GOSPELNET

Flowchart: Alternate Process: NĂM THỨ BA - SỐ 107
CHÚA NHẬT 30.3.2003

 

 

 

 

 

CHÚA NHẬT 4 B MÙA CHAY

TIN MỪNG: Ga 3, 14 - 21

Ðức Giê-su bảo: "Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thiên Chúa Yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.

Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.

Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng,
vì các việc họ làm đều xấu xa. Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng,
để các việc họ làm khỏi bị chê trách. Nhưng kẻ sống theo sự thật,thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa."

SUY NIỆM 1:

ÐỂ THẾ GIAN ÐƯỠC CỨU ÐỘ

Các bài Thánh Kinh của Phụng Vụ Chúa Nhật 4 Mùa Chay Năm B hôm nay đề cập đến Tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Tình yêu Cứu độ ấy đã khiến Thiên Chúa đành phải dùng hình phạt để trừng trị các thủ lãnh Do-thái bất trung bất nghĩa cuối thời quân chủ. Cũng Tình Yêu Cứu Ðộ ấy đã khiến Thiên Chúa Cha sai Con Một đến thế gian để thế gian - nhờ Con của Người - mà được cứu độ. Chúng ta hãy mở rộng cõi lòng đón nhận sứ điệp Lời Chúa và làm cho sứ điệp ấy thành hiện thực trong các môi trường trong đó chúng ta đang sống.

I. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

1. Bài đọc 1: 2 Sb 36, 14 - 16 . 19 - 23:

Ðoạn sách Sử Biên Niên quyển 2 kể lại chuyện các thủ lãnh của các tư tế và dân chúng Ít-ra-en học theo mọi thói hư đốn của các dân ngoại mà làm hoen ố Nhà của Ðức Chúa ở Giê-ru-sa-lem và sát hại các sứ giả do Thiên Chúa sai đến để nhắc nhở họ. Thiên Chúa đành phải dùng hình phạt để trừng trị và cảnh tỉnh họ, vì Thiên Chúa luôn yêu thương dân của Người.

2. Bài đọc 2: Ep 2, 4 - 10:

Thánh Phao-lô khẳng định: Thiên Chúa giầu lòng xót thương và rất mực yêu thương chúng ta nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Ðức Ki-tô. Sở dĩ chúng ta được cứu là do ân sủng của Thiên Chúa và do lòng tin của chúng ta chứ không phải do sức hay việc làm của chúng ta.

3. Bài Tin Mừng: Ga 3, 14 - 21:

Là một phần của cuộc trao đổi giữa Ðức Giê-su và ông Ni-cô-đê-mô. Ông Ni-cô-đê-mô là một người thông thái trong dân Ít-ra-en và có nhiều cảm tình với Ðức Giê-su. Nhưng ông còn nhút nhát và sợ dư luận nên chỉ dám tìm đến gặp Ðức Giê-su ban đêm. Trong cuộc trao đổi với ông, Ðức Giê-su đã "bật mí" nhiều điều rất thú vị và quan trọng, như việc người ta phải được "tái sinh" trong Thần Khí để vào Nước Trời và việc "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian không phải để lên án thế gian mà để thế gian nhờ Con của Người, mà được cứu độ".

4. Sứ điệp của Lời Chúa:

"Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người, mà được cứu độ".

Ðón nhận Sứ điệp Tình Yêu:

Công việc đầu tiên của các Ki-tô hữu chúng ta là đón nhận sứ điệp cũng là mạc khải vô cùng quan trọng về lý do và động lực ( nếu chúng ta có thể nói như vậy ) của việc Thiên Chúa Cha sai Con Một của Người là Ðức Giê-su đến thế gian. Ðức Giê-su đến trần gian để con người được sống chứ không phải để con người phải chết. Vì chưng Thiên Chúa chỉ có thể là Tình Yêu. Mà Tình Yêu thì chỉ có thể cứu vớt chứ không thể kết án. Những ai không đón nhận Tình Yêu là tự loại mình ra khỏi dòng thác của Tình Yêu Tha Thứ và Cứu Vớt. Cũng như những ai không chịu để Ánh Sáng Thiên Chúa soi dẫn là tự mình chọn sống trong tối tăm. Tâm tình xứng hợp chúng ta phải có là cảm tạ, ngợi khen và biết ơn Thiên Chúa Tình Yêu. Cảm tạ ngợi khen và biết ơn vì Thiên Chúa đã yêu thương loài người bằng chính Tình Yêu Vô Hạn của Thiên Chúa.

Ðể diễn tả Tình Yêu ấy, Thiên Chúa làm người đã lao động vất vả, vượt qua mọi thử thách cám dỗ, kiên định trọng lập trường chọn Thánh Ý Chúa Cha, chọn con đường tự hủy và chấp nhận hiến mình làm lễ tế toàn thiêu trên thập giá để cho mọi người được làm hòa với Thiên Chúa và được ơn cứu độ. Cách cảm tạ ngợi khen và biết ơn cân xứng nhất là chúng ta lấy tình yêu nhỏ bé và bất toàn của chúng ta đáp lại Tình Yêu Vô Cùng Vô Biên của Thiên Chúa. Trong thực tế cụ thể, điều này có nghĩa là chúng ta phải nỗ lực hết sức mình để xa lánh tội lỗi, để vất bỏ những cách suy nghĩ, hành động trái ngược với sự Thánh Thiện và lòng Yêu Thương của Thiên Chúa.

Ðó chính là việc hoán cải ( metanoia ) mà Mùa Chay mời gọi chúng ta thực hiện. Trước hết là hoán cải trong tư duy tức đổi mới tư duy. Kế đến là hoán cải trong thái độ và hành động. Suy nghĩ, thái độ và hành động của người hoán cải là suy nghĩ, thái độ, hành động của chính Ðức Giê-su Ki-tô.

Làm chứng cho Sứ điệp Tình Yêu:

Còn có một cách khác để chúng ta cảm tạ ngợi khen và biết ơn Thiên Chúa Tình Yêu. Ðó là chúng ta tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi cơ hội để làm chứng cho Thiên Chúa Tình Yêu. Trách nhiệm làm chứng cho Thiên Chúa Tình Yêu của Ki-tô hữu các nước nói chung và của Ki-tô hữu Việt Nam nói riêng là một trách nhiệm vinh quang mà vô cùng nặng nề. Chúng ta thử hỏi - trong lúc mà một số chính quyền Phương Tây, bất chấp sự can ngăn của nhiều chính quyền khác và của chính Ðức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II và sự phản đối của các tầng lớp nhân dân các nước, dùng vũ lực tấn công Irak - thì có bao nhiêu tín đồ Hồi giáo, Phật giáo hay Ấn Giáo, có bao nhiêu người không biết Chúa Giê-su Ki-tô cho rằng người Tin Lành, người Công Giáo là những chứng nhân của Thiên Chúa Tình Yêu ?

Chúng ta cũng có quyền tự hỏi: trong nước Việt Nam hiện nay có bao nhiêu người trong số 72 triệu người không Công Giáo gặp được những chứng nhân sống động của Thiên Chúa Tình Yêu ? Nói cách khác chúng ta thử hỏi có bao nhiêu trong số 8 triệu người Công Giáo Việt Nam thực sự là chứng nhân của Thiên Chúa Tình Yêu ? Như thế có nghĩa là người đi Ðạo không chỉ giữ Ðạo mà còn phải trưng bày Ðạo ra trước mặt mọi người. Cũng có nghĩa là người đi Ðạo không được quyền hiểu lơ mơ về Ðạo, cũng như không có quyền tin một đàng sống một nẻo.

Như thế có nghĩa là làm chứng không chỉ bằng lời nói ( quá dễ và không đủ sức thuyết phục người thời nay ) mà bằng việc làm, bằng cách sống như Ðức Cha Gio-an Bao-ti-xi-ta Bùi Tuần, Giám Mục Long Xuyên đã viết trong bài "Yêu Mến Thánh Giá": "Thời nay, tại Việt Nam này, người ta tin vào các chứng nhân sống đạo hơn bất cứ sách báo, tổ chức, lý thuyết nào. Chứng nhận sống đạo là những người có tâm đạo giầu cảm thương đối với những người đau khổ tội lỗi, phản ánh tình thương trên thánh giá của Chúa Giê-su".

Ðể có được tâm đạo giầu cảm thương, các Ki-tô hữu Việt Nam hay thuộc bất cứ quốc tịch nào phải biết học cùng Thầy Giê-su và phải nên giống Thầy Giê-su. Nếu tất cả đồng bào của chúng ta có dịp gặp gỡ, trao đổi với những người Công Giáo thực sự là những chứng nhân sống đạo thì sớm muộn gì, bằng cách này hay bằng cách khác, họ sẽ đón nhận Thiên Chúa Tình Yêu như chúng ta đã đón nhận Người trong tâm hồn và trong cuộc sống của mình. Cách làm chứng cho Thiên Chúa Tình Yêu vừa trình bày ở trên rất ăn khớp với lời nói của Ðức Giê-su với ông Ni-cô-đê-mô: "Ðể ai tin vào Con của Người..."

Lòng tin là điều kiện để con người khỏi phải chết mà được sống đời đời. Nhưng làm sao người ta có thể tin Con của Người là Ðức Giê-su Ki-tô nếu như không bao giờ nghe nói đến Người ? hay chẳng bao giờ nhìn thấy cách sống của những người đã sống lòng tin vào Người ? Vẫn một kết luận: Ki-tô hữu là những người được Thiên Chúa sai đến để làm cho anh em đồng bào tin vào Chúa Giê-su Ki-tô Ðấng Cứu Ðộ được Cha sai đến trần gian để mọi người được sống và sống dồi dào ( x. Ga 10, 10 ).

II. SỐNG LỜI CHÚA

Mỗi ngày tôi tìm mọi cách để rao giảng Tin Mừng, làm chứng về Thiên Chúa Tình Yêu và giúp người khác tin vào Thiên Chúa là Cha và vào Ðức Giê-su Ki-tô là Con Một Thiên Chúa và đã được Người sai đến để cứu độ mọi người.

III. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA

Lạy Thiên Chúa là Cha, chúng con cảm tạ, ngợi khen và biết ơn Cha vì Cha đã sai Con Một Yêu Dấu của Cha là Ðức Giê-su Ki-tô đến thế gian để cứu độ chúng con và mọi người.

Lạy Chúa Giê-su, để cứu độ chúng con và mọi người, Chúa đã rao giảng Tin Mừng Nước Trời, đã gọi và chọn các Tông Ðồ, đã lập Hội Thánh và các Bí Tích, đã chết trên thập giá, đã ban Thánh Thần cho mọi tín hữu, đã sai các Tông Ðồ và các Môn Ðệ đi khắp thế gian để làm cho người ta tin nhận Chúa. Chúng con cũng đã được ơn gọi làm Môn Ðệ của Chúa. Nhưng chúng con chưa hoàn thành công việc Chúa giao, vì chúng con chưa sống chứng tá, chưa giúp được người khác tin nhận Chúa. Xin Chúa thứ tha cho chúng con và ban Ơn hoán cải cho chúng con.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Chúa ban cho chúng con 7 Ơn của Chúa để chúng con có đủ sức mạnh và phương cách làm chứng về Thiên Chúa là Tình Yêu, về Ðức Giê-su Ki-tô là Ðấng Cứu Ðộ, về Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Thiên Chúa Tình Yêu.

Gs. Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI

SUY NIỆM 2:

THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG THẾ GIAN

Nếu phân biệt thế gian với thần thiêng, người ta dễ ngộ nhận tất cả những gì là tục lụy, là thấp kém, là xấu xa, không đáng tôn thờ, trân trọng, dễ bị gán ghép cho là tội lỗi và thế gian được gán cho là một trong ba kẻ thù nguy hiểm nhất: ma quỷ, xác thịt và thế gian. Thế gian xem ra gần gũi với con người nhất. Chính vì thế, người ta dễ lúng túng khi phải trực diện với lời khẳng định của thánh Gio-an: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" ( Ga 3, 16 ).

THẾ GIAN - THẾ NGAY

Trần gian hay thế gian vẫn là tạo vật quý hóa Thiên Chúa đã tạo dựng ra nó. Cái thánh thiêng hay linh thiêng vẫn là một cái gì linh thánh, cao siêu, vượt cái gì là tục hóa, là phàm trần, là xấu xa đê hèn. Thiên Chúa yêu thương thế gian vì chính Thiên Chúa đã tạo dựng nên nó, đã ấp ủ, đã nuôi dưỡng nó và như thế, Ngài luôn yêu thương nó dù nó có bị gán cho ngôn từ gì đi nữa. Thế gian vẫn được phân chia ra nhiều loại, nhiều giới. Người ta có thể hiểu được nếu có một loại nào tội lỗi thì đó chỉ là một loại trong muôn loại, muôn loài Thiên Chúa đã dựng nên.

Ngay từ trang đầu tiên của sách Sáng Thế, Thiên Chúa đã tạo dựng nên bầu trời, vũ trụ, cây cỏ, muôn loài trên trời dưới đất và cuối cùng Ngài tạo dựng nên con người. Vì được tạo dựng, mọi loài, mọi vật và con người đều được Chúa yêu thương ủ ấp, cho dẫu rằng con người có phản nghịch Thiên Chúa hay giới tội lỗi nào đó có bội phản Ngài, Ðức Ki-tô chưa chắc đã loại trừ hay lên án họ, Ngài đến vì họ và cho họ: "Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ" ( Ga 3, 17 ).

Tôi còn nhớ, khi tiếp xúc với người Dân Tộc Kơho, cái ấn tượng đập vào đầu tôi là những người Dân Tộc trước kia thờ thần núi ( Yang Kơ ), thần rừng ( Yang bơnơm ) và đủ loại thần khác. Tuy nhiên, khi cắt nghĩa cho họ rằng người Dân Tộc cũng là con của Thiên Chúa, một Vị Thần lớn hơn mọi vị thần, một Ðấng đã dựng nên mọi thần và dựng nên cả loài người: "Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ" ( St 1, 27 ). Người Dân Tộc Kơho đã hình dung ra một Ðấng lớn lao vĩ đại, có quyền năng tuyệt đối, lớn hơn và có uy quyền hơn cả ông tổ của họ là Xơrơđen, con của nữ thần mặt trời.

Cảm nghiệm như thế, người Kơho cảm thấy vững dạ an tâm vì họ hiểu rằng chính vì yêu, vì giải thoát mà Ðức Ki-tô, Con Thiên Chúa đã đến thế gian và cũng chính vì yêu, để bảo tồn công trình cứu chuộc nhân loại mà Chúa đã sai các Môn Ðệ, sai mọi người, sai Hội Thánh, đi khắp mọi nơi loan báo Tin Mừng ( Mc 16, 15 ). Ta cũng nghiệm thấy rõ ràng ngay trong bữa Tiệc Ly, trong Lời Nguyện Hiến Tế, Chúa Giê-su đã xin: "Không xin cha cất họ ra khỏi thế gian, nhưng xin cha gìn giữ họ khỏi ác thần" ( Ga 17, 15 ).

Thế gian hay thế ngay vẫn là tạo thành của Thiên Chúa. Tuy nhiên, ác thần hay ma quỷ mới bị lên án một cách vĩnh viễn vì nó đối nghịch với sự sáng là Chúa Giê-su Ki-tô. Thiên Chúa yêu thế gian có nghĩa là dù thế nào đi nữa Thiên Chúa vẫn không đặt giới hạn, không loại trừ mà Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương và tìm cách cứu thoát.

ÐẠO CỦA CHÚA LÀ ÐẠO TÌNH THƯƠNG

Thiên Chúa là Tình Yêu. Ðạo của Ngài thiết lập là Ðạo Tình Yêu. Chính vì yêu, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến thế gian, để ai tin vào con của Ngài thì được cứu độ. Tin Mừng của thánh Gio-an trong đoạn Ga 3, 14 - 21 đã dùng chữ nhắc lên cao và con rắn đồng mà Mô-sê tuân lệnh Chúa đã nâng cao trong sa mạc, ai nhìn lên con rắn đồng sẽ không bị rắn cắn chết. Trong lớp Giáo Lý cho anh chị em tân tòng người Koho, bài học hôm đó là: "Tại sao Chúa Giê-su Ki-tô lại bị treo lên thập giá ?" Một cô gái Kơho đứng lên nói: "Thưa bap ( cha ), Chúa yêu con người, muốn cho con người được hạnh phúc, nên hy sinh chết trên thập giá để cho mọi người được vui tươi". Tôi gật đầu tán thưởng, nhiều anh chị em Dân Tộc cũng vỗ tay tán thành. Xem ra anh chị em Kơho sau khi được cắt nghĩa, được khai mở trí khôn, được loan báo Tin Mừng, họ có một sự tin tưởng sâu sắc vào Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ.

Một hôm, đang đi vào một buôn làng xa nhà xứ hơn 20 cây số, một già làng kể cho tôi một câu chuyện như sau: "...Anh chị em Dân Tộc chúng tôi từ ngàn xưa đã tin vào các thần, đau ốm là do thần nổi giận, muốn cho các thần nguôi ngoai cơn giận, gia đình có người đau phải mời thầy cúng. Chúng tôi vẫn tin nhờ thầy cúng người đau mới được khỏi bệnh. Ðau ốm hồi xưa không biết đến bác sĩ, y sĩ và thuốc thang, nhưng đau đồng hóa với cơn giận của thần. Người Dân Tộc chúng tôi lúc xưa khi đau ốm không biết đến thuốc thang mà chỉ biết chạy tới thầy cúng tế, nên có lúc người đau ốm đã bị thiệt mạng rất nhiều. Ðiều ấy nói lên sự mê tín dị đoan của chúng tôi, nhưng thực sự chúng tôi lúc đó chưa hiểu".

Ngày nay, khi anh chị em chúng tôi được học hỏi nơi các vị Thừa Sai, nơi người Kinh và nơi những người văn minh, chúng tôi hiểu ra rằng đau phải đi bệnh viện, đau phải tới bác sĩ để bác sĩ bắt mạch, kê toa cho thuốc. Tôi được dịp nói thao thao bất tuyệt về bệnh, về khoa học, về văn minh y học cho ông già làng và cắt nghĩa cho ông về niềm tin nơi Ðấng Tạo Hóa, Ðấng ấy là ông Trời, là Thiên Chúa, là Ðấng tạo dựng đầy yêu thương. Ðấng ấy đã tới thế gian vì yêu thương mọi người, Ðấng ấy đến để cho chiên sống và sống dồi dào. Dưới cái nhìn của Thánh Gio-an, để cho chiên sống và sống dồi dào, Thiên chúa đã không tiếc bất cứ điều gì ngay đến Người Con Một duy nhất Ngài cũng hy sinh ( bài đọc 2 ).

Ðức Giê-su Ki-tô đã nói: "Khi nào Tôi được nâng lên cao khỏi đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi", hoặc: "Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng vì người mình yêu mến" ( Ga 15, 13 ). Cái chết trên thập giá là bằng chứng hùng hồn của Chúa Giê-su Ki-tô đã vì yêu mà hy sinh tất cả. Ðó là tình yêu tự hiến. Chết mới được nói lên lời. Thập giá luôn là thách đố cho mọi người. Ðạo Thiên Chúa là Ðạo Tình Yêu, Ðạo Thập Giá. Nhưng Ðạo Thiên Chúa không có nghĩa là đi tìm thập giá để vác cho nặng mà là vác thập giá mỗi ngày mà theo Chúa Ki-tô.

Hoán cải trong Mùa Chay cũng có nghĩa là nhìn lên thập giá như dấu chỉ của lòng thương xót vô biên của Chúa. Ðạo Ki-tô Giáo không có nghĩa là đạo của một Thiên Chúa hay phạt, nhưng là đạo của Thiên Chúa tình thương. Ðúng như người Dân Tộc vẫn nói: "Cái Ðạo Tình Thương là cái đạo no cái bụng, chứ không no cái tai".

Người Kơho vẫn giản dị, vẫn chân chất núi rừng vì họ đơn sơ chất phác, tin rằng Thiên Chúa tình thương là Thiên Chúa yêu họ, kính trọng họ như cha mẹ họ mến yêu, đùm bọc, săn sóc họ. Họ tin đời này dù có phải vất vả, dù có phải vác thập giá như Chúa Giê-su nói, nhưng họ được yêu thương, không bị phân biệt và được đối xử đồng đều, như thế họ sẽ được chính ánh sáng là Ðức Giê-su Ki-tô chiếu tỏa và soi đường.

Người Kơho cũng như mọi người đều được mời gọi sống yêu thương, được mời gọi cộng tác vào công trình cứu chuộc của Chúa vì tất cả con người trên thế gian được Thiên Chúa tạo thành giống hình ảnh của Ngài, giống hình ảnh của Thiên Chúa, con người mặc lấy Ðức Ki-tô Phục Sinh để nơi chính họ thắp sáng lên, làm đẹp thế gian và làm cho thế gian tràn ngập vinh quang của Ðấng đã kinh qua cái chết để khải hoàn vinh thắng.

Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, xin cho tất cả chúng con được yêu mến Thập Giá của Chúa vì muốn vinh quang chúng con phải ngang qua sự đau khổ của Thập Giá Chúa.

 Lm. Giu-se NGUYỄN HƯNG LỠI, DCCT, Giáo Ðiểm Fyan, Giáo Phận Ðà Lạt

SUY NIỆM 3:

LÒNG YÊU THƯƠNG THA THỨ CỦA THIÊN CHÚA

Tại một Nhà Thờ bên Tây-ban-nha có một tượng Thánh Giá rất đặc biệt: Chúa Giê-su chỉ chịu đóng đinh có một tay trái và hai chân, tay phải rời khỏi lỗ đinh và đưa ra phía trước trong tư thế như đang ban phép lành.

Chuyện kể rằng, một lần, tại Nhà Thờ này có một tội nhân đến xưng tội. Ðối với một tội nhân có quá nhiều tội nặng như anh ta, vị Linh Mục rất nghiêm khắc và ngăm đe nhiều điều. Nhưng chứng nào vẫn tật đó, ra khỏi Tòa Giải Tội ít lâu, hối nhân lại tiếp tục sa ngã. Rất nhiều lần như thế. Cuối cùng, vị Linh Mục đành răn đe: "Tôi không muốn anh vấp lại những tội như thế nữa. Ðây là lần cuối cùng tôi tha tội cho anh". Hối nhân ra khỏi tòa giải tội mà lòng trĩu nặng và đau khổ. Ðược vài tháng sau, anh ta lại đến xưng tội, và xưng cũng cùng những tội nặng y như những lần trước. Vị Linh Mục dứt khoát: "Anh đừng có đùa với Chúa. Tôi không tha !"

Thật lạ lùng. Ngay lập tức, vị Linh Mục cùng hối nhân đều nghe có tiếng thì thầm phía bên trên. Từ cây Thánh Giá, bàn tay phải của Chúa Giê-su được rút ra khỏi lổ đinh và ban phép lành cho hối nhân. Vị Linh Mục nghe được tiếng thì thầm ấy nói với chính mình: "Ta là người đổ máu ra cho người này chứ không phải con".

Kể từ đó, bàn tay phải của Chúa Giê-su không gắn vào Thánh Giá nữa, nhưng vẫn giữ tư thế đang ban phép lành, như không ngừng mời gọi: "Hãy trở về với Ta, các ngươi sẽ được tha thứ".

Lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa lớn lắm, mạnh lắm. Có lẽ, nếu có so sánh với trời cao biển rộng vẫn cứ còn khập khiển. Lòng tha thứ của Thiên Chúa lớn cho đến mức, tội lỗi đã quá sức chịu đựng của lòng người, Thiên Chúa vẫn một lòng tha thứ. Dẫu cho mọi người rất kinh nghiệm về nỗi yếu đuối của bản thân mình, nhưng vẫn khó tha thứ cho anh chị em, thì Thiên Chúa không mảy may vướng một lỗi lầm nào, lại rất dễ dàng thứ tha.

Ðọc bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 4 Mùa Chay, ngay câu đầu tiên, câu nói của Chúa Giê-su: "Như Môisen đã giương cao con rắn ở sa mạc thế nào, con người cũng sẽ giương cao như vậy", tôi bỗng nhớ tới câu chuyện cảm động bên trên, để càng cảm nhận rất nhiều lần rằng: Thiên Chúa là Chúa của tình yêu. Tha thứ là gương mặt chói ngời của tình yêu Thiên Chúa. Bởi tôi nhận ra trong câu nói của Chúa Giê-su bộc lộ cả một nỗi lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa.

Vậy câu nói của Chúa Giê-su: "Như Mô-sê đã giương cao con rắn ở sa mạc thế nào, con người cũng sẽ giương cao như vậy", có liên quan thế nào với tình yêu tha thứ của Thiên Chúa ?

Chắc anh chị em còn nhớ câu chuyện con rắn đồng trong sa mạc ? Sau khi xuất Ai-cập, bốn mươi năm ròng rã trong hoang địa, dân Ít-ra-en gặp mọi thử thách. Họ oán trách Chúa đã để họ lầm than. Một lần cơn thịnh nộ của Chúa đã để cho rắn độc cắn chết nhiều người. Dân Chúa quá sức khiếp sợ. Họ nhìn nhận tội lỗi của mình, và Chúa đã đoái thương nỗi khốn khổ của họ. Ngài dạy ông Mô-sê hãy làm một con rắn bằng đồng, treo lên cây để bất cứ ai bị rắn cắn, nếu nhìn lên con rắn đồng, sẽ được cứu. Như vậy, khi con rắn đồng được giương lên, thì ngay chính lúc đó, lòng tha thứ của Thiên Chúa lại tỏa sáng và trao ban. Từ nay Thiên Chúa sẽ cứu sống dân, những kẻ đã từng oán trách Ngài.

Hình ảnh con rắn đồng đó, là biểu trưng của Ðấng Cứu Chuộc. Cũng như con rắn đồng được giương cao, Chúa Ki-tô sẽ giương cao như vậy. Nếu con rắn đồng nói lên lòng tha thứ, thì Chúa Ki-tô được giương cao, chính là lòng tha thứ của Thiên Chúa đạt đến tuyệt đối, chiếu sáng ngời ngời và lan tỏa đến bất cứ người nào đã từng được sinh làm người trong cuộc trần ai. Chúa giương cao, nghĩa là lòng tha thứ của Thiên Chúa được gương cao cho cả nhân loại nhìn vào mà học lấy, mà tha thứ cho nhau. Lòng tha thứ của Thiên Chúa mạnh lắm, mạnh đến nỗi, Thiên Chúa như ném chính Người Con duy nhất và yêu quý nhất của mình cho trần gian để thực hiện hiện lòng tha thứ đối với chính trần gian vô vàn lần xúc phạm Thiên Chúa.

Trong mạch văn của bài Tin Mừng, Thánh Gio-an còn ghi thêm chính lời Chúa Giê-su: "Thiên Chúa không sai Con của Ngài đến luận phạt trần gian, nhưng để trần gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ". Thiên Chúa luôn ở về phía chúng ta để ra tay cứu chứ không phải phạt.

Mùa Chay là mùa của lòng yêu thương tha thứ. Bởi thế, việc ăn chay trong Mùa Chay, trước hết phải là xóa bỏ hận thù và tha thứ. Nhưng để có tha thứ, cần đến sự hòa giải. Anh chị em mất lòng nhau, anh chị em có hố sâu ngăn cách bởi hận thù, tinh thần chay tịnh đòi anh chị em phải lấy lại lòng nhau, phải lấp đầy những ngăn cách để những gì thuộc về thù hận bị chôn xuống, những gì là trao ban, là yêu thương sẽ bùng lên, vương mạnh. Anh chị em và tôi hãy nhớ rõ một điều: Làm sao có thể tha thứ nếu không bao giờ muốn hòa giải; làm sao có thể nhận được ơn tha thứ nếu không biết tha thứ.

Không biết câu chuyện về cánh tay Chúa Giê-su trên Thánh Giá ban phép lành để tuôn đổ ơn tha thứ cho tội nhân, thực hư thế nào, nhưng lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa ngàn đời đời vẫn thế: bền vững và cao ngất. Câu chuyện có thể không có thật, nhưng lòng tha thứ của Thiên Chúa mãi mãi vẫn thật. Vì thế dẫu cho không có thật, nó vẫn đáng quý, vì nó phản ánh một sự thật rất thật: Lòng Thiên Chúa yêu thương tha thứ. Câu chuyện càng đáng quý khi nó giúp ta ghi lòng để học lấy lòng tha thứ của Thiên Chúa mà tha thứ cho anh chị em.

Thiên Chúa đã không dạy bài học tha thứ suông, nhưng đã dạy bài học tha thứ bằng chính mạng sống của Chúa Giê-su. Nếu ngày xưa, con rắn đồng trong sa mạc được giương lên, thì hôm nay chính Chúa Giê-su được giương lên. Mãi mãi chúng ta biết ơn Chúa Giê-su và khắc sâu lời Người: "Như Mô-sê đã giương cao con rắn ở sa mạc thế nào, Con Người cũng sẽ giương cao như vậy".

Lm. JB. NGUYỄN MINH HÙNG

CẦU NGUYỆN:

DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ GÃY TAY

Lời cầu nguyện dưới đây được giáo sư Trần Duy Nhiên viết trong một dịp đi tĩnh tâm, có một dì phước đã đưa cho tác giả mượn một cây Thập Giá, nhưng đôi tay Chúa Giê-su thì lại bị gãy không biết từ bao giờ...


Con yêu dấu, hãy nhìn lên thập giá,

Con thấy không, Thầy đã gãy đôi tay !

Con muốn chăng: làm chi thể của Thầy

Ðể thay thế đôi tay Thầy đã mất ?

Bàn tay này...

Ðã chạm đến vết thương nơi người hủi,

Ðã vuốt lên mi mắt của người mù

Ðã nắm tay người con gái Giai-rô

( Tay cô lạnh vì không còn sự sống... )

Con muốn chăng: áp con tim nóng bỏng

Vào vết thương lở loét của nhân gian,

Vào đêm đen, vào cái chết thế trần ?

Con có muốn làm một người như thế ?

Con có muốn trọn đời làm chi thể

Ðể cho Thầy cứu cha những đau thương,

Ðể cho Thầy tỏa sáng cõi thiên đường,

Và can thiệp để hồi sinh nhân loại... ?

Bàn tay ấy...

Ðã hai lần bẻ bánh hầu nuôi sống đám đông,

Ðã giương cao Bánh Thánh để nuôi dưỡng gian trần,

Ðã trao ban ân tình cho Giu-đa bội phản...

Con có muốn, con ơi, con có muốn

Bẻ bánh mình hầu chia sẻ quanh con,

Bước theo Thầy như của lễ tinh thần,

Và chết đi cho mọi người được sống ?

 

Con có muốn mở lòng con thật rộng,

Hầu đi tìm người bạn lánh xa con ?

Con nói đi, con có muốn hay không ?

Muốn thay thế đôi tay Thầy đã gãy ?

Con hãy nhớ: đôi tay ngày xưa ấy

Từng rửa chân cho môn đệ thân tình,

Rồi hôm sau đã phải chịu đóng đinh,

Treo thân thể của Thầy lên thập giá...

Con có muốn làm đôi tay của Thầy

Cho anh em chà đạp,

Cho mọi người trấn áp,

Cho thiên hạ đóng đinh,

Ðể giúp Thầy hy sinh giương cao trên thập giá,

Hầu hoàn thành phép lạ là kéo thế gian lên ?

Con thấy chăng: đôi tay Thầy đã mất,

Thầy làm sao cứu vớt được gian trần ?

Thầy cần con, con có biết hay chăng ?

Con từ chối... thì Thầy đành thất bại !

"Thầy chí thánh, chí nhân và chí ái,

Từ đáy lòng hèn nhát của con đây,

Lệ trào mi, con xin đáp lời Thầy:

Vâng, lạy Chúa, xin như lời Ngài dạy..."

"Không ! Lạy Chúa, không đâu...

Ðây không phải là một lời quả quyết hoặc anh hùng,

Ðây chỉ là tiếng thét của yêu thương...

Con lạy Chúa: xin đừng tin con vội !"


Gs. TRẦN DUY NHIÊN


SUY NIỆM 4:

LÒNG TIN ÐÍCH THẬT

1. CON NGƯỜI CÓ THỂ THAY ÐỔI: NGƯỜI XẤU THÀNH NGƯỜI TỐT

Sống trên đời, ta thấy ở bất cứ môi trường nào ( đạo, đời ), trong bất kỳ lãnh vực nào ( chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội ), trong bất kỳ cấp độ địa vị nào ( cao, thấp ), tuổi tác nào ( già, trẻ )... cũng đều có người tốt kẻ xấu, người nhiều thiện chí kẻ lắm ác ý, người trung kẻ nịnh, v.v... Tình trạng khác biệt đó không luôn luôn cố định mà có thể biến đổi: người tốt có thể biến thành người xấu, hay ngược lại.

Thật vậy, có người rất ác rất xấu, nhưng sau một biến cố nào đó, gặp một ai đó, đọc một cuốn sách nào đó, hoặc sống trong một môi trường mới nào đó, người đó thay đổi hoàn toàn, trở thành một người rất hiền rất tốtù. Chẳng hạn, trong Kinh Thánh có những người như Ma-ri-a Ma-đa-lê-na ( x. Mt 26, 6 - 13 ), người trộm lành ( Lc 23, 39 - 43 ); trong lịch sử Giáo Hội có những người như Thánh Âu-tinh...

2. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC

Chúng ta cần phải nắm lấy chân lý này: con người có thể biến đổi, từ xấu thành tốt, cũng như từ tốt thành xấu. Chính vì thế, vấn đề giáo dục rất quan trọng và cần thiết, nó đem lại hy vọng cho Giáo Hội và xã hội. Con người - mà tự do đã bị tội lỗi làm tổn thương - nếu không được giáo dục, sẽ rất yếu đuối, dễ bị lôi cuốn vào vòng tội lỗi: điều thiện mình muốn làm thì lại không làm, mà điều ác mình không muốn làm thì lại cứ làm ( x. Rm 7, 15 - 20 ). Ðược giáo dục, con người có thêm sức mạnh để làm điều thiện và tránh điều ác hơn. Tuy nhiên, khả năng này rất giới hạn.

Chính dựa trên khả năng thay đổi này mà có những nỗ lực giáo dục, chuyển hóa con người: nhiều nỗ lực đã thành công vẻ vang, nhưng cũng có nhiều nỗ lực không đi đến kết quả. Ðể giáo hóa, các nhà giáo dục thường dùng những phương tiện tự nhiên của con người: dạy lý thuyết, khích lệ, dỗ dành, đe dọa, thưởng phạt...

3. ÐỨC GIÊ-SU ÐẾN ÐỂ CẢI HÓA, CỨU ÐỘ CON NGƯỜI BẰNG ÐỨC TIN

Thiên Chúa cũng quan niệm con người có thể thay đổi và nhờ đó được cứu rỗi. Khi thế gian bị tội lỗi làm hư hỏng, Thiên Chúa đã không lên án và hủy diệt thế gian, nhưng đã "sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ". Thiên Chúa vẫn hy vọng và chờ đợi con người thay đổi. Vì cho dù tự do của con người đã bị tội lỗi hủy hoại phần nào, khiến con người sẵn sàng làm nô lệ cho điều ác, nhưng con người vẫn còn phần nào tự do. Con người vẫn có thể chọn lựa giữa điều thiện và điều ác, giữa Thiên Chúa và những gì khác với Ngài.

Thiên Chúa đã đi bước trước để làm cho hy vọng biến đổi con người thành hiện thực, bằng cách sai Ðức Giê-su, Con của Ngài, đến trần gian. Sứ mạng của Ðức Giê-su cũng là giáo hóa con người: Ngài đến để cải hóa người tội lỗi ( x. Mt 9, 13; Lc 5, 32 ), biến họ nên thánh thiện ( x. Rm 6, 22 ), và hơn thế nữa, giải thoát con người khỏi ách thống trị của tội lỗi ( x. Mt 1, 21; Mc 2, 17; Rm 6, 6 . 18; Dt 9, 26b; 1 Ga 1, 7b ). Ngài còn có quyền tha tội ( Mt 9, 5 - 6; Mt 26, 28; Cv 10, 43; Cl 1, 14 ), và ban ơn cứu rỗi ( x. Lc 19, 9; Ga 4, 42; Cv 4, 12; 13, 23 ). Nhưng Ngài cải hóa và cứu độ con người bằng Ðức Tin: "Ai tin thì sẽ được cứu độ" ( Mc 16, 16; x. Cv 16, 31 ).

Ðức Giê-su đến không phải để đem đến một lý thuyết giáo dục, một triết lý mới để con người theo. Ngài đến để cứu con người khỏi xiềng xích của tội lỗi, khỏi ách thống trị của tội lỗi và sự chết, là những thứ khiến con người đâm ra bạc nhược, ý chí yếu đuối. Ngài đến để đem lại sức mạnh cho con người, nhờ đó con người có thể đủ sức mạnh để thực hiện những điều thiện mình muốn làm, và nói "không" với những điều ác mình không muốn làm ( x. Rm 7, 15 - 20 ).

Ðể có được sức mạnh đó, con người không cần phải học hỏi lý này thuyết nọ. Ðiều duy nhất và hết sức quan trọng con người phải làm để có được sức mạnh ấy là hoàn toàn tin tưởng vào Ngài, như bài Tin Mừng hôm nay xác quyết: "Ai tin vào Người thì được sống muôn đời", "Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án". Như vậy, sức mạnh đến từ Ðức Tin, tin vào Ðức Giê-su Ki-tô.

4.  GIỚI HẠN CỦA GIÁO DỤC

Bất kỳ nhà giáo dục nào trên thế giới cũng đều nhận thấy khả năng giáo hóa của giáo dục rất giới hạn. Giáo dục có thể rất thành công trong việc dạy cho con người biết tất cả điều nào tốt, điều nào xấu, điều nào phải làm, điều nào nên tránh. Thế nhưng có thể một người biết rất rõ những điều ấy, và thành thật mong muốn làm theo sự hiểu biết ấy, vẫn cảm thấy không đủ năng lực để thực hiện. Người ấy vẫn cảm thấy có một lực nào đó ở ngay bên trong mình khiến mình làm ngược lại. Nghĩa là lực ấy cản trở mình làm điều tốt, và thúc đẩy mình làm điều xấu. Khốn thay, cái lực xấu ác ấy nhiều khi lại thắng và làm tê liệt được sức mạnh của ý chí.

Ðó chính là điều mà Thánh Phao-lô cảm nghiệm rất rõ nơi bản thân ông, và ông gọi cái lực xấu ác ấy là tội: "Ðiều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì (...) không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi. (...) Muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi" ( Rm 7, 15 - 20 ).

Ðây chính là nguyên nhân của mọi bi thảm trên trái đất: kẻ tội lỗi nhất thế giới vẫn luôn luôn phân biệt điều tốt điều xấu, vẫn luôn ao ước làm điều tốt, vẫn mong trở nên trở nên người tốt, nhưng không làm nổi. Vì lực xấu ác kia quá mạnh, đã lôi kéo, thúc đẩy người ấy làm những điều hắn không muốn. Lực ấy mạnh đến nỗi hắn dường như chỉ biết tuân theo, ý chí yếu đuối của hắn không cưỡng lại được.

5.   SỨC MẠNH VÀ SỰ CỨU RỖI ÐẾN TỪ ÐỨC TIN VÀO ÐỨC GIÊ-SU

Trước tình trạng bi thảm ấy, Thánh Phao-lô đã phải kêu cứu: "Tôi thật là một người khốn nạn ! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này ?" ( Rm 7, 24 ). Và may mắn thay, ông đã nhận ra người có khả năng cứu ông: "Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Ðức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta !" ( 7, 25 ). Ðiều này đã được Ðức Giê-su xác định với Ni-cô-đê-mô trong bài Tin Mừng hôm nay: "Ai tin vào Con Người thì được sống muôn đời", "Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án".

Trong bài đọc hai, Thánh Phao-lô cũng xác nhận điều ấy: "Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa". Như vậy, muốn được cứu khỏi tình trạng yếu đuối, nô lệ tội lỗi, điều quan trọng là tin vào Ðức Giê-su Ki-tô.

Ðức Tin tạo nên sức mạnh: "Mọi sự đều có thể đối với người tin" ( Mc 9, 23 ), vì "nếu anh em có Lòng Tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em" ( Lc 17, 6 ). Khả năng làm được tất cả mọi sự ấy không phải là khả năng của bản thân ta, vì như Ðức Giê-su nói: "Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được" ( Ga 15, 5 ), mà là quyền năng của Thiên Chúa, "vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được" ( Lc 1, 27 ). Vì thế, khi tin thật sự vào Ðức Giê-su, Ðấng ban sức mạnh, ta có thể nói như Thánh Phao-lô: "Với Ðấng ban sức mạnh cho tôi, tôi có thể làm được tất cả mọi sự" ( Pl 4, 13 ).

Tin vững vàng vào Ðức Giê-su, ta sẽ thật sự trở nên mạnh mẽ. Nhưng hãy xem, biết bao người mang danh là tin Ðức Giê-su, vẫn cảm thấy mình còn yếu đuối, còn nô lệ cho tội lỗi. Vậy, vấn đề mà ta cần phải nghiêm túc đặt lại, là ta đã thật sự tin vào Ðức Giê-su chưa, hay ta chỉ mang danh là tin Ngài thôi ? Ðức Tin của ta vào Ngài là thứ Ðức Tin nào: Ðức Tin rẻ tiền ( tin hờ, tin ngoài miệng ) hay Ðức Tin đắt giá ( tin thật, bằng hành động, bằng đời sống dấn thân thật sự ) ? Rất nhiều Ki-tô hữu cảm thấy an tâm vì tưởng rằng khi tuyên xưng ngoài miệng rằng mình tin thì có nghĩa là mình đã tin.

Thật ra, tin là một việc quan trọng, nhưng tin thế nào còn quan trọng hơn rất nhiều. Tin mà vẫn nghi nan trong lòng thì chẳng có tác dụng. Hãy xem gương của Thánh Phê-rô, khi thấy Ðức Giê-su đi trên mặt nước đến với thuyền của mình, nhờ tin vững chắc vào Thầy mình, ông đi được trên mặt nước đến với Ngài. Nhưng khi thấy gió thổi, ông đâm sợ và nghi nan trong lòng. Lập tức ông bị chìm xuống ( x. Mt 14, 25 - 31 ).

Lạy Cha, con đã mang danh là tin vào Cha, vào Ðức Giê-su biết bao nhiêu năm nay. Nhưng thử hỏi Ðức Tin của con đã biến đổi con thế nào ? Con đã thật sự tốt hơn, mạnh mẽ hơn những người không tin chưa ? Ðáng lẽ có Ðức Tin, con phải vượt hơn họ xa lắm ! Phải chăng, con mới chỉ mang danh là tin, chứ chưa thật sự tin ? Xin Cha hãy ban cho con Ðức Tin đích thật, một Ðức Tin được minh chứng bằng hành động thật sự.

Gs. NGUYỄN CHÍNH KẾT

CHỨNG TÁ:

MỘT NIỀM TIN TUYỆT VỜI

Trên một chuyến xe lửa tháng 7 năm 1974, viên kiểm soát hỏa xa tại ga Montpellier nước Pháp đã cho dừng đoàn tầu để cấp báo một tin dữ cho một hành khách. Người hành khách này chính là bà quản đốc một trung tâm nuôi trẻ bất túc tật nguyền do bẩm sinh hoặc trí tuệ chậm phát triển. Bà cần phải trở về trung tâm ngay vì một em bé ở đó vừa gặp tai nạn bất ngờ, em bị phỏng nặng toàn thân, hiện đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Hồi còn nhỏ, em bị bệnh viêm màng não nên đâm ra đần độn. Khi xảy ra tai nạn, em mới 12 tuổi. Em rất ngoan ngoãn dễ thương. Em được rước lễ lần đầu mới đây ít lâu. Em được ở chơi không vì không đủ trí óc thông minh để học chữ. Tới giờ học, em được vào ngồi chung với những học sinh lớn nhất. Than ôi, tai nạn đã xảy ra chỉ vì em quá nhanh nhẩu muốn giúp đỡ người lớn. Em đã sơ ý mang một chai xăng đến gần bên một bếp lửa và đã tuột tay đánh rơi. Từ trong đám lửa đang phừng phừng bùng lên, người ta đã kịp kéo giật em ra, nhưng lúc đó em đã như một khúc cây cháy gần thành than.

Dẫu sao em vẫn còn chút ít thoi thóp. Người ta không dám gây mê cho em vì tình trạng sức khỏe em quá mong manh, hơn nữa bộ não tật nguyền của em lại càng không cho phép. Dường như hiểu được những khó khăn đó, em bé vốn dĩ bị coi là đần độn lại thều thào nói với người y sĩ giải phẫu khi ông ta đành phải quyết định mổ mà không gây mê. Em bé nói: "Bác ơi, Chúa Giê-su của chúng ta đã từng phải chịu đau đớn hơn cháu rất nhiều..." Không một lời than thân, không một tiếng thở dài, nhưng chỉ là một câu nói từ miệng trẻ thơ, làm cho mọi người phải sửng sốt. Những ai có mặt lúc đó, về sau đều phải công nhận rằng: "Một truyền thuyết cao đẹp đã hình thành như thế đấy !" Họ đã phải đầu hàng trước một sự thật hùng hồn.

Ðôi mắt em bé gần như bị thiêu chín, toàn cơ thể em không còn rõ hình dạng con người. Em khẩn khoản xin mọi người đừng quá vất vả chăm sóc em. Khi để cho các y tá dấp nước lên đôi môi nứt nẻ của em, em gượng nói: "Nếu bác sĩ muốn như thế, thì cháu xin cảm ơn rất nhiều..."

Thế rồi khi em đã khá hơn một chút thì em cố gắng nói chuyện, bông đùa, làm cho bầu khí dễ thở và tươi vui lên, và những chị điều dưỡng tự dưng cảm thấy bớt căng thẳng. Bác sĩ phải hỏi bà quản đốc: "Em này là thế nào ? Bà đã từng cho chúng tôi biết là em bị chậm phát triển kia mà ? Tôi chưa hề thấy một nghị lực nào lại quả cảm đến như thế..." Chính ông về sau đã chia sẻ: "Tôi đã thật sự chạm  tay vào mầu nhiệm của Thiên Chúa.".

Ðể cứu em, cần phải tiếp tục những ca giải phẫu dài và khó khăn nữa. Nhưng biết tính sao đây ? Các bác sĩ và y tá còn đang do dự băn khoăn thì em đã vội nói với họ rằng: em biết thế nào cũng phải chịu giải phẫu, và em sẵn sàng chịu đựng đến cùng...

Khi cuộc giải phẫu hoàn tất, một nữ tu đang săn sóc cho em biết chắc rằng em sẽ không thể sống nổi thêm một vài ngày, chị hỏi em: "Em ơi, em có thích ở lại với các dì, hay là em thích được về thiên đàng với Chúa ?" Câu đáp đến ngay không một chút ngại ngần: "Ở đây con có Chúa, về thiên đàng con cũng có Chúa, đâu có khác gì ? Bây giờ thì con chỉ thích những gì Chúa muốn nơi con mà thôi..."

Tiếp sau đó là một cơn hôn mê kéo dài. Em bé bất hạnh đã chịu đựng như thế dai dẳng suốt một tháng rồi mới lìa trần. Lúc chôn cất, giám đốc cùng các bác sĩ ở bệnh viện đã giành lấy việc khiêng chiếc quan tài bé nhỏ, bởi vì em bé đã nhắc cho họ nhớ, đã giúp cho họ hiểu thế nào là cậy trông vào Thiên Chúa, một niềm cậy trông bất khuất...

Lm. BERNARD BRO, Dòng Ða-minh, bản dịch của cụ LÊ VĂN LỘC

THÔNG TIN:

NHỮNG KHOẢN TIỀN VÀ QUÀ ÂN NHÂN MỚI CHIA SẺ

- Một Linh Mục ( Sài-gòn ) giúp người nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .   200.000 VND

- Gia đình ông Nguyễn Thế Bảo ( Florida - Hoa Kỳ ) giúp học bổng trẻ em nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . 200 USD

- Cty Manulife ( Sài-gòn ) tặng người dân tộc nghèo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  25 áo mưa, 100 mũ, 55 ba-lô, 35 túi xách lớn

NHỮNG KHOẢN TIỀN VÀ QUÀ TRỠ GIÚP ÐÍCH DANH

- Bồi dưỡng cho một cháu bé mới được mổ tim thành công . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100.000 VND

- Trợ giúp Nhóm Sinh Viên Muối Ðất mua quà đi thăm các Nhà Khuyết Tật ở Sài-gòn . . . . . . . . . . . . . . 300.000 VND

- Trợ giúp một cô gái bị lừa vào Nam bán cà-phê, nay muốn về nhà người thân ở Hà Tiên . . . . . . . . . . .  50.000 VND

HỌC BỔNG CHO 20 EM NGHÈO HỌC GIỎI Ở QUỲNH LƯU, NGHỆ AN

Cha Phao-lô Nguyễn Minh Trí, Quản Hạt Thuận Nghĩa, Giáo Phận Vinh, giới thiệu một danh sách 20 em học sinh ngụ tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, có học lực giỏi nhưng hoàn cảnh gia đình lại quá nghèo. Gospelnet xin trợ giúp mỗi em 50.000 VND một tháng, bắt đầu từ tháng 4.2003, tổng cộng: 1.000.000 VND, số tiền do cô Bạch Ngân ( Sài-gòn ) mới chia sẻ. Xin thay một cha Trí và gia đình các em tỏ lòng biết ơn cô Bạch Ngân. Rất mong cô Bạch Ngân nhận lời trợ giúp đều đặn mỗi tháng cho các em ( không tính 3 tháng hè ).

01. ÐINH BẢO LỘC, lớp 7, trường THCS Quỳnh Hưng, con ông bà Ðinh Ngọc Phán.

02. ÐINH THỊ NGỌC, lớp 10, trường PTTH Cù Chính Lan, con ông bà Ðinh Ngọc Phụng.

03. ÐINH THỊ TÂM, lớp 8, trường THCS Quỳnh Hưng, con ông bà Ðinh Ngọc Tuệ.

04. ÐINH ÐỨC THỤC, lớp 11, trường PTTH Quỳnh Lưu, con ông bà Ðinh Bạt Truyền.

05. ÐINH NGỌC HUY, lớp 11, trường PTTH Cù Chính Lan, con ông bà Ðinh Bạt Thuận.

06. ÐINH TÂN XUÂN, lớp 10, trường PTTH Cù Chính Lan, con ông bà Ðinh Bạt Chính.

07. ÐINH NGỌC VÕ, lớp 8, trường THCS Quỳnh Hưng, con ông bà Ðinh Ngọc Dũng.

08. BÙI VĂN HOÀNG, lớp 10, trường PTTH Quỳnh Lưu 2, con ông bà Bùi Ðức Duệ.

09. BÙI VĂN HẬU, lớp 10, trường PTTH Quỳnh Lưu 2, con ông bà Bùi Văn Thái.

10. NGUYỄN CHÍ THANH, lớp 9, trường THCS Quỳnh Hưng, con ông bà Nguyện Văn Nam.

11. NGUYỄN THỊ ÐỨC, lớp 10, trường PTTH Cù Chính Lan, con ông bà Nguyễn Văn Minh.

12. NGUYỄN THỊ TÂN, lớp 7, trường THCS Quỳnh Hưng, con ông bà Nguyễn Văn Châu.

13. ÐINH THỊ HỒNG, lớp 10, trường PTTH Cù Chính Lan, con ông bà Ðinh Bạt Bảng.

14. ÐINH THỊ HÀ, lớp 9, trường THCS Quỳnh Hưng, con ông bà Ðinh Bạt Hữu.

15. ÐINH THÁI SƠN, lớp 7, trường THCS Quỳnh Hưng, con ông bà Ðinh Bạt Kiểm.

16. ÐINH HẢI HƯNG, lớp 9, trường THCS Quỳnh Hưng, con ông bà Ðinh Hồng Lực.

17. ÐINH THỊ AN, lớp 6, trường THCS Quỳnh Hưng, con ông bà Ðinh Bạt Liên.

18. ÐINH BẠT THUYÊN, lớp 9, trường THCS Quỳnh Hưng, con ông bà Ðinh Bạt Hoạt.

19. ÐINH THỊ HƯƠNG, lớp 6, trường THCS Quỳnh Hưng, con ông bà Ðinh Bạt Chiến.

20. ÐINH NGỌC HOÀNG, lớp 9, trường THCS Quỳnh Hưng, con ông bà Ðinh Ngọc Toan.

HỌC BỔNG CHO 23 EM GIÁO XỨ TRẠI LÊ, TỈNH NGHỆ AN

Cha Nguyễn Văn Vinh, Giáo Xứ Trại Lê, thuộc Giáo Phận Vinh, và thầy Ðậu Xuân Toàn, DCCT, giới thiệu danh sách 23 em học sinh, một số bị mồ côi cha hoặc mẹ, gia đình có hoàn cảnh rất nghèo, nhưng lại có chí học hành. Các em đã được cha xứ cùng với Ban Tình Thương của Giáo Xứ họp tuyển chọn để giới thiệu. Gospelnet số 106 xin trợ giúp cho các em bắt đầu từ tháng 4.2003, tổng cộng: 23 em x 50.000 VND = 1.150.000 VND. Rất mong quý độc giả và ân nhân gần xa, nhất là những người đồng hương Giáo Phận Vinh, cùng chia sẻ mỗi người một chút để chương trình học bổng cho các em được thường xuyên và lâu dài.

01. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ TUYẾT, sinh 1991, lớp 5, Giáo Họ Trại Lê, mồ côi cha.

02. Phê-rô NGUYỄN VIẾT THI, sinh 1992, lớp 5, Giáo Họ Trại Lê, mồ côi cha.

03. Phê-rô TRẦN ÐÌNH NGA, sinh 1990, lớp 6, Giáo Họ Vinh Long, mồ côi cha.

04. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ TRÂM, sinh 1991, lớp 6, Giáo Họ Vinh Long, mồ côi cha.

05. Ma-ri-a HỒ THỊ HƯỜNG, sinh 1989, lớp 7, Giáo Họ Bình Hòa.

06. Giu-se HOÀNG HIỆP, sinh 1986, lớp 11, Giáo Họ Bình Hòa.

07. Giu-se ÐẬU VŨ, sinh 1993, lớp 6, Giáo Họ Mỹ Hòa.

08. Giu-se ÐẬU ÐÀN, sinh 1988, lớp 8, Giáo Họ Mỹ Hòa, mồ côi mẹ.

09. Giu-se HOÀNG PHONG, sinh 1986, lớp 11, Giáo Họ Mỹ Hòa.

10. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ HOÀNG, sinh 1997, lớp 2, Giáo Họ Tân Thủy, mồ côi cha.

11. Ma-ri-a TRẦN THỊ KHUYÊN, sinh 1995, lớp 2, Giáo Họ Tân Thủy.

12. Giu-se NGUYỄN VĂN ÐIỆP, sinh 1990, lớp 8, Giáo Họ Văn định

13. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ THẢO, sinh 1992, lớp 5, Giáo Họ Văn Ðịnh.

14. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ MAI, sinh 1993, lớp 11, Giáo Họ Thịnh Lạc, mồ côi cha.

15. Gio-an Bao-ti-xi-ta NGUYỄN DUẨN, sinh 1986, lớp 11, Giáo Họ Thịnh Lạc.

16. Mi-ca-e NGUYỄN VĂN BÁCH, sinh 1989, lớp 8, Giáo Họ Ðồng Nghĩa.

17. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ NGA, sinh 1992, lớp 7, Giáo Họ Ðồng Nghĩa.

18. An-na NGUYỄN THỊ LÝ, sinh 1986, lớp 9, Giáo Họ Kỷ Lịch.

19. Giu-se NGUYỄN VĂN LƯỠNG, sinh 1986, lớp 9, Giáo Họ Ðồng Bàn.

20. Phê-rô NGUYỄN VIẾT LƯỠNG, sinh 1994, lớp 4, Giáo Họ Tân Thành, mồ côi mẹ.

21. Ma-ri-a LÊ THỊ VINH, sinh 1985, lớp 11, Giáo Họ Tân Thành.

22. An-na TRẦN THỊ QUYẾT, sinh 1987, lớp 8, Giáo Họ Sơn Thủy.

23. An-tôn HÀ DANH, sinh 1991, lớp 6, Giáo Họ Mỹ Thủy.

HỌC BỔNG CHO 11 EM DÂN TỘC VÀ NGƯỜI KINH Ở KONTUM

Như Gospelnet số 91 ra ngày 25.12.2002, thầy Trần Xuân Sang, Dòng Ngôi Lời, có giới thiệu danh sách 11 em học sinh nghèo người Kinh và người dân tộc hiện cư ngụ tại các buôn làng xa xôi của tỉnh Kontum. Gospelnet đã bắt đầu trợ giúp từ tháng 1 đến hết tháng 3.2003, nay Gospelnet số 107 xin tiếp tục trợ giúp hai tháng 4 và 5.2003 ( Không có trong 3 tháng hè ), tổng cộng: 11 em x 2 tháng x 50.000 VND = 1.100.000 VND, số tiền này được trích từ phần chia sẻ của gia đình ông Nguyễn Thế Bảo ( Florida, Hoa Kỳ ) mới gửi về. Xin thay mặt thầy Sang và gia đình các em tỏ lòng biết ơn quý ân nhân.

01. A TƯ, sinh 1980, học lớp 11, ngụ tại làng Kontum Kơ Nâm.

02. A PHI, sinh 1985, học lớp 9, ngụ tại huyện Thống Nhất, tỉnh Kontum.

03. A TUYÊN, sinh 1985, học lớp 8, ngụ tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kontum.

04. A WEANG, sinh 1986, học lớp 7, ngụ tại làng Ngọc Năng, xã Daktơ-kan, tỉnh Kontum.

05. Y NHIT, sinh 1990, học lớp 6, ngụ tại làng Ngọc Năng, xã Daktơ-kan, tỉnh Kontum.

06. Y HA, sinh 1985, học lớp 10, ngụ tại làng Dak-brong, xã Daktơ-kan, tỉnh Kontum.

07. Y RỖI, sinh 1990, học lớp 6, ngụ tại làng Kon Xơ-lang, xã Daktơ-kan, tỉnh Kontum.

08. NGUYỄN ÐÌNH MINH TÂM, sinh 1991, học lớp 6, ngụ tại huyện Thống Nhất, tỉnh Kontum.

09. NGUYỄN TUẤN LÂM, sinh 1992, học lớp 5, ngụ tại huyện Thống Nhất, tỉnh Kontum.

10. ÐOÀN LINH PHƯƠNG, sinh 1992, học lớp 5, ngụ tại làng Kontum Kơ Nâm.

11. NGUYỄN THỊ YẾN NHI, sinh 1993, học lớp 4, ngụ tại làng Kontum Kơ Nâm.

HỌC BỔNG CHO 4 EM MỚI MẤT MẸ Ở LỘC TIẾN, BẢO LỘC

Thầy Nguyễn Quang Linh, giới thiệu trường hợp 4 người con của anh Phạm Văn Thịnh, sinh năm 1964, và chị Nguyễn Thị Thắm vừa qua đời vì một căn bệnh ngặt nghèo ( Gospelnet đã giúp tiền cấp cứu vào bệnh viện nhưng chỉ còn kịp phụ lo tang ma với gia đình ), hiện ngụ tại tổ 2, khu phố 4, Tân Hà, phường Lộc Tiến, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Ðồng. Trước đây gia đình đã thuộc vào diện đói nghèo, nay lại chỉ còn một mình anh Thịnh lao động để nuôi các con, thu nhập quá thấp, có nguy cơ phải dở dang việc học. Gospelnet xin trợ giúp 4 cháu liên tiếp trong ba tháng 3, 4 và 5.2003 ( cuối năm học ), tổng cộng: 4 em x 3 tháng x 50.000 VND = 600.000 VND, số tiền được trích từ phần chia sẻ của gia đình ông Nguyễn Thế Bảo ( Florida, Hoa Kỳ ) mới gửi về. Xin thay mặt gia đình anh Thịnh tỏ lòng biết ơn quý ân nhân.

01. PHẠM THANH TÙNG, đang học lớp 11 A trường phổ thông trung học Bảo Lộc.

02. PHẠM THỊ THANH THẢO, đang học lớp 10 trường bán công Nguyễn Du.

03. PHẠM THANH MINH, đang học lớp 5 A trường tiểu học Lộc Tiến.

04. PHẠM THỊ THÙY LINH, đang học lớp 2 A trường tiểu học Lộc Tiến.

HỌC BỔNG CHO 6 EM TRONG CÙNG MỘT GIA ÐÌNH

Như Gospelnet số 100 ra ngày 23.2.2003 đã thông tin, thầy Trần Xuân Sang, Dòng Ngôi Lời, giới thiệu hoàn cảnh ngặt nghèo của gia đình ông Nguyễn Văn Phương, và bà Trần Thị Minh, có 6 người con đang còn đi học. Nay Gospelnet số 107 xin tiếp tục trợ giúp cho 6 em trong hai tháng 4 và 5.2003, tổng cộng: 6 em x 50.000 VND = 600.000 VND.

HỌC BỔNG CHO 20 EM NGHÈO HỌC GIỎI GIÁO XỨ KẺ DỪA, NGHỆ AN

Cha Ðinh Công Ðoàn, Giáo Xứ Kẻ Dừa, Giáo Phận Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An, giới thiệu 20 em có học lực giỏi, nhưng hoàn cảnh gia đình quá túng thiếu, đặc biệt trong những tháng cuối năm học này. Gospelnet xin trợ giúp ngay tháng 4.2003 cho các em, tổng cộng: 20 em x 50.000 VND = 1.000.000 VND.

01.    Phê-rô PHẠM VĂN VƯỠNG, lớp 12 trường PTTH Bắc Yên Thành.

02.    Ma-ri-a NGUYỄN THỊ THÁI, lớp 12 trường PTTH Lê Doãn Nhã, Yên Thành.

03.    Phê-rô NGUYỄN VĂN NHÀN, lớp 12 trường PTTH Lê Doãn Nhã, Yên Thành.

04.    Phê-rô NGUYỄN VĂN TRUYỀN, lớp 11 trường PTTH Trần Ðình Phong, Yên Thành.

05.    Phê-rô NGUYỄN VĂN THUẬN, lớp 11 trường PTTH Trần Ðình Phong, Yên Thành.

06.    Phê-rô PHẠM VĂN THƯƠNG, lớp 10 trường PTTH Trần Ðình Phong Yên Thành.

07.    Phê-rô PHẠM VĂN NGUYÊN, lớp 10 trường PTTH Bắc Yên Thành.

08.    Tê-rê-xa ÐINH THỊ LỠI, lớp 10 trường PTTH Bắc Yên Thành.

09.    Phê-rô NGUYỄN VĂN PHÙNG, lớp 9 trường THCS Thọ Thành.

10.    Ma-ri-a NGUYỄN THỊ LÀNH, lớp 9 trường THCS Thọ Thành.

11.    Giu-se ÐINH NGỌC PHƯỚC, lớp 8 trường THCS Thọ Thành.

12.    Phê-rô NGUYỄN VĂN NGHIÊM, lớp 7 trường THCS Thọ Thành.

13.    Ma-ri-a NGUYỄN THỊ CÚC, lớp 7 trường THCS Thọ Thành.

14.    Ma-ri-a TẠ THỊ HOÀ, lớp 7 trường THCS Thọ Thành.

15.    Ma-ri-a TẠ THỊ HỒNG, lớp 7 trường THCS Thọ Thành.

16.    Phê-rô NGUYỄN VĂN THĂNG, lớp 7 trường THCS Thọ Thành.

17.    Phê-rô HỒ VĂN HẠ, lớp 6 trường tiểu học Thọ Thành.

18.    Phê-rô NGUYỄN VĂN ÐẠT, lớp 6 trường tiểu học Thọ Thành.

19.    Ma-ri-a NGUYỄN THỊ MAI, lớp 6 trường tiểu học Thọ Thành.

20.    Ma-ri-a NGUYỄN THỊ THỨC, lớp 6 trường tiểu học Thọ Thành.

HỌC BỔNG CHO 12 EM VÀ TRỠ GIÚP 4 CỤ GIÀ Ở TỈNH QUẢNG NAM

Như Gospelnet số 93 ra ngày 5.1.2003 đã thông tin, cha Ngô Tấn Lực, DCCT, giới thiệu 12 em học sinh nghèo được trợ giúp 50.000 VND mỗi tháng, kể từ tháng 9.2002 đến hết tháng 2.2003. Nay Gospelnet số 107 xin tiếp tục trợ giúp cho hai tháng 4 và 5.2003 ( không có trong 3 tháng hè ), số tiền là 1.200.000 VND. Ngoài ra, Gospelnet cũng xin tiếp tục trợ giúp thêm 4 trường hợp già yếu, neo đơn và nghèo ở Quảng Nam, cho ba tháng 3, 4 và 5.2003, số tiền là 600.000 VND. Tổng cộng hai khoản nói trên là 1.800.000 VND. Xin kính nhờ gia đình anh Quang, chị Tuyến ( em ruột của cha Lực, địa chỉ 359 / 28 A Lê Văn Sỹ, điện thoại: 9.080.420 ) chuyển giúp ra Quảng Nam.

TRỠ GIÚP MỘT CHÁU BÉ GIẢI PHẪU DỊ TẬT NGUY HIỂM

Cha Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu trường hợp cháu bé LƯU VĂN MINH, sinh 1997, ngụ tại số 134 Lê Ðại Hành, phường 15, quận 11, Sài-gòn, hoàn cảnh gia đình rất nghèo. Theo kết quả siêu âm ngày 20.3.2003 của bác sĩ Huỳnh Quốc Hương, bệnh viện Nhi Ðồng 1 Sài-gòn, thì bẩm sinh cháu bé bị dị tật tinh hoàn trái và phải đều lọt sang nằm ở lỗ bẹn sâu, cần phải giải phẫu ngay, nếu không có khả năng sẽ bị ung thư. Hiện tại, cháu không đi được, chỉ bò lết dưới sàn nhà. Gospelnet xin trợ giúp ngay 1.500.000 VND để gia đình lo liệu cho cháu bé được sớm giải phẫu.

TRỠ GIÚP XE LĂN CHO MỘT NGƯỜI KHMER BỊ BẠI LIỆT Ở KIÊN GIANG

Sr. Hồ Thị Hạnh, Dòng Chúa Quan Phòng, giới thiệu trường hợp ông DANH SƠN, người dân tộc Khmer, năm nay 65 tuổi, là một Tân Tòng của Giáo Xứ Vị Tín, hiện ngụ tại ấp 4, xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Ông Danh Sơn bị tai biến mạch máu não từ năm 1996, xuội liệt cả hai chân, chỉ ngồi một chỗ, không lao động được, hoàn cảnh gia đình lại quá nghèo. Gospelnet xin trợ giúp cho ông một xe lăn mới của Ðài Loan, loại xếp được, trị giá 930.000 VND.

HỌC BỔNG CHO 14 EM DO CÁC NỮ TU ÐA-MINH BẮC NINH PHỤ TRÁCH

Như Gospelnet số 89 ra ngày 15.12.2002, Sr. Nguyễn Thị Hoa Sr. Nguyễn Thị Ánh, Dòng Ða-minh Bắc Ninh, giới thiệu 14 em học sinh ở rải rác tại vùng nông thôn các tỉnh miền Bắc có hoàn cảnh rất nghèo. Gospelnet đã nhận trợ giúp mỗi em 50.000 VND một tháng, suốt từ tháng 1.2001 cho đến tháng 12.2002 từ số tiền chia sẻ của các bạn Nhóm Mai Khôi tại Việt Nam. Sau một thời gian bị gián đoạn, nay Gospelnet xin tiếp tục trợ giúp tháng 4 và 5.2003 ( cuối năm học ), tổng cộng: 1.400.000 VND. Danh sách các em gồm:

01. TRẦN QUANG MINH, sinh 1992, lên lớp 4, mồ côi cha, mẹ bỏ đi, sống với một bà cụ bị lòa.

          02. NGUYỄN MAI HỒNG, sinh 1997, lên lớp 1, mồ côi cha, mẹ bị bệnh lao.

03. NGUYỄN THỊ NGỌC, sinh 1992, lên lớp 4, cha đau cột sống.

04. NGUYỄN THỊ VÂN, sinh 1992, lên lớp 4, cha bị bệnh thần kinh.

05. NGUYỄN THỊ NHÂM, sinh 1991, lên lớp 5, bố bị bệnh đau dạ dày, gia đình rất đông con.

          06. NGUYỄN THỊ LOAN, sinh 1989, lên lớp 6, gia đình rất đông con. 

          07. NGUYỄN QUANG VINH, sinh 1991, lên lớp 5, mẹ bị tâm thần sau một tai nạn, gia đình rất đông con. 

08. NGUYỄN VĂN HIỀN, sinh 1992, lên lớp 4, cha bị thần kinh và mù, gia đình rất đông con.                

09. TRẦN VĂN TUẤN, sinh 1991, lên lớp 5, mẹ bị bệnh thấp khớp, không làm việc được. 

          10. NGUYỄN THỊ OANH, sinh 1992, lên lớp 4, cha bị bệnh lao, gia đình rất đông con.

11. ÐOÀN HỮU VIỆT THỊNH, sinh 1987, lên lớp 8, cha bị tật do tai nạn, mẹ bị bệnh thấp khớp. 

12. NGUYỄN HẢI ÐĂNG, sinh 1993, lên lớp 3, cha làm mướn, mẹ bán vé số.

13. NGUYỄN THIÊN GIANG, sinh 1993, lên lớp 3, mẹ bị bệnh, không làm việc được, nhà không đủ ăn.

14. NGUYỄN MINH DANH, sinh 1995, lên lớp 2, cha làm thợ mộc, nhà không đủ ăn.