả Ðức Tin của anh em cũng trống rỗng" ( 1 Cr 15, 14 ); "Nếu Ðức Ki-tô đã không sống lại, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em. Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Ðức Ki-tô cũng bị tiêu vong. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Ðức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người" ( 1 Cr 15, 17 - 19 ).

2. NGÀI SỐNG LẠI THÌ ÍCH LỠI GÌ CHO CUỘC SỐNG HIỆN SINH CỦA TÔI ?

Nhưng thử hỏi biến cố Ðức Giê-su sống lại có ảnh hưởng hay ích lợi gì cho đời sống hiện sinh của tôi, nghĩa là đời sống thực tế bây giờ và tại đây của tôi ? Biến cố này có ảnh hưởng trên đời sống của tôi, hay nó chỉ là một kỷ niệm được lập lại hàng năm, chỉ để tưởng nhớ một biến cố đã Hòan toàn qua đi ? Vì biết bao năm phụng vụ trôi qua, năm nào cũng có Tuần Thánh, cũng có Lễ Phục Sinh, mà nào tôi có thay đổi gì đâu ! Chuyện Ðức Giê-su sống lại với một đời sống mới, con người mới, cách hiện hữu mới, tất cả đều đã trở thành quá khứ, chẳng có ảnh hưởng gì trên hiện tại của tôi, nên tôi vẫn sống với con người cũ, cách sống cũ, chẳng có gì thay đổi ! Phải vậy chăng, hay việc Ngài sống lại vẫn là một biến cố hiện sinh, vẫn có khả năng biến cải đời tôi ?

Nếu Ngài chỉ sống lại trong lịch sử, cách đây 2.000 năm, mà không sống lại trong lòng tôi, thì việc sống lại ấy ích lợi gì cho tôi ? Vấn đề quan trọng là Ngài phải sống lại trong tâm hồn tôi. Và vấn đề ấy tùy thuộc ở tôi rất nhiều, ở quan niệm và thái độ nội tâm của tôi đối với việc sống lại của Ngài.

3. NGÀI SỐNG LẠI ÐỂ BIẾN TA THÀNH CON NGƯỜI MỚI

Ðức Giê-su sống lại là để đem lại cho chúng ta sự sống mới, và trở nên những con người mới, ngay bây giờ và chính tại đây, như Thánh Phao-lô nói: "Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Ðấng đã làm cho Ðức Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Ðấng đã làm cho Ðức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới" ( Rm 8, 11 ).

Ðiều quan trọng là làm sao có được sự sống mới ấy ? Câu Kinh Thánh vừa trưng dẫn cho biết: Thần Khí làm cho Ðức Giê-su sống lại, cũng chính Thần Khí ấy sẽ biến cải chúng ta nên con người mới, với sức sống mới. Chỗ khác, Thánh Phao-lô nói: "Thiên Chúa đã làm cho Chúa Ki-tô sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại" ( 1 Cr 6, 14 ). Nhưng vấn đề cụ thể là chúng ta phải làm gì để Thần Khí ấy biến cải chúng ta nên con người mới ?

4. MUỐN NÊN CON NGƯỜI MỚI, CON NGƯỜI CŨ PHẢI CHẾT ÐI

Ðức Giê-su chỉ sống lại sau khi chết đi, nên ta chỉ có được sự sống mới sau khi chết đi con người cũ. Vì thế, muốn có sự sống mới, muốn trở nên con người mới, ta phải cùng chết với Ðức Giê-su, chết với tất cả những thói hư tật xấu và tội lỗi của con người cũ: "Chúng ta biết rằng, con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Ðức Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa" ( Rm 6, 6 ). Thánh Phao-lô còn nói rõ hơn: "Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện" ( Ep 4, 22 - 24 ).

5. CON NGƯỜI CŨ LÀ CON NGƯỜI ÍCH KỶ, CẦN ÐƯỠC LỘT BỎ

Như vậy, để có được sự sống mới, ta phải dứt khoát từ bỏ con người cũ, là con người ích kỷ, chỉ nghĩ tới mình, lo cho mình, chỉ quan tâm tới hạnh phúc và đau khổ của chính mình, không quan tâm gì tới ai, không lo cho ai. Nếu đã lấy mình làm trung tâm thì sẽ coi mọi người chỉ là phương tiện. Có diệt trừ thói ích kỷ, là nguyên nhân mọi tội lỗi, chúng ta mới có được sự sống mới: "Nếu sống nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em thì anh em sẽ được sống" ( Rm 8, 13 ).

Sự sống mới là một sự sống phong phú, nhưng lại đòi hỏi một sự lột xác, một tinh thần tự hủy: "Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn mãi là hạt lúa; còn nếu chết đi, nó sẽ sinh nhiều hạt khác" ( Ga 12, 24 ). Tương tự, hạt nguyên tử, nếu không bị phá hủy, nó sẽ mãi mãi là một nguyên tử nhỏ bé, im lìm, bất động, không làm nên một công lực hữu ích nào; nhưng nếu bị phá hủy, nó sẽ phát sinh một năng lượng khủng khiếp, có thể làm nên những thành tựu lớn lao. Cũng vậy, khi ta phá hủy cái tôi ích kỷ của ta, thì cái tôi ấy không hề mất đi, mà chuyển hóa thành một thực tại mới, con người mới, vĩ đại, cao quý, và sức sống của con người mới ấy sẽ phong phú, mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn lên ngàn lần.

6. MỘT NGHỊCH LÝ THỰC TẾ

Ðừng tưởng cứ ôm khư khư lấy cái tôi ích kỷ của mình, chăm chút lo cho nó, thì nó sẽ có một sức sống phong phú, tốt đẹp và hạnh phúc. Trái lại, càng quá quan tâm đến nó, thì lại càng làm cho sức sống của nó hạn hẹp lại, càng làm giảm bớt giá trị và hạnh phúc của nó. Ðức Giê-su nói: "Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời" ( Ga 12, 25 ).

Kinh nghiệm cho ta thấy: những kẻ ích kỷ, chỉ lo lắng cho bản thân mình, không bao giờ được hạnh phúc và cũng chẳng làm cho ai hạnh phúc. Họ không bao giờ hài lòng với chính họ, với những gì họ đang có. Và càng tìm kiếm thêm cho mình, càng lo cho bản thân mình nhiều hơn, thì họ càng lún sâu vào đau khổ hơn. Trái lại, những vị thánh, những người sống quên mình, xả thân, lại là những người cảm thấy hạnh phúc nhất, mặc dù xem ra họ có vẻ bị thiệt thòi nhất, phải chịu khổ cực nhiều hơn ai hết.

7. CON NGƯỜI MỚI LÀ CON NGƯỜI VỊ THA, BIẾT YÊU THƯƠNG

Con người mới được Thánh Phao-lô xác định: "Con người mới là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa" ( Ep 4, 24 ); "con người mới là con người đổi mới luôn luôn để nên giống như hình ảnh Ðấng dựng nên mình" ( Cl 3, 10 ). Như vậy, con người mới chính là con người Hoàn nguyên, nghĩa là trở về với tình trạng tốt đẹp nguyên thủy khi được Thiên Chúa tạo dựng, trước khi con người phạm tội. Ðó là con người phản ánh trung thực bản chất của Thiên Chúa, là Tình Yêu.

Vậy, để có một đời sống mới, một tinh thần mới, để trở nên con người mới, với một sức mạnh mới, ta cần có một quyết tâm từ bỏ con người cũ là con người ích kỷ, chỉ quan tâm lo cho bản thân mình, để mặc lấy con người mới là con người sống vị tha, sống yêu thương, sống vì tha nhân. Khi ta quyết tâm như thế, với một ý chí cương quyết, lập tức, Thánh Thần Thiên Chúa, Ðấng đã làm cho Ðức Giê-su sống lại, sẽ tiếp sức với ta, biến đổi ta nên con người mới.

Ðiều quan trọng và tối cần thiết là ta phải quyết tâm từ bỏ nếp sống vị kỷ để sống đời sống vị tha, sống yêu thương. Sau đó, "hãy để Thần Khí canh tân đổi mới anh em thấu tận trí khôn" ( Ep 4, 23 ); "Hãy để cho Thiên Chúa biến hóa anh em cho tâm trí anh em đổi mới" ( Rm 12, 2 ). Nếu ta tiếp tục quảng đại, Ngài sẽ biến đổi ta một cách toàn diện, từ quan niệm, cách suy nghĩ, đến cách ăn nói, hành động để trở thành con người mới thực thụ. Có như thế, việc sống lại của Ðức Giê-su mới thật sự ích lợi cho đời sống Ki-tô hữu của ta.

Lạy Cha, đã bao năm qua, con mừng Ðức Giê-su Phục Sinh chỉ như kỷ niệm một biến cố Hòan toàn quá khứ, chẳng ăn nhập gì tới đời sống cụ thể của con. Vì thế, đã bao năm, con chẳng có gì thay đổi. Nhưng năm nay, con quyết tâm trở nên một con người mới, một con người sống vị tha, yêu thương mọi người. Xin Thánh Thần của Cha hãy biến đổi con.         

                                                                                     Gs. NGUYỄN CHÍNH KẾT

SUY NIỆM 3:

CHÚA ÐÃ SỐNG LẠI, HA-LÊ-LUI-A !

Ðã hơn hai ngàn năm, ngôi mộ trống vẫn là những vấn nạn hóc búa cho nhiều người, nhiều thế hệ, nhiều thế kỷ và chắc chắn những câu hỏi đó vẫn còn được nhiều người lập đi lập lại mãi mãi, lập lại không ngừng. Ngôi mộ trống xẩy ra trong ngày thứ nhất trong tuần có liên quan tới ngày đầu khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, thế giới và con người ( St 1, 1 - 2 ). Thiên Chúa vẫn thích đi từ cái không không, từ số Zérô để tạo dựng nên tất cả vì nếu tất cả đều đã có sẵn thì việc tạo thành quả không kỳ diệu. Câu chuyện Chúa Phục Sinh bắt đầu từ ngôi mộ trống.

NGÔI MỘ TRỐNG: MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ VÀ HẾT SỨC HẤP DẪN, LY KỲ

Nếu ngày thứ nhất trong tuần sau khi Chúa Giê-su bị đóng đinh và được chôn cất trong mồ, nắp mồ đá được niêm phong cẩn thận. Ðối với những nhà lãnh đạo Do-thái, các thượng tế, ký lục, biệt phái và những người Do-thái căm ghét vì ghen tỵ với Chúa Giê-su, đã tưởng rằng đóng đinh được Chúa, chôn Chúa vào trong mồ thế là hết. Họ không còn sợ một Giê-su sẽ lên ngôi nữa và thế là đi đời Ngài Giê-su.

Nếu, vẫn cái nếu của con người: nếu ngày thứ nhất trong tuần, xác Chúa vẫn còn nguyên vẹn và nắp mồ vẫn niêm phong, đậy kín thì Tin Mừng Phục Sinh sẽ không có và niềm tin vào Chúa sống lại cũng tiêu tan, lịch sử cứu độ sẽ chấm dứt và nhân loại chẳng có gì để nói, để thuyết trình, để biện bác. "Thiên Chúa đã chết" như một ông văn sĩ nào đó đã viết. Không đâu, câu chuyện lại xảy ra hết sức ly kỳ và hấp dẫn: Ma-ri-a, người Mac-đa-la ra thăm mộ từ sáng tinh mơ, sau đó Phê-rô và Gio-an cũng ra mộ ( Ga 20, 1 và 3 ). Ma-ri-a đã về báo cáo với Phê-rô và Gio-an rằng: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu ?" ( Ga 20, 2 )

Phê-rô và Gio-an đi ra mộ và chứng kiến xác Chúa không còn và ngôi mộ đã mở toang từ bao giờ. Câu chuyện Chúa chết vẫn còn nóng hổi: các người có thiện cảm, yêu mến Chúa Giê-su giờ đây vẫn còn bàng Hoàng, như tỉnh như mê, Ma-ri-a Mac-đa-la và mấy phụ nữ quý trọng Chúa Giê-su thì đi tìm Ngài với cái xác để họ ướp dầu thơm cho Chúa. Tất cả đều chỉ có thể nghĩ như thế và tất cả chỉ có ước mơ như vậy. Chúa chết thật rồi. Phi-la-tô, Hê-rô-đê và các nhà lãnh đạo Do-thái lúc đó đang trong giấc ngủ say, họ hả dạ vì đã loại trừ được một địch thủ có hạng, có ký.

Vâng, câu chuyện nếu chỉ có thế thì chấm dứt, nhân loại chẳng còn gì để bàn cãi, nhưng tất cả sự kiện xoay quanh ngôi mộ trống.. Ngôi mộ trống làm nên lịch sử !

Cô Ma-ri-a Mác-đa-la trong Tin Mừng của Thánh Gio-an hôm nay khi nhìn thấy mộ trống, không có xác Chúa còn nằm ở đó, bà đã nghĩ ngay đến việc người ta ăn trộm xác Chúa và đem đi mất. Bà không dám bước vào. Phê-rô và Gio-an lật đật đi ra mộ theo lời loan báo mất xác của bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Gio-an tới trước vì còn trẻ, chạy nhanh hơn, ông cúi nhìn và thấy các băng vải còn đó, nhưng không vào ( Ga 20, 5 ). Phê-rô tới và vào mộ, ông thấy các băng vải để ở đó, và khăn che đầu Ðức Giê-su.. ( Ga 20, 6 - 7 ). Gio-an cũng tới liền sau Phê-rô, ông đã thấy và đã tin ( Ga 20, 8 ). Thánh Gio-an đã nghiệm ra lời Kinh Thánh và ôāng đã nhận ra những dấu chỉ của Mầu Nhiệm Phục Sinh.

MỌI NGƯỜI ÐƯỠC TRAO SỨ MẠNG LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH

Ðối diện với mồ trống, Ma-ri-a Mác-đa-la và các người phụ nữ khác ( Mt 28, 8 -15 ) đã nhận ra dấu chỉ của Tin Mừng Phục Sinh, và là khởi điểm cho niềm hy vọng, cho dù các bà có âu lo, hoang mang, sợ sệt, nhưng các bà đã chóng vánh về loan báo cho các Tông Ðồ. Khi hay tin Chúa sống lại các bà phụ nữ lại có sự nhạy bén tuyệt vời, các bà đã loan báo cho nhiều người: "Chúa đã sống lại".

Trước mộ trống, những người lính canh cũng đã thấy, nhưng họ không tin, con tim của họ đã chết thực, họ sợ cấp trên, họ sợ cho danh vọng, chỗ đứng của mình bị lung lay, họ tìm kiếm lợi lộc, hư danh, nên đã không hiểu được Chúa đã sống lại rồi. Gio-an đã tin và sau đó Phê-rô cũng đã tin. Tin Mừng Phục Sinh đã được các Tông Ðồ làm chứng cách mãnh liệt. Từ tình trạng lo âu, sợ sệt khi nghe tin Chúa sống lại, các môn đệ vẫn ẩn mình trong phòng đóng kín cửa ( Ga 20, 19.26 ), các Ngài sẽ hăng say làm chứng cho Chúa Phục Sinh khi Chúa Thánh Thần biến đổi và nhất nhất, mọi Tông Ðồ khi được Chúa Thánh Thần thay đổi, đã hiên ngang loan báo Tin Mừng Phục Sinh dẫu có phải hy sinh tới cả mạng sống của mình.

Tin Mừng ấy, ngày hôm nay và muôn thời vẫn được trao phó cho mọi người. Lời chứng của người có niềm tin chắc chắn sẽ có giá trị lớn lao vì họ đã được nhận lãnh sức sống của Chúa Phục Sinh. Liệu ta và mọi người có dám làm chứng cho Chúa Phục Sinh hay như các tên lính canh vì lợi lộc, vì hư danh mà xa rời niềm tin và sống phản Tin Mừng ?

Tôi còn nhớ, một hôm một già làng người Kơho đến thăm tôi và kể cho tôi câu chuyện nhỏ sau: "..Khi người dân tộc chúng tôi biết nguồn, biết gốc của mình, chúng tôi rất hãnh diện chứng tỏ cho mọi người, mọi dân tộc biết cha ông, tổ tiên của chúng tôi có gốc là Mặt Trời, là Con của Mẹ Mặt Trời, có nguồn gốc thần thánh, chúng tôi sẵn sàng làm chứng về cội nguồn chúng tôi và chúng tôi quyết ăn thua với những ai khinh bỉ, coi chúng tôi là man di, là ngú ngớ, dại khờ".

Câu chuyện tuy nhỏ, nhưng nó làm tôi suy nghĩ mãi: liệu mọi người có Ðức Tin dám liều mình làm chứng cho Chúa Phục Sinh khi con người đang đối diện với những thách đố lớn lao về lòng tin hay không ?

Lạy Ðức Ki-tô Phục Sinh, xin cho chúng con can đảm giữ vững Ðức Tin để chúng con luôn nhận ra Chúa Phục Sinh đang hiện diện giữa cuộc đời, giữa mọi biến cố của đời sống con người và giúp chúng con hiên ngang làm chứng cho Chúa sống lại bất chấp mọi nghịch cảnh của cuộc đời.

Lm. Giu-se NGUYỄN HƯNG LỠI, DCCT, Giáo Phận Ðà Lạt

SUY TƯ:

NHỮNG NẤM MỘ

Một dịp nào đó, chúng ta có dịp rong ruổi băng qua một miền quê, bên những cánh đồng xanh tươi, hoặc sau những lũy tre mượt mà, thế nào chúng ta cũng gặp thấy những nấm mộ nằm chen chúc cạnh nhau.

Thông thường những nấm mộ dân Việt được đắp u lên như hình ảnh cái bụng người mẹ đang mang thai. Một thuở xa xưa, chính trong lòng dạ cưu mang của người mẹ mà chúng ta đã nhận lấy sự sống làm người. Rồi cũng đến một lúc, chính từ những nấm mộ đắp u lên như cái bụng người mẹ mang thai, mỗi người chúng ta lại sẽ trở về lòng đất mẹ, "sinh ký tử quy", trở về để sự sống của chúng ta được đổi mới.

Cũng chính trong nấm mộ là cái chết của Ðức Giê-su Ki-tô mà chúng ta đã nhận lãnh sự sống vĩnh cửu. Ngày chúng ta trở về lòng đất mẹ, chúng ta cũng sẽ trở về với Ðức Giê-su Ki-tô, để sự sống của chúng ta được đổi mới, được tham dự vào sự sống mới của Ðấng đã Phục Sinh.

Tại đất nước Kenya bên Phi Châu, tuy tiếng Swahili vẫn là quốc ngữ, nhưng nhiều bộ tộc nhỏ vẫn nói thứ tiếng riêng của mình, và họ gọi Thiên Chúa là "Ngài" y như người Việt chúng ta. Lại cũng có bộ tộc gọi Thiên Chúa là "Ni-a-xây" ( Nyasaye ) nghĩa là cái "Bụng", cái "Tử-Cung-Ðể-Mang-Thai", và khi chôn cất người chết, họ cũng đắp ngôi mộ u lên thành một cái "Ni-a-xây", một chiếc bụng người mẹ đang mang thai, giống như dân Việt chúng ta.

Chính Ðức Giê-su Ki-tô là Alpha và Omega, những chữ cái đầu hết và cuối hết trong tiếng Hy-lạp ( x. Kh 1, 8 ), Người là Khởi Nguyên và là Cùng Ðích, như được ghi trên cây nến Phục Sinh vào tối Thứ Bảy Tuần Thánh trong Lễ Vọng Phục Sinh.

Lạy Chúa Giê-su, chính từ Ngài mà chúng con nhận được sự sống, và cũng chính Ngài là nơi chúng con sẽ quay về khi sự sống của chúng con ở trên cuộc đời này được biến đổi. Chính Ngài là An-pha và Ô-mê-ga, là Ðấng hiện có, đã có và đang đến. Chính Ngài đã yêu mến chúng con, đã lấy Máu mình để rửa sạch mọi tội lỗi chúng con, để làm cho tất cả chúng con trở thành một vương quốc và hàng tư tế để phụng thờ Thiên Chúa là Cha của Ngài, Amen ( Kh 1, 5 ).

Theo DAILY BREAD, trích NỐI LỬA CHO ÐỜI số 4


CÂU TRUYỆN:

CẦU NGUYỆN LÀ BẰNG CHỨNG CHÚA PHỤC SINH

Một tín hữu Công Giáo sùng đạo lớn tuổi bị một người vô thần vặn hỏi: "Tại sao anh tin rằng Chúa Giê-su đã sống lại từ kẻ chết ?" Ông cụ trả lời: "Ấy, một trong những lý do tôi tin rằng Ðức Giê-su đã sống lại, chính là vì tôi vừa mới hầu chuyện với Ngài nửa giờ sáng hôm nay khi tôi cầu nguyện."

Trích NỐI LỬA CHO ÐỜI số 8

CHIA SẺ:

MẸ

"Một bông hồng cho anh, một bông hồng cho em

Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ, đang còn mẹ để đời vui sướng hơn.."

Lời của Phạm Thế Mỹ như một lần nữa tăng thêm tình mẹ: "Lỡ mai này mẹ hiền có mất đi, như đoá hoa không mặt trời, như trẻ thơ không nụ cười, như đời mình không lớn khôn thêm, như bầu trời thiếu ánh sao đêm.." Tình mẹ dạt dào bao la là dường nào, bao nhiêu sách vở và bao nhiêu giấy bút không thể nào tả cho hết được tấm lòng của mẹ..

Ngày thứ ba của kỳ Tĩnh Tâm Mùa Vọng năm 2002 vừa qua tại Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài-gòn, đã để lại trong tôi hình ảnh của một bà mẹ bị đau khổ đến tột cùng. Giữa bài giảng thì cha giảng phòng Lê Quang Uy mở ra bức thư của một bà mẹ gửi cho cha sau buổi chiều Tĩnh Tâm hôm qua. Khi cha vừa đọc xong lòng tôi nhói lên và và tim tôi đập không đúng nhịp nữa. Vì lẽ qua bức thư đó người mẹ đã kể lại với Cha là bà có hai người con: một trai và một gái. Người con trai hiện tại đang ngồi trong trại giam và người con gái thì thờ ơ nhạt nhẽo với chuyện đạo nghĩa. Bà rủ con đi Tĩnh Tâm nhưng bị từ chối, bà cầu nguyện và sau cùng cô con gái chịu đi, chính cô đã lên cầm búa và đóng một chiếc đinh sám hối vào cây thập giá gỗ đặt nằm ngả trên Cung Thánh.. Không biết sau kỳ Tĩnh Tâm Mùa Vọng vừa rồi bây giờ cô bé đó đã được đánh động ra sao. Tôi cầu mong cô có sự biến đổi sau những lời nguyện của mẹ cô. Hy vọng kỳ Tĩnh Tâm Mùa Chay năm nay sẽ có sự hiện diện của cô cũng tại Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Một câu chuyện khác do cha Nguyễn Ðức Thông viết về một cô bé, mới này nào còn là một học sinh trung học dễ thương và tràn đầy hy vọng. Gia đình cô là một gia đình nề nếp, có cậu ruột là linh mục. Chắc chắn cô được gia đình giáo dục rất kỹ lưỡng, đặc biệt là sự hướng dẫn của cha cậu. Vậy mà giờ đây cô đã đi ra ngoài sự hướng dẫn bảo ban ấy, sự sống của cô chỉ được đếm từng ngày khi cô mắc căn bệnh quái ác của thế kỷ.

Chưa được tiếp xúc với cả hai bà mẹ ấy nhưng tôi cảm thấu được sự đau đớn dường bao. Hai bà mẹ ấy đau lòng và xấu hổ lắm khi các con của mình rơi vào tình trạng như vậy. Thậm chí ra đường cũng không dám ngẩng đầu lên nhìn bà con chòm xóm.

Gần hai ngàn năm qua cũng có một người mẹ cũng đau khổ như hai bà mẹ này. Mẹ phải lê từng bước theo con ra pháp trường, con của mẹ bị đánh đòn, bị sỉ nhục, đội mão gai và cuối cùng chết đau đớn tủi nhục trên thập giá giữa hai tên trộm. Còn gì để mà bù đắp nỗi đau này. Ðón nhận tất cả trong ý định của Thiên Chúa.

Bà mẹ ngày xưa con có chết treo thập giá chắc chắn sẽ cảm thông và thấu hiểu nỗi đau của hai bà mẹ trên đây nhiều lắm. Tôi muốn ngỏ lời với hai bà mẹ kể trên, cũng như biết bao bà mẹ khốn khổ khác, hãy hợp với tâm tình của cha Ðặng Văn Ðào, DCCT ( vừa qua đời, tác giả bài Thánh Ca quen thuộc "Giờ Ðây Phó Thác" ) mà chạy đến Bà Mẹ có con chịu treo trên thập giá để bớt phần tủi đau: "Giờ đây con đến phó thác, lòng hèn con với tình mến thương, cho con nương thân bên Mẹ. Ðời con hạnh phúc chan Hòa, thuyền con nơi thế lênh đênh. Ðược Mẹ đưa hướng và đỡ nâng, lướt sóng cuốn gió căng buồm, bình an tới bến muôn đời.."

Lạy Mẹ Ma-ri-a, xưa Mẹ còn đau đớn hơn hai bà mẹ mà con suy nghĩ hôm nay. Xin Mẹ đến và ở lại với những bà mẹ ấy hầu xoa dịu nỗi đau mà họ đã và vẫn còn đang gánh chịu. Và nhất là xin Mẹ thương dắt họ Vượt Qua tất cả để đến với niềm vui Phục Sinh của Giê-su, Con yêu dấu của Mẹ. Amen.

Ts. AN MAI, 2003

THÔNG TIN:

NHỮNG KHOẢN TIỀN VÀ VẬT PHẨM ÂN NHÂN MỚI CHIA SẺ

- Một ân nhân ( Hoa Kỳ ) giúp người nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  3.000.000 VND

- Một ân nhân ẩn danh ( Sài-gòn ) giúp bệnh nhân ngặt nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.000.000 VND

- Một Linh Mục ẩn danh ( Sài-gòn ) giúp học bổng trẻ em nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 650.000 VND

- Cô Thúy ( Sài-gòn ) giúp học bổng trẻ em nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 200.000 VND

- Anh Nguyễn Chiến và ca đoàn Việt Linh ( Hoa Kỳ ) giúp các bệnh nhân phong . . . . . . . . . . . . . . . . .250 USD

NHỮNG KHOẢN TIỀN VÀ QUÀ TRỠ GIÚP ÐÍCH DANH

- Ân nhân Hoai Trinh Le ( Hoa Kỳ ) giúp mua sữa cho trẻ mồ côi ở Nha Trang . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  300 USD

CHƯƠNG TRÌNH LỠP MÁI NHÀ Ở HUYỆN Ô MÔN, TỈNH CẦN THƠ

Như Gospelnet số 101 ra ngày 2.3.2003 đã thông tin, cha Nguyễn Phước Trinh, Giáo Xứ Cờ Ðỏ, thị trấn Cờ Ðỏ, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ ( ÐT: 071.865.483 - E-Mail: nguyenthomas@pmail.vnn.vn ) có gửi về cho Gospelnet một Dự Án lợp lại mái nhà bằng tôle, ưu tiên cho 50 gia đình nghèo nhất tại huyện Ô Môn kịp thời trước khi mùa mưa đến, chi phí cho mỗi căn là 560.000 VND. Gospelnet đã mở lời kêu gọi đến các ân nhân gần xa và cũng đã trích quỹ số tiền là 1.120.000 VND cho 2 mái nhà. Gần đây, chúng tôi nhận được thêm tin vui: bác sĩ Vũ Bích Ðào ( Paris, Pháp ) gửi về chia sẻ số tiền 5.600.000 VND cho 10 mái nhà. Xin thay mặt cha Trinh và các gia đình được trợ giúp đầu tiên, tỏ lòng biết ơn đến bác sĩ Bích Ðào. Rất mong quý độc giả và ân nhân tiếp tục chia sẻ vì còn rất nhiều gia đình nghèo khác đang trông chờ mong mỏi. Như vậy, tổng cộng đợt đầu tiên xin chuyển về cha Nguyễn Phước Trinh số tiền là 6.720.000 VND cho 12 mái nhà.

HỌC BỔNG CHO 6 EM Ở ÐỒNG NAI VÀ LÂM ÐỒNG

Sr. Ma-ri-a Vũ Mai Trúc, Miền Dòng Ða-minh Thái Bình, ( 37 / 5 B KP 1, Linh Xuân, Thủ Ðức, ÐT: 08.8.974.985 - E-Mail: marymaitruc@yahoo.com ) giới thiệu danh sách 6 em học sinh nghèo có gia cảnh đang gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến việc học, gồm 3 em ngụ tại ấp Lộ-đức, xã Tân Biên, huyện Thống Nhất, tỉnh Ðồng Nai, và 3 em ngụ tại huyện Ðơn Dương, tỉnh Lâm Ðồng. Gospelnet số 111 xin bắt đầu trợ giúp liên tiếp trong hai tháng 4 và 5.2003 ( không có cho ba tháng hè ), mỗi em 50.000 VND một tháng, tổng cộng: 6 em x 50.000 VND x 2 tháng = 600.000 VND. Số tiền này do Hội HELP THE POOR ( cha Nguyễn Tuấn Hoàng, Hoa Kỳ ) mới gửi về chia sẻ. Xin thay mặt Sr. trúc và gia đình các em tỏ lòng biết ơn quý ân nhân.

01. TẠ VIỆT THẮNG, đang học lớp 11 trường THPT Lê Hồng Phong, Tân Biên.

02. TẠ QUỐC HIỀN, đang học lớp 8 trường PTCS địa phương.

03. PHẠM NGỌC HƯƠNG, đang học lớp 4 trường Tiểu Học địa phương.

04. MAI TRANG, đang học lớp 11 trường BTVH Thủ Ðức.

05. VƯƠNG KHUÂN, đang học lớp 11 trường BTVH Thủ Ðức.

06. NGUYỄN THỊ GIANG, đang học lớp 11 trường BTVH Thủ Ðức.

HỌC BỔNG CHO 6 EM Ở BẢO LỘC

Gospelnet số 111 tiếp tục trợ giúp cho 6 em học sinh nghèo thuộc khu Kinh Tế Mới thôn Tân Bình, xã Lộc Thanh, huyện Bảo Lộc ( danh sách đã đăng trên Gospelnet số 77 ngày 22.9.2002 ) trong hai tháng 4 và 5.2003   ( không có cho 3 tháng hè ), tổng cộng: 6 em x 50.000 VND x 2 tháng = 600.000 VND, xin chuyển đến thầy Vũ Ðại Dương để trao tận tay cho gia đình các em. Số tiền này do Hội HELP THE POOR ( cha Nguyễn Tuấn Hoàng, Hoa Kỳ ) mới gửi về chia sẻ. Xin thay mặt thầy Dương và gia đình các em tỏ lòng biết ơn quý ân nhân.

HỌC BỔNG CHO 11 EM Ở LONG KHÁNH

Gospelnet số 111 tiếp tục trợ giúp cho 11 em học sinh nghèo ở Long Khánh ( danh sách đã đăng trên Gospelnet số 50 ngày 3.3.2002 ) trong hai tháng 4 và 5.2003 ( không có cho 3 tháng hè ), tổng cộng: 11 em x 50.000 VND x 2 tháng = 1.100.000 VND, xin kính nhờ cộng đoàn Thiên Phúc trao tận tay cho gia đình các em. Số tiền này do Hội HELP THE POOR ( cha Nguyễn Tuấn Hoàng, Hoa Kỳ ) mới gửi về chia sẻ. Xin thay mặt gia đình các em tỏ lòng biết ơn quý ân nhân.

HỌC BỔNG CHO 46 EM CON CÁI BỆNH NHÂN PHONG Ở GIÁO PHẬN BẮC NINH

Gospelnet số 111 tiếp tục trợ giúp học bổng tháng 5.2003 cho 20 em ở Phú Bình, số tiền 1.000.000 VND, và cho 26 em ở Sóc Sơn, số tiền 1.300.000 VND, tổng cộng hai khoản là 2.300.000 VND. Số tiền này được trích ra từ khoản chia sẻ của các anh chị em ca viên ca đoàn Việt Linh ( Hoa Kỳ ) mới gửi về chia sẻ, Gospelnet xin chuyển đến Sr. An-na Nguyễn Thị Tình, Tu Hội Con Ðức Mẹ Hiệp Nhất, Giáo Phận Bắc Ninh, để phân phối đến tận tay gia đình các em trong các làng phong.

CHƯƠNG TRÌNH TRỠ GIÚP GẬY CHO 100 NGƯỜI KHIẾM THỊ Ở MIỀN TÂY

Bà Anne Marie Trần ( Vietnam Rehabilitation Connection ), đã chuyển cho Gospelnet số tiền 400 USD để đặt hàng với Mái Ấm Thiên Ân ( Thầy Phong, 40 / 34 Tân Hương, hẻm 84, tổ 59, phường 16, quận Tân Bình. Ðiện thoại: 8.472.406, pthienan@hcm.vnn.vn ), một cơ sở do chính người khiếm thị sản xuất gậy chuyên dụng cho người khiếm thị, cung cấp 100 cây gậy ( trị giá 60.000 VND một cây ). Gospelnet đã nhờ chị Bùi Thị Hồng Nga, Câu-lạc-bộ Người Khuyết Tật Cần Thơ, tìm hiểu nhu cầu và lập danh sách 100 người khiếm thị có Hòan cảnh hết sức khó khăn  ở vùng Ðồng Bằng sông Cửu Long để trao tặng. Xin thay mặt cho tất cả để tỏ lòng biết ơn đến quý ân nhân.

Gospelnet cũng xin mở lời kêu gọi đến quý độc giả và ân nhân gần xa về Chương Trình Trợ Giúp Gậy cho Người Khiếm Thị, vừa giúp các em khiếm thị ở Mái Ấm Thiên Ân có công ăn việc làm, lại vừa đem lại cho nhiều người khiếm thị một vật dụng rất tốt, cần thiết để có thể tự đi lại và mưu sinh.

001. NGUYỄN VĂN CẢNH, 1935, bị sốt lúc 6 tuổi, ngụ tại Long Trường 3, Long Thạnh, Phụng Hiệp.

002. NGUYỄN VĂN ÐẠI, 1965, bị mù do chiến tranh, ngụ tại Long Trường 3, Long Thạnh, Phụng Hiệp.

003. TRẦN T. THANH LOAN, 1965, bị mù do chiến tranh, ngụ tại 224 Long Hòa A, Long Thạnh, Phụng Hiệp

004. NGUYỄN VĂN SƯƠNG, 1951, làm cỏ bị mìn nổ, ngụ tại Tân Lộc Bắc, Thới Bình, Cà Mau.

005. NGUYỄN VĂN QUANG, 1922, mù từ 1992, ngụ tại Thạnh Phú, Tân Phú Thạnh, Châu Thành A. 006. PHAN KHÔI NGÔ, 1940, bị tật lúc chiến tranh, ngụ tại Phú Lợi, Tân Phú Thạnh, Châu thành A,

007. NGUYỄN VĂN LUẬN, 1965, bị bịnh sốt não, ngụ tại Thạnh Hòa, Phụng Hiệp.

008. HUỲNH VĂN BẢY, 1968, đi làm mướn bị mìn nổ, ngụ tại Nhơn Thuận 1 / A, Nhơn Nghĩa A.

009. NGUYỄN VĂN MẠNH, 1943, bị trái rạ lúc 2 tuổi, ngụ tại Tân Lộc Bắc, Thới Bình, Cà Mau.

010. VÕ THỊ ÚT, 1941, bị mù do đau dây thần kinh, ngụ tại Tân Lộc Bắc,Thới Bình, Cà Mau

011. VÕ VĂN ÐIỀU, 1946, bị mù do đau ban đỏ lúc 13 tuổi, ngụ tại Tân Lộc Bắc, Thới Bình, Cà Mau

012. NGÔ THỊ NOEL, 1945, bị cườm lúc 62 tuổi, ngụ tại Tân Lộc Bắc, Thới Bình, Cà Mau.

013. NGUYỄN THỊ TƯ, 1938, bị mù sau cơn sốt, ngụ tại Tân Phú, Tân Phú Thạnh, Châu Thành.

014. HUỲNH THỊ TƯ, 1932, bị mù sau cơn sốt không tiền chữa trị, ngụ tại Thạnh Hòa, Phụng Hiệp.

015. NGUYỄN THỊ BÊN, 1930, bị mù sau cơn sốt không tiền chữa trị, ngụ tại Thạnh Phú, Tân Phú Thạnh.

016. LÊ THỊ MỘT, 1924, bị cườm, ngụ tại Thạnh Mỹ A, K1, Tân Phú Thạnh, Châu Thành A.

017. VÕ THỊ NGÀ, 1926, bị lòa do già yếu, ngụ tại 15 Phan Văn Trị, K1, P2. Bạc Liêu.

018. NGUYỄN THỊ BÔNG, 1920, bị lòa do già yếu, ngụ tại K3, P5, Bạc Liêu.

019. NGUYỄN ÐÌNH GÓT, 1937, bị lòa do già yếu, ngụ tại 18 / 209 / 18 P5, Bạc Liêu.

020. TRẦN THỊ LỠIŲ, 1919, bị lòa do già yếu, ngụ tại 18 / 85 K3, P2, Bạc Liêu.

021. TRẦN THỊ KÍNH, 1922, bị lòa do già yếu, ngụ tại 22 / 108 K2, Bạc Liêu.

022. NGUYỄN THỊ THẢNH, 1925, bị lòa do già yếu, ngụ tại K2, P2, Bạc Liêu.

023. NGUYỄN THỊ MAI, 1927, bị lòa do già yếu, ngụ tại 5 K2, P2, Bạc Liêu.

024. LÊ THỊ HƯỜNG, 1916, bị lòa do già yếu, ngụ tại 26 / 12 K2, P2, Bạc Liêu.

025. NGUYỄN THỊ BÌNH, 1920, bị lòa do già yếu, ngụ tại 22 / 107 K2, P2, Bạc Liêu.

026. TRẦN THỊ LANG, 1931, bị cườm, ngụ tại K2, P2, Bạc Liêu.

027. HUỲNH VĂN NĂM, 1917, bị lòa do già yếu, ngụ tại 5 / 23 K2, P2, Bạc Liêu.

028. TRẦN THỊ THIỂU, 1922, bị lòa do già yếu, ngụ tại 19 / 393 K3, P5, Bạc Liêu.

029. HUỲNH NGUYỆT LIÊU., 1924, bị lòa do già yếu, ngụ tại 27 / 1 / 24 K3, P5, Bạc Liêu.

030. TRẦN THỊ BÔNG, 1921, bị lòa do già yếu, ngụ tại 273 / 24 K3, P5, Bạc Liêu.

031. LÂM LAI, 1921, bị lòa do già yếu, ngụ tại 204 / 17 K3, P5, Bạc Liêu.

032. PHÙNG VĂN NGHĨA, 1926, bị lòa do già yếu, ngụ tại K2, P2, Thị xã Bạc Liêu.

033. QUÁCH PHONG QUANG, 1929, bị lòa do già yếu, ngụ tại 257 / 22 K3, P5, Bạc Liêu.

034. NGUYỄN THANH KIẾM, 1931, bị mù đã 5 năm, ngụ tại 300 / 2 K3, P5, Bạc Liêu.

035. TRẦN THỊ TƯỜNG, 1927, ngụ tại 255 / 22 K3, P5, Bạc Liêu.

036. DƯƠNG THỊ ÚT, 1926, ngụ tại 262 / 22 K3, P5, Bạc Liêu.

037. LÝ THỊ NÓI, 1928õ, bị cườm, ngụ tại 264 / 23 K3, P5, Bạc Liêu.

038. ÐẶNG VĂN TƯ, 1930, bị mù sau cơn sốt, ngụ tại 202 / 17 K3, P5, Bạc Liêu.

039. LÂM VĂN BÉ, 1931, bị mù do đau ban, ngụ tại 89 / 44L K3, P5, Bạc Liêu.

040. LÊ THỊ TRÂN, 1930, bị cườm, ngụ tại 275 / 24 K3, P5, Bạc Liêu.

041. HUỲNH THỊ KHIẾM, 1916, bị lòa do già yếu, ngụ tại 285 / 25 K3, P5, Bạc Liêu.

042. HUỲNH VĂN CHEN, 1932, bị mù sau cơn sốt, ngụ tại 291 / 26A K3, P5, Bạc Liêu.

043. LƯƠNG KHÁNH, 1924, bị lòa do già yếu, ngụ tại 299 / 26 K3, P5, Bạc Liêu.

044. HUỲNH KIM XUYẾN, 1925, bị lòa do già yếu, ngụ tại Bạc Liêu.

045. HỨA HÒA, 1926, bị lòa do già yếu, ngụ tại 301 / 27 K3, P5, Bạc Liêu.

046. TRẦN VĂN MINH, 1930, bị mù sau khi bệnh, ngụ tại 307 / 27 K3, P5, Bạc Liêu.

047. VÕ THỊ MỸ AN, 1932, bị mù sau khi bệnh, ngụ tại 311 / 28 K3, P5, Bạc Liêu.

048. LÊ VĂN THIỆT, 1924, mù sau khi bệnh, ngụ tại 317 / 28 K3, P5, Bạc Liêu.

049. QUÁCH THỊ HÉP, 1916, bị lòa do già yếu, ngụ tại 319 / 28 K3, P5, Bạc Liêu.

050. DƯƠNG KIM MUỒI, 1929, bị lòa do già yếu, ngụ tại 338 / 21 K3, P5, Bạc Liêu.

051. NGUYỄN THỊ THƠM, 1926, bị lòa do già yếu, ngụ tại 363 / 32 K3, P5, Bạc Liêu.

052. LÂM THỊ CHUNG, 1932, bị lòa do già yếu, ngụ tại 362 / 32 K3, P5, Bạc Liêu.

053. TRƯƠNG THỊ KIỂM, 1920, bị lòa do già yếu, ngụ tại 170 / 15 K3, P5, Bạc Liêu.

054. PHẠM VĂN HIỀN, 1936, bị mù sau cơn bệnh sốt lúc 32 tuổi, ngụ tại 176 / 15 K3, P5, Bạc Liêu.

055. CÙ THỊ TÁM, 1915, bị lòa do già yếu, ngụ tại 178 / 15 K3, P5, Bạc Liêu.

056. NGUYỄN VĂN XIẾU, 1929, bị lòa do già yếu, ngụ tại 187 / 16 K3, P5, Bạc Liêu.

057. NGUYỄN MINH NGUYỆT, 1929, bị lòa do già yếu, ngụ tại 192 / 16 K3, P5, Bạc Liêu.

058. PHẠM THỊ TỐT, 1929, bị lòa do già yếu, ngụ tại 202 / 17B K3, P5, Bạc Liêu.

059. ÐỖ VĂN NHU, 1921, bị lòa do già yếu, ngụ tại 244 / 21 K3, P5, Bạc Liêu.

060. LÊ TRẠC TRU, 1924, bị lòa do già yếu, ngụ tại 320 / 29 K3, P5, Bạc Liêu.

061. TÔ VĂN TIỀN, 1924, bị lòa do già yếu, ngụ tại 241 / 21, F5, Bạc Liêu.

062. NGUYỄN THỊ ÐIỂU, 1920, bị lòa do già yếu, ngụ tại 240 / 21, F5, Bạc Liêu.

063. TRẦN VĂN THỌ, 1927, bị lòa do già yếu, ngụ tại 214 / 21, F5, Bạc Liêu.

064. LƯU VĂN MẾN, 1928, bị lòa do già yếu, ngụ tại 220 / 21, F5, Bạc Liêu.

065. NGUYỄN THỊ XA, 1927, bị lòa do già yếu, ngụ tại 225 / 21, F5, Bạc Liêu.

066. LÊ VĂN LÁI, 1932, bị lòa do già yếu, ngụ tại 352 / 32, F5, Bạc Liêu.

067. NGÔ THỊ CẨM, 1920, bị lòa do già yếu, ngụ tại 357 / 32, F5, Bạc Liêu.

068. PHẠM THỊ THÔI, 1929, bị lòa do già yếu, ở đậu, đi ăn xin tại Bạc Liêu.

069. QUÁCH ÐÀO, 1920, bị lòa do già yếu, ngụ tại 265 / 23, F5, Bạc Liêu.

070. LÊ THỊ KY, 1919, bị lòa do già yếu, ngụ tại 217 / 21, F5, Bạc Liêu.

071. LÊ THỊ NGUYÊN, 1922, bị lòa do già yếu, ngụ tại 263 / 23, F5, Bạc Liêu.

072. HUỲNH THỊ TẠO, 1920, bị lòa do già yếu, ngụ tại 271 / 15, F5, Bạc Liêu.

073. TRƯƠNG VĂN HOẮN, 1930, bị mù do bị đánh, ngụ tại 182 / 16, F5, Bạc Liêu.

074. LÝ VĂN PHÁT, 1931, bị tai nạn đã 20 năm, ngụ tại 211 / 18, F5, Bạc Liêu.

075. NGUYỄN VĂN THI, 1928, bị lòa do già yếu, ngụ tại 242 / 21, F5, Bạc Liêu.

076. TRỊNH VĂN KIẾM, 1941, bị lòa, ngụ tại 229 / 19, F 5, Bạc Liêu.

077. TRĂN VĂN BÊ, 1930, bị lòa do già yếu, ngụ tại 210 / 18, F 5, Bạc Liêu.

078. TRƯƠNG VĂN NHIỀU, 1941, bị mù sau cơn bệnh hồi nhỏ, ngụ tại Tân Thời, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

079. THẠNH THỊ SÁU, 1925, bị mù sau cơn bệnh hồi nhỏ, ngụ tại Ca Lạc, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

080. LÂM VĂN CHÉN, 1947, bị mù sau cơn bệnh hồi nhỏ, ngụ tại Vĩnh biên, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

081. LÝ THỊ NHAN, 1930, bị lòa do già yếu, ngụ tại Ca Lạc, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

082. LÂM THỊ KÉO, 1930, bị mù từ 2 tuổi, ngụ tại Ðại Bác, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

083. THẠCH THỊ THANH, 1936, bị mù do bệnh không tiền chữa trị, ngụ tại Ðại Bác, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

084. LÂM TẾ, 1950, bị mù sau cơn bệnh hồi nhỏ, ngụ tại Ðại Bác, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

085. LÝ THỊ SOI, 1960, bị bệnh rồi mù do không tiền chữa trị, ngụ tại Ðại Bác, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

086. SƠN THỊ HOÁT, 1955, bị bệnh rồi mù do không tiền chữa trị, ngụ tại Ðại Bác, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

087. THẠCH SOI, 1960, bị bệnh rồi mù do không tiền chữa trị, ngụ tại Ðại Bác, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

088. NGÔ THỊ PHỊT, 1950, bị bệnh không tiền chữa trị, ngụ tại Ðại Bác A, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

089. HUỲNH VĂN THÀNH, 1950, bị mù sau cơn bệnh hồi nhỏ, ngụ tại Ðại Bác A, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

090. KIM THỊ PHƯƠNG, 1979, bị mù bẩm sinh, ngụ tại Ðại Bác A, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

091. LÂM THỊ PHÍT, 1944, bị bị mù bẩm sinh, ngụ tại Ðại Bác A, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

092. SƠN THỊ CHE, 1935, bị bị mù bẩm sinh, ngụ tại Ðại Bác A, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

093. SƠN THỊ CHO MAU, 1955, bị bị mù bẩm sinh, ngụ tại Ðại Bác A, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

094. THẠCH HƠN, 1952, bị mù bẩm sinh, ngụ tại Ðại Bác A, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

095. DƯƠNG THỊ THẢO, 1934, bị mù bẩm sinh, ngụ tại Ðại Bác A, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

096. THẠCH HOIL, 1954, bị mù bẩm sinh, ngụ tại Ðại Bác A, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

097. DANH THỊ EL, 1931, bị lòa do già yếu, ngụ tại Ðại Bác A, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

098. LÂM CÔNG NHỎ, 1995, bị mù từ lúc còn bé, ngụ tại Ðại Bác A, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

099. TRẦN THỊ SÓC, 1925. bị lòa do già yếu, ngụ tại Ðại Bác A, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

100. KIM THỊ LÊ, 1924, bị lòa do già yếu, ngụ tại Ðại Bác A, Lạc Hòa, Vĩnh Châu.

HỌC BỔNG CHO 3 EM NGHÈO Ở QUẬN 8, SÀI-GÒN

Lm. Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu trường hợp 3 em học sinh nghèo của cô Trần Thị Mỹ Hạnh, giáo viên trường THCS Chánh Hưng ( địa chỉ 995 Phạm Thế Hiển, phường 5, quận 8, Sài-gòn ). Các em này đều có Hòan cảnh gia đình đông con, rất khó khăn, từ dưới quê lên, mẹ bán hàng rong hoặc giữ trẻ mướn, cha bốc xếp hoặc phụ hồ, địa chỉ không cố định vì luôn phải ở đậu, nhưng các em lại có chí và chăm chỉ, học lực khá giỏi và giỏi, rất cần được trợ giúp vì không đủ tiền đóng học phí, có khả năng phải dở dang việc học. Gospelnet số 111 xin bắt đầu trợ giúp liên tiếp trong ba tháng 3, 4 và 5.2003 ( không có cho 3 tháng hè ), mỗi em 50.000 VND một tháng, tổng cộng: 3 em x 50.000 VND x 3 tháng = 450.000 VND. Số tiền này do Hội HELP THE POOR ( cha Nguyễn Tuấn Hoàng, Hoa Kỳ ) mới gửi về chia sẻ. Xin thay mặt cô giáo Hạnh và gia đình các em tỏ lòng biết ơn quý ân nhân.

001. PHẠM THỊ HOA, 12 tuổi, đang học lớp 6, học lực khá, ở trọ tại đường 16 quận 8.

002. NGÔ KIM HOÀNG, 12 tuổi, đang học lớp 6, học lực giỏi, ở trọ tại đường 16 quận 8.

003. PHAN THỊ HỮU, 12 tuổi, đang học lớp 6, học lực giỏi, ở trọ tại đường 16 quận 8.

HỌC BỔNG ÐÔNG THẠNH CHO 21 EM Ở HÓC MÔN

Gospelnet số 111 xin tiếp tục trợ giúp tháng 4.2003 cho 21 em học sinh nghèo đang sống trong khu vực bãi rác xã Ðông Thạnh, huyện Hóc Môn, thành phố Sài-gòn, do cô giáo Phan Mỹ Linh phụ trách ( mặc áo dài xanh trong ảnh chụp kèm theo ), tổng cộng: 21 em x 50.000 VND = 1.050.000 VND. Số tiền này do Hội HELP THE POOR ( cha Nguyễn Tuấn Hoàng, Hoa Kỳ ) mới gửi về chia sẻ. Xin thay mặt cô giáo Linh và gia đình các em tỏ lòng biết ơn quý ân nhân.

HỌC BỔNG CHO 10 EM HỌC SINH NGHÈO Ở HUẾ

Gospelnet số 103 xin tiếp tục trợ giúp liên tiếp hai tháng 4 và 5.2003 ( không có cho ba tháng hè ), tổng cộng: 1.000.000 VND cho 10 em học sinh hiếu học có Hòan cảnh gia đình nghèo, hiện ngụ tại ấp An Vân Thượng, xã Hương An, huyện Hương Trà, Huế do sự giới thiệu thầy Võ Văn Tuệ, DCCT. Số tiền này do Hội HELP THE POOR ( cha Nguyễn Tuấn Hoàng, Hoa Kỳ ) mới gửi về chia sẻ. Xin thay mặt thầy Tuệ và gia đình các em tỏ lòng biết ơn quý ân nhân.

HỌC BỔNG CHO 14 EM DÂN TỘC Ở PLEI RƠHAI, KONTUM

Cha Mi-ca-e Võ Văn Sự, Nhà Thờ Plei Rơhai, Giáo Phận Kontum, giới thiệu một danh sách 14 em học sinh dân tộc có hoàn cảnh gia đình hết sức nghèo, ở rải rác tại các buôn làng xa, được cha giúp tập trung về ở nội trú tại Giáo Xứ Plei Rơhai để các em có thể theo học tại thị xã Kontum. Gospelnet số 111 xin tiếp tục xin trợ giúp hai tháng 4 và 5.2003 ( không có cho ba tháng hè ), tổng cộng: 14 em x 50.000 VND x 2 tháng = 1.400.000 VND. Số tiền này do Hội HELP THE POOR ( cha Nguyễn Tuấn Hoàng, Hoa Kỳ ) mới gửi về chia sẻ. Xin thay mặt cha Sự và gia đình các em tỏ lòng biết ơn quý ân nhân. Kính nhờ cô Lê Thị Thu Nguyệt ( Cửa Hàng Nguyệt Cầm ) 22 Lê Lai, quận 1, điện thoại: 08.8.272.467 và 0903.838.170, chuyển giúp lên Kontum.

Các khoản tiền và vật phẩm trợ giúp cho người nghèo, xin quy độc giả và ân nhân gần xa gửi về theo địa chỉ: Lm. LÊ QUANG UY, Trung Tâm Mục Vụ DCCT, 38 Kỳ Ðồng, phường 9, quận 3, Sài-gòn ( Nếu được, xin điện thoại báo trước theo số: 08.9.319.835, hoặc gửi E-Mail: ttmvcssr@hcm.vnn.vn ). Xin hết lòng biết ơn.