TIN MỪNG: Mt 20, 1 - 16 a:
DỤ NGÔN THỠ LÀM VƯỜN NHO
Nước
Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm
việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thỏa thuận với thợ là mỗi
ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. khoảng giờ
thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng
ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: "Cả
các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ
công bằng". Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín,
ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ mười một, ông lại
trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: "Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm
gì hết ?" Họ đáp: "Vì không
ai mướn chúng tôi". Ông bảo
họ: "Cả các anh nữa, hãy đi
vào vườn nho !"
Chiều
đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: "Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người
vào làm sau chót đến những người vào làm trước nhất." Vậy mấy
người mới vào làm lúc mười một giờ tiến lại, và lãnh được mỗi
người một quan tiền. Khi đến lượt những người làm trước nhất, họ
tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người
một quan tiền. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: "Mấy người sau chót này chỉ làm có một
giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người
đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu
đốt." Ông chủ trả lời cho một người trong họ: "Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng
thoả thuận với tôi là một quan tiền sao ? Cầm lấy phần của bạn mà
đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này bằng bạn
đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì
là của tôi sao ? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?"
Thế
là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng
đầu sẽ phải xuống chót.
SUY NIỆM 1:
LÒNG TỐT CỦA THIÊN
CHÚA
Báo Người Lao Ðộng số
23.1993 có đăng bài: "Chợ Người Hà Nội"
"Người Hà
nội bấy lâu nay đua nhau xây nhà, nếu thiếu nhân công lặt vặt là
có thể ra ngay chợ người mua sức lao động. Ðội quân từ các tỉnh về
Hà nội thường xuyên có đến hai ba chục ngàn người. Rỗi việc nhà
nông, ở quê không có người phụ... không việc làm, họ ra Hà nội,
tụ tập nhiều nhất là dọc đường đôi Giảng võ, trục đường dài theo
đê Ðại la, xuống Láng... đến chợ Mộc... công việc có nhiều giá,
việc lặt vặt như dọn đất đá, khuân gạch tô vôi, quét vôi lóc, thì
khoán từ A đến Z, hoặc là cơm chủ hai bữa cộng tiền công ba, bốn
ngàn, hoặc là tự lo bữa ăn... thì 5, 6 ngàn một ngày. Tiền công như
vậy là rẻ mạt. Cũng đành vậy thôi. họ chỉ có đôi tay. Và còn hơn
là không có việc. Người thuê cũng có ít. vì ngại, vì sợ người làm
công quen cửa quen nhà mình rồi, làm xong biết đâu người ta "xin đểu",
"trộm cắp, nhờ vả". . . rách việc thêm !"
Báo
Tuổi Trẻ ngày 4.4.1996 có đăng bài: "Chợ Người ở Ðịnh Quán":
"Nếu như ở
Hà nội, dòng người xuất phát từ nông thôn đổ xô về thành thị "nhóm
chợ" tìm việc làm thì tại Ðịnh Quán ( Ðồng Nai ), một khu chợ mới đã
hình thành trên quốc lộ 20 với những đặc trưng của nó. Ðó là những
người lao động hình thành từ những làn sóng "di dân tự do" it đất,
không có tư liệu sản xuất, đành phải bán sức lao động kiếm sống...
vùng này là vùng có nhiều đất có nhiều đá lộ đầu nên việc dùng
cơ giới trong nông nghiệp bị hạn chế. Do đó nhu cầu về lao động rất
cao. Từ tháng tư đến tháng mười hai, thời gian diễn ra vụ trồng, ngày
ngày có hàng trăm lao động tụ tập ở "chợ" chờ đợi; những ngày cao
điểm, vào vụ lên đến bốn, năm trăm người. Những chiếc xe cải tiến,
xe máy xới chạy ì ạch, chở đầy những lao động từ "chợ người" đi về
các vườn, rẫy. Mỗi lao động được từ 15.000 - 20.000 đồng một ngày.
Những ngày cao điểm có thể đến 30.000 - 40.000 đồng. Hôm sau, mờ mờ
sáng chợ lại đông."
"Quả thế, về Nước Trời thì cũng như một gia chủ
kia, ngay vừa tảng sáng, đã ra thuê thợ cho vườn nho của ông..." Giữa một "chợ người" thời Chúa Giê-su ở đất
nước Do-thái, tương tự như "Chợ người Hà nội" hay "Chợ người Ðịnh
Quán" bây giờ, một xã hội ít việc nhiều người, các ông chủ ra thuê
thợ làm việc và trả công nhật.
Ðức Giê-su đã
quan sát và lấy hình ảnh cụ thể này ở Do-thái để mặc khải mầu
nhiệm Nước Trời. Dụ ngôn ông chủ vườn nho với các thợ làm việc
các giờ khác nhau trong ngày. Tiền công nhật là 1 đồng, giá thỏa
thuận như một ngày công lao động 15.000 - 20.000 đồng. Gia chủ thuê
thợ làm vườn nho vào các giờ giấc khác nhau. Ở Do-thái một ngày
bắt đầu từ lúc 6 giờ chiều: 3 giờ là 9 giờ sáng; 6 giờ là 12 giờ
trưa; 9 giờ là 3 giờ chiều; 11 giờ là 5 giờ chiều...
Theo
lệ thường công nhật sẽ chấm dứt lúc 12 giờ tức là 6 giờ chiều. 11
giờ, ông chủ còn ra thuê thì những người làm từ giờ 11, họ chỉ làm
việc 1 giờ là nghĩ. Trong khi đó người làm từ sáng, lao động 12 giờ.
Vậy mà cuối ngày khi trả lương, ông chủ lại trả bắt đầu từ người
sau hết là 1 đồng, những người làm trước tưởng là được nhiều hơn,
nhưng cũng chỉ 1 đồng mà thôi. Họ phản đối, họ trách móc vì họ bị
hai thiệt thòi: kẻ khác làm 1 giờ mà họ 12 giờ, kẻ khác làm lúc
trời đã mát mẻ, họ làm cả ngày dưới trời nắng gió nóng của miền
Ðịa Trung Hải. Nếu ông chủ trả lương cho người làm sau ít hơn, chắc họ
chẳng hề tỏ vẻ khó chịu. Nếu họ không hay biết số tiền mà ông chủ
trả cho người làm sau chắc là họ vui vẻ biết ơn khi trở về nhà.
Nhưng vì biết được nên họ giận dữ và ghen tị. Rõ ràng người ghen tị
không vui được với người vui, vì họ không biết yêu thương. Họ coi
người kia là kẻ thù, chứ không là bạn, nên sự thành công của ai
đó đã trở thành nổi đe dọa, ghen tức.
Vậy
thì ông chủ có bất công không ? Không. Vì ông trả đủ số tiền đã
thỏa thuận tức là 1 đồng. Chính Ông chủ trả lời: "Này bạn, tôi đâu có xử bất công với
bạn, bạn chẳng thỏa thuận với tôi là 1 đồng hay sao. Cầm lấy phần
bạn mà về đi, còn tôi, tôi muốn cho ai là tùy tôi, chẳng lẽ tôi
không có quyền tùy ý định đoạt là những gì của tôi sao. Hay vì tôi
tốt bụng mà bạn ghen tức."
Ðây
là điểm chính của dụ ngôn. Hành động của ông chủ không phải là do
ông ta bất thường, bất công, nhưng do ông ta tốt lành. Tốt ở chỗ là
không muốn ai phải thua thiệt sút kém, nhưng còn muốn ai cũng may
mắn, có tiền về nuôi gia đình. 1 đồng ông phát cho người làm giờ 11
không phải là do công bình, đồng bạc ấy là do lòng tốt. Trọng tâm
của dụ ngôn là việc phân phát lương bổng lúc cuối ngày.
Gia chủ là Thiên Chúa. Các tay thợ là
loài người nhận ra Thiên Chúa qua nhiều thời kỳ khác nhau. Thợ làm
giờ thứ 11 là người tội lỗi. Làm vườn nho là vào Nước Trời và
thục thi luật pháp Nước Trời. Các thợ cằn nhằn là nhóm Pha-ri-sêu,
Luật Sĩ, họ ghen tương vì Chúa Giê-su đối xử khoan dung với người tội
lỗi, với dân ngoại. Các thợ làm ít lãnh nhiều là các người ngày
hôm qua sống trong tội lỗi, ngày hôm nay là công dân Nước Trời.
"Một đồng" ở đây chính là chiếc vé vào Nước Trời, kẻ làm
trước người làm sau, tất cả đều được Thiên Chúa ban cho Nước Trời.
Thiên Chúa ban cho ai là do lòng tốt của Ngài. Yếu tố chính Ðức
Giê-su nhấn mạnh là Thiên Chúa rộng rãi vô cùng, Ðấng giàu lòng
thương xót đối xử rất nhân từ với mọi người, đặc biệt đối với dân
ngoại, những người được gọi vào Giáo Hội qua những giờ sau hết. Ðối
với những người này Thiên Chúa cũng ban cho mọi quyền lợi và đặc
ân như người Do-thái là những kẻ được gọi từ đầu.
Sứ
điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đối xử nhân hậu với người
khác. Không ghen tị khi người khác có tài đức hơn, giàu có hơn, xinh
đẹp hơn; hãy bằng lòng với cái mình đang có và cố gắng phát triển
nó lên. Ai cũng được Chúa ban cho những khả năng khác nhau, người 5
nén, người 2 nén, người 1 nén. Ngày ra trước mặt Chúa, Chúa không
hỏi: con đã làm những gì, ông này hay bà nọ, mà hỏi về lòng mến,
mến Chúa và yêu thương tha nhân. Con đã yêu mến Thầy và tha nhân
không ?
Chính
tình yêu trong công việc là thước đo mà Chúa Giê-su đòi hỏi nơi mỗi
người chúng ta. Những người thợ được thuê làm vườn nho vào những
giờ khác nhau, đó là hình ảnh những người được mời vào Giáo Hội qua
Bí Tích Rửa Tội vào những tuổi đời khác nhau. Sống trong Giáo Hội
mọi người đều là con cái của Chúa, không phân biệt giàu nghèo sang
hèn. Ai cũng được Thiên Chúa thương xót. Ðã là thương xót thì không
còn đứng trong ranh giới công bình. Thiên Chúa thưởng công cho ai là
tùy lòng tốt của Ngài. Cùng nhau làm việc Tông Ðồ Truyền Giáo là
bổn phận mỗi người Ki-tô hữu. Phần thưởng là do lòng tốt Chúa ban.
Như thế sẽ xây dựng được Nước Trời giữa trần gian.
Lm. Giu-se NGUYỄN HỮU AN
SUY NIỆM
2:
Năm
1980, Ðức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II công bố một Thông Ðiệp mang tên:
"THIÊN CHÚA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT".
Lòng thương xót của Thiên Chúa được trình bày ở nhiều khía
cạnh. Trong đó trọn số 12 nói về sự công bằng của Thiên Chúa.
Chẳng hạn: "...Không phải vô cớ mà Ðức Ki-tô đã
trách những kẻ nghe Người về việc họ trung thành với giáo thuyết
Cựu Ước mà giữ cái thái độ được bày tỏ trong những lời này: "Mắt
thế mắt, răng đền răng" ( Mt 5, 38 ). Cách làm biến chất sự công
bằng vào thời ấy là như thế và
các hình thức hiện đại tiếp tục rập khuôn theo đó. Thật vậy,
điều hiển nhiên là nhân danh một cái gọi là công bằng, đôi khi
người ta tiêu diệt tha nhân, người ta giết hại, người ta tước đoạt
tự do, người ta lột mất những quyền sơ đẳng nhất của con người. Kinh
nghiệm quá khứ và thời chúng ta chứng tỏ rằng chỉ có công bằng
thôi thì không đủ, và thậm chí công bằng có thể dẫn tới chỗ tự
phủ nhận và hủy diệt chính nó, nếu người ta không để cho sức mạnh
sâu xa hơn là tình thương có thể uốn nắn đời sống con người trong các
kích thước khác nhau của đời sống này" ( Dives in Misericordia
- số 12 ).
Ðọc
Lời Chúa hôm nay, ý nghĩa của lòng thương xót mang chiều kích công
bằng đó càng được diễn tả sâu đậm hơn. Những người làm vườn nho
trách ông chủ vì ông chỉ trả mỗi người một đồng, bất kể người đó
làm từ sáng tới chiều, hay chỉ mới làm có một giờ. Trả tiền lương
như vậy, phải chăng ông chủ là người không công bằng, và hình như
những người làm vườn nho trách ông chủ là đúng ?
Ông chủ này ám chỉ Thiên Chúa. Thiên
Chúa ban Ơn Cứu Rỗi cho mọi người. Ơn Cứu Rỗi không phân biệt thứ
bậc. Dù cho người giữ Ðạo từ nhỏ đến lớn, hay người theo Chúa ở
lúc cuối đời đều chỉ nhận một ơn cứu rỗi do Chúa Ki-tô thực hiện
mà thôi. Như vậy có phải Thiên Chúa bất công ? Nếu Thiên Chúa
không công bằng, thì lời khẳng định vừa mới đây của tôi: "Lời Chúa
hôm nay diễn tả sâu đậm Thiên Chúa giàu lòng thương xót, mà lòng
thương xót này mang chiều kích công bằng" đúng là lời thiếu suy nghĩ
thấu đáo ? Sự thật Thiên Chúa có công bằng không ?
Bài đọc một trích sách Ngôn Sứ I-sai-a trả lời
rất rõ: "Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối
các ngươi không phải là đường lối của Ta". Rất đúng !
Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa, còn con người, dù có giỏi đến đâu,
trước sau vẫn chỉ là con người. Tư tưởng, đường lối, suy nghĩ và cách
hành động của con người mãi mãi chỉ là một thứ tư duy quanh quẫn trong
mức độ của một thụ tạo, một con người không hơn, không kém.
Công
bằng mà những người thợ làm vườn nho trách ông chủ là một thứ suy
nghĩ của con người, một thứ công bằng theo nghĩa sòng phẳng: tôi làm một
giờ thì phải trả lương đúng một giờ cho tôi; còn anh kia chỉ làm nửa
giờ, anh ta chỉ có quyền nhận mức lương nửa giờ mà thôi. Một thứ
công bằng hoàn toàn không có lòng thương xót. Vậy phải chăng, chỉ
có công bằng là đủ ? Là Ki-tô hữu, điểm quy chiếu cho ta vẫn phải
là Lời Chúa: "Ðường lối các ngươi không phải đường lối của Ta".
Công
bằng mà con người áp dụng không là công bằng theo kiểu của Thiên
Chúa. Thứ công bằng ấy cần nhưng chưa đủ. Công bằng của Thiên Chúa
đòi phải có lòng thương xót. Nếu ngày nào Thiên Chúa chiếu theo
công bằng của con người, khi con nbgười phạm tội, Thiên Chúa cứ việc
trừng phạt xứng với tội của họ là xong. Nhưng Thiên Chúa không làm
thế. Ðể cứu rỗi loài người, lòng thương xót của Thiên Chúa đã nhập
thể.
Chúa
Ki-tô là lòng thương xót của Thiên Chúa trở thành người để thực
hiện lẽ công bằng, một thứ công bằng của tình yêu, công bằng của
lòng thương xót mà một người Cha dành cho những đứa con phản nghịch.
Công bằng của lòng thương xót nơi Thiên Chúa là: tội vẫn cứ là
tội, vẫn là điều xấu cần lên án, nhưng tội nhân thì không bao giờ
bị loại trừ. Người nhận biết Thiên Chúa cả một đời vẫn có một giá
trị lớn lao, cộng với một bề dày
công nghiệp do sự trung thành sống Ðức Tin của họ. Nhưng người chỉ
tôn thờ Thiên Chúa trong một giây phút cuối đời nào đó, thì chính vì
đức tin, họ được cứu rỗi, nhưng bề dày công nghiệp của họ thì đâu
phải là cả một đời sống đức tin!
Nước
Trời là vậy đó. Như ông chủ thuê người làm vườn nho, Thiên Chúa
cũng mời gọi bạn và tôi, kẻ trước người sau cùng lãnh nhận ơn cứu
rỗi do chính Chúa Ki-tô thực hiện. Nhưng để đạt được ơn cứu rỗi đó,
Thiên Chúa đòi ta phải xây dựng Nước Trời ở trần gian bằng sự công
bằng của lòng thương xót chứ không phải công bằng theo nghĩa sòng
phẳng, không phải "ăn miếng trả miếng".
Tôi đã từng chứng kiến cảnh một bà mẹ bán chè nuôi hai đứa
con học đại học, bị chủ nợ nhiếc mắng vì không trả nổi món nợ 500.000
đồng. Người mẹ tội nghiệp đó đứng khóc ngon lành như một đứa trẻ
mà không biết phải làm gì hơn. Chắc không ai mà không nghĩ rằng,
người chủ nợ kia đòi nợ là đúng lẽ công bằng. Nhưng công bằng đó
không có lòng thương xót. Bởi tôi cũng biết người chủ nợ này cho
vay chuyên nghiệp. Tin rằng bạn và tôi sẽ thực thi Lời Chúa mà xây
dựng Nước Trời ở trần gian này theo lẽ công bằng của lòng thương
xót, như Thiên Chúa là Ðấng giàu lòng thương xót, để nhờ đó chúng
ta lãnh nhận ơn cứu rỗi Chúa ban.
CHỨNG TỪ:
TÌNH YÊU VƯỠT XA SỰ CÔNG BẰNG
Bernadette, cô bé chăn cừu ở Lộ-đức
( Lourdes ), đã phải nhờ đến vị Giám Mục sở tại thương tình can thiệp,
vận động và bảo lãnh cho, mãi rồi cô mới được nhận vào một tu
viện. Lý do chẳng phải vì Bernadette không có của hồi môn cần thiết
để dâng cho Nhà Dòng theo thói tục ở nước Pháp thời ấy, nhưng tất
cả chỉ là vì cô đã được... Ðức Mẹ hiện ra với mình !
Giới nữ tu thượng lưu quý tộc dạo ấy không
thể nào chấp nhận nổi việc Ðức Mẹ lại đi chọn một cô bé nghèo
nàn, quê mùa, không những mù chữ lại mù cả kinh bổn Giáo Lý, để
làm người nói thay sứ điệp của Mẹ cho mọi người ! Chưa hết, lọt
được vào Dòng Tu rồi, chị Bernadette lại phải sống những năm dài...
tử vì đạo cho mãi đến khi nhắm mắt lìa đời. Các bề trên đã thi nhau,
tiếp nối nhau mà trù dập người nữ tu trẻ và hết sức khiêm tốn ấy,
nhằm mục đích rất tốt lành, đó là để Bernadette khỏi cậy mình được
Ðức Mẹ hiện ra mà sinh lòng kiêu ngạo ! Thật là ngược đời !
Câu chuyện này gợi cho chúng ta nhớ đến những
sự ngược đời mà Ðức Giê-su đã kể trong dụ ngôn Thợ Làm Vườn Nho (
Mt 20, 1 - 16 ). Thoạt tiên, dụ ngôn này gây phẫn nộ nơi những ai
muốn bảo vệ quyền lợi xã hội, bởi nó đã chống lại cái về công
bằng làm bao nhiêu thì phải được hưởng bấy nhiêu cho tương xứng ! Làm
sao mà không căm ghét cái ông chủ đã ngang nhiên trả cùng một số
tiền công cho những kẻ chỉ làm có một giờ ngay trước mũi những
người thợ đã làm lụng chăm chỉ suốt từ sáng đến xập tối ? Tự
nhiên là chúng ta ủng hộ những kẻ mong được trả nhiều hơn đang lẩm
bẩm kêu ca ấy !
Thế nhưng, dụ ngôn này lại không có ý dạy
chúng ta một cung cách hành xử trong đời thường. Ðức Giê-su chỉ muốn
nhắc khéo các ông Pha-ri-sêu và Luật Sĩ đang phẫn nộ trước thái độ
quan tâm ưu ái của Ðức Giê-su đối với giới thu thuế và hạng đĩ
điếm, vốn bị dán nhãn chung là phường tội lỗi đáng khinh !
Dụ ngôn Thợ Làm Vườn Nho đã mặc khải rất
sâu xa về lòng nhân hậu của Thiên Chúa, một lòng yêu thương cao cả,
không tính toán sòng phẳng theo kiểu người đời. Thiên Chúa muốn ban
tặng Tin Mừng cho tất cả, muốn mở cho tất cả, chẳng trừ ai, được bước
vào Sự Sống Ðời Ðời. Cái ngược đời của Tin Mừng, của chính Ðức
Giê-su, tắt một lời, chỉ muốn khẳng định: Tình yêu vượt xa cả lẽ
công bình !
SUY NIỆM 3:
CÔNG BÌNH CỦA LÒNG
THƯƠNG XÓT VÀ THA THỨ
1. Công bình trần gian: "Ăn đồng
chia đều"
Công
bình là ngay thẳng không thiên lệch. Ðó là lý tưởng mà mọi thể chế
của con người đều mong muốn đạt đến. Thông thường, nói đến công
bình, người ta hay nghĩ đến việc cân, đo, đong, đếm, phân chia cho đồng
đều về mọi thứ: công danh, tài sản, tiền bạc, thời giờ... chia sẻ
thành công cũng như thất bại. Nói thì dễ, nhưng làm mới thực
sự khó, vì ở nơi sâu kín của mỗi con người đã có sẵn túi tham, luôn muốn cho mình trội hơn
người khác. Một ông chủ có lương tâm thường trả lương nhiều hay ít
tuỳ theo sức lực và thời giờ người làm công bỏ ra cho công việc,
làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. "Tiền nào của nấy". Ðó là công bằng thường tình như người
ta vẫn quan niệm.
Trong câu chuyện của bài Tin Mừng hôm nay, những người thợ
làm vườn nho đến từ sáng sớm đã cằn nhằn trách gia chủ vì thấy ông
trả lương cho họ ngang bằng những người đến sau, không có tay nghề,
lại làm ít giờ hơn, thậm chí có người chỉ làm có một giờ. Chắc hẳn
họ không quên giao kèo giữa họ với gia chủ: một quan tiền một ngày,
nhưng họ không thể chịu được khi thấy người khác được lợi hơn mình.
Nhìn vào xã hội hôm nay sự giàu có càng ngày càng tập trung vào
một số ít người và đẩy số người nghèo lên gấp bội. Họ là nạn
nhân của những bất công, và phân biệt đối xử. Công bình mà thôi
chưa đủ, cần phải có lòng bác ái nữa. Chính vì thế Ðức Giê-su đã
đứng về phía người nghèo khó để bênh đỡ họ.
2. Công bình của Thiên Chúa:
Công bình của lòng thương xót và ơn tha thứ
Thiên
Chúa là Ðấng Chí Thánh, Ngài chê ghét tội lỗi vì tội lỗi là điều
nghịch với bản tính của Ngài. Theo lẽ công bình, Ngài ra tay trừng
phạt tội nhân, nhưng vì tình thương, Ngài sẵn sàng tha thứ: "Ngài đại lượng và chan chứa tình
thương, Ngài không xử với ta như ta đáng tội, và không trả cho ta theo
lỗi của ta... Nếu Chúa chấp các tội. Chúa ôi ! Ai sống nổi" Lời
kinh trên được hát trong thánh lễ cầu hồn nói lên lòng tin tưởng
của các tín hữu vào lòng thương xót bao la của Chúa đối với tội
nhân.
Lòng
yêu thương đó đã được biểu lộ qua hình ảnh ông chủ vườn nho tốt
lành của bài Tin Mừng hôm nay. Ngay từ sáng sớm, ông đã ra mướn thợ
vào làm vườn nho. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một
quan tiền, ông sai họ vào vườn. Khoảng giờ thứ ba, rồi giờ thứ sáu,
giờ thứ chín, và sau cùng giờ thứ mười một ông vẫn tiếp tục ra và
lần nào ông cũng thấy có người ở không. Ông băn khoăn lo lắng cho
cho tình trạng thất nghiệp của họ: "Sao các anh đứng đây suốt ngày
không làm gì hết ?" và không cần hỏi han đến trình độ, khả năng
tay nghề, ông đều bảo họ vào vườn nho và hứa sẽ trả cho họ hợp lẽ
công bằng. Ðến lúc trả tiền mới lạ: Ông trả công bắt đầu từ
người làm sau chót đến những người trước hết. Và điều gây ngạc
nhiên hơn cả là mỗi người đều được lãnh một quan tiền như nhau. Thật
là một lối hành xử lạ đời. Xưa nay chưa từng nghe thấy một ông chủ
nào đã làm như thế.
Qua dụ ngôn trên, Ðức Giê-su muốn giới
thiệu cho chúng ta đức công bình như Chúa muốn, công bình không đơn
độc, nhưng luôn đi kèm với lòng thương xót và tha thứ để cho mọi
người không phân biệt được sống đúng với phẩm tước là con cùng một
Cha trên Trời. Người Cha sao đành lòng nhìn thấy trong đoàn con của
mình còn có những người sống bất hạnh. Chắc chắn Ngài sẽ quan tâm
cách đặc biệt đối với những người con này.
3. Từ ba bài Thánh Kinh hôm nay,
chúng ta có thể rút ra những bài học sau đây:
a) Như
những người thất nghiệp được gia chủ mời vào làm vườn nho và trả
công hậu hỹ, chúng ta cũng được Chúa mời gọi tham gia vào công việc
mở rộng Nước Chúa. Ðó thực là vinh dự của chúng ta và là dịp để
Ngài ban ơn phúc cho chúng ta. Trước hết chúng ta phải biết cảm tạ ơn
Ngài. Kế đến chúng ta phải có thái độ khiêm tốn mà tự nhủ "tôi chỉ
là đầy tớ vô ích" sau khi hoàn thành công việc được giao.
b) Hãy để cho Chúa tự do
hoạt động trong ta và hãy trở nên những dụng cụ ngoan ngoãn trong
bàn tay của Ngài như lời Thánh Phao-lô dạy: "Ðức Ki-tô sẽ tỏ bày
quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi
chết" ( Pl 1, 20 ). Càng để cho Chúa hoạt động nơi ta và qua ta,
công việc nên thánh cũng như truyền giáo của chúng ta càng có kết
quả. Thánh Phao-lô còn khuyên: "...Anh em phải ăn ở làm sao cho
xứng với Tin Mừng của Ðức Ki-tô" ( Pl 1, 27 ). Ăn ở xứng với Tin
Mừng của Ki-tô là chúng ta có những tâm tình, lời nói và hành động
giống như Chúa.
c)
Ðường lối Chúa, con người không thể hiểu thấu: "Trời cao hơn đất chừng nào thì đường
lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng
cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy." Vì thế, chúng ta phải nỗ lực
tìm hiểu và tập sống theo tư tưởng
của Thiên Chúa, chứ không nên bám víu vào cách suy nghĩ hạn hẹp của
mình.
d) "Những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng
đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống chót" và "Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau
chót này bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định
đoạt về những gì là của tôi sao ? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn
đâm ra ghen tức ?" Chúng ta chẳng có lý do gì mà ghen tỵ với ngưới
khác hay với cách Thiên Chúa hành xử. Tốt nhất chúng ta cứ vui vẻ chấp nhận phần mà Chúa đã ban
cho mình và biết ơn Ngài !
Gs. Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI
TƯỞNG NHỚ:
ÐỨC HỒNG Y PHAN-XI-CÔ
XA-VI-Ê NGUYỄN VĂN THUẬN
Ðức Hồng Y Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn
Thuận sinh ra tại Phú Cam, thuộc Tổng Giáo Phận Huế, tỉnh Thừa Thiên,
Việt Nam, ngày 17 tháng 4 năm 1928. Gia đình ngài có 8 anh chị em: 3 trai
và 5 gái, mà Ngài là con cả. Ông bà cụ cố thân sinh của ngài là
Cụ Nguyễn Văn Ấm, qua đời ngày 3 tháng 7 năm 1993 tại Sydney,
Australia, và cụ bà Ê-li-sa-bét Ngô Ðình Thị Hiệp. Bà là con gái của
cụ Ngô Ðình Khả. Bà cụ cố hiện đang sống tại Sydney, Australia với
người con gái An-na Hàm Tiếu và thọ trên 100 tuổi.
Ðức
Hồng Y Thuận thuộc một gia đình có truyền thống Công Giáo lâu đời
và tổ tiên từng bị bách hại vì đạo từ năm 1698. Từ còn nhỏ, cậu
Thuận được giáo dục trong một gia đình đạo đức và do bà mẹ
Ê-li-sa-bét gương mẫu thánh thiện. Bà lo giáo dục cậu khi còn nhỏ,
mỗi tối bà dạy con những truỵện Kinh Thánh, kể cho cậu nghe lịch sử
các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, nhất là về tổ tiên của dòng tộc, giới
thiệu cho cậu gương Thánh Nữ Tê-rê-xa Hài đồng Giê-su; dạy con biết
yêu thương và tha thứ cho mọi người; bà cũng dạy cậu hết lòng yêu
mến Tổ Quốc Việt Nam.
Khi lớn lên cậu Thuận nhập Tiểu Chủng Viện An
Ninh và sau đó theo học triết học và thần học tại Ðại Chủng Viện
Kim Long, Huế. Thầy Thuận lãnh chức Linh Mục ngày 11 tháng 6 năm 1953.
Sau khi chịu chức Linh Mục, cha Thuận được cử đi làm Phó Xứ Họ Thánh
Phan-xi-cô Xa-vi-ê, Huế, lúc đó cha Sở là Cha Darbon, quen gọi là cố
Triết. Năm 1956, ngài được gửi sang theo học Phân Khoa Giáo Luật
thuộc Ðại Học Giáo Hoàng Urbaniana, tại Rô-ma của Bộ Truyền Giáo từ
năm 1956 - 1959, và đã đậu tiến sĩ Giáo Luật năm 1959, với kết quả "maxima cum laude" với đề tài: "Tuyên
úy quân đội trên thế giới". Khi học tại Rô-ma, cha Thuận đã
được cùng Ðức Cha Phê-rô Ma-ri-a Ngô Ðình Thục ( Giám Mục Vĩnh Long )
là cậu ruột vào triều yết Ðức Thánh Cha Pi-ô XII.
Khi
về nước, cha Thuận được cử làm giáo sư, rồi năm 1962 được cử làm
Giám Ðốc Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện từ năm 1959 - 1967 và làm Tổng
Ðại Diện Tổng Giáo Phận Huế từ năm 1964 - 1967. Ngày 13 tháng 4 năêm
1967, cha Thuận được Ðức Thánh Cha Phao-lô VI bổ nhiệm làm Giám Mục
Việt Nam tiên khởi Giáo Phận Nha Trang thay thế Ðức Cha Paul Raymond
Piquet Lợi, M.E.P. ( Ðức Cha Lợi, làm Giám Mục Nha Trang từ 1957 - 1967
). Lễ truyền chức Giám Mục được cử hành vào ngày 24 tháng 6 năm
1967, lễ Thánh Gio-an Tẩy Giả, tại Huế, do Ðức Cha Angelo Palmas, Khâm
Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam Lào và Campuchia, chủ phong. Khẩu hiệu của
Ðức Tân Giám Mục là "Vui Mừng và
Hy vọng" ( Gaudium et Spes ), tên của Hiến Chế Mục Vụ của Công
Ðồng Chung Va-ti-ca-nô II.
Ngày
10 tháng 7 năm 1967, Ðức Cha Thuận đã về nhận Giáo Phận Nha Trang.
Trong 8 năm làm Giám Mục, Ðức Cha đã làm hết sức để phát triển
Giáo Phận Nha Trang, trước khi thời gian khốn khó xảy đến ( xc. Năm Chiếc Bánh Và Hai Con Cá, tr. 26 ).
Trọng
tâm hoạt động của ngài là huấn luyện nhân sự, gia tăng Ðại Chủng
Sinh từ 42 đến 147; số Tiểu Chủng Sinh từ 200 đến 500 trong 4 Chủng
Viện; tổ chức các khóa tu nghiệp cho các Linh Mục trong 6 Giáo Phận
nằm trong 6 tỉnh Miền Trung Việt Nam; phát triển và huấn luyện các
Phong Trào Thanh Niên, Giáo Dân, các Hội Ðoàn Giáo Xứ, Mục Vụ, qua
các khóa như Phong Trào Công Lý Và Hòa Bình, Cursillos và Focolare,
Hướng Ðạo; thành lập Cộng Ðoàn La Vang, Tu Hội Hy Vọng.
Ðể
hướng dẫn cộng đoàn Giáo Phận Nha Trang, Ðức Cha Thuận đã viết 6 thư
luân lưu:
1) Tỉnh
thức và cầu nguyện ( 1968 )
2) Vững
mạnh trong Ðức tin, Tiến lên trong An bình ( 1969 )
3) Công
lý và Hòa bình ( 1970 )
4) Sứ
mạng Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta ( 1971 )
5) Kỷ
niệm 300 năm ( 1971 )
6) Năm
Thánh Canh tân và Hòa giải ( 1973 ).
Trong khuôn khổ Hội Ðồng Giám Mục Miền
Nam Việt Nam, ngài là Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, rồi Chủ
Tịch Ủy Ban Truyền Thông Xã Hội; Chủ Tịch Ủy Ban Phát Triển Việt Nam;
đảm trách hoạt động của cớ quan lo cho các người di tản từ các vùng
chiến tranh về vùng an toàn. Ngài là một trong những Giám Mục thành
lập Ðài Phát Thanh Công Giáo "Chân Lý Á Châu" ( Veritas Asia, Manila
). Ngài đã nhiều lần tham dự các khóa họp của Liên Hội Ðồng Giám
Mục Á Châu ( F.A.B.C. ). Ngài được chọn làm Cố Vấn Hội Ðồng Tòa
Thánh về Giáo Dân từ năm 1971 - 1975. Và trong những lần đi họp Hội
Ðồng này, Ngài đã có dịp gặp Ðức Giáo Hoàng đương kim Gio-an Phao-lô
II, lúc đó là Tổng Giám Mục của Giáo Phận Cracovia ( Ba-lan ), để
học hỏi các kinh nghiệm Mục Vụ trong những giai đoạn khó khăn ở
Ba-lan. Ngài cũng được bổ nhiệm làm Cố Vấn, rồi thành viên của Bộ
Truyền Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc; thành viên của Bộ Phụng Tự
và Kỷ Luật Bí Tích.
Ngày
24 tháng 4 năm 1975, Ðức Thánh Cha Phao-lô VI đã bổ nhiệm Ngài làm
Giám Mục Phó với quyền kế vị Tổng Giáo Phận Sài-gòn, và thăng
chức Tổng Giám Mục hiệu tòa Vadesi. Nhưng nhà cầm quyền lúc ấy
không chấp nhận cho ngài về Sài-gòn và đã đưa Ngài ra lại Nha Trang.
Ngày 15 tháng 8 năm 1975, Lễ Ðức Mẹ Linh
Hồn Và Xác Lên Trời, ngài đã bị bắt giải ra Nha Trang, giam ở Cây
Vông, sau đó chuyển ra Phú Khánh, vào Thủ Ðức; rồi được đưa ra miền
Bắc. Ngài sống trong lao tù 13 năm, trong đó 9 năm biệt giam và quản
thúc tại Giang Xá. Trong năm tù thứ nhất 1976, Ngài đã viết cuốn "Ðường hy vọng". Cuốn sách này được Ngài
coi là di chúc tinh thần của Ngài gửi tới mọi người Công Giáo Việt
Nam trong và ngoài nước.
Sau khi nghe những bài giảng trong đó có những
chứng tá về những năm tù ngục của Ðức Hồng Y Phan-xi-cô Xa-vi-ê
Nguyễn Văn Thuận trong Tuần Tĩnh Tâm Mùa Chay của Giáo Triều Rô-ma
năm 2000, Ðức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã có cảm nghĩ như sau trong
thư gửi cho Ðức Hồng Y, ngày 18.3.2000: "Tôi đã ước mong rằng trong Năm Ðại Toàn Xá này, có một chỗ đặc
biệt được dành cho chứng tá của những người đã chịu đau khổ vì Ðức
Tin, đã trả bằng máu sự gắn bó của họ đối với Chúa Ki-tô và Giáo
Hội, hoặc chịu đựng những năm thật dài cảnh tù ngục và thiếu thốn
đủ loại..." ( Tông Sắc Mầu Nhiệm Nhập Thể số 13 – Chứng Nhân Hy
Vọng, tr. 8 ).
Ngày
21 tháng 11 năm 1988, Lễ Ðức Mẹ Dâng Mình Trong Ðền Thánh, ngài được
trả tự do và được đưa về cư trú tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội,
nhưng không được phép thi hành công việc Mục Vụ. Sau đó ngài được
phép đi thăm ông bà cố tại Sydney, Australia, đi Rô-ma triều yết Ðức
Thánh Cha, rồi trở về Hà Nội. Năm 1991 Ngài được phép ra nước ngoài
và sau đó không được phép trở về Việt Nam. Từ đây Ngài sống cuộc
đời lưu vong, nhưng ngài luôn hiện diện với Giáo Hội tại Việt Nam và
quê hương Việt Nam. Ngài luôn lo lắng giúp đỡ các công tác xã hội,
như các trại phong cùi, các công tác bác ái từ thiện, các công
trình nghiên cứu và phổ biến Văn Hóa Việt Nam và Văn Hóa Công Giáo
Việt Nam, việc trùng tu và xây cất các Thánh Ðường, việc huấn luyện
các Chủng Sinh và Giáo Dân, theo khả năng ngài có thể. Trước mọi
đau khổ và bách hại bản thân và Giáo Hội, ngài luôn sống và rao
giảng sự tha thứ và hòa giải.
Trong thời gian ở ngoại quốc, ngài đã được mời đi giảng và
thuyết trình ở nhiều nơi và cho nhiều giới khác nhau, như tại Nhà Thờ
Chính Tòa Paris trong một Mùa Chay, hoặc nói truyện tại các Ðại Học
Công Giáo trên thế giới; tại Mễ-tây-cơ vào tháng 5 năm 1998 cho hơn
50.000 giới trẻ. Ngày 11 tháng 5 năm 1996, ngài lãnh bằng Tiến Sĩ Danh
Dự tại Ðại Học Dòng Tên ở New Orleans, LA, Hoa Kỳ. Bộ Truyền Giáo
cũng ủy thác cho ngài thi hành các cuộc thăm viếng và kiểm tra các
Chủng Viện tại một số nước ở Phi Châu.
Ngài cũng nhận được những huy chương để đề cao
cuộc sống chứng tá, hoạt động kiến tạo hòa bình của ngài. Ngày 9
tháng 6 năm 1999, Chính Phủ Pháp đã trao tặng ngài huy chương "Commandeur de l'Ordre National du Mérite" ( tại Tòa Ðại Sứ Pháp bên cạnh Tòa Thánh ).
Ngày 12 tháng 12 năm 2000, tại Tòa Thị Chính Rô-ma, Hội "Cùng Nhau Xây
Dựng Hòa Bình" đã trao tặng huy chương cho ngài. Tại Torino, ngày 20
tháng 10 năm 2001, ngài lãnh Giải Hòa Bình do tổ chức SERMIG - Hiệp
Hội Truyền Giáo Của Giới Trẻ. Sau cùng, ngày 9 tháng 12 năm 2001,
Trung tâm Nghiên Cứu G. Donati đã trao tặng ngài Giải Thưởng Hòa Bình
năm 2001.
Ngày
24 tháng 11 năm 1994 Ðức Thánh Cha đã bổ nhiệm Ngài làm Phó Chủ tịch
Hội Ðồng Tòa Thánh "Công lý và Hòa Bình" và sau đó vào ngày 24
tháng 6 năm 1998, Ngài được bổ nhiệm làm Chủ Tịch Hội Ðồng này, thay
thế Ðức Hồng Y Roger Etchegaray, nghỉ hưu. Ngài giữ chức vụ Chủ Tịch cho
tới ngày nay.
Sau
thời gian bị cầm tù, Ngài đã bị giải phẫu 7 lần, trong đó có ba lần
suýt chết vì nhiễm trùng. Lần giải phẫu áp chót vào ngày 17 tháng 4
năm 2001 tại một bệnh viện ở Boston, Hoa Kỳ và cuộc giải phẫu cuối
cùng vào ngày 8 tháng 5 năm 2002 tại Trung Tâm Nghiên Cứu Về Ung Thư,
Milano ( Bắc Italia ). Ngài trở bệnh nặng từ đầu tháng 6 năm 2002 và
được đưa vào cấp cứu tại Bệnh Viện Agostino Gemelli thuộc Ðại Học
Công Giáo Thánh Tâm, Rô-ma. Sau đó được đưa về Bệnh Viện Pi-ô XI để
tiếp tục điều trị.
Ðặc
biệt Mùa Chay năm 2000, ngài được Ðức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II mời
giảng cấm phòng Mùa Chay cho các viên chức tại Giáo Triều Rô-ma,
bắt đầu thiên niên kỷ thứ III. Ðức Thánh Cha nói với Ðức Hồng Y
Thuận: "Năm đầu tiên của
Ngàn Năm thứ ba, một người Việt Nam sẽ giảng Tuần Tĩnh Tâm cho Giáo
Triều Rô-ma". Rồi Ðức Thánh Cha nói tiếp: "Hãy kể lại cho chúng tôi những chứng tá
của Ðức Cha".
Trong
dịp này, sau khi được Ðức Thánh Cha tiếp riêng và tặng một chén Lễ,
Ðức Hồng Y Thuận đã nói như sau: "Cách đây 24 năm, khi cử hành Thánh Lễ với 3 giọt rượu và một
giọt nước trong lòng bàn tay, tôi không bao giờ tưởng tượng, ngày
hôm nay Ðức Thánh Cha tặng tôi một chén lễ mạ vàng... Thiên Chúa
thật cao cả và Tình Thương của Ngài cũng cao cả" ( Chứng Nhân Hy
Vọng, tr. 12.13 ).
Ngày 21 tháng 2 năm 2001 trong cuộc họp Mật Viện
các Hồng Y, Ðức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã trao mũ Hồng Y cho ngài
và đặt ngài làm Hồng Y Phó Tế, Hiệu Tòa Nhà Thờ Santa Maria della
Scala ( Ðức Mẹ tại các bậc thang ). Nhà Thờ này do các Cha Dòng Ðức
Mẹ Núi Carmelo coi sóc, nằm tại vùng Trastevere, Rô-ma.
Ngài
qua đời lúc 18 giờ ngày 16 tháng 9 năm 2002 tại Rô-ma.
Văn
Phòng Phối Kết Tông Ðồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại 16.9.2002
THÔNG TIN:
CÁC KHOẢN TIỀN ÂN
NHÂN MỚI CHIA SẺ
- Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ( qua một Linh Mục ) giúp
người nghèo ................................................... 500.000 VND
- Một Linh Mục ẩn danh ( Sài-gòn ) giúp học bổng các em
nghèo ...................................................................... 500.000 VND
- Ông bà Bùi Văn Trung (
Sài-gòn ) ủng hộ lồng đèn và nến cho các em nghèo vui Trung Thu .............................................. 145.000 VND
- Ông bà Trần Mạnh Hùng ( Hoa Kỳ ) giúp học bổng các em
nghèo ........................................................................... 500 USD
- Anh chị Sơn - Thủy ( Hoa Kỳ ) giúp học bổng các em nghèo .............................................................................. 300.000 VND
- Anh chị Minh - Phượng ( Sài-gòn ) giúp cặp đi học cho các
em nghèo học giỏi ............................................ 110.000 VND
- Ông bà Trung ( Hoa Kỳ ) giúp học bổng các em nghèo .................................................................................... 3.500.000 VND
- Bác sĩ Bích Ðào ( Pháp ) giúp áo trắng cho trẻ em nghèo
đi học .................................................................... 1.500.000 VND
CÁC
KHOẢN TIỀN TRỠ GIÚP CÁC NƠI
- Trợ giúp một em sinh viên nghèo thêm tiền đóng Ký Túc
Xá đầu năm học ................................................. 100.000 VND
- Trợ giúp một em học sinh nghèo đọc học phí đầu năm học
.................................................................................. 50.000 VND
- Trợ giúp 2 bệnh nhân nghèo tiền mua thuốc ............................................................................................................ 50.000 VND
- Trợ giúp 1 người khiếm thị tiền vốn bán vé số ........................................................................................................ 50.000 VND
Thầy
Phạm Công Thuận, DCCT giới thiệu trường hợp chị UNG THỊ
PHÁT LỠI, sinh 1969, bị liệt hai chân, hiện ngụ tại số 49 / 2
đường Vườn Chuối, phường 4, quận 3 Sài-gòn, để thay thế cho chiếc xe
lắc tự chế đã quá cũ, quá vất vả khi sử dụng. Gospelnet xin trợ
giúp một chiếc xe lắc mới trị giá 1.300.000 VND.
01.
Phê-rô PHẠM VĂN VƯỠNG, lên lớp 12 trường PTTH Bắc Yên Thành.
02. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ THÁI, lên lớp 12 trường PTTH Lê Doãn Nhã, Yên Thành.
03. Phê-rô NGUYỄN VĂN NHÀN, lên lớp 12 trường PTTH Lê Doãn Nhã, Yên Thành.
04. Phê-rô NGUYỄN VĂN TRUYỀN, lên lớp 11 trường PTTH Trần Ðình Phong, Yên Thành.
05. Phê-rô NGUYỄN VĂN THUẬN, lên lớp 11 trường PTTH Trần Ðình Phong, Yên Thành.
06. An-tôn NGUYỄN QUỐC HƯNG, lên lớp 11 trường PTTH Trần Ðình Phong, Yên Thành.
07. Phê-rô PHẠM VĂN THƯƠNG, lên lớp 10 trường PTTH Thọ Thành.
08. Phê-rô PHẠM VĂN NGUYÊN, lên lớp 10 trường PTTH Thọ Thành.
09. Tê-rê-xa ÐINH THỊ LỠI, lên lớp 10 trường PTTH Thọ Thành.
10.
Phê-rô NGUYỄN VĂN PHÙNG, lên lớp 9 trường THCS Thọ Thành.
11. Giu-se ÐINH NGỌC PHƯỚC, lên lớp 8 trường THCS Thọ Thành.
12. Phê-rô NGUYỄN VĂN NGHIÊM, lên lớp 7 trường THCS Thọ Thành.
13. Ma-ri-a TẠ THỊ HOÀ, lên lớp 7 trường THCS Thọ Thành.
14. Phê-rô TẠ THỊ HỒNG, lên lớp 7 trường THCS Thọ Thành.
15. Phê-rô NGUYỄN VĂN THĂNG, lên lớp 7 trường THCS Thọ Thành.
16. Phê-rô NGUYỄN VĂN ÐẠT, lên lớp 6 trường THCS Thọ Thành.
17. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ MAI, lên lớp 6 trường THCS Thọ Thành.
18. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ THỨC, lên lớp 6 trường THCS Thọ Thành.
19. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ HUỆ, lên lớp 6 trường THCS Thọ Thành.
20.
Ma-ri-a NGUYỄN THỊ HOÀN, lên lớp 5 trường Tiểu Học Thọ Thành.
21. Phê-rô PHẠM VĂN LỆ, lên lớp 4 trường Tiểu Học Thọ Thành.
22. Phê-rô TẠ VĂN SINH, lên lớp 4 trường Tiểu Học Thọ Thành.
23. Phê-rô TRẦN ÐÌNH HÙNG, lên lớp 3 Tiểu Học Thọ Thành.
24.
Ma-ri-a NGUYỄN THỊ CÔNG, lên lớp 3 trường Tiểu Học Thọ Thành.
25. Phê-rô NGUYỄN VĂN ÐÀM, lên lớp 3 trường Tiểu Học Thọ Thành.
26. Phê-rô HỒ VĂN TUẤN, lên lớp 12 trong PTTH Bắc Yên Thành.
27. Phê-rô NGUYỄN VĂN LONG, lên lớp 10 trường PTTH Bắc Yên Thành.
28. Phê-rô TRẦN ÐÌNH NHƯ, lên lớp 7 trường THCS Thọ Thành, Yên Thành.
29. Phê-rô BÙI VĂN KHANH, lên lớp 7 trường THCS Thọ Thành, Yên Thành.
30. Phê-rô TRẦN VĂN PHÚC, lên lớp 8 trường THCS Thọ Thành, Yên Thành.
31. Giu-se LÊ VĂN KHIẾT, lên lớp 11 trường PTTH Phan Ðăng Lưu, Yên
Thành.
32. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ VIÊN, lên lớp 9
trường THCS Hồng Thành, Yên Thành.
33. Ma-ri-a LÊ THỊ LỘC, lên lớp 6 trường THCS Hồng Thành, Yên Thành.
34. Giu-se LÊ VĂN THÔNG, lên lớp 5
trường THCS Hồng Thành, Yên Thành.
35. Phan-xi-cô Xa-vi-ê HÀ DANH DIỆM, lên lớp 12
trường PTTH Bắc Yên Thành.
36. Phan-xi-cô Xa-vi-ê ÐINH TRỌNG VIÊN, lên lớp 12
trường PTTH Bắc Yên Thành.
37. Phan-xi-cô Xa-vi-ê ÐINH TRỌNG PHI, lên lớp 12
trường PTTH Bắc Yên Thành.
38. Phan-xi-cô Xa-vi-ê HÀ DANH KHOÁI, lên lớp 11
trường PTTH Phan Ðăng Lưu, Yên Thành.
39. Ma-ri-a ÐINH THỊ PHƯỠNG, lên lớp 9
trường THCS Lăng Thành, Yên Thành.
40. Phan-xi-cô Xa-vi-ê NGÔ TIẾN CẢNH, lên lớp 9
trường THCS Lăng Thành, Yên Thành.
41. Phan-xi-cô Xa-vi-ê TRẦN ÐÌNH KỶ, lên lớp 7
trường THCS Mã Thành, Yên Thành.
42. An-na TRẦN THỊ NHUNG, lên lớp 8
trường THCS Mã Thành, Yên Thành.
43. Phan-xi-cô Xa-vi-ê PHAN VĂN MINH, lên lớp 11
trường PTTH Phan Ðăng Lưu, Yên Thành.
44. Gio-an Bao-ti-xi-ta NGUYỄN QUANG NHẬT, lên lớp
4 trường Tiểu Học Phú Thành, Yên Thành.
45. Gio-an Bao-ti-xi-ta LÊ VĂN TOÀN, lên lớp 6
trường THCS Phú Thành, Yên Thành.
46. Gio-an Bao-ti-xi-ta TRẦN QUỐC PHÒNG, lên lớp
3 trường Tiểu Học Thọ Thành.
47. An-na VƯƠNG THỊ BẢY, lên lớp 4 trường Tiểu Học Hồng Thành, Yên Thành.
48. Lu-y VƯƠNG VĂN THẮM, lên lớp 4
trường Tiểu Học Hồng Thành, Yên Thành.
49. An-na HÀ THỊ QUYẾN, lên lớp 8 trường THCS Hồng Thành, Yên Thành.
50. Giu-se ÐINH TRỌNG THUỶ, lên lớp 9 trường THCS Hồng Thành, Yên Thành.
51. Giu-se LÊ VĂN VŨ, lên lớp 8
trường THCS Hồng Thành, Yên Thành.
52. Ma-ri-a CUNG THỊ THẾ, lên lớp 7 trường
THCS Hồng Thành, Yên Thành.
53. Giu-se CUNG ÐÌNH CƯỜNG, lên lớp 5
trường THCS Hồng Thành, Yên Thành.
54. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ TÂM, lên lớp 4 trường Tiểu Học Thọ Thành.
55. Phê-rô NGUYỄN VĂN HƯỜNG, lên lớp 4 trường Tiểu Học Thọ Thành.
CHÁU
HÀ LÊ MỸ TIÊN ÐÃ ÐƯỠC MỔ TIM THÀNH CÔNG
Như Gospelnet số 12 ra ngày 6.10.2001, và
sau đó các số 24, 31 và 35 đã thông tin về một trường hợp do cha Hồ Quang Tâm và cha Ðỗ Minh
Trí, DCCT, giới thiệu cháu bé tên là Ma-ri-a HÀ LÊ MỸ TIÊN,
sinh ngày 27.11.2000, cha là Phê-rô Hà Văn Ðào, sinh năm 1967, mẹ là
Ma-ri-a Lê Thị Bích Trang, sinh năm 1973, hiệân cư ngụ tại đường 27, xóm
Thánh Mẫu, Giáo Xứ Hữu Phước, hạt Bình Giả, Giáo Phận Xuân Lộc,
thôn Vinh Sơn, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Ðức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cháu Mỹ Tiên bị bệnh tim bẩm sinh
nặng và cao áp phổi. Gospelnet đã mở Quỹ Mổ Tim cho cháu, tiếp
nhận số tiền còn lại sau các ca mổ tim thành công cho các cháu
Tường Vy và Minh Ngọc, tổng cộng được 870 USD và 3.500.000 VND ( đổi
ra được 16.550.000 VND ).
Vì sợ cháu không qua khỏi trong thời
gian quá lâu phải chờ đợi để xếp lịch mổ, đến đầu năm 2002, gia đình
cháu đã đi "vay nóng" với lãi xuất cao số tiền 10.000.000 VND để đóng
chi phí cho Viện Tim. Biết được nỗi ngặt nghèo đó, Gospelnet đã trích
quỹ trợ giúp ngay cho gia đình cháu số tiền 10.000.000 VND này.
Nay thì cháu đã được Viện Tim mổ thành công tốt đẹp. Gospelnet gửi
thêm 550.000 VND để cháu được bồi dưỡng hậu phẫu.
Như vậy, số tiền còn lại là 6.000.000 VND xin chuyển
sang cho Quỹ Mổ Tim của cháu LÊ MINH TOÀN ( Ðã thông tin trên
Gospelnet số 75 ra ngày 8.9.2002 ).
CHƯƠNG TRÌNH "HỌC
BỔNG BẢO LỘC" CHO 6 EM
Thầy Vũ Ðại Dương, cộng đoàn Thiên Phúc, giới thiệu 6
em học sinh nghèo của 3 gia đình ở vùng Kinh Tế Mới thuộc
thôn Tân Bình, xã Lộc Thanh, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Ðồng. Gospelnet
xin trợ giúp mỗi em 50.000 VND một tháng. Ngày 17.9.2002 đã trợ giúp
tháng 9 số tiền: 300.000 VND.
01. VŨ
THỊ CÚC, sinh 1991, lên lớp 4
02. VŨ
THỊ MIỀN, sinh 1993, lên lớp 3
03. VŨ
VĂN ÐỒNG, sinh 1989, lên lớp 4
04. PHẠM
THỊ TÂM, sinh 1988, lên lớp 6
05. PHẠM
THỊ THẢO, sinh 1991, lên lớp 4
06. VŨ
VĂN HIỆN, sinh 1991, lên lớp 4
Thầy Trần Xuân Sang, Dòng Ngôi Lời, giới thiệu hoàn cảnh gia đình ông
NGUYỄN VĂN PHƯƠNG, 40 tuổi và bà TRẦN THỊ MINH, 38
tuổi, hoàn cảnh gia đình khó khăn, có 6 con đang đi học:
1. Nguyễn
Thị Mai Thảo, sinh năm 1985, lên lớp 12
2.
Nguyễn Thị Aùnh Nguyệt, sinh
năm 1987, lên lớp 10
3.
Nguyễn Ðức Hoàng, sinh
năm 1990, lên lớp 7
4.
Nguyễn Thị Mai Linh, sinh
năm 1993, lên lớp 4
5.
Nguyễn Hoàng Ðức, sinh
năm 1995, lên lớp 2
6.
Nguyễn Thị Kim Thanh, sinh
đôi với cháu Ðức năm 1995, cũng lên lớp 2.
Gospelnet
đã trợ giúp mỗi em 50.000 VND một tháng, từ đầu tháng 5 đến tháng
9.2002, nay vào năm học mới, xin tiếp tục trợ giúp tháng 10 năm 2002,
tổng cộng: 300.000 VND.
CHƯƠNG
TRÌNH "HỌC BỔNG ÐÔNG THẠNH"
Gospelnet tiếp tục trợ giúp tháng 9
năm 2002 cho 21 em học sinh nghèo sinh sống quanh khu vực bãi rác
Ðông Thạnh, huyện Hóc Môn, Sài-gòn, tổng cộng: 21 x 50.000 VND = 1.050.000
VND, xin chuyển đến cô Phan Mỹ Linh, giáo viên trường PTCS
Ðông Thạnh, Hóc Môn để phân phối đến tận tay gia đình các em.