GOSPELNET
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


CHÚA NHẬT 24 A THƯỜNG NIÊN

TIN MỪNG: Mt 18, 21 - 35:

ANH EM THA THỨ CHO NHAU

Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Ðức Giê-su mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần ? Có phải bảy lần không ?" Ðức Giê-su đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy"

Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bát đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: "Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết." Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ.

Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liềm túm lấy, bóp cổ mà bảo: "Trả nợ cho tao !" Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: "Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh." Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện.Bấy giờ, tôn chủ đòi y đến và bảo: "Tên đầy tớ độc ác kia, ta đạ tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn như chính ta đã thương xót ngươi sao ?" Rồi ông chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lý hình hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Ấy vậy, Cha của Thày ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.

SUY NIỆM 1:

THA THỨ CHO NHAU

1.   Chủ đề của Lời Chúa hôm nay: Sự tha thứ

Bài đọc 1 và Tin Mừng dạy ta không được để lòng thù hận mà phải biết tha thứ cho người anh em. Sự tha thứ không căn cứ trên số lần và đối tượng phải tha. Ta có bổn phận phải tha thứ cho bất cứ người anh em nào và phải tha hoài. Chúa đòi buộc ta phải sống trong tình trạng tha thứ, nghĩa là ta phải có lòng từ tâm và trái tim nhân hậu. Lòng từ tâm của ta dị ứng với hận thù như lá môn không thể dung nạp được nước: "Nước đổ lá môn". Nước không thể dính vào lá môn mà phải chảy trượt đi. Cũng thế, bất cứ sự xúc phạm nào của người anh em đều không thể để lại dấu ấn hằn thù nào trong con tim quảng đại của ta. Dĩ nhiên sự tha thứ không loại trừ sự chỉ dạy muốn cho người anh em tốt hơn. Cũng không loại trừ kinh nghiệm để tránh tái diễn sự xúc phạm. Ðến đây ta có thể hỏi vì sao Chúa dạy ta phải tha thứ ?

"Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con". Ðây là câu kinh chính Chúa Giê-su đã dạy chúng ta. Hẳn không ít lần ta đọc rất to, át tiếng người khác, nhưng sự suy nghĩ và hành động của ta vẫn còn quá hẹp hòi ích kỷ. Sự tha nợ của chúng ta đối với người anh em là điều kiện tiên quyết để được Chúa tha nợ cho mình. Mình xúc phạm đến Chúa nhiều hơn là anh em lỗi phạm với mình. Thiên Chúa là Ðấng ba lần Thánh, vô nhiễm đối với mọi tội lỗi, thế mà sẵn sàng tha thứ cho con người, một tạo vật yếu đuối đứng lên ngã xuống vì hậu quả nguyên tổ. Nhưng đến lượt mình, con người khó tha thứ cho nhau. Vì sao ?

2.   Căn nguyên của lòng thù hận: Kiêu ngạo

Với bản tính kiêu ngạo, con người thường cho mình ở một vị trí cao hơn người khác: thông minh hơn, đạo đức hơn. Ngay cả những lỗi phạm cũng đáng được tha hơn. Có lẽ chúng ta chưa quên câu chuyện người biệt phái và người thu thuế cùng cầu nguyện trong đền thờ. Hơn nữa, nếu có dịp đọc báo hằng ngày, ta sẽ hết sức lo sợ khi thấy lòng căm thù đang được mùa. Toà tháp đôi ở NewYork sụp đổ, Áp-ga-nít-xtan lỗ chỗ hố bom. Bao người dân vô tội của Ít-ra-en và Pa-lét-tin đã nằm xuống. Nhưng không một ai tự nhận mình là người gây tội. Ai cũng tự vệ. Lòng hận thù cứ phát triển theo chiều thẳng đứng của vách đá và song song với sự kiêu ngạo muốn chối bỏ sự quan phòng củaThiên Chúa.

Mới đây, trên một tờ báo, một phụ nữ muốn dành quyền dạy con gái mình, đã để cho người chồng hung ác xuống tay thô bạo trên người cha đẻ của mình. Kết quả: người cha chết, ông ngoại mất. Ắt hẵn, cô cho rằng tình thương cô dành cho đứa con gái hai mươi tuổi đã lớn hơn tình yêu của người cha già từng khổ nhọc dạy cô hơn bốn mươi lăm năm nay ! Một con quỷ kiêu ngạo dấu mặt. Vậy có phương pháp nào hoá giải sự căm thù và thay thế bằng sự tha thứ ?

3.   Phương pháp hoá giải: Sống chết cho Thiên Chúa

Trong bài đọc 2 Thánh Phao-lô rất dễ thương khi bày ra cho chúng ta một phương pháp hoá giải: Chúng ta sống cũng cho Thiên Chúa và chết cũng cho Thiên Chúa. Nếu chúng ta tự nguyện hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa, thì ta nên tự hỏi Thiên Chúa muốn gì nơi chúng ta. Thiên Chúa là Ðấng từ bi giàu lòng thương xót, chắc chắn Ngài không muốn chúng ta sống trong sự căm hờn thù hận, mà là sự bình an thanh thản. Có lẽ bắt chước Chúa sẽ khó khăn. Ta thử tìm một chìa khoá khác nhân bản hơn và thực dụng hơn.

Kinh nghiệm tiền nhân để lại: "Ngậm máu phun người dơ miệng mình trước" ( Hàm huyết phún nhân, tiên ô ngã khẩu ). Nghĩa là máu chưa làm hoen ố đối tượng thì đã thắm đỏ miệng lưỡi chúng ta. Tha thứ bao gồm ý niệm nhịn nhục. Mà nhịn thì phải nhục. Nhưng chỉ nhục trước mắt người nông cạn. Còn người thâm sâu sẽ khâm phục ta, vì nhịn tức là đã làm chủ được mình, một việc không mấy dễ dàng. Trong một chuyện va quẹt giao thông, chỉ vì thiếu lòng khoan dung, đã dẫn đến giết người, tù tội... Xem ra sự tha thứ sẽ đem lại lợi ích trước tiên cho chính người biết tha thứ.

Lạy Chúa, lâu nay con thích đeo hai túi theo vị trí có lợi cho con: túi trước ngực chứa ân phúc để con chiêm ngắm thoả mãn, túi khuyết điểm con lại dấu sau lưng để dễ dàng quên đi. Xin cho con có đủ khiêm nhường từ nay thay đổi vị trí các túi. Từ đó con sẽ luôn cảm nhận mình là người yếu đuối dễ dàng thông cảm với những khuyết điểm của anh em con. Và thỉnh thoảng, ngoái đầu về phía sau con sẽ được niềm vui là thực hiện phần nào Thiên Ý. Amen.

 An-rê NGUYỄN HỮU NGHĨA

SUY NIỆM 2:

PHẢI THA THỨ

Gandhi nói: "Nếu áp dụng luật mắt đền mắt, thế giới sẽ chỉ toàn người mù". Sẽ không thể sống được nếu thiếu sự tha thứ. Tha thứ cần thiết cho con người như khí trời. Kể dụ ngôn hôm nay, Ðức Giê-su cho ta thấy tính cách cần thiết và cấp thiết của tha thứ.

Phải tha thứ vì con người là bất toàn. Có những xúc phạm cố ý. Nhưng rất nhiều khi xúc phạm chỉ là vô tình, thiếu ý thức. Chỉ cần một chút cảm thông, hiểu biết, tôi sẽ dễ bỏ qua, không chấp nhất. Nếu cứ mỗi lần bị xúc phạm tôi không thể nào nguôi ngoai thì chính tôi là người khổ nhất, vì tâm hồn mang nặng oán hờn sẽ không bao giờ bình an. Nếu tôi loại trừ tất cả những ai xúc phạm, thì sau cùng tôi sẽ chẳng còn sống với ai được. Tôi sẽ mất hết bạn bè. Thế giới sẽ chỉ toàn kẻ thù. Và tôi sẽ trở thành cô đơn.

Phải tha thứ vì chính ta cần được thứ tha. Tôi cần sự tha thứ của chính mình vì bản thân tôi có biết bao lầm lỗi. Nếu tôi không tự tha thứ cho mình thì lương tâm sẽ cắn rứt dày vò khiến tôi suốt đời buồn phiền. Tôi cần sự tha thứ của người khác vì tôi đã xúc phạm nhiều đến anh em. Nếu mọi người không tha thứ cho tôi thì tôi đã bị khai trừ khỏi xã hội. Tôi cần sự tha thứ của Chúa vì tôi đã lỗi phạm đến Chúa rất nhiều. Nếu Chúa thẳng tay trừng phạt những tội xúc phạm đến Người thì tôi đã chết từ lâu. Biết bản thân mình yếu đuối, nhiều lỗi lầm, cần được tha thứ, tôi sẽ dễ cảm thông tha thứ cho anh em.

Phải tha thứ vì đó là điều kiện để được thứ tha. Trong Tin Mừng, Chúa nhấn mạnh điều này rất nhiều lần. Khi dạy ta đọc kinh Lạy Cha, Chúa bắt ta phải hứa tha cho anh em khi xin Người tha thứ lỗi lầm của ta. Ở cuối Kinh Lạy Cha, thánh Mát-thêu còn thêm: "Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em" ( Mt 6, 14 - 15 ).

Dụ ngôn hôm nay không những nhắc lại điều đó, mà còn cho thấy, tội ta xúc phạm đến Chúa muôn ngàn lần nặng nề hơn anh em xúc phạm đến ta. Thế mà Chúa vẫn sẵn sàng tha thứ cho ta một cách mau chóng, nhẹ nhàng, chỉ với một điều kiện là ta cũng phải tha cho anh em những lỗi lầm ít ỏi anh em xúc phạm đến ta.

Sau cùng ta cần tha thứ để trở nên giống hình ảnh Thiên chúa. Thiên chúa là người Cha rất nhân từ và rất hay tha thứ. Ðức Giê-su đã khắc hoạ rất rõ nét chân dung nhân từ của Thiên chúa Cha trong dụ ngôn "Người Cha nhân hậu". Và Người không ngừng mời gọi ta hãy nên hoàn thiện như Chúa Cha.

Ðức Giê-su xuống trần gian cho ta được chiêm ngưỡng khuôn mặt hiền hậu nhân từ hay tha thứ của Chúa Cha. Suốt cuộc đời trần thế, Người không ngừng tha thứ cho kẻ tội lỗi. Nhất là những kẻ đã xúc phạm đến Người. Còn cảnh tượng nào đẹp hơn cảnh tượng Người bị treo trên thập giá mà trái tim vẫn mở rộng yêu thương tha thứ. Còn lời nào đẹp hơn lời Người cầu nguyện trong lúc đau đớn tột cùng mà vẫn nhớ đến người khác, không phải nhớ đến người làm ơn mà là nhớ đến những người xúc phạm, làm hại mình: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" ( Lc 23, 34 ). Và khi từ cõi chết sống lại, Người đã tha thứ cho Phê-rô dù môn đệ thân tín này đã chối Người. Người đã tha thứ cho các môn đệ dù các ông đã bỏ mặc Người trong lúc gian nan.

Kỷ niệm biến cố New York 11.9 tròn một năm ta càng thấm thía bài học tha thứ và lời Ðức Thánh Cha: "Thế giới không thể có hoà bình nếu thiếu sự tha thứ". Sự tha thứ làm nên vẻ đẹp của tâm hồn con người. Vẻ đẹp tự chế. Vẻ đẹp khoan dung. Vẻ đẹp của tâm hồn vượt lên trên chính mình. Vẻ đẹp đề cao giá trị con người. Sự tha thứ làm nên vẻ đẹp của thế giới. Một thế giới cảm thông, chan hoà. Một thế giới chứa chan tình huynh đệ. Một thế giới mang vẻ đẹp của dung nhan Thiên Chúa.

Lạy Chúa xin thương xót chúng con.

Gm. NGÔ QUANG KIỆT, Giáo Phận Lạng Sơn

SUY NIỆM 3:

"THA THỨ ÐỂ ÐƯỠC THỨ THA"

Chúa Nhật tuần trước ( 23 TN A ), chúng ta đã nghe, ngẫm Lời Chúa và nguyện về tình liên đới cộng đoàn và về việc góp ý sửa lỗi cho nhau để giúp nhau nên hoàn hảo hơn. Tin Mừng Chúa Nhật 24 thường niên hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu tại sao chúng ta phải tha thứ cho anh em đồng loại và phải tha thứ đến mức độ nào.

1. Giới hạn của tha thứ là thứ tha không giới hạn

 Chắc trong đời sống cộng đoàn nhỏ của Nhóm Mười Hai cũng đã nhiều lần xẩy ra chuyện bất đồng, làm mất lòng nhau, vấp phạm đến nhau giữa các môn đệ thân tín nhất của Ðức Giê-su. Và chắc Phê-rô và các môn đệ khác cũng đã hiểu là mình phải biết tha thứ cho anh em khi anh em lỗi phạm đến mình. Vì thế Phê-rô mới đặt câu hỏi:"Thưa Thày, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần ? Có phải bảy lần không?" Ðức Giê-su chẳng những đã trả lời thắc mắc của Phê-rô: "Thày không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy" mà còn đưa ra dụ ngôn "tên mắc nợ không biết thương xót" để giúp Phê-rô và chúng ta hiểu tại sao chúng ta phải tha thứ cho anh em.

Người môn đệ Ðức Giê-su phải tha thứ nhiều lần, thậm chí rất nhiều lần, tha thứ bao lâu anh em còn lỗi phạm đến ta, tha thứ cho anh chị em mỗi lần anh chị em lỗi phạm đến ta, không tính toán là bao nhiêu lần, không giới hạn ở mức bao nhiêu lần. Ðó là ý nghĩa của "bảy mươi lần bảy".

2. Tha thứ cho anh em là điều kiện để được Thiên Chúa thứ tha

Dụ ngôn "tên mắc nợ không biết thương xót" mà Ðức Giê-su, giải thích lý do thâm sâu tại sao chúng ta phải tha thứ lỗi phạm của anh em một cách không giới hạn: Tha thứ các lỗi phạm của anh em là điều kiện để được Thiên Chúa thứ tha tội lỗi cho chúng ta.

Nếu so sánh khoản tiền mà tên đầy tớ không biết xót thương nợ ông vua với khoản tiền mà người bạn của hắn nợ hắn thì chúng ta thấy sự chênh lệch hết sức lớn lao giữa hai món nợ ấy: một đàng là "mười ngàn yến vàng", còn một đàng chỉ là "một trăm quan tiền". Tên đầy tớ không biết xót thương không tha cho bạn mình món nợ nhỏ, thì cũng chẳng xứng đáng được vua tha món nợ lớn. Tha thứ là điều kiện để được thứ tha. Ðó chính là điều Ðức Giê-su đã dạy trong Kinh Lạy Cha:"Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con" ( Mt 6, 12; Lc 11, 4 ). Ở một chỗ khác, Ðức Giê-su còn dạy rằng: "Khi ngươi đến dâng lễ mà còn thấy có người nào bất hòa với ngươi, thì ngươi hãy để lễ vật đó, đi làm hòa với người đó trước, rồi trở lại dâng của lễ lên Thiên Chúa sau". Ở đây làm hòa và tha thứ cho anh em là điều kiện để của lễ của chúng ta được Thiên Chúa chấp nhận. "Tha thứ trọng hơn của lễ", tha thứ để của lễ và lời cầu xin chúng ta dâng được Thiên Chúa đón nhận. Có thể nói như thế! Một chi tiết đáng lưu ý là Ðức Giê-su dạy chúng ta phải chủ động tìm đến người anh em có bất hòa với chúng ta, chứ chúng ta không chỉ chờ người kia đến xin lỗi chúng ta thì chúng ta sẽ tha thứ.

3. Tha thứ là một việc vô cùng khó, vượt xa khả năng tự nhiên của con người

Tha thứ như Ðức Giê-su đòi hỏi không phải là chuyện dễ, trái lại là chuyện vô cùng khó và vượt xa khả năng tự nhiên của con người. Nhất là đối với người Việt Nam chúng ta, thì việc tha thứ dường như còn khó khăn hơn so với người Tây Phương. "Sống để bụng, chết đem theo" câu nói ấy cho thấy người Việt chúng ta giận dai, thù dai và nhớ dai những xúc phạm của người khác như thế nào. Người ta thường thấy hai người Tây phương tranh cãi quyết liệt, phê bình nhau gay gắt trong phòng họp. Nhưng khi ra khỏi phòng thì họ vẫn thân thiện, đoàn kết, quí trọng nhau như bình thường. Còn người Việt Nam mình hễ bị đồng nghiệp - dù là giám mục hay linh mục, tu sĩ hoặc giáo dân - phê bình trong buổi họp hay trong khi làm việc chung, thì từ sau buổi họp ấy trở đi, giữa hai người khó mà có một tương quan tự nhiên, tốt đẹp như lúc trước. Người bị góp ý, phê bình sẽ khó mà "tiêu hóa" nổi sự kiện bị ( đáng lẽ phải coi là được ) góp ý hoặc phê bình.

Sỡ dĩ tha thứ là việc khó khăn như thế, vì chúng ta sống nặng về cảm tính và chưa trưởng thành về mặt nhân bản, nên không phân biệt nổi hai lãnh vực khác nhau là lãnh vực con người và lãnh vực công việc. Khi người khác góp ý hay phê bình chúng ta là người ta góp ý về cung cách ứng xử hay phương pháp làm việc chứ không hề hạ phẩm gía chúng ta. Nhưng thường chúng ta cho rằng gía trị, uy tín của mình bị hạ thấp bởi những góp ý hay phê bình thẳng thắn, chân tình và chính xác của đồng sự. Thật ra giá trị của một người tùy thuộc rất nhiều vào khả năng phục thiện, đón nhận góp ý và hoàn thiện bản thân của người ấy, nhờ vào những góp ý, sửa lỗi của người khác.

Có một nguyên nhân khác, quan trọng hơn, là chúng ta chưa thấm nhuần Tin Mừng, chưa được Phúc-âm-hóa ở tận tầng đáy tâm hồn của chúng ta. Nói cách khác, cách sống và giáo huấn của Ðức Giê-su chưa thâm nhập cảm quan và trái tim chúng ta. Trên thập giá, vào lúc đau đớn khủng khiếp nhất của một Thiên-Chúa-làm-người, Ðức Giê-su đã tha thứ cho những kẻ bắt bớ, đánh đập, kết án, sỉ nhục và giết hại Ngài: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" ( Lc 23, 34 ). Trước đó, Ðức Giê-su đã tha thứ cho Phê-rô, tông đồ trưởng, người đã thề sống thề chết với Thày nhưng đã chối Thày 3 lần trước lời hạch sách của một người tớ gái của thượng tế ( Mc 14, 66 - 72 ).

Lạy Cha chúng con ở trên trời, xin Cha tha tội cho chúng con cũng như chúng con cũng tha cho những kẻ có lỗi với chúng con.

Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, vì tội chúng con mà Chúa đã phải chết treo trên cây thập giá, xin Chúa tha tội cho chúng con và giúp chúng con tha thứ những thiếu sót, lỗi phạm của anh chị em chúng con.

Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI

CHỨNG TỪ:

THÁI ÐỘ HẰN HỌC TRẢ ÐŨA

Cách đây vài năm, Hội Y Học Mỹ có mở cuộc thăm dò trên vài ngàn bác sĩ chuyên khoa. Họ yêu cầu các bác sĩ trả lời câu hỏi sau: "Trong một tuần lễ, có bao nhiêu phần trăm bệnh nhân mà quí vị cho là có thể điều trị được bằng những kỹ thuật y khoa của quí vị ?" Các câu trả lời khiến chúng ta sửng sốt. Các bác sĩ trả lời rằng họ chỉ điều trị được quãng 10% bệnh nhân bằng phương tiện thuốc men của họ. Khi hỏi về 90% còn lại, các bác sĩ bảo rằng những bệnh nhân này thực sự có đau đớn, nhưng vấn đề của họ không thuộc lãnh vực hoá học hay vật lý mà là tâm lý. Nói cách khác, đó là "vấn đề cuộc sống" mà mọi sự điều trị thuốc men thông thường không đem lại kết quả.

Những nguyên nhân thực sự của nỗi đau nơi họ là những chuyện giận dữ, thù nghịch ngấm ngầm, cô đơn, những cảm xúc tiêu cực, hoặc những lối sống tác hại. Ðây là những vấn đề mà một bác sĩ bình thường không được huấn luyện hay trang bị để đương đầu. Khi bình luận về hậu quả của những cảm xúc này đối với sức khoẻ, Bruce Larson viết: "Những cảm xúc chúng ta có về mình và kẻ khác cũng như tính chất các mối tương giao của chúng ta tác động đến bệnh tật chúng ta nhiều hơn yếu tố di truyền, hoá chất, chế độ kiêng khem hoặc môi trường chung quanh. Các bác sĩ xác nhận rằng họ ít được trang bị trong việc điều trị bệnh để giúp các bệnh nhân mắc phải những "vấn đề cuộc sống này".

Rõ ràng là khi chúng ta giữ lại trong tâm tư sự hằn học, khi chúng ta từ chối không chịu tha thứ, hoặc khi chúng ta tìm cách trả thù thì chúng ta đã gây tổn thương cho chính mình không khác gì gây thương tổn cho kẻ thù chúng ta. Nói một cách thi vị và sống động, thì lưỡi gươm chúng ta dùng để gây thương tích cho kẻ thù sẽ đâm vào chính chúng ta trước. Người Trung Hoa thời xưa có câu ngạn ngữ nhằm cảnh cáo tai hại này: "Khi nào bạn cứ đeo đuổi việc báo thù thì bạn hãy đào sẵn hai cái huyệt, một cái cho kẻ thù bạn và một cái cho chính bạn".

Từ VietCatholic

CÂU TRUYỆN:

KẺ THÙ TRONG MƠ

Ðời Trang Công, nước Tề, có một ngườI đàn ông nọ đêm nằm cứ thấy chiêm bao có một người to lớn, mặc áo vải quần gai, đeo gươm, đi vào tận nhà ông mắng chửi, rồi lại nhổ vào mặt mà đi... Ông ta giựt mình tỉnh dậy, ngồi suốt đêm, bực dọc, không tài nào ngủ lại được...

Sáng hôm sau, ông nói chuyện với một người bạn với lời lẽ như sau: "Từ thuở nhỏ đến giờ, tôi vốn là một người hiếu dũng, đến nay đã 60 tuổi rồi, chưa hề bị ai làm nhục. Thế mà đêm hôm qua, có người đã đến làm nhục tôi. Tôi quyết tìm cho kỳ được kẻ ấy để báo thù. Nếu tìm thấy nó thì tốt, bằng không chắc tôi phảI chết mất".

Kể từ sáng hôm ấy, ngày nào ông ta cũng cùng với người bạn ra đứng ngoài đường để rình cho đươc kẻ thù trong giấc mơ. Ba ngày trôi qua, nhưng ông ta vẫn chưa thấy được kẻ thù. Ðã tức tối vì bị kẻ thu làm nhục, nay lại hậm hực thêm vì không tìm được kẻ thù, ông ta trở về nhà uất người lên và chết.

Nhà diễn giả hùng biện nhất của đế quốc La Mã là Cicero có nói: "Con người ta kẻ thù khủng khiếp nhất là chính mình". Câu chuyện của người nằm mơ thấy kẻ thù, để rồi đi tìm kẻ thù và cuối cùng, tự huỷ hoại chính mình phải chăng không là một minh hoạ cho câu nói của Cicero. Con người là kẻ thù khủng khiếp nhất của chính mình, bởi vì con người tự tạo cho mình kẻ thù để tự tiêu diệt chính mình.

Chúa Giê-su không đến để chối bỏ sự thù hận, nhưng trái lại bày tỏ bộ mặt thực của nó và đánh bại nó. Thù hận là dấu chỉ sự thống trị của ma quỷ, kẻ thù đúng nghĩa nhất. Chính ma quỷ gieo sự thù hận trong lòng người và đặt con người vào thế chống đối và tiêu diệt nhau.

Chúa Giê-su đã đánh bại kẻ thù ấy bằng chính cái chết yêu thương tha thứ của NgàI. Chỉ có yêu thương và tha thứ mới có thể là thứ khí giới tiêu diệt được kẻ thù. Chúa Giê-su đã ban cho chúng ta thứ khí giới ấy. Ngài đã không ngừng nói với chúng ta: "Hãy yêu thương kẻ thù ngươi, hãy làm ơn cho kẻ thù ghét ngươi".

Nếu con người là kẻ thù khủng khiếp của chính mình, thì quả thực chúng ta phải bắt đầu tiêu kiệt nó ngay chính trong chúng tạ Chính khi chúng ta cưu mang cừu hận là lúc chúng ta tự tạo nên kẻ thù và tự tiêu diệt chính mình. Chính khi chúng ta khước từ tha thứ và làm ơn cho những kẻ thù ghét hãm hại chúng ta, là chính lúc chúng ta tự giam hãm trong hận thù để rồi tự huỷ hoại chính mình.

Lm. NGUYỄN NHÂN TÀI

THÔNG TIN:

CÁC KHOẢN TIỀN ÂN NHÂN MỚI CHIA SẺ

- Ông bà Trương Thành Tâm ( California ) giúp người nghèo ...............................................................................  200.000 VND

- Một học viên Giáo Lý Dự Tòng Nhà Thờ DCCT Thái Hà ( Hà Nội ) giúp người nghèo ...............................  50.000 VND

- Một Giáo Dân giúp các em học sinh dân tộc ở Fyan đầu năm học ...................................................  200 cuốn vở 100 trang

- Nhóm Giáo Lý Viên Nhà Thờ Couvent ( Sài-gòn ) giúp người nghèo .............................................................  500.000 VND

- Một Linh Mục ( Sài-gòn ) giúp học bổng các em nghèo .....................................................................................  500.000 VND

- Chị Phan Hoài Anh và lớp Giáo Lý ( Úc ) giúp học bổng các em nghèo ..................................................................  120 USD

- Bạn MK Nguyễn Ðức Huân ( Sài-gòn ) giúp học bổng các em nghèo .............................................................  100.000 VND

CÁC KHOẢN TIỀN TRỠ GIÚP CHO CÁC NƠI

- Giúp mua một bộ đồng phục cho một học sinh nghèo vào năm học mới ...........................................................  60.000 VND

- Giúp tiền xe đò đưa một bệnh nhân già yếu từ quê về Sài-gòn chữa bệnh ...................................................  150.000 VND

- Giúp một người khiếm thị có tiền vốn bán vé số ....................................................................................................  50.000 VND

TRỠ GIÚP 4 EM HỌC SINH MỘT GIA ÐÌNH KHUYẾT TẬT

Như Gospelnet số 50 ra ngày 3.3.2002 đã thông tin, gia đình anh Trương Hữu Toàn, sinh 1967, và chị Huỳnh Thị Loan, sinh 1973, ngụ tại tổ 3, ấp 1, xã Núi Tượng, huyện Tân Phú, tỉnh Ðồng Nai. Anh Toàn bị tai nạn lao động liệt cả 2 chi, sinh kế rất chật vật khó khăn. Gospelnet đã trợ giúp 4 cháu bé trong 5 tháng, kể từ tháng 1 đến hết tháng 5 năm 2002, mỗi cháu 50.000 VND một tháng, tổng cộng: 1.000.000 VND. Nay, bước vào đầu năm học mới, xin tiếp tục trợ giúp 2 tháng, từ tháng 9 đến hết tháng 10 năm 2002, tổng cộng: 400.000 VND. Danh sách gồm:

1. TRƯƠNG HỮU QUỐC ( 1988 ), lên lớp 8 trường Trung Học Núi Tượng

2. TRƯƠNG THỊ HUỆ ( 1990 ), lên lớp 7 trường Trung Học Núi Tượng

3. TRƯƠNG HỮU TIẾN ( 1992 ), lên lớp 4 trường Tiểu Học Suối Gấm

4. TRƯƠNG THỊ QUỲNH NHƯ ( 1996 ), lên lớp 1 Suối Gấm.

TRỠ GIÚP 3 NGƯỜI BỊ NHIỄM CHẤT ÐỘC MÀU DA CAM

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Hùng và chị Lệ Thu ( Huế ) giới thiệu gia đình ông Phạm Vui và bà Trần Thị Vy, hiện ngụ tại số 97 / 5 E ấp Tân Thới 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Sài-gòn, có 3 người con bị nhiễm chất độc màu da cam trong thời gian chiến tranh ông Vui còn ở Khe Sanh, Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị, nay tuy đã lớn, nhưng tình trạng phát triển dừng lại ở tuổi thiếu niên, không học hành, không phát âm được bình thường, gia đình lại đang lâm vào cảnh khó khăn. Gospelnet xin trợ giúp mỗi người 50.000 VND một tháng, trong 2 tháng, kể từ tháng 9 đến hết tháng 10.2002, tổng cộng: 300.000 VND. Số tiền này trích ra từ khoảng tiền bạn MK Nguyễn Kim Thu ( Paris ) vừa gửi về chia sẻ.

01. PHẠM MINH LONG, sinh 1971 ( 31 tuổi ), chỉ mới học được đến lớp 5.

02. PHẠM MINH GIANG, sinh 1975 ( 27 tuổi ), chỉ mới học được đến lớp 1.

03. PHẠM BÍCH HÀ, sinh 1979 ( 23 tuổi ), không đi học được.

TRỠ GIÚP CHO 2 EM HỌC SINH NGHÈO Ở GIA-LAI

Như Gospelnet số 50 đã thông tin, Gospelnet đã trợ giúp đặc biệt cho Thầy Nguyễn Ðình Phước, DCCT, giới thiệu trường hợp gia đình anh Võ Văn Lưu ( đã qua đời ) và chị Trần Thị Hà, ngụ tại thôn 5, xã Ia Băng, huyện Dak Doa, tỉnh Gia Lai, có hai người con học lực giỏi nhưng hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. mỗi em 100.000 VND mỗi tháng, trong 3 tháng kể từ tháng 3 đến hết tháng 5.2002. Tổng cộng: 100.000 VND x 2 em x 3 tháng = 600.000 VND. Gospelnet tiếp tục trợ giúp mỗi em 50.000 VND một tháng, trong 4 tháng kể từ tháng 9 đến hết tháng 12.2002. tổng cộng: 400.000 VND.

- VÕ THỊ HỒNG CẨM, sinh 24.6.1987, lên lớp 10

- VÕ THỊ THANH HUYỀN, sinh 26.1.1989, lên lớp 9

HỌC BỔNG CHO 10 EM HỌC SINH Ở HÀ TĨNH

Thầy Nguyễn Văn Tâm, DCCT, giới thiệu một danh sách 10 em học sinh nghèo, ngụ tại thôn 15, ấp Vĩnh Thành, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, Giáo Phận Vinh. Gospelnet xin bắt đầu trợ giúp mỗi em 50.000 VND một tháng, trong hai tháng 9 và 10 năm 2002, tổng cộng: 1.000.000 VND. Số tiền nay trích ra từ khoảng tiền bạn MK Nguyễn Kim Thu ( Paris ) vừa gửi về chia sẻ.

01. Phê-rô NGUYỄN VĂN NĂNG, sinh 1990, lên lớp 6, trường PTTH Hà Linh.

02. Phê-rô NGUYỄN VĂN NHẬT, sinh 1988, lên lớp 8, trường PTTH Hà Linh.

03. Ma-ri-a TRẦN THỊ HUYỀN, sinh 1990, lên lớp 7, trường PTTH Hà Linh.

04. Phê-rô LÊ VIỆT ÐỨC, sinh 1992, lên lớp 5, trường PTCS Hương Thu.

05. Tê-rê-xa NGUYỄN THỊ LOAN, sinh 1993, lên lớp 4, trường PTCS Hương Thu.

06. Ma-ri-a PHAN THỊ NHO, sinh 1985, lên lớp 10, trường PTTH Hương Khê.

07. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ BÍCH HIÊN, sinh 1985, lên lớp 10, trường PTTH Hương Khê.

08. Gia-cô-bê NGUYỄN NGỌC HẠNH, sinh 1985, lên lớp 10, trường PTTH Hương Khê.

09. Phê-rô NGUYỄN VĂN QUYỀN, sinh 1987, lên lớp 10, trường PTTH Hương Khê.

10. Phê-rô NGUYỄN VĂN KHA, sinh 1984, lên lớp 11, trường PTTH Hương Khê.

HỌC BỔNG CHO 10 EM Ở ÐẤT SÉT, NHA TRANG

Cha Nguyễn Văn Có va cha Lê Khắc Lâm, Dòng Phan-xi-cô, Giáo Xứ Ðất Sét, Nha Trang, giới thiệu 10 em học sinh nghèo. Gospelnet xin trợ giúp mỗi em 50.000 VND một tháng, trong 2 tháng, từ tháng 9 đến hết tháng 10.2002, tổng cộng: 1.000.000 VND. Rất mong quý độc giả và ân nhân gần xa nhận trợ giúp các em thêm trong các tháng sau. Danh sách các em gồm:

01.    Ma-ri-a NGUYỄN THỊ TUYẾT XUÂN, sinh 1986, lên lớp 11.                                                                        

02.    Ê-li-da-bét NGUYỄN THỊ XUÂN DUNG, sinh 1986, lên lớp 11.              

01.    Lu-xi-a NGUYỄN THỊ THẢO SƯƠNG, sinh 1985, lên lớp 11.

02.    Ma-ri-a TRẦN THỊ THIÊN KIỀU, sinh 1986, lên lớp 11.

03.    An-na VÕ THỊ THANH TRÂM, sinh 1985, lên lớp 12.

04.    Ma-ri-a NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG, sinh 1984, lên lớp 12.

05.    An-tôn NGUYỄN PHAN QUỐC BẢO, sinh 1987, lên lớp 10.

06.    Gio-a-kim VÕ THÀNH VU, sinh 1984, học Cao Ðẳng Sư Phạm.

07.    Gio-an Bao-ti-xi-ta LÊ QUANG THỊNH, sinh 1985, lên lớp 12.

08.    Lu-y LÊ HOA VIÊN KHOA, sinh 1986, lên lớp 11.

            HỌC BỔNG CHO 14 EM DO CÁC NỮ TU ÐA-MINH BẮC NINH PHỤ TRÁCH

Sr. Nguyễn Thị Hoa Sr. Nguyễn Thị Ánh, Dòng Ða-minh Bắc Ninh, giới thiệu 14 em học sinh ở rải rác tại vùng nông thôn các tỉnh miền Bắc có hoàn cảnh rất nghèo. Gospelnet đã nhận trợ giúp mỗi em 50.000 VND một tháng, suốt từ tháng 1 năm 2001 cho đến nay từ số tiền chia sẻ của các bạn Nhóm MK tại Việt Nam. Gospelnet xin tiếp tục trợ giúp trong tháng 9.2002, tổng cộng: 700.000 VND. Danh sách các em gồm:

01. TRẦN QUANG MINH, sinh 1992, lên lớp 4, mồ côi cha, mẹ bỏ đi, sống với một bà cụ bị lòa.

02. NGUYỄN MAI HỒNG, sinh 1997, lên lớp 1, mồ côi cha, mẹ bị bệnh lao.

03. NGUYỄN THỊ NGỌC, sinh 1992, lên lớp 4, cha đau cột sống.

04. NGUYỄN THỊ VÂN, sinh 1992, lên lớp 4, cha bị bệnh thần kinh.

05. NGUYỄN THỊ NHÂM, sinh 1991, lên lớp 5, bố bị bệnh đau dạ dày, gia đình rất đông con.

06. NGUYỄN THỊ LOAN, sinh 1989, lên lớp 6, gia đình rất đông con.

07. NGUYỄN QUANG VINH, sinh 1991, lên lớp 5, mẹ bị tâm thần sau một tai nạn, gia đình rất đông con.

08. NGUYỄN VĂN HIỀN, sinh 1992, lên lớp 4, cha bị thần kinh và mù, gia đình rất đông con.                

09. TRẦN VĂN TUẤN, sinh 1991, lên lớp 5, mẹ bị bệnh thấp khớp, không làm việc được.

10. NGUYỄN THỊ OANH, sinh 1992, lên lớp 4, cha bị bệnh lao, gia đình rất đông con.

11. ÐOÀN HỮU VIỆT THỊNH, sinh 1987, lên lớp 8, cha bị tật do tai nạn, mẹ bị bệnh thấp khớp.

12. NGUYỄN HẢI ÐĂNG, sinh 1993, lên lớp 3, cha làm mướn, mẹ bán vé số.

13. NGUYỄN THIÊN GIANG, sinh 1993, lên lớp 3, mẹ bị bệnh, không làm việc được, nhà không đủ ăn.

14. NGUYỄN MINH DANH, sinh 1995, lên lớp 2, cha làm thợ mộc, nhà không đủ ăn.

HỌC BỔNG CHO 4 EM Ở BUÔN-MÊ-THUẬT

Cha Nguyễn Quốc Loan, Giáo Xứ Kim Châu, Giáo Phận Buôn-mê-thuật, giới thiệu gia đình anh giu-se Nguyễn Văn Huyên và chị Ma-ri-a Vũ Thị Huệ, hiện ngụ tại khu Thánh Tâm, Giáo Xứ Kim Châu, số 113, thôn Kim Châu, xã Hòa Hiệp, huyện Krông Ana, tỉnh Dăk Lăk. Do hoàn cảnh túng bấn, anh Huyên phải vào Sài-gòn tìm việc làm thuê nhưng vẫn không đủ lo liệu cho 4 đứa con đi học. Gospelnet số 76 xin trợ giúp mỗi cháu 50.000 VND một tháng trong 2 tháng, kể từ tháng 9 đến hết tháng 10.2002, tổng cộng: 400.000 VND. Số tiền này chúng tôi sẽ nhờ anh Phạm Văn Lượng, Huynh Ðoàn Ki-tô Bệnh Nhân và Người Khuyết Tật Sài-gòn, chuyển giúp đến gia đình anh Huyên.

01. Giu-se NGUYỄN CAO NGUYÊN, sinh 1988, lên lớp 9, trường THCS Ðinh Bộ Lĩnh.

02. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ THANH VÂN, sinh 1990, lên lớp 7, trường THCS Ðinh Bộ Lĩnh.

03. Giu-se NGUYỄN KHÁI HƯNG, sinh 1993, lên lớp 4, trường Tiểu Học Kim Châu.

04. Giu-se NGUYỄN ÐÌNH HUY, sinh 1996, lên lớp 2, trường Tiểu Học Kim Châu.

HỌC BỔNG CHO 6 EM Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

Cha Nguyễn Hữu Trung, DCCT, giới thiệu 6 em học sinh có hoàn cảnh gia đình rất nghèo, hiện đang học tại Trường Tiểu Học Hoàng Hanh, và đều cư ngụ tại vùng nông thôn miền Bắc, thuộc xã Hoàng Hanh, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Gospelnet đã nhận trợ giúp mỗi 50.000 VND một thán kể từ năm 2001, nay xin tiếp tục trợ giúp trong 2 tháng, kể từ 9 đến hết tháng 10.2002, tổng cộng: 600.000 VND. Số tiền này được trích từ khoảng chia sẻ của bạn MK Nguyễn Kim Thu ( Pháp ) mới gửi về.

01. VŨ THỊ PHƯỠNG, sinh 1993, lên lớp 3

02. TRỊNH THỊ THẢO, sinh 1994, lên lớp 2

03. NGUYỄN THỊ BÚP, sinh 1993, lên lớp 3

04. NGUYỄN HỮU TOÀN, sinh 1989, lên lớp 7

05. PHẠM CÔNG HOÀNG, sinh 1993, lên lớp 3

06. TRƯƠNG ÐÌNH TUYNH, sinh 1994, lên lớp 2.

CHƯƠNG TRÌNH TRỠ GIÚP XE LĂN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Chị Bùi Thị Hồng Nga, Câu Lạc Bộ Khuyết Tật Cần Thơ, giới thiệu 6 trường hợp cần trợ giúp xe lăn và xe lắc. Gospelnet đã nhờ anh Nguyễn Văn Và nhận và chuyển số xe này về Cần Thơ.

01. Cụ bà NGUYỄN KIM SA, sinh 1911, 138 / 19 A Phạm Ngũ Lão, Cần Thơ, nhận xe lăn.

02. Ông HÀ VĂN PHÁN, sinh 1952, ấp Phú Quới, Ðông Thạnh, Châu Thành, Cần Thơ, nhận xe lăn.

03. Anh ÐOÀN BÁ TÙNG, sinh 1968, 3 / 21 tổ 3 ấp 7, Hưng Thạnh, Cần Thơ, nhận xe lăn.

04. Chị TRƯƠNG THỊ CẨM TÚ, sinh 1979, 664 A Thạnh Lợi, Tân Long, Phụng Hiệp, Cần Thơ, nhận xe lắc.

05. Anh NGUYỄN MINH TINH, sinh 1983, 128 Lái Hiếu, Hiệp Hưng, Phụng Hiệp, Cần Thơ, nhận xe lắc.

06. Chị LÊ BẠCH MAI, sinh 1960, 2 / 118 Lê Lai, An Phú, Cần Thơ, nhận xe lắc.

Ðây là chương trình "Trợ Giúp Xe Lăn cho Người Khuyết Tật" được mở ra từ số tiền chia sẻ 1.000 USD của anh NGUYỄN THANH QUỲNH ( Hoa Kỳ ) và số tiền 280 USD của một Linh Mục Việt Nam ( ẩn danh ) đã thông tin trên Gospelnet số 69, tổng cộng: 19.500.000 VND.

Ðọt thứ nhất giúp được 2 xe lắc và 11 xe lăn cho 13 trường hợp ở Sài-gòn và Cần Thơ, thông tin trên Gospelnet số 69. Ðợt thứ hai giúp được 1 xe lăn cho một trường hợp ở Ban-mê-thuật, thông tin trên Gospelnet số 70. Ðợt thứ ba giúp được 3 xe lăn cho 3 trường hợp ở Quảng Nam, thông tin trên Gospelnet số 73. Ðợt thứ tư giúp được 2 xe lăn cho 2 trường hợp ở Ðồng Nai, thông tin trên Gospelnet số 74. Danh sách đợt này trên Gospelnet số 76 gồm có 3 xe lắc và 3 xe lăn cho 6 trường hợp ở Cần Thơ.

Như vậy, tổng cộng đã có 5 xe lắc và 20 xe lăn được trợ giúp, chia ra các loại như sau:

- 02 chiếc xe lắc cũ, chi phí tân trang = 100.000 VND.

- 03 chiếc xe lắc mới: 1.300.000 VND x 3 = 3.900.000 VND.

- 15 chiếc xe lăn loại có thể xếp được: 950.000 VND x 15 = 14.250.000 VND.

- 05 chiếc xe lăn loại không xếp được: 550.000 VND x 3 = 1.650.000 VND.

Tổng cộng: 19.900.000 VND kết toán số tiền quỹ của chương trình 19.500.000 VND mở ra ban đầu, có trích thêm quỹ Gospelnet 400.000 VND. Chúng tôi xin ngỏ lời biết ơn ân nhân Nguyễn Thanh Quỳnh thay cho các người đã nhận được xe lăn, và rất mong sẽ còn được quý độc giả và ân nhân tiếp tục trợ giúp cho các trường hợp khuyết tật khác còn rất nhiều tại Sài-gòn, Ðồng Nai, và Cần Thơ.

QUỸ MỔ TIM CHO CHÁU BÉ HUỲNH TRUNG THÀNH

Cha Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu trường hợp gia đình anh Huỳnh Tuyết Tường ( sinh 1967 ) và chị Ðỗ Thị Lâm ( sinh 1962 ), nguyên quán tỉnh Vĩnh Long, hiện ngụ tại số 7 / 23 A lô Q, khu 3, phường An Lạc, huyện Bình Chánh, có cháu bé HUỲNH TRUNG THÀNH, sinh ngày 29.4.1997, bị bệnh tim, thông liên nhĩ, hẹp van động mạch phổi, cần phải mổ tim hở. Viện Tim Sài-gòn chỉ có thể xét miễn giảm 50 % chi phí mổ là 1.850 USD. Như vậy, gia đình không thể nào có được số tiền quá lớn còn lại khoảng 14.000.000 VND. Tình trạng này kéo dài đã 2 năm nay, cháu bé ngày một yếu đi. Gospelnet xin mở chương trình trợ giúp Quỹ Mổ Tim cho cháu HUỲNH TRUNG THÀNH, rất mong quý độc giả và ân nhân gần xa mỗi nơi một chút chia sẻ để cháu sớm được giải phẫu. Trong khi chờ đợi, Gospelnet đã ứng ngay 200.000 VND để gia đình có chút ít bồi dưỡng cho cháu khỏe hơn.