GOSPELNET

 

 

 

 

Text Box: NĂM THỨ BA - SỐ 108
CHÚA NHẬT 6.4.2003
 

 

 

 

 


CHÚA NHẬT 5 B MÙA CHAY B

TIN MỪNG: Ga 12, 20 - 33                                                                                                                                                            

Trong số những người lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy-lạp. Họ đến gặp ông Phi-líp-phê, người Bết-xai-đa, miền Ga-li-lê, và xin rằng: "Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giê-su". Ông Phi-líp-phê đi nói với ông An-rê. Ông An-rê cùng với ông Phi-líp-phê đến thưa với Ðức Giê-su. Ðức Giê-su trả lời: "Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh ! Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy".

"Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy biết nói gì đây ? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha". Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: "Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa !"

Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói: "Ðó là tiếng sấm !" Người khác lại bảo: "Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy !" Ðức Giê-su đáp: "Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người. Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài ! Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi".

Ðức Giê-su nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.

SUY NIỆM 1:

SỐNG VÂNG PHỤC, TỰ HIẾN VÀ TỰ HỦY THEO CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ

Bài Thánh Thư và bài Tin Mừng của Chúa Nhật 5 Mùa Chay năm B hôm nay tập trung vào cách sống, cách đón nhận Giờ Thập Giá và những tâm tình yêu thương tùng phục Chúa Cha của Chúa Giê-su Ki-tô Con Yêu Dấu của Cha. Chúng ta hãy đến với Chúa Giê-su Ki-tô, học cùng Người để đón nhận Sứ điệp của Tình Yêu Vâng Phục và Tự Hiến của Người, để rồi chúng ta làm chứng cho Tình Yêu ấy bằng đời sống vâng phục, tự hiến và tự hủy của chúng ta.

I. TÌM HIỂU LỜI CHÚA:

1. Bài đọc 1: Gr 31, 31 - 34:

Ngôn sứ Gie-rê-mi-a loan báo về Giao Ước mới mà Thiên Chúa sẽ ký kết với dân. Nét riêng của Giao Ước mới là: Thiên Chúa sẽ khắc ghi lề luật của Người vào tâm khảm, vào lòng dạ con người để mọi người lớn nhỏ đều biết Chúa. Còn Thiên Chúa, Người vẫn là Thiên Chúa tín trung, thương yêu và thứ tha mọi tội ác và lầm lỗi của dân.

2. Bài đọc 2: Dt 5, 7 - 9:

Thánh Phao-lô viết cho tín hữu Do-thái rằng: Dù là Con, Ðức Giê-su đã phải học cách sống vâng phục đối với Chúa Cha, bằng đau khổ và thập giá. Nhờ đó, Người đã trở thành nguồn ơn cứu độ cho tất cả những ai vâng phục Người.

3. Bài Tin Mừng: Ga 12, 20 - 33:

Ðây là tường thuật của Gio-an về một chuyến lưu lại Giê-ru-sa-lem của Ðức Giê-su nhân dịp lễ Vượt Qua. Có lẽ là Lễ Vượt Qua cuối cùng của Người và Ðức Giê-su đã tiến rất gần đến thời điểm trọng đại của Cuộc Khổ Nạn Thập Giá ! Vì thế Người ở trong một trạng thái tâm hồn có một không hai từ trước tới giờ và từ giờ cho đến lúc tắt thở: bồi hồi, xúc động, thậm chí cả xao quyến, nhưng rất sáng suốt, dũng cảm và hiệp thông sâu sắc với Thiên Chúa Cha.

Ðây là thời điểm mà cả Ðức Giê-su lẫn Thiên Chúa Cha được tôn vinh. Ðức Giê-su được tôn vinh vì Người sẵn sàng bước vào "giai đoạn quyết liệt" của thân phận là Hạt Lúa được gieo vào lòng đất và chết đi để trổ sinh nhiều hạt lúa khác. Còn Thiên Chúa Cha được tôn vinh vì Con Một của Người dũng cảm tiến vào giờ G, giờ tự hủy ra không, giờ tự hiến trọn vẹn, giờ chấp nhận cái chết vì vâng phục, để cứu chúng sinh. Nhờ hiến tế toàn thiêu của Con trên thập giá mà Thiên Chúa Cha ký kết được với nhân loại một Giao ước mới mà Giê-rê-mi-a đã loan báo từ hàng ngàn năm trước ( bài đọc 1 ).

4. Sứ điệp của Lời Chúa:

"Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Chúa xin tôn vinh Danh Cha".

a. Ðón nhận và sống (tức làm chứng cho Sứ điệp của Tình Yêu Vâng Phục:

Ðứng trước cuộc Thương Khó đầy kinh hoàng, Ðức Giê-su cũng run sợ, cũng bồi hồi, cũng mong sao tránh được giờ này, không phải uống chén đắng này. Ðó là phản ứng bình thường và lành mạnh của Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Nhưng chính nhờ tinh thần Vâng Phục đầy hiếu thảo đối với Chúa Cha mà Ðức Giê-su có đủ sức mạnh và sự bình tĩnh lạ lùng: "Nhưng chính vì giờ này mà con đã đến !" ( Ga 12, 27 ) và "Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha" ( Mc 14, 36b ).

Thái độ vâng phục tuyệt vời của Ðức Giê-su trái ngược hẳn với thái độ bất tuân của Ađam và Eva nguyên tổ trong vườn địa đàng. Cũng trái ngược hẳn với thái độ cứng đầu cứng cổ của các tầng lớp lãnh đạo và dân chúng Ítraen suốt dòng lịch sử Giao Ước cũ. Cũng rất trái ngược với thái độ kiêu căng, tự mãn, coi thường các giá trị luân lý của nhiều nhóm người, nhiều quốc gia ngày nay. Thật vậy con người bước sang thế kỷ 21 chẳng khá hơn trong thế kỷ 20 chút nào: chiến tranh đang gây ra những hậu quả tàn khốc cho bao người, nạn ly dị và phá thai đang hủy hoại bao gia đình và giết hại bao trẻ thơ vô tội, hố ngăn cách giầu nghèo giữa các cá nhân, tập thể, quốc gia đang làm chết dần chết mòn cả một cộng đồng dân tộc...

Nguyên nhân chung cho tất cả mọi tình trạng tồi tệ trên là con người không vâng phục Thiên Chúa, không tuân giữ những qui luật tự nhiên về tính dục, về hôn nhân gia đình, về sự phân bổ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, về tình liên đới và huynh đệ giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia.

Muốn sống vâng phục Thiên Chúa, chúng ta phải xác tín rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng và chỉ muốn chúng ta được hạnh phúc mà thôi. Chương trình, kế hoạch và những quy luật Người đặt ra cho loài người và cho mỗi người là tuyệt hảo. Sống khiêm nhường vâng phục Người là chúng ta được đảm bảo về hạnh phúc đích thật và vĩnh cửu.

b. Ðón nhận và sống tức làm chứng cho Sứ điệp của Tình Yêu Tự Hiến và Tự Hủy:

Vì vâng phục và để vâng phục Chúa Cha, Ðức Giê-su đã tự hiến mình làm của lễ toàn thiêu đền tội cho nhân loại. Vì vâng phục và để vâng phục Chúa Cha, Ðức Giê-su đã tự hủy ra không, khi để cho quân lính và người Do Thái vùi dập như một tên tội phạm đáng ghê tởm và đáng nguyền rủa nhất trong lịch sử nhân loại. Thật vậy Ðức Giê-su chẳng những đã nhận được những roi đòn hung dữ của kẻ thù mà còn bị dân chúng và các nhà lãnh đạo tôn giáo nguyền rủa thậm tệ. Ðúng là thân phận của hạt lúa, không chỉ chịu chôn sâu trong lòng đất mà còn bị thối nát ra để làm mầm sống cho một cây lúa mới, đem lại nhiều hạt lúa mới cho cánh đồng chín vàng ngày mùa mới.

Sự tự hiến và tự hủy "không thể diễn tả bằng lời" của Ðức Giê-su trái ngược hẳn với thái độ "dùng dằng, so kè và tính toán" của đại đa số con người ngày nay. Cũng trái ngược hẳn với khuynh hướng ích kỷ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi vật chất và tinh thần của nhiều người giầu có và quyền thế trong các xã hội; với thái độ e dè, bủn xỉn, "giữ của" của chúng ta khi chúng ta được Chúa mời gọi chia sẻ với người khác một phần nhỏ những gì chúng ta nhận được từ Thiên Chúa.

Muốn sống tự hiến và tự hủy chúng ta phải chấp nhận sống khiêm nhu, nhỏ bé, hy sinh xả kỷ và quên mình. "Cho thì phúc hơn nhận" đã là phương châm và bản đúc kết cuộc sống của Chúa Giê-su, của Thánh Phao-lô Tông Ðồ và của tất cả các vị thánh. "Cho thì phúc hơn nhận" phải là phương châm sống hằng ngày của chúng ta, trong gia đình, giáo xứ và ngoài xã hội. Chúng ta có thể cho đi rất nhiều thứ: tiền bạc, thời giờ, khả năng, sự quan tâm, nụ cười, lời thăm hỏi ân tình...

Sống vâng phục cũng như sống tự hủy tự hiến là việc vô cùng khó, vượt khả năng tự nhiên của con người, nhưng lại ở trong tầm tay của Thiên Chúa và của những người biết tin cậy cầu khấn Thiên Chúa. Vì thế chúng ta phải biết chạy đến với Người. Cha Charles de Foucauld đã nói: "Chúa Giê-su Ki-tô là Ðấng có thể làm những việc không thể làm được" ( Notre Seigneur Jésus Christ est maitre de l'impossible ).

II. SỐNG LỜI CHÚA

Mỗi ngày tôi tập bỏ ý riêng, bỏ quyền lợi riêng, chủ động lắng nghe Lời Chúa, quan tâm đến nhu cầu của tha nhân để vâng phục Thiên Chúa một cách ý thức hơn và để tự hiến tự hủy một cách quảng đại hơn cho anh em.

III. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA

Lạy Thiên Chúa là Cha, chúng con cảm tạ, ngợi khen và biết ơn Cha vì Cha đã tôn vinh Con Một Yêu Dấu của Cha là Ðức Giê-su Ki-tô khi Người hết lòng vâng phục Cha mà chấp nhận chết trên thập giá vì phần rỗi nhân loại.

Lạy Chúa Giê-su, để Chúa Cha được tôn vinh và chúng con được cứu độ, Chúa đã vâng phục cho đến chết, Chúa đã hiến mình làm của lễ toàn thiêu trên thập giá. Chúng con cảm tạ, ngợi khen và biết ơn Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết học cùng Chúa, trở nên giống Chúa, mà sống vâng phục Chúa Cha và tự hiến cho anh em đồng loại. Chúng con yếu đuối, ươn hèn, ngại khó... Nhưng Chúa là Ðấng làm được những điều không thể làm được. Chúng con trông cậy và phó thác trọn vẹn trong tay Chúa. Xin Chúa hãy thực hiện những gì Chúa muốn nơi chúng con.

Lạy Chúa Thánh Thần là sức mạnh thần linh của Thiên Chúa, xin Chúa ban cho chúng con sức mạnh vô song của Chúa để chúng con có thể trở thành hạt lúa chết thối trong lòng đất hầu sinh ích cho bản thân mình và cho tha nhân.

Gs. Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI

SUY NIỆM 2:

GIỚI THIỆU CHÚA

Trên các chương trình tivi đều có mục quảng cáo. Người ta giới thiệu sản phẩm, cái gì cũng nhất, cái gì cũng đẹp cũng bền. Thông tin quảng cáo đã tác động mỗi ngày nhiều lần vào người xem tạo nên một ấn tượng mạnh. Từ đó trong tiềm thức, khách hàng sẽ tìm mua sản phẩm ấy. Quảng cáo là giới thiệu những gì là độc đáo nhất. Mục đích của giới thiệu là để biết nhau. Muốn giơí thiệu một người thì phải biết về người đó, tuỳ theo mối liên hệ giữa hai người mà mức độ biết nhau nhiều hay ít. Nếu không biết rõ về một người thì có thể giới thiệu sai về người ấy.

Trong Phúc Âm có đề cập đến việc giới thiệu. Có ba lời giới thiệu tiêu biểu:

-    Chúa Cha giới thiệu Chúa Ki-tô: "Ðây là con Ta yêu dấu, làm đẹp Ta mọi đàng". ( Mt 4, 17 ).

-    Chúa Ki-tô giới thiệu Chúa Cha: "Ai thấy Thầy là thấy Cha". ( Ga 14, 9 )

-    Gio-an Tẩy Giả giới thiệu Chúa Ki-tô: "Ðây là Chiên Thiên Chúa. Ðây Ðấng xoá tội trần gian... Người đến sau tôi nhưng quyền thế hơn tôi vì có trươc tôi... Ngài làm phép rửa trong Thánh Thần". ( x. Ga 1, 29 - 34 ).

Trong khi toàn miền Giê-ru-sa-lem và Giu-đê đang coi Gio-an như thần tượng, thì chỉ vì để giới thiệu Chúa Ki-tô, Gio-an đã từ giã sự nổi danh của mình lặng lẽ rút lui. Chúa Ki-tô giới thiệu Chúa Cha bằng cách nói cho người nghe hãy nhìn vào chính Ngài. Gio-an Tẩy Giả đã giới thiệu Chúa Ki-tô bằng cách nói cho người nghe đừng nhìn vào mình, nhưng nhìn thẳng vào Chúa. Ðây là cách giới thiệu chính xác nhất khi một người muốn giới thiệu cho người khác về Thiên Chúa.

Trong ba câu đầu của Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay ( Ga 12, 20 - 33 ), Thánh Gio-an Tông Ðồ đã kể lại lời giới thiệu về Chúa Giê-su. Khi Người long trọng tiến vào Giê-ru-sa-lem để mừng Lễ Vượt Qua lần cuối cùng và cũng là chuyến từ giã thế gian để về cùng Cha, có những người Hy-lạp khi được nghe giới thiệu, họ đã muốn tìm gặp Người. Họ là dân ngoại có cảm tình với Do-thái Giáo "Họ lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa dịp Lễ Vượt Qua". Việc họ tìm đến với Chúa Giê-su mang tính biểu tượng: dấu chỉ báo trước sự lên đường đến với Ðức Ki-tô của muôn dân; dấu chỉ loan báo giờ Ơn Cứu Ðộ đã đến.

Những người dân ngoại này tìm gặp Chúa Giê-su không phải chỉ để trông thấy mà thôi, nhưng họ muốn gặp để chuyện trò với Người, đàm đạo với Người. Họ đang bước tới trên con đường Ðức Tin.

Họ đến gần Phi-líp-phê và xin ông giới thiệu để gặp Chúa Giê-su. Phi-líp-phê đi nói với An-rê. Cả hai ông đến thưa với Chúa. Ở đây ta thấy tầm quan trọng của vai trò trung gian , của người giới thiệu, đến với Chúa cần có người giới thiệu, người dẫn đường.

Hôm nay, trong Giáo Xứ chúng ta có nghi thức tiếp nhận các anh chị em Dự Tòng vào Giáo Hội . Ðây là nhừng người lương dân thiện chí muốn trở nên người Ki-tô hữu. Họ khao khát chân lý. Họ mong muốn tìm gặp Chúa Ki-tô và đón nhận tình yêu của Người. Sau sáu tháng học tập về Giáo Lý, họ được tiếp nhận vào cộng đoàn và chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy trong Ðêm Vọng Phục Sinh để trở thành con cái Chúa.

Kính thưa anh chị em Dự Tòng, trở thành một Ki-tô hữu không chỉ là gia nhập một cộng đoàn Giáo Xứ, chấp nhận Giáo Lý của Chúa và Giáo Hội mà còn quan trọng hơn là gặp gỡ Thiên Chúa và khám phá ra tình yêu vô tận của Người trong chính cuộc đời mỗi người.

Thật ra, mỗi người Dự Tòng đã được Thiên Chúa yêu thương. Người hiện diện trong cuộc đời mỗi người từ lầu rồi, mặc dù anh chị em chưa bao giờ nghĩ tới để nhận ra Người. Anh chị em tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng thực ra Thiên Chúa tìm kiếm anh chị em trước. Nhờ Người mà cuộc tìm kiếm của anh chị em thành tựu và hôm nay chúng ta đang đối diện với Người, gặp gỡ Người.

Một cuộc gặp gỡ, một tình yêu có thể làm đảo lộn cả một cuộc đời. Khám phá ra tình yêu Thiên Chúa trong đời mình quả là một biến cố vô cùng quan trọng. Trong ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa, kể từ nay cuộc đời anh chị em sẽ thay đổi dần. Thiên Chúa luôn hiện diện trong cuộc đời anh chị em. Hãy đón nhận Người với lòng tri ân cảm tạ. Cùng với Người anh chị em hãy bắt đầu một cuộc sống mới. Ðó là cách tốt nhất để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa dành cho anh chị em.

Kính thưa cộng đoàn, hôm nay Giáo Xứ chúng ta tiếp nhận các anh chị em Dự Tòng. Hạt giống Ðức Tin đã ươm mầm và mọc lên. Biết bao công sức, bao nỗ lực của các Hội Ðoàn, bao người đã dày công chăm sóc cho những hạt giống Ðức Tin ấy để hôm nay Thiên Chúa cho mọc lên.

Những Dự Tòng đây đến với Chúa, tin vào Người là nhờ lời giới thiệu và gương sống chứng tá của tất cả chúng ta. Có biết bao người trở lại vì trước đây đã có những kỷ niệm đẹp về Ðạo của Chúa. Có những người theo Ðạo vì trước kia đã học trường Ðạo. Có người khác theo Ðạo vì đã có một ân nhân là người Công giáo. Cũng có những người cảm phục một tấm gương chứng tá của Phúc Âm. Có người lại nhận thấy đời sống người Ki-tô hữu trong gia đình, làng xóm tràn đầy tình bác ái.

Hôm nay Giáo Xứ chúng ta hân hoan thu hoạch một mùa lúa do công lao của biết bao người. Tạ Ơn Chúa và tri ân những người truyền giáo âm thầm cho Giáo Hội. Bổn phận giới thiệu Chúa cho người khác là một ân sủng Chúa ban. Khi giới thiệu Chúa cũng chính là lúc chúng ta thánh hoá bản thân mình.

Thiên Chúa là tình yêu. Vậy lời giới thiệu trung thực nhất phải là lời ca ngợi về một Thiên Chúa tình thương. Ðể nói về tình thương, chúng ta phải có kinh nghiệm về tình thương. Cách chuyển thông chính xác nhất tình thương của Thiên Chúa là bản thân mỗi người yêu tha nhân với tấm lòng chân thành của mình.

Lời giới thiệu của Gio-an Tẩy Giả về Chúa Ki-tô rất ngắn. Ðiều đó nhắn nhủ rằng: Ðể giới thiệu về Chúa chưa chắc đã cần nói nhiều. Vì nói nhiều chưa chắc đã là nói hay. Nói hay mà không đúng thì chỉ làm người nghe lạc lối. Ðể giới thiệu về Chúa cần nói đúng và sống điều mình rao giảng. Khuôn mặt đúng nhất của Chúa là tình yêu thương "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nổi ban Con Một của Ngài" ( Ga 3, 16 ) và tình yêu thương ấy là: "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" ( Ga 15, 13 ).

Chúng ta hãy là hạt lúa, đến mảnh đất nào thì gieo mầm xanh tình thương để mảnh đất ấy bừng lên sự sống xanh tươi, hứa hẹn một mùa gặt tốt đẹp.

 Lm. Giu-se NGUYỄN HỮU AN, Giáo Phận Phan Thiết

SUY NIỆM 3:

CHÚA GIÊ-SU, HẠT GIỐNG CHỊU MỤC NÁT

Ngay từ đầu Mùa Chay, Phụng Vụ của Giáo Hội đã kêu mời mỗi người chúng ta sám hối, để có thể xứng đáng đón nhận ơn cứu độ của Ðức Giê-su Ki-tô trong ngày đại lễ Phục Sinh sắp tới. Trong chiều hướng đó, suốt bốn Chúa Nhật vừa qua, Tin Mừng đã lần lượt giới thiệu cho chúng ta những khía cạnh khác nhau của Ðức Giê-su, Ðấng Cứu Ðộ duy nhất của chúng ta hôm qua, hôm nay và mãi mãi ( x. Dt 13, 8 ).

Ngay tuần đầu tiên của Mùa Chay, Lời Chúa đã cho chúng ta thấy, Ðức Giê-su chính là một con người thật. Ngài đến để tái lập lại những gì mà Nguyên tổ đã làm đổ vỡ qua việc Ngài chiến thắng cám dỗ. Không chỉ là con người thật, Ðức Giê-su còn là Con yêu dấu của Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật.

Ðây là điều được chính Chúa Cha xác nhận trong cuộc biến hình trên núi của Ðức Giê-su mà Tin Mừng Chúa Nhật thứ 2 đã thuật lại. Vừa là Thiên Chúa vừa là con người, nên Ðức Giê-su đã trở nên Ðấng trung gian giữa con người và Thiên Chúa, hay nói theo cách nói của Tin Mừng Gio-an trong Chúa Nhật thứ 3, Ðức Giê-su chính là Ðền Thờ nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa. Không những là Ðền Thờ, Ðức Giê-su còn là hiến lễ của tình yêu, khi Ngài chấp nhận "giương cao" trên thập giá, để đem lại sự sống đời đời cho những ai tin Ngài như lời Ngài tuyên bố với Ni-cô-đê-mô trong Tin Mừng Chúa Nhật thứ 4 vừa qua.

Và hôm nay, trong ngày Chúa Nhật có thể nói là cuối cùng của Mùa Chay, bởi vì bước sang tuần tới, chúng ta đã vào Tuần Thánh tưởng niệm trực tiếp đến cuộc khổ nạn của Ðức Giê-su, phụng vụ cho thấy, khi chấp nhận cái chết thập giá, Ðức Giê-su đã trở nên hạt giống gieo vào lòng đất, chấp nhận mục nát để trổ sinh nhiều bông trái như chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng.

Khi chấp nhận mục nát như hạt giống gieo vào lòng đất với cuộc Vượt Qua trên thập giá, Ðức Giê-su đã sống trọn vẹn mầu nhiệm tự huỷ nơi bản thân mình. Mầu nhiệm này đã bắt đầu bằng việc Nhập Thể và kéo dài trong suốt cuộc sống của Ngài như chúng ta đã nghe trong mấy tuần lễ vừa qua. Sự tự huỷ này trước hết, hệ tại ở sự vâng phục hoàn toàn của Ðức Giê-su trước Thánh Ý của Chúa Cha.

Tâm tình vâng phục đó của Ðức Giê-su cũng được tỏ lộ cách cụ thể qua lời Ngài thưa với Chúa Cha, mà chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng hôm nay: "Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh... Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin làm vinh danh Cha".

Mặc dù luôn đặt ý Cha trên hết mọi sự, nhưng trong bản tính của một con người, đứng trước con đường thập giá, Ðức Giê-su cũng không khỏi sợ hãi, xao xuyến, ngại ngần. Ngài sợ hãi vì trước mắt, thập giá chính là "một điều điên rồ đối với dân ngoại và là một cớ vấp phạm cho người Do-thái" ( 1 Cr 1, 23 ). Vì thế, khi biết rằng sắp đến "giờ" của Ngài, Ðức Giê-su đã phải thốt lên: "Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì ? Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này".

Lắng nghe lời tâm sự tha thiết từ đáy lòng của Ðức Giê-su, chúng ta thấy rằng: sống vâng phục không phải là điều dễ dàng. Sự vâng phục này đòi hỏi Ðức Giê-su một sự cố gắng, kiên trì để vượt qua bản thân, sẵn sàng đón nhận các biến cố vui buồn Thiên Chúa gởi đến từng ngày trong cuộc sống, hay nói một cách khác, Ðức Giê-su cũng đã phải "học" để có thể sống vâng phục, như lời tác giả thư Do-thái viết: "Dầu là Con Thiên Chúa, Người ( Ðức Giê-su ) đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu". Thế nhưng, chính nhờ sự vâng phục trọn vẹn đó của Ðức Giê-su: "Khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người".

Như thế, với việc đi con đường tự huỷ, Ðức Giê-su đã chứng minh một chân lý xem ra có vẻ nghịch lý: "Cho là nhận", "Chết là con đường đưa tới sự sống". Thật vậy, với kinh nghiệm thường ngày, chúng ta cũng có thể nhận ra điều này. Mỗi khi chúng ta mở bàn tay để cho là lúc chúng ta có thể nhận được, và sẽ trở nên phong phú. Còn nếu chúng ta cứ nắm bàn tay lại để giữ cho chính mình, thì cũng đồng thời, chúng ta cũng không thể đón nhận được bất cứ điều gì. Như thế, chúng ta sẽ rất nghèo nàn, cô đơn.

Tới đây, có lẽ, chúng ta có thể hiểu được phần nào câu nói của Ðức Giê-su: "Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời".

Cảm nghiệm sâu sắc chân lý từ mầu nhiệm tự huỷ này của Ðức Giê-su, Thánh Phan-xi-cô, trong lời kinh Hoà Bình, đã ca lên: "Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Chính khi chết đi là khi vui sống muôn đời".

Như thế, với việc sống mầu nhiệm tự huỷ là Ðức Giê-su đã thực hiện một cuộc Vượt Qua: vượt qua cái hữu hình để đạt đến cái vô hình; vượt qua sự chết để đến sự sống; vượt qua cái giới hạn để đạt đến cái vĩnh cửu; vượt qua những nghi thức, lề luật, lễ bái bên ngoài để đưa con người đạt đến một mối tương giao mật thiết với Thiên Chúa từ trong con tim yêu thương của mình. Thực hiện cuộc vượt qua này, Ðức Giê-su đã làm ứng nghiệm trọn vẹn điều mà ngôn sứ Giêrêmia đã báo trước cách đó hơn 600 năm: "Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ ghi trong tâm hồn chúng. Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta".

Ðức Giê-su đã sống mầu nhiệm tự huỷ để đem lại ơn cứu độ cho tất cả chúng ta. Ðồng thời, Ngài cũng mời gọi chúng ta đi con đường tự huỷ như thế để có sự sống đời đời. Thế nhưng, trong thực tế, mỗi người chúng ta thường chỉ nghĩ đến mình mà quên đi người khác, như lời Ðức Thánh Cha nói trong Sứ Ðiệp Mùa Chay năm nay: "Thời đại chúng ta đặc biệt bị rơi vào cám dỗ sống ích kỷ, nó luôn ẩn núp trong tâm hồn con người... người ta bị đồn dập tấn công bởi những thông điệp ít nhiều công khai tán dương nền văn hoá phù du và chủ nghĩa khoái lạc".

Giữa một thế giới như thế, Ðức Thánh Cha nhắc bảo chúng ta: "Người tín hữu được mời gọi bước theo dấu chân của Ðức Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa thật và người thật, Ðấng, khi hoàn toàn vâng phục ý muốn của Chúa Cha, đã tự hủy ( x. Pl 2, 6 tt ), và khiêm tốn ban tặng chính mình cho chúng ta trong một tình yêu vị tha và trọn vẹn, cho đến chết trên thập giá. Núi Can-vê loan báo cách hùng hồn sứ điệp về tình yêu của Ba Ngôi đối với con người thuộc mọi thời đại và dân nước".

Và để sống mầu nhiệm tự huỷ cách cụ thể, Ðức Thánh Cha mời gọi chúng ta thực hiện lời Chúa dạy trong sách Công Vụ Tông Ðồ: "Cho thì có phúc hơn là nhận" ( Cv 20, 35 ).

Trong đời sống gia đình, nếu từng thành viên luôn biết "cho đi", nghĩa là, biết quên mình để nghĩ đến người khác và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của nhau: người chồng luôn nghĩ đến vợ, người vợ luôn nghĩ đến chồng; cha mẹ hết lòng lo cho con cái; con cái luôn nghĩ đến những vất vả, cực nhọc của cha mẹ để bớt đi những đòi hỏi không cần thiết, thì dù cuộc sống vật chất có vất vả, khó khăn, nhưng tôi chắc chắn rằng gia đình chúng ta sẽ có niềm vui, hạnh phúc và bình an. Và cuối cùng, cả gia đình chúng ta sẽ được ở cùng Ðức Giê-su như lời Ngài đã hứa: "Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng ở đó". Amen.

Lm. Phê-rô TRẦN THANH SƠN, Giáo Phận Xuân Lộc

SUY NIỆM 4:

XIN TÔN VINH DANH CHA

Trước khi bước vào Tuần Thánh, Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay hôm nay Giáo Hội lập lại nguyện ước của những người Hy-lạp ngày xưa: "Chúng tôi muốn được gặp ông Giê-su" để nhắc nhở chúng ta đâu là đích đến của chặng đường Mùa Chay mà chúng ta đang trải qua.

Những người Hy-lạp tìm gặp Ðức Giê-su chắc không phải chỉ để chiêm ngưỡng Người mà thôi, vì như thế họ đâu cần đến Phi-líp-phê làm người môi giới. Rõ ràng là họ còn muốn đi xa hơn việc nhìn ngắm, họ muốn được gặp gỡ và trò chuyện với Chúa. Có thể nói, họ đang ở trên một hành trình Ðức Tin. Diễn từ của Ðức Giê-su ngay sau đó về "cái mất" và "cái được" như muốn dẫn họ đi xa hơn trong cuộc hành trình: "Hạt lúa gieo vào lòng đất... nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quí mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời" ( Ga 12, 24 - 25 ). Chân lý xem ra nghịch lý ấy đã được minh chứng bằng chính cuộc đời Ðức Giê-su, Hạt Giống đem lại Mùa Cứu Ðộ.

Trong những câu kế tiếp, thánh Gio-an như muốn đặt các yếu tố của cả hai sự kiện Chúa hấp hối và Chúa Hiển Dung của Phúc Âm Nhất Lãm trong cùng một trình thuật. Những lời của Chúa Giê-su "Bây giờ, linh hồn Thầy xao xuyến... Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này" ( Ga 12, 27 ) như đang làm vang lên những lời Người nói với môn đệ và cầu xin cùng Chúa Cha trong Vườn Cây Dầu. Tiếng vọng từ trời "Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa" ( Ga 12, 28 ) không còn là lời giới thiệu của Chúa Cha trên đỉnh Ta-bo mà đã trở thành lời chuẩn nhận cho sự dâng hiến tuyệt vời của Người Con, lời tôn vinh "Hạt Lúa" đã chấp nhận chết đi. Ở giữa những yếu tố đó, Thánh Gio-an còn khéo léo xen vào một lời nguyện với tâm tình phó thác: "Chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha".

Tác giả A. Marchadour nhận xét: những lời ấy vang lên như "một bản tóm lược Kinh Lạy Cha" vậy. Lời kinh được dâng lên với một thái độ vâng phục hoàn toàn, thái độ đã làm nên ý nghĩa cho cái chết của Ðức Giê-su, như lời thư gửi tín hữu Do-thái: "Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người" ( Dt 5, 8 - 9 ).

Rõ ràng tiến trình từ khi "hạt giống" được gieo xuống cho đến khi đem lại mùa màng, hay từ khi là "hạt bụi" cho đến lúc trở thành "cát bụi tuyệt vời" phải trải qua rất nhiều hy sinh, từ bỏ và cả chết đi nữa. Chính Ðức Giê-su khi ở trong hoàn cảnh ấy đã phải thốt lên: "Tâm hồn Thầy xao xuyến !" Và Người cũng chỉ cho chúng ta rằng tỉnh thức và kiên trì cầu nguyện lúc này thật cần thiết. Việc kết hợp cùng Thiên Chúa trong kinh nguyện sẽ đem lại cho người ta một sức mạnh phi thường lướt thắng những nỗi sợ bị thua thiệt mất mát. Kinh Lạy Cha mà Ðức Giê-su dạy chính là bảo bối cho người ki-tô hữu, là nhịp cầu giữa "mất" và "được", giữa "xao xuyến" và "tôn vinh".

Qua bài diễn từ, Chúa Giê-su như muốn nói với những người Hy-lạp và với cả chúng ta hôm nay rằng muốn gặp Người, ta phải hướng mắt nhìn lên Ðấng được tôn vinh khi đã chấp nhận chết đi. Ðiều này có nghĩa là mọi cái nhìn về Ðức Giê-su khi Người chưa được tôn vinh đều là không đầy đủ, nếu không nói là ảo tưởng. Ý nghĩa cuộc đời trần thế của ta cũng được soi sáng từ đó: chính bằng cách mở lòng ra với Lời Chúa và những đòi hỏi quyết liệt của Người, vượt thắng khuynh hướng vị kỷ muốn giữ lại tất cả cho bản thân, mà người ta mới có thể tiến đến gần Thiên Chúa, sau khi đã nỗ lực để Danh Cha được tôn vinh bằng một cuộc sống hoàn toàn vâng phục theo Thánh Ý Cha.

Dù muốn hay không thì cuộc sống một đời người luôn gặp những điều trái ý, khó khăn, nghịch cảnh. Có người đã nhìn khá bi quan về cuộc sống ấy như là "chốn bể dâu" hay "nơi khổ ải". Còn Thánh Phao-lô lại tuyên bố: "Ðây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ" ( 2 Cr 6, 2 ). Phải chăng ông đã học được cái nhìn lạc quan từ lời kinh của Ðức Giê-su: "Chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha". Chớ gì mỗi Ki-tô hữu chúng ta, những môn đệ đang lần bước đi theo Thầy Giê-su trên hành trình Ðức Tin cũng có những lời "Kinh Lạy Cha biến cách" cho riêng mình.

Lm. KIỀU CÔNG TÙNG, Giáo Phận Sài-gòn

SUY NIỆM 5:

"ÐÃ ÐẾN GIỜ CON NGƯỜI ÐƯỠC TÔN VINH"

I. Bối cảnh bài Tin Mừng

Trình thuật Tin Mừng hôm nay diễn ra trong bối cảnh người Do-thái lũ lượt tiến về Giê-ru-sa lem để mừng đại lễ Vượt Qua theo luật dạy. Khi "nghe tin Ðức Giê-su cũng tới Giê-ru-sa-lem, họ cầm nhành lá thiên tuế ra đón Người và reo hò: Hoan hô ! Hoan hô ! Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Chúa ! Chúc tụng vua Ít-ra-en !" ( Ga 12, 12 - 13 ). Họ đâu ngờ rằng, trong đại lễ này, chính Ðức Ki-tô, là Chiên Vượt Qua Mới, sẽ biến thành lễ Vượt Qua Mới để cứu chuộc nhân loại.

Ngay đầu trình thuật ( câu 20 ), tác giả Gio-an kể rằng, không chỉ có người Do-thái lên Giê-su-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa mà còn có mấy người Hy-lạp là những người ngoại giáo cũng đến đền thờ để tỏ lòng tôn kính thờ phượng Người. Câu 21 - 22, tác giả Gio-an kể tiếp, những người Hy-lạp này đã qua trung gian các môn đệ Phi-lip-phê và An-rê mà xin được gặp Ðức Giê-su. Từ "gặp" trong Kinh Thánh có nghĩa là "tin". Những người ngoại giáo này đã tin vào Người, Sự kiện này cho thấy chương trình Cứu Ðộ là phổ quát, ơn cứu độ được mở rộng cho tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc chứ không chỉ hạn hẹp trong dân Do-thái. Ðức Giê-su trả lời khi hai môn đệ hỏi Người:

"Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh" ( Ga 12, 23 ) hàm ý Ơn Ðức Ðộ phổ quát ấy giờ đây bắt đầu được thực hiện. Từ câu 23, tác giả Gio-an không còn nói gì đến những người ngoại giáo này nữa, cũng chẳng cho biết lời yêu cầu của họ có được toại nguyện hay không, nhưng để tập trung bài trần thuật của mình vào Ðức Giê-su Ki-tô, Ðấng được tôn vinh nhờ mầu nhiệm khổ nạn, thập giá mà Người sẽ phải Vượt Qua để vào vinh quang Phục Sinh.

II. giờ Con Người được tôn vinh:

1. "Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh" ( Ga 12, 23 ).

Từ "giờ" được sử dụng hai mươi sáu lần trong Tin Mừng của Gio-an, thường thường ám chỉ một thời điểm đặc biệt thuận tiện trong đó ơn cứu độ được thực hiện. Xuyên suốt phần thứ nhất của Tin Mừng, "giờ" này còn chưa đến. Chúng ta lấy một ví dụ: Thân mẫu của Ðức Giê-su, trong khi muốn cậy nhờ đến Con mình ở tiệc cưới Ca-na, được nghe trả lời rằng: "Giờ của con chưa đến" ( Ga 2, 4 )... Mãi đến đoạn Tin Mừng này, Ðức Giê-su mới mặc khải "giờ" của Người đã đến.

2. "Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh" ( Ga 12, 23 ).

Giờ, vừa là sự chết, vừa là sự tôn vinh. Giờ, vừa là Thứ Sáu Tuần Thánh, vừa là Chúa Nhật Phục Sinh. Ðể diễn tả sự phong phú từ cái chết của mình được mời gọi tiến đến vinh quang, Ðức Giê-su đi từ một dụ ngôn ngắn gọn, quen thuộc ở nơi thôn dã về hạt lúa cần phải mục nát đi để mang lại nhiều hoa trái. Ðây là một bài học thực tế, một hình ảnh rất cụ thể ngay trong thiên nhiên: Nhà nông gieo hạt giống xuống đất, sau ít lâu thấy làn vỏ mục thối, một mầm sống trồi lên, và với ngày tháng trôi qua, mầm sống đã vươn lên thành cây, phát sinh bông hạt nặng trĩu và một đồng lúa chín vàng, ngào ngạt hương thơm, đem lại cho nhà nông một mùa gặt phong nhiêu và một niềm vui dào dạt ( trích bài suy niệm của Lm. Minh Văn CMC ). Cũng như hạt giống, Ðức Giê-su cần phải được gieo vào lòng đất, chết đi, nhờ đó mang lại hoa trái là ơn cứu độ cho mọi người, kể cả lương dân.

3. "Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh" ( Ga 12, 23 ).

Cái chết của Ðức Giê-su không chỉ là một sự bắt buộc phải kinh qua để tiến đến vinh quang phục sinh, mà còn là điều kiện để khai sinh và phát triển Giáo Hội.

Cái chết của Ðức Giê-su quả là thời điểm kiến tạo con người Ki-tô hữu, bởi vì "Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó" ( Ga 12, 26 ). Quả vậy, các câu 25 - 26 nối kết cộng đoàn tín hữu vào với thân phận của Ðức Giê-su:

 "Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thướng mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời ( Ga 12, 25 )...  Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy" ( Ga 12, 26 )... Ai yêu quý mạng sống mình, theo ngôn ngữ của Gio-an, là kẻ ưa thích sự tối tăm, yêu thích thế gian này và sự vinh quang riêng mình.

Ở đây vẫn còn là vấn đề Ðức Tin, dù nó không rõ ràng như trong Tin Mừng Nhất Lãm nhằm nhấn mạnh mối tương quan với Ðức Giê-su: "Ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy" ( Mc 8, 35 ). Tương quan với Ðức Giê-su còn được nêu rõ qua câu: "Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy". Môn đệ cần phải đi bất cứ nơi nào Ðức Giê-su đi, nghĩa là cũng như Người đi vào cái chết để dự phần vào vinh quang phục sinh. Trong trường hợp này, Ðức Giê-su đã nói: "Cha Ta sẽ tôn vinh nó".

4. "Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh" ( Ga 12, 23 ).

Giờ khổ nạn và thập giá gần kề, tâm hồn Ðức Giê-su xao xuyến ! Người đã cầu nguyện với Cha. Chúng ta cùng lắng nghe hai lời cầu nguyện của Người: "Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này""Lạy Cha, xin tôn vinh danh Cha". Ðức Giê-su đã chọn lời cầu nguyện thứ hai. Nghĩa là Người đã chu toàn cách tuyệt hảo sứ mệnh Chúa Cha giao phó: thí mạng sống mình để cứu rỗi toàn thế giới. Trốn tránh giờ đó là hủy bỏ mọi giá trị của nó đã từng được gói ghém trong mầu nhiệm nhập thể. Còn chấp nhận giờ đó là làm vinh danh Chúa Cha. Vì vậy, nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Ðức Giê-su mà chương trình cứu độ phổ quát của Người được thực hiện.

5. "Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh" ( Ga 12, 23 ).

Sự chết của Ðức Giê-su sẽ mang lại nhiều bông hạt. Người ta thấy dân chúng tuốn đến với Người: Ban đầu là dân Do-thái ( Ga 12, 9.12.17.18.34 ), rồi đến dân ngoại làm nên hoa trái đầu mùa ( Ga 12, 20 - 22 ). Ðó cũng là điều được nói lên ở câu 32: "Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi". Khởi đầu của việc Ðức Giê-su được giương cao là khi Người chịu đóng đinh trên thập giá.

6. "Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh" ( Ga 12, 23 )

Giờ Con Người được tôn vinh cũng là giờ thế gian bị xét xử. Cuộc sáng tạo cũ đến đây chấm dứt để bắt đầu cuộc sáng tạo mới. Số phận mọi người tùy thuộc giờ Ðức Giê-su là giờ phán xét, giờ phân chia: giờ này ai từ chối Ðức Giê-su thì bị xếp vào phe của Sa-tan, thủ lãnh thế gian, đối thủ lợi hại của Ðức Giê-su, và bị luận phạt như nó.

III. kết luận:

Bản văn Tin Mừng hôm nay với những gợi ý nêu trên, nhằm gửi đến mỗi người chúng ta tín thư sau:

Giơø của Ðức Giê-su là trung tâm điểm của lịch sử ơn cứu độ. Giờ này đánh dấu việc Ngôi Lời nhập thể hoàn tất sứ mạng mạc khải và cứu chuộc nhân loại. Cả cuộc sống của Ðức Ki-tô đều qui hướng về Giờ đó. Từ Giơø đó mà có sự phán xét nhân loại, có sự phân chia những kẻ tin hay không tin mầu nhiệm Ðức Ki-tô chết và phục sinh vinh quang. Ai tin thì được cứu rỗi và được sống; còn ai từ chối thì bị luận phạt và phải chết.

Ðể tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Ðức Giê-su và mừng Ðại Lễ Phục Sinh của Người trong những ngày sắp tới, mỗi chúng ta hãy sẵn sàng mở toang cánh cửa lòng mình ra với tình yêu chân thật và sâu thẳm để đón nhận Ðức Ki-tô, Ðấng đã chết khổ hình thập giá và phục sinh vinh hiển, nguồn Ơn Ðức Ðộ của chúng ta.

Xin được đưa ra một vài gợi ý áp dụng vào thực tế cuộc sống Ki-tô hữu:

1. Con người chỉ lớn lên khi từ bỏ. Ðứa bé rời khỏi bụng mẹ để chào đời. Ðôi bạn trẻ rời bỏ nhà để lập một tổ ấm mới. Con người rời bỏ cuộc sống này để vào vĩnh cửu. Bạn và tôi, sự từ bỏ nào là khó hơn cả ?

2. Tưởng mình được, hóa ra lại mất. Vui lòng mất, hóa ra lại được. Bạn và tôi có kinh nghiệm cụ thể nào về điều đó không ?

3.    Ðức Ki-tô đã chấp nhận bị nghiền nát để trở nên Thánh Thể - bánh trường sinh cho nhân loại, cho bạn và cho tôi. Nếu lãnh nhận thứ bánh ấy mà không có sự đồng cảm với Ðức Ki-tô thì có nghĩa gì đâu ? Cánh cửa nguồn ơn cứu độ đã mở rộng từ lâu lắm rồi... phải chăng bạn và tôi vẫn đi vào mà lại không nhận ra là mình đi đâu ?

Gs. PHẠM VĂN LƯỠNG, Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài-gòn

CHỨNG TÁ 1:

XIN HÃY NÉM ÐÁ TÔI TRƯỚC

Dominico Savio, vị thánh được xem là trẻ nhất của Giáo Hội, đã được Chúa gọi về khi vừa tròn 15 tuổi. Lúc thiếu thời, khi cậu còn đang theo học trường của cha thánh Don Bosco, một hôm trong lớp xảy ra một vụ xích mích rất găng, cuối cùng đã dẫn đến một cuộc thách thức ném đá nhau giữa hai cậu bé. Các học sinh thời ấy đã học đòi bắt chước thói tục đấu súng khá thịnh hành giữa những người lớn, họ cho rằng như thế mới có thể giải quyết được vấn đề danh dự cho một trong hai còn sống, còn kẻ kia thì chết nếu bắn chậm hơn.

Savio nghe biết chuyện, liền chạy vội ngay đến điểm hẹn ném đá. Cậu bấp chấp rủi ro có thể xảy ra cho bản thân, len vào đứng giữa hai người bạn đồng trang lứa đang gầm ghè nhìn nhau tóe lửa hận thù. Còn đám đông học sinh thì làm thành một vòng tròn chung quanh hai đấu thủ, hò la ủng hộ và khiêu khích thêm.

Savio khẳng khái nói lớn át cả tiếng ồn ào: "Này các bạn thân mến của tôi, mình nghĩ là tốt nhất thì hai bạn hãy ném tất cả số đá đã chuẩn bị sẵn dưới chân của hai bạn vào người tôi đi, tôi xin chịu tất cả, miễn sao hai bạn bỏ qua cho nhau, đừng giận ghét nhau nữa !"

Hoàn toàn bị chưng hửng, cả hai đấu thủ đâm ra ngẩn ngơ. Các bạn khác trong lớp đang háo hức chờ xem trận đấu cũng bị ngẩn ngơ bàng hoàng. Một phút yên lặng như tờ, rồi bất chợt, mọi người cùng đồng thanh reo hò hoan hô dậy trời dậy đất. Thay vì ném đá vào Savio, hai bạn trẻ mới đây còn đang hung hăng định sát phạt nhau, thì nay ùa đến ôm lấy Savio, công kênh Savio lên để tán thưởng hành động anh hùng và tấm lòng dễ thương của Savio...

Trích NỐI LỬA CHO ÐỜI số 4

CHỨNG TÁ 2:

TÔI XIN TUÂN THEO THÁNH Ý THIÊN CHÚA

Năm 1996, trong buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội Olympic tại Atlanta, ban tổ chức đã dành ra một phút thiêng liêng và cảm động nhất để tưởng nhớ một người công dân da đen, một người con đáng kính nhất của thành phố Atlanta: đó là Mục Sư Martin Luther King, ông đã sống cả đời cho lý tưởng đấu tranh ôn hòa nhằm xóa bỏ óc kỳ thị chủng tộc đối với người da đen tại Mỹ.

Trong một bài nói chuyện vào buổi tối với cộng đồng những người da đen, Mục Sư đã ngỏ những lời động viên khích lệ chân thành:

"Những gian nan của chúng ta vẫn còn đó, nhưng đối với tôi, lúc này điều đó không còn có ý nghĩa gì nữa. Tôi đã lên tới đỉnh ngọn đồi của cuộc đời, và cũng như tất cả mọi người, tôi rất muốn sống, muốn có một cuộc đời thật dài. Tuổi thọ là một giá trị rất quý. Nhưng giờ đây, tôi không quan tâm đến nó nữa.

Tôi xin tuân theo Thánh Ý Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã cho phép tôi lên đến đỉnh ngọn đồi. Giờ đây, nhìn về xa kia, tôi đã thấy vùng Ðất Hứa. Có thể tôi sẽ không được đến đó cùng một chuyến với các bạn, nhưng đêm nay, tôi xác tín rằng: chúng ta, những người da đen, một dân tộc vĩ đại, chắc chắn sẽ tới được miền Ðất Hứa của Thiên Chúa.

Cho nên đêm nay, tôi thấy hạnh phúc. Tôi không băn khoăn gì nữa về những gì có thể xảy ra đối với tôi. Và đêm nay, tôi đã thấy được Vinh Quang nơi những bước chân đang đến gần của Thiên Chúa !"

Và rồi không lâu sau đó, vào một ngày cuối tháng 3 năm 1968, khi dẫn đầu một cuộc tuần hành vĩ đại nhưng ôn hòa của gần một triệu người da đen tại thành phố Memphis, Mục Sư Martin Luther King đã bị hạ sát bằng súng lục bởi một người da trắng quá khích...

Theo LẼ SỐNG, Ðài Chân Lý Á Châu

THÔNG TIN:

NHỮNG KHOẢN TIỀN VÀ QUÀ ÂN NHÂN MỚI CHIA SẺ

- Bác sĩ Bích Ðào ( Pháp ) giúp người nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.800.000 VND

- Một Linh Mục ẩn danh ( Sài-gòn ) giúp người nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 400.000 VND

- Nhóm GLV Nhà Thờ Regina Mundi ( Sài-gòn ) giúp người nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  1.000.000 VND

- Hai bạn MK ( Sài-gòn ) giúp người nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  200.000 VND

- Bạn MK Phúc Dũng ( Sài-gòn ) giúp học bổng trẻ em nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  100.000 VND

- Một ân nhân ẩn danh ( Sài-gòn ) giúp học bổng trẻ em nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.000.000 VND

- Bà Sarah-Anne Nguyễn Thanh Hà ( Úc ) giúp học bổng trẻ em nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.000.000 VND

- Gia đình cô Trúc ( Giáo Xứ ÐMHCG Sài-gòn ) giúp học bổng trẻ em nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 200.000 VND

- Ông bà Trần Mạnh Hùng ( Help The Poor - Hoa Kỳ ) giúp học bổng trẻ em nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . 300 USD

- Bà Nguyễn Thị Hoa ( Help The Poor - Hoa Kỳ ) giúp học bổng trẻ em nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  500 USD

- Bác sĩ Phan Minh Hiển ( Pháp ) giúp xe lắc cho người khuyết tật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  140 EUROS

NHỮNG KHOẢN TIỀN VÀ QUÀ TRỠ GIÚP ÐÍCH DANH

- Giúp tiền xe cho một người khuyết tật ( Ðịnh Quán, tỉnh Ðồng Nai ) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  50.000 VND

- Giúp tiền xe cho một người khuyết tật ( Củ Chi ) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50.000 VND

- Giúp tiền xe cho một bà mẹ đưa con bị bệnh về quê ( An Giang ) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50.000 VND

- Giúp tiền xe cho một người khuyết tật ( Sài-gòn ) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  20.000 VND

- Giúp một trường hợp Bảo Vệ Sự Sống ( Sài-gòn ) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  200.000 VND

- Hội Help The Poor ( Hoa Kỳ ) giúp người nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 500 USD

- Một Giáo Dân Giáo Xứ Phan-xi-cô Ðakao ( Sài-gòn ) giúp người dân tộc nghèo ở Kontum . . . . . . . . . . . . . 50.000 VND

- Một ân nhân ( qua cha Nguyễn Ðức Thông, DCCT ) giúp anh Ðoàn Văn Long ( Xuân Lộc ) . . . . . . . . . . .  1.000.000 VND

- Tặng Giáo Dân Họ Ðạo Kinh 3, Cà Mau ( cha Mười ) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 tập sách Làm Quen Với Kinh Thánh

HỌC BỔNG CHO 6 EM NGHÈO NGƯỜI KHMER VÀ NGƯỜI KINH Ở SÓC TRĂNG

Cha Tống Văn Năm, phụ trách Truyền Giáo cho Người Khmer tại Giáo Phận Cần Thơ, địa chỉ 174 Lương Ðịnh Của, khóm 2 phường 8, thị xã Sóc Trăng, ÐT: 079.821.875, giới thiệu 8 em học sinh nghèo, gia đình quá đông anh chị em hoặc phải mồ côi, cần được trợ giúp để không bị dở dang việc học. Gospelnet số 108 xin bắt đầu trợ giúp hai tháng 4 và 5.2003, tổng cộng: 8 em x 50.000 VND x 2 tháng = 800.000 VND, được trích từ khoản tiền ông bà Trần Mạnh Hùng ( Hoa Kỳ ) mới gửi về. Xin thay mặt cha Năm và gia đình các em tỏ lòng biết ơn đến quý ân nhân.

01. THẠCH PHƯƠNG LAM, sinh 1985, người Khmer, lớp 11, khóm 3, phường 5, Sóc Trăng.

02. VÕ THỊ MANH, sinh 1985, người Kinh, lớp 10, ấp Bến Bào, Vĩnh Lộc, Hồng Vân, Bạc Liêu.

03. NGUYỄN THỊ KIM HIỀN, sinh 1986, người Kinh, lớp 10, ấp Bến Bào, Vĩnh Lộc, Hồng Vân, Bạc Liêu.

04. NGUYỄN THỊ THU THỦY, sinh 1987, người Khmer, lớp 7, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, Sóc Trăng.

05. SƠN THỊ SA RUÔNG, sinh 1989, người Khmer, lớp 7, ấp Tam Sóc A, Mỹ Thuận, Mỹ Tín, Sóc Trăng.

06. SƠN NGỌC HÀ, sinh 1988, người Khmer, lớp 8, ấp Phú Bình, Phú Tâm, Mỹ Tín, Sóc Trăng.

07. TRẦN VĂN PHÚC, sinh 1990, người Kinh, lớp 6, 106 khóm 4, phường 5, thị xã Sóc Trăng.

08. TRIÊU ÐỨC LÀNH, sinh 1993, người Khmer, lớp 3, 129 khóm 5, phường 5, thị xã Sóc Trăng.

HỌC BỔNG CHO 6 EM CON MỘT GIA ÐÌNH NGHÈO Ở CỦ CHI

Như Gospelnet số 100 ra ngày 23.2.2003 đã thông tin, cha Mai Văn Hiền DCCT, giới thiệu trường hợp gia đình chị Ma-ri-a LÊ THỊ NGA, sinh 1954, hiện ngụ tại Tân Thông Hội, Củ Chi, Giáo Xứ Tân Thông của cha Phao-lô Nguyễn Văn Khi. Gia đình không có đất, chỉ dựng chòi ở nhờ trên đất của người quen. Chị Nga bị bệnh hậu sản suốt 3 năm qua sau khi sinh đứa con thứ 6. Gospelnet đã trợ giúp từ tháng 5.2002 đến hết tháng 2.2003. Nay Gospelnet số 100 xin tiếp tục trợ giúp liên tiếp trong ba tháng 3, 4 và 5.2003 ( sẽ không có cho ba tháng hè ), tổng cộng: 6 em x 50.000 VND x 3 tháng = 900.000 VND, được trích từ khoản tiền ông bà Nguyễn Thanh Hà ( Úc ) mới gửi về. Xin thay mặt cha Hiền và gia đình các em tỏ lòng biết ơn đến quý ân nhân.

HỌC BỔNG CHO 13 EM NGHÈO Ở DĂKLAK

Như Gospelnet số 58, 68, 71 và 94 ra ngày 12.1.2003 đã thông tin, theo sự giới thiệu của Sr. Bùi Thị Huế, Dòng Nữ Vương Hòa Bình, Buôn Ma Thuột, chúng tôi đã trợ giúp liên tiếp trong mười tháng, từ tháng 5.2002 đến hết tháng 2.2003 cho 13 em học sinh nghèo ở Daklak. Nay Gospelnet số 108 xin tiếp tục trợ giúp trong hai tháng 3 và 4.2003, tổng cộng: 13 em x 2 tháng x 50.000 VND = 1.300.000 VND, được trích từ khoản tiền ông bà Trần Mạnh Hùng ( Hoa Kỳ ) mới gửi về. Xin thay mặt Sr. Huế và gia đình các em tỏ lòng biết ơn đến quý ân nhân. Danh sách gồm có:

01. Em NGUYỄN HỒNG VŨ, sinh 1985, Lên lớp 10 trường PTCS Nguyễn Tri Phương

02. Em NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN, sinh 1989, lên lớp 8 trường PTCS Nguyễn Tri Phương

03. Em LÊ THỊ MINH OANH, sinh 1986, lên lớp 10 trường PTCS Nguyễn Tri Phương

04. Em LÊ ÁNH TUYẾT, sinh 1990, lên lớp 7 trường PTCS Nguyễn Tri Phương

05. Em HUỲNH QUỐC BẢO, sinh 1989, lên lớp 8 trường PTCS Nguyễn Tri Phương

06. Em HUỲNH BẢO QUỐC, sinh 1989, lên lớp 8 trường PTCS Nguyễn Tri Phương

07. Em BÙI THỊ HẬU, sinh 1990, lên lớp 7 trường PTCS Nguyễn Tri Phương

08. Em BÙI VĂN SA, sinh 1986, lên lớp 11 trường PTTH Cư M’gar, Quảng Phú

09. Em HUỲNH THỊ THU KIỀU, sinh 1988, lên lớp 9 trường PTCS Hòa An

10. Em HUỲNH NGỌC VŨ, sinh 1990, lên lớp 7 trường PTCS Hòa An

11. Em ÐOÀN MINH VƯƠNG, sinh 1990, lên lớp 7 trường PTCS Hòa An

12. Em TRƯƠNG THỊ YẾN, sinh 1985, lên lớp 12 trường PTBC Lê Hữu Trác.

13. Em ÐÀNG HOÀNG ANH QUỐC, sinh 1982, người gốc Chăm, đang học Trường Thiết Kế Sài-gòn.

HỌC BỔNG CHO 4 EM Ở ÐỊNH QUÁN, TỈNH ÐỒNG NAI

Như Gospelnet số 100 ra ngày 23.2.2003 đã thông tin, anh Phạm Văn Lượng, Huynh Ðoàn Ki-tô Bệnh Nhân và Người Khuyết Tật, giới thiệu trường hợp 4 người con trong gia đình anh Phao-lô HOÀNG VĂN THÚY ( 36 tuổi ) và chị TRẦN THỊ THU HƯƠNG ( 36 tuổi ), nguyên quán tại khu 9, ấp Hiệp Ðồng, thị trấn Ðịnh Quán, tỉnh Ðồng Nai, tạm trú tại 4 / 14 tổ 4, ấp 9, xã Bình Hưng Hòa, quận Bình Chánh, Sài-gòn. Anh Thúy bị mù vì thuốc trừ sâu, nay phải đi bán vé số, phụ với chị đi làm thuê để lo cho các con ăn học. Kể từ tháng 3.2003, cô Cao Hồng Phúc đã xin nhận trợ giúp đều đặn số tiền mỗi tháng 200.000 VND cho 4 cháu. Gospelnet số 108 xin tiếp tục gửi đến gia đình anh Thúy số tiền 200.000 VND do cô Hồng Phúc trợ giúp cho tháng 4.2003. Xin thay mặt gia đình các cháu tỏ lòng biết ơn quý ân nhân.

HỌC BỔNG CHO 17 EM Ở GIÁO XỨ ÐỒNG XOÀI, BUÔN MÊ THUỘT

Như Gospelnet số 101 ra ngày 2.3.2003 đã thông tin, cha Lê Trấn Bảo, chính xứ Ðồng Xoài Sr. Ê-li-da-bét Vũ Thị Bài, Dòng Nữ Vương Hòa Bình, cộng đoàn phục vụ tại Giáo Xứ Ðồng Xoài, Giáo Phận Buôn Mê Thuột, thuộc phường Tân Ðồng, thị xã Ðồng Xoài, tỉnh Bình Phước, đã giới thiệu một danh sách gồm 17 em học sinh nghèo trong Giáo Xứ Ðồng Xoài. Gospelnet đã trợ giúp cho các em bắt đầu từ tháng 5.2002 cho đến hết tháng 3.2003. Nay Gospelnet số 108 xin tiếp tục trợ giúp các em cho tháng 4.2003, tổng cộng: 17 em x 50.000 VND = 850.000 VND, được trích từ khoản tiền ông bà Trần Mạnh Hùng ( Hoa Kỳ ) mới gửi về. Xin thay mặt cha Bảo, Sr. Bài và gia đình các em tỏ lòng biết ơn đến quý ân nhân.

HỌC BỔNG CHO 10 EM GIÁO XỨ TRUNG NGHĨA, TỈNH HÀ TĨNH

Cha Nguyễn Công Bắc, Giáo Xứ Trung Nghĩa ( 9.000 Giáo Dân ), xã Thạch Băng, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, thuộc Giáo Phận Vinh, giới thiệu một danh sách 10 em học sinh thuộc các gia đình làm nghề đi biển chài lưới cá, đông con mà thu nhập lại hết sức bấp bênh và eo hẹp, các em đều có nguy cơ phải bỏ học dở dang. Gospelnet số 108 xin bắt đầu trợ giúp liên tiếp trong hai tháng 4 và 5.2003 ( không có cho ba tháng hè ), tổng cộng: 10 em x 50.000 VND x 2 tháng = 1.000.000 VND.

01. Tê-rê-xa TRẦN THỊ BẮC, lớp 8 trường THCS Thạch Kim, hoàn cảnh hết sức khó khăn.

02. Giu-se TRẦN ÐỨC DŨNG, lớp 9 trường THCS Thạch Kim, mồ côi cha, hoàn cảnh hết sức khó khăn.

03. Tê-rê-xa NGUYỄN THỊ LOAN, lớp 4 trường THTH Thạch Kim, hoàn cảnh hết sức khó khăn.

04. Giu-se NGUYỄN ÐÌNH TÂM, lớp 8 trường THCS Thạch Bằng, gia đình đông con.

05. An-na TRẦN THỊ LAN, lớp 7 trường THCS Thạch Bằng, hoàn cảnh hết sức khó khăn.

06. An-na TRẦN THỊ HOA, lớp 6 trường THCS Thạch Bằng, hoàn cảnh hết sức khó khăn.

07. Phê-rô TRẦN VĂN NINH, lớp 9 trường THCS Thạch Bằng, gia đình đông con.

08. Ma-ri-a TRẦN THỊ HOÀ, lớp 8 trường THCS Thạch Bằng, gia đình đông con.

09. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ HUỆ, lớp 6 trường THCS Thạch Bằng, hoàn cảnh hết sức khó khăn.

10. Tê-rê-xa NGUYỄN THỊ THUỲ TRINH, lớp 10 trường PTTH Mai Thúc Loan, gia đình đông con.

TRỠ GIÚP ÐẶC BIỆT CHO MỘT EM SINH VIÊN NGHÈO Ở SÀI-GÒN

Như Gospelnet số 106 ra ngày 23.3.2003 đã thông tin, anh Hoàng Huy Trần, đã nhận trợ giúp hàng tháng số tiền 200.000 VND bắt đầu từ tháng 3.2003 cho bạn NGUYỄN THÀNH CÔNG, sinh viên đại học Bách Khoa năm thứ ba, khoa Ðịa Chất Dầu Khí, hiện ngụ tại phòng số 413 B, Ký Túc Xá Bách Khoa, số 497 đường Hòa Hảo, phường 7, quận 10. Nay, Gospelnet số 108 xin tiếp tục gửi đến bạn Công số tiền 200.000 VND của tháng 4.2003 của anh Hoàng Huy Trần. Xin thay mặt bạn Công tỏ lòng biết ơn đến quý ân nhân.

TRỠ GIÚP ÐẶC BIỆT CHO 5 NGƯỜI GIÀ KHIẾM THỊ Ở BÀU SEN, TỈNH CÀ MAU

Cha Giu-se Nguyễn Văn Nam, Giáo Xứ Bàu Sen, Giáo Phận Cần Thơ, giới thiệu 5 người già bị khiếm thị, hiện cư ngụ tại ấp Nam Chánh, xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, tỉnh Cà Mau, có hoàn cảnh rất nghèo, lại neo đơn, đất đai không có. Gospelnet số 108 xin trợ giúp đặc biệt mỗi cụ 100.000 VND, tổng cộng: 500.000 VND. Danh sách các cụ gồm có:


01. TRẦN KIM ANH, 52 tuổi.

02. TRƯƠNG THỊ CẢI, 71 tuổi.

03. TRƯƠNG VĂN NGUYÊN, 65 tuổi.

04. NGÔ THỊ ÐỨC, 71 tuổi.

05. NGUYỄN THỊ NĂM, 72 tuổi.


TRỠ GIÚP XE LĂN CHO MỘT EM KHUYẾT TẬT NGƯỜI KHMER Ở SÓC TRĂNG

Cha Tống Văn Năm, phụ trách Truyền Giáo của Giáo Phận Cần Thơ, giới thiệu trường hợp em THẠCH PHƯƠNG LYNH, người dân tộc Khmer, sinh 1986, ngụ tại số 41 Xô-viết Nghệ Tĩnh, khóm 2, phường 1, thị xã Sóc Trăng, mẹ là bà Trần Thị Mỹ, một giáo viên nghèo, phải nuôi 4 người con ăn học. Từ bé, em Lynh đã bị di chứng của sốt bại liệt, teo cơ cả hai chân, thể trạng rất yếu phải dùng một cặp nạng để đi học xa nhà, đi Nhà Thờ và làm việc phụ giúp cha mẹ lo sinh kế trong gia đình. Gospelnet xin trợ giúp cho em Lynh một chiếc xe lắc mới, trị giá 1.500.000 VND, trích từ khoản tiền bác sĩ Phan Minh Hiển và Nhóm Don de Association Compassion ( Pháp ) mới gửi về. Công ty Manulife cũng gửi tặng thêm một chiếc mũ, một áo mưa và một chiếc ba-lô nhỏ để em Lynh đi học. Xin thay mặt cha Năm và gia đình em tỏ lòng biết ơn quý ân nhân.

TRỠ GIÚP CHO MỘT BỆNH NHÂN BƯỚU CỔ QUÊ Ở TỈNH HÀ TÂY

Cha Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu trường hợp chị NGUYỄN THỊ PHONG, sinh 1976, quê quán ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, vào Nam tìm việc làm thuê và trọ tại số 4 / 12 Phạm Văn Hai, phường 3, quận Tân Bình, được bà Nguyễn Thị Thi, một Giáo Dân cư ngụ tại số 62 / 5 Bùi Thị Xuân, phường 5, quận Tân Bình giúp tìm hiểu đạo Công Giáo. Gần dây chị Phong bị khó thở và yếu nhược, đi Trung Tâm Ung Bướu khám thì được chẩn đoán mắc bệnh bướu cổ ở mức độ nặng, không thể giải phẫu nhưng phải uống thuốc trong suốt một năm, hoàn cảnh gia đình nghèo lại xa quê, không đủ tiền lo thuốc men chữa trị. Gospelnet đã giúp tạm 50.000 VND, nay xin trợ giúp thêm số tiền 150.000 VND.

TRỠ GIÚP MỘT NGƯỜI BỊ PHỎNG NẶNG Ở TỈNH VĨNH LONG

Thầy Ðỗ Hữu Ðức, Giáo Xứ Tân Hưng, Giáo Hạt Hóc Môn, Sài-gòn, giới thiệu trường hợp chị TRẦN THANH MỘNG, sinh 1979, con gái của bà Trần Thị Ngờ, hiện ngụ tại ấp Tân Quy, xã Tân Long Hội, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Gia đình có đến 9 nhân khẩu, lại có một người chết vì bị điện giật, một người phải lên Sài-gòn làm thuê lo sinh kế, và một người bị phát bệnh tâm thần, gia đình hết sức nghèo, chỉ sống nhờ vào 2 công ruộng. Mới đây, chị Mộng đang nấu bếp thì bị chóng mặt, ngã thẳng vào nồi canh đang sôi nên bị phỏng toàn bộ khuôn mặt.

Gospelnet xin trợ giúp đặc biệt cho gia đình chị số tiền 200.000 VND, đồng thời mở lời kêu gọi đến quý độc giả và ân nhân tìm giúp một bác sĩ hoặc một bệnh viện có thể nhận giải phẫu khắc phục hậu quả do bị phỏng cho chị Mộng. Xin liên lạc về cho Linh Mục Lê Quang Uy, DCCT, 38 Kỳ Ðồng, phường 9, quận 3, Sài-gòn, điện thoại số 08.9.319.835 E-Mail: ttmvcssr@hcm.vnn.vn Gospelnet sẽ cố gắng lo một phần chi phí.