GOSPELNET
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


CHÚA NHẬT 15 A THƯỜNG NIÊN

TIN MỪNG: Mt 13, 1 - 9

Hôm ấy, Ðức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. Có đám đông lớn tụ họp bên Người, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn toàn thể đám đông thì đứng trên bờ. Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. Người nói: "Kìa người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. Ai có tai thì nghe".

SUY NIỆM 1:

DỤ NGÔN NGƯỜI GIEO GIỐNG

1. Trong Thánh Kinh, dụ ngôn là thể loại văn chương như thế nào?

Dụ ngôn là một thể loại văn chương rất được ưa dùng trong Thánh Kinh Ki-tô giáo. Dụ ngôn thường được lấy từ các câu chuyện trong thực tế cuộc sống hoặc từ truyền thống nên rất gần gũi, thân quen với thính gỉa Do-thái thời xưa. Người kể dụ ngôn dùng câu chuyện, sự kiện mà ai cũng biết, cũng quen để trình bày chủ ý hay giáo huấn của mình, Dụ ngôn là thể loại văn chương "nói" chứ không phải là văn chương "viết".

Chúng ta chớ quên điều quan trọng này: Ðức Giê-su không hề viết một chữ, một cuốn sách nào, kể cả cuốn Phúc Âm. Ngài chỉ giảng dạy và thường giảng dạy bằng cách kể chuyện, nhất là bằng cách dùng các dụ ngôn. Thính giả của Ngài là rất nhiều hạng người khác nhau từ đơn sơ chất phác, quê mùa mộc mạc đến thông thái, quyền quí trong xã hội. Người nào nghe cũng có khả năng nắm bắt ngay được chủ ý của Ngài.

Nét riêng của dụ ngôn là không nhằm mục đích cung cấp hiểu biết, kiến thức lý thuyết cho người nghe mà nhằm làm cho người nghe thay đổi thái độ và cách sống bằng cách chọn lựa một nhân vật, một thái độ của dụ ngôn. Thường thì các thính giả nghe dụ ngôn nhận ngay ra chủ ý của người kể. Và cũng rất thường là người kể dụ ngôn muốn thính giả nhận ra họ trong các nhân vật đã được nhắc đến trong dụ ngôn. Nhưng người nghe không thấy đó là điều sỗ sàng.

Nói cách khác truyền đạt Giáo Lý bằng dụ ngôn, các thính giả vừa cảm thấy dễ hiểu, dễ chấp nhận mà không bị sức ép tinh thần hay tâm lý. Giáo Lý được trình bày như một đề nghị, người nghe có toàn quyền đón nhận hay từ chối chứ không như một giáo điều bắt buộc người ta phải chấp nhận.

2. Chúng ta phải hiểu thế nào về dụ ngôn người gieo giống ?

Trước hết chúng ta cần có đôi lời giải thích về thửa ruộng và về cách gieo hạt của người Pa-lét-tin trong dụ ngôn: Xứ Pa-lét-tin xưa không có những cánh đồng ngập nước như ở Việt Nam ta mà chỉ có những thửa ruộng trên sườn đồi, sườn núi trong đó thường có nhiều sỏi đá và gai góc mọc um tùm chỗ này chỗ kia. Người Pa-lét-tin không gieo hạt như nông dân Nam Bộ xạ lúa: họ ném hạt giống trên mảnh đất đã cày rồi mới làm cho hạt giống được vùi xuống đất.

Dựa vào phần tiếp theo của Bài Tin Mừng, chúng ta có thể hiểu đầy đủ ý nghĩa của dụ ngôn người gieo giống như sau:

- Người gieo giống là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa vừa là chủ ruộng vừa là Người gieo hạt và thu hoạch mùa màng. Thiên Chúa gieo một cách hào phóng, không cần quan tâm đến việc nhiều hạt giống không rơi vào nơi đất tốát. Nếu nói theo ngôn ngữ chuyên môn thì Thiên Chúa không phải là một Nông Dân chuyên nghiệp! Nhưng chủ ý của dụ ngôn không phải là muốn trình bày Thiên Chúa là một nhà nông chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp. Chủ ý của dụ ngôn là trình bày Thiên Chúa là một Ðấng hào phóng, quảng đại và không toan tính khi ban phát.

Trong ngôn ngữ Pháp có phương châm: "On sème à tout vent" nghĩa là "Gieo bốn phương trời" có lẽ nói lên được tấm lòng và cách hành xử của Thiên Chúa trong dụ ngôn này.

- Hạt giống được gieo là lời "rao giảng Nước Trời", là lời Thiên Chúa, là chính Ðức Giê-su Ki-tô vì Ngài là Lời-đã-trở-thành-xác-phàm và ở giữa chúng ta. Lời Thiên Chúa là tiếng nói của Thiên Chúa, mặc khải cho con người biết Thiên Chúa là Ðấng nào ? Thiên Chúa đã làm gì cho con người và mong muốn gì ở con người. Lời Thiên Chúa cũng mặc khải cho chúng ta biết được gía trị đích thực của chúng ta và chỉ vẽ cho chúng ta con đường tìm thấy Hạnh Phúc thật. Vì thế, chúng ta phải biết đón nhận lời Thiên Chúa là điều người kể dụ ngôn nhắm tới.

- Chủ ý của Ðức Giê-su khi kể dụ ngôn "người gieo giống" này là: Thiên Chúa Cha muốn mọi người nghe Ðức Giê-su đón nhận Ngài như mảnh đất tốt đón nhận hạt giống tốt. Hạt giống tốt rơi vào đất tốt sẽ nẩy thành cây lúa tốt và cây lúa tốt sẽ nặng trĩu hạt lúa vào mùa gặt. Ðức Giê-su cũng muốn mỗi thính gỉa nghe Ngài phải nhìn xem mình là loại đất nào ( vệ đường, nơi sỏi đá, bụi gai hay đất tốt ).

- Ðể giúp chúng ta hiểu tại sao hạt giống lời Chúa sẽ sinh hoa kết quả khi rơi vào đất tốt, ngôn sứ I-sai-a ( bài đọc 1 ) đã nói về tác động hay sứ mạng của lời Chúa khi lời ấy được gieo vào lòng đất là tâm hồn và cuộc sống chúng ta.

- Các phần đất khác nhau mà hạt giống đã được gieo vào ( vệ đường, nơi sỏi đá, bụi gai, đất tốt ) là các hạng người khác nhau đón nhận lời Thiên Chúa: Có người nghe lời Chúa nhưng không giữ lại được gì (vệ đường); Có kẻ nghe lời Chúa nhưng không có điều kiện cho lời ấy phát triển ( nơi sỏi đá ); Có kẻ nghe lời Chúa nhưng lại để cho lời ấy bị chết nghẹt bởi những gai góc trong lòng ( bụi gai ); Nhưng cũng có người nghe lời Chúa mà lời đó sinh hoa kết quả nơi họ ( đất tốt ).

3. Chúng ta phải làm gì để hạt giống lời Thiên Chúa sinh hoa kết quả nơi chúng ta?

 Trả lời câu hỏi trên chẳng khó khăn gì: Muốn hạt giống lời Chúa sinh hoa kết quả nơi chúng ta, chúng ta phải là mảnh đất tốt ! Nhưng thế nào là mảnh đất tốt ? – Theo dụ ngôn thì mảnh đất tốt không phải là "nơi vệ đường", là "đất có sỏi đá" hay là "đất có bụi gai" mà là chỗ đất phẳng phiu, là loại đất tơi, mầu mỡ, có đủ độ ẩm, đủ nước và không bị gai góc vây quanh. Vậy muốn là mảnh đất tốt trong lãnh vực tâm linh thì phải chăng tấm lòng chúng ta phải chân thật, cởi mở và đón nhận ? Phải chăng tấm lòng chúng ta phải đơn sơ, dễ bảo, khiêm tốn, siêu thoát khỏi các thói đam mê mù quáng và không dính bén của cải vật chất, danh vọng, chức quyền ?

Lạy Chúa Cha là Người gieo giống, xin Cha gieo hạt giống tốt là Ðức Giê-su Ki-tô, là Lời Cha vào lòng chúng con, vào cuộc sống chúng con, vào gia đình chúng con.

Lạy Chúa Giê-su Ki-tô là hạt giống, là Lời Thiên Chúa mà Chúa Cha đã gieo vào lòng chúng con, vào cuộc sống chúng con, vào gia đình chúng con. Lòng chúng con, cuộc đời chúng con, gia đình chúng con là thửa ruộng mà Chúa Cha có quyền chờ một vụ gặt bội thu. Xin Chúa cho chúng con mỗi ngày biết đón nhận Chúa nhiều hơn nữa, sâu sắc hơn nữa.

Lạy Chúa Thánh Thần là sức mạnh của Thiên Chúa, xin hãy làm cho hạt giống tốt là Ðức Giê-su Ki-tô nẩy sinh bông trái trong lòng chúng con, trong cuộc đời chúng con, trong gia đình chúng con để Thiên Chúa được vinh danh và bản thân chúng con cũng như tha nhân được lợi ích thiêng liêng. Amen !

Gs. Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI

SUY NIỆM 2:

LỜI CHÚA VỚI ÐỜI NGƯỜI

"Con lớn lên bằng lời ru của bà cùng với sự êm ái dịu dàng của Kymdan". Một câu quảng cáo đầy ấn tượng nhằm đạt đến mục đích cuối cùng của nhà sản xuất nệm Kymdan. Ðiều đáng nói ở đây là câu quảng cáo ấy đã vô tình nói với mọi người một sự thật: Người ta lớn lên không chỉ bằng cơm bánh mà còn bằng lời nữa. Từ lời ru êm khi còn nằm nôi cho đến lời dạy bảo nhắc nhở răn đe lúc đã lớn khôn. Rồi trưởng thành bước vào đời, người ta vẫn cần lắm những lời khen tặng, động viên hay an ủi... Thử hỏi, cuộc sống con người sẽ ra sao, nếu như những lời lẽ kia không được gieo vãi.

Thế nhưng trong thực tế, nhiều khi chúng ta nghiệm ra rằng cho dù lời người phàm cần thiết đến đâu thì cũng không làm cho người ta no thỏa. Người ta cần một thứ lời có thể đáp ứng mọi tâm trạng và trong mọi hoàn cảnh, không phải chỉ là "2 in 1" hay "3 in 1" mà là "many in 1". Một thứ lời có thể hướng dẫn ta trong lúc nghi nan, trấn an khi gặp khó khăn, nâng đỡ khi sầu khổ, sửa dạy khi nông nổi, hối thúc khi lười biếng, cảnh giác trong nguy hiểm và đem lại hy vọng những lúc ta chán nản tuyệt vọng. Chỉ có Lời Chúa mới thỏa mãn những điều kiện ấy, mà Lời Chúa thì đã được gieo vãi trong tâm hồn và cuộc sống mỗi người từ lâu rồi.

1. Lời được gieo cách hào phóng

Trước hết, Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Thiên Chúa là một người gieo giống đầy hào phóng và lạc quan. Kinh nghiệm của một nhà nông không cho phép người ta phí phạm hạt giống lẫn công sức trên những mảnh đất cằn cỗi sỏi đá bởi kết quả thu được chắc chắn không thể bù lại những gì bỏ ra. Thế nhưng, đường lối của Thiên Chúa lại hoàn toàn khác với cách suy nghĩ của con người. Hạt giống Lời Chúa không chỉ dành cho những mảnh đất mầu mỡ mà được tung vãi khắp nơi, cả bên vệ đường, trên sỏi đá hay giữa bụi gai. Lời Chúa không chỉ nói cho các thầy tư tế hay kinh sư, cho người lành người tốt.

Thiên Chúa đã tung gieo Lời của Ngài một cách hào phóng trên mọi mảnh đất, đến mọi hạng người, mọi tâm hồn bất kể là thu thuế hay gái điếm. Nếu tính tỉ lệ thì ta thấy giữa đất xấu và đất tốt là 3/1. Một tỉ lệ khá cao: cứ ba hạt bị mất mát mới có một hạt đem lại kết quả. Thế nhưng, người gieo giống vẫn cứ ra đi, vẫn cứ gieo vãi. Sẽ có người cho rằng người gieo giống quá phung phí và dở hơi; nhưng nếu nhìn xa hơn, nghĩ sâu hơn thì người gieo giống cực kỳ quảng đại, ông ta muốn mọi nơi trên cánh đồng đều có cơ hội sản sinh mùa màng thật tốt và đem lại thật nhiều hoa lợi.

 Thiên Chúa là Ðấng giàu lòng thương xót như thế đó. Ngài không bao giờ nghi ngờ thiện chí của bất kỳ một tâm hồn nào. Ngài đã quảng đại trao ban Lời của Ngài, trao ban chính Con của Ngài cho nhân loại và Ngài luôn chờ đợi hiệu quả phát sinh nơi tâm hồn và cuộc sống của chúng ta. Tâm hồn nào cũng có thể trở nên mảnh đất mầu mỡ khi biết mở rộng lắng nghe và đón nhận Lời Chúa, suy gẫm và làm cho phong phú cụ thể qua từng suy nghĩ, lời nói hay cử chỉ.

2. Lời mọc lên đầy hy vọng

Chúa Giê-su giảng dụ ngôn "Người Gieo Giống" trong bối cảnh những người trí thức có địa vị đang ra sức chống đối Ngài, còn những kẻ bình dân và các môn đệ thì đã bắt đầu ngã lòng hoài nghi trước những kết quả ít ỏi của lời Ngài giảng dạy. Như thế, có thể nói đây là dụ ngôn tuyệt vời của niềm hy vọng dành cho những con người đang thất vọng.

Dụ ngôn "Người Gieo Giống" cho chúng ta thấy rằng hành trình Ðức Tin của chúng ta phải là một hành trình trong tin yêu hy vọng: dù huê lợi không đồng đều nhưng đất mầu mỡ vẫn có đó, dù hạt giống có mất mát nhưng mùa gặt vẫn bội thu, dù vẫn có đó những chướng ngại nhưng Nước Thiên Chúa cũng sẽ đạt đến viên mãn. "Cuộc đời chỉ là thời kỳ gieo hạt, mà mùa gặt không ở tại thế này" ( Danh họa Van Gogh ). Chính niềm hy vọng là nguồn sinh lực dồi dào cho cuộc lữ hành của chúng ta.

Nhiều khi chúng ta thấy đường đi phía trước thật mịt mờ. Hiện tại thì đầy khó khăn thử thách. Tương lai càng tối tăm dầy đặc. Chúng ta bị cám dỗ hoài nghi và mất hết niềm hy vọng. Lời Chúa hôm nay mở ra cho chúng ta một con đường đầy ánh sáng. Ðau khổ khó khăn hiện tại chính là liều thuốc kích thích Niềm Tin tưởng chờ đợi Ơn Cứu Ðộ. Tin tưởng trong nỗ lực phấn đấu chứ không phải Niềm Tin lười biếng bạc nhược. Số phận người đi gieo có hẩm hiu bạc bẽo, nhưng mùa thu hoạch thì đầy hứa hẹn huy hoàng.

3. Lời sinh sôi thật bất ngờ

Từ những khởi đầu ít hứa hẹn, điều kỳ diệu của hạt giống rơi trên đất tốt đã có thể bù đắp gấp bội những thất bại mất mát. Tỉ lệ mất mát là 3/1, nhưng số thu lại không chỉ gấp ba mà là 30, 60 và thậm chí 100 lần. Thiên Chúa không ngừng mời gọi chúng ta vươn tới sự thiện hảo và trổ sinh ngày càng nhiều hoa trái hơn trong cuộc sống. Chỉ cần một câu Lời Chúa được tự do lớn lên trong lòng người ta thì cũng đủ để đời người hoàn toàn thay đổi.

Lịch sử Giáo hội và cuộc đời của nhiều vị thánh đã chứng minh điều này. Chỉ một câu: "Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo tôi" ( Mc 10, 21 ) đã làm thay đổi cả cuộc đời thánh Phan-xi-cô Át-xi-di, đến nỗi một kẻ vô thần độc tài cũng phải nhìn nhận rằng chỉ cần mười người như ngài là có thể thay đổi cả thế giới. Rồi cuộc đời và thành quả truyền giáo của Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê cũng là hoa trái của câu Lời Chúa: "Ðược cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì ?" ( Mc 8, 36 ). Cũng thế, tâm hồn và cuộc đời của Mẹ Tê-rê-sa thành Calcutta cũng chính là mảnh đất mầu mỡ đã để cho Lời Chúa lớn lên và sinh sôi đem lại mùa bội thu cho cả thế giới.

Thửa đất không thể sinh hoa trái nếu không có hạt giống. Cũng vậy, cuộc sống chúng ta sẽ cằn cỗi nếu không có Lời Chúa gieo trong tâm hồn. Thiên Chúa không chỉ nói với chúng ta qua Thánh Kinh, Ngài còn nói với chúng ta qua các biến cố của đời mình. Dụ ngôn "Người Gieo Giống" đòi chúng ta phải xét lại thái độ nghe Lời Chúa, đòi ta phải cải tạo lại mảnh đất lòng mình, và tăng thêm sinh lực giúp chúng ta sống Lời Chúa. Lời Thiên Chúa đã phán ra chỉ trở về khi đã đạt được kết quả. Bổn phận của chúng ta là phải nỗ lực làm cho hạt giống Lời Chúa mọc lên tươi tốt, đâm rễ sâu trong tâm hồn, phát sinh những công việc phù hợp với Ðức Tin và đem lại những kết quả tốt đẹp.

Lm. KIỀU CÔNG TÙNG

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su, có những ngày con cảm thấy đời sống thật nặng nề; có những lúc con muốn buông trôi, để mặc cho dòng đời đưa đẩy; có những khoảng thời gian dài, con như mảnh đất khô khan cằn cỗi.

Xin cho con ánh sáng của Chúa để con biết lối mà đi.

Xin cho con tấm bánh của Chúa để con có sức mà dấn bước.

Xin cho con Lời của Chúa để con vững một Niềm Tin.

Xin cho con sự sống của Chúa để con lấy lại niềm hăng say và sự tươi tắn, niềm vui và sáng tạo.

Lạy Chúa Giê-su, con thấy mình cần Chúa trong mỗi giây phút của cuộc đời. Ước gì ai gặp con cũng gặp được sự hiện diện của Chúa.

Trích RABBOUNI

CHỨNG TỪ:

ÐƯỠC LỜI CHÚA CHINH PHỤC VÀ HOÁN CẢI

Tại nước Anh, có hai nhà trí thức tên là Gilbert West và bá tước Littleton. Cả hai rất thân với nhau và lại đều rất nổi tiếng về sự uyên bác, học cao hiểu rộng, nhưng khổ nỗi, cả hai đều không tin vào Thiên Chúa. Mỗi lần gặp nhau là hai ông đều lấy sách Tin Mừng ra làm đề tài để cười đùa, chế nhạo.

Một hôm, hai ông thảo luận tranh cãi với nhau và cho rằng có hai điều hoang đường khó tin nhất trong Tin Mừng: Một là chuyện Chúa Giê-su Phục Sinh và hai là sau khi sống lại, Chúa Giê-su hiện ra trên dường Ða-mát gặp Phao-lô khiến ông này chấm dứt cuộc khủng bố các môn đệ Chúa, rồi khiến ông ấy trở thành người rao giảng Tin Mừng số một trong thế kỷ đầu tiên.

Hai ông này quyết định phân công, mỗi người đều ra sức nghiên cứu 4 Sách Tin Mừng cho thật kỹ để tìm ra cho bằng được những điểm giả dối, lừa bịp trong hai sự kiện nói trên. Họ tin chắc rằng một khi họ công bố kết quả nghiên cứu này, thì thế nào giá trị của Sách Tin Mừng cũng bị sụp đổ cho đến tận nền móng.

Thế nhưng, sau một thời gian dài nghiên cứu, phân tích, phê bình, thẩm định giá trị từng chi tiết và phối kiểm tất cả mọi bằng chứng lịch sử, cả hai ông đều không tìm ra được một lý lẽ nào để bài bác Tin Mừng hoặc đánh đổ hai biến cố quan trọng liên quan đến Chúa Giê-su Phục Sinh mà Sách Tin Mừng đã ghi chép.

Ðiều không ai ngờ là giờ đây, thay vì bài bác chống đối, cả hai ông lại đều đã trở thành những môn đệ chân thành tin theo Chúa Giê-su. Sau khi xin chịu Bí Tích Thánh Tẩy, hai ông đã dùng cả cuộc đời còn lại để biên soạn nhiều tác phẩm rất có giá trị với nội dung trình bày về sự chân xác tuyệt vời của Sách Tin Mừng.

Trích NỐI LỬA CHO ÐỜI

CHIA SẺ:

MUỘN MÀNG...

Người ta giới thiệu cho tôi rằng gia đình em là một gia đình gương mẫu. Bố em đã góa vợ hơn hai năm rồi, nhưng vẫn sống độc thân để lo cho em. Lúc ấy em đang là một thiếu nữ, nhưng em không giống như những thiếu nữ khác để có thể chạy nhảy vui chơi được. Vì bị liệt, em chỉ la lết trên tấm phản của căn nhà chật hẹp. Ðồ chơi duy nhất mà em có là 6 chiếc muỗng nhôm ! Tay em run rẩy chẳng cầm được gì, nhưng vẫn cố quắp lấy những chiếc muỗng rồi gõ vào nhau cho nó tạo ra âm thanh. Và khi âm thanh của những cái muỗng ấy phát ra tiếng lạch cạch thì em bật lên những âm thanh lạ lùng một cách đắc ý. Tôi ngơ ngác không hiểu nhưng cha của em thì hiểu và dịch lại cho tôi hay là em nó đang cười đó ! Tiếng cười của em quả là chẳng giống với bất kỳ tiếng cười nào,

                Cuôc sống của em lặng lẽ trôi từng ngày. Buổi sáng thức dậy, cha lo làm vệ sinh cho em, rồi giặt giũ, nấu cơm, đút cơm cho em ăn... là hết một ngày. Tối đến, cha con ngồi với nhau trước màn hình ti-vi. Hôm nào có bóng đá là cả cha và con đều mê mệt với nó ! Những trận Euro thường vào khác múi giờ với Việt Nam, hai cha con đều thức trắng... Vậy mà không ngờ mùa World Cup 2002 này em đã không còn xem được nữa rồi !

                Nhà em ở bên bờ sông, tàu bè qua lại nhiều cũng vui nhộn lắm. Cha em nói với tôi rằng em thích được ra ngoài mé sông để ngắm cảnh, gặp gỡ người quen nhưng ông khó mà đưa em ra được. Ông ước ao có một chiếc xe lăn để chiều chiều đưa con đi dạo, rồi đi lễ Nhà Thờ, đi thăm người quen...

                Tôi mang trong mình nỗi ước mong của người cha ấy, bởi tôi hiểu được chính người cha thân yêu của tôi cũng đã từng mong ước nhiều cho con gái của mình nhưng đã không thể thực hiện được chúng vì một tai nạn xe đã cướp mất cuộc sống của cha tôi.

                Tôi đã hỏi thăm một số người để xin xe lăn cho em, người ta bảo phải ráng đợi một thời gian... Có lẽ họ cũng như tôi, đã để cho công việc cuốn trôi đi... Ðợi mãi cũng không thấy tin tức gì nơi họ, tôi lại hỏi... chờ đợi lâu quá, tôi thầm mong rằng vị ân nhân nào đó đã gặp được em và tặng em món quà này rồi !?!

                Năm tháng qua đi... Một ngày kia, có người báo cho tôi hay là họ có vài chiếc xe lăn, muốn trao cho những người cần dùng. Vì cách trở đường xá, tôi gửi E-mail cho một Linh Mục ở Cà Mau để nhờ ngài đến nhà em hỏi xem có còn cần xe lăn nữa không ?

                Ít ngày sau tôi nhận được E-mail hồi âm, báo rằng em không cần xe lăn nữa vì em đã... qua đời rồi ! Tôi bàng hoàng hết sức và cảm thấy hối hận làm sao. Dù biết rằng căn bệnh không cho em sống lâu hơn được nhưng tôi vẫn cứ bị dày vò về ước mơ của em là được dạo chơi trên một chiếc xe lăn cũ kỹ cũng được...

                Kim Yến ơi, mong em tha thứ cho chị nhé ! Nếu biết tận dụng phương tiện truyền thông để nói cho mọi người biết nhu cầu của em, có lẽ đã có những ân nhân giúp em thỏa được ước mơ ấy đơn sơ ! Muộn màng quá rồi ! Giá như chiếc xe lăn đến sớm hơn một chút để em được tận hưởng vài ngày dạo chơi dưới ánh nắng mặt trời... Giá như vị ân nhân nào đó gặp em sớm hơn... Giá như... Và giá như chị năng nổ hơn thì đâu đến nỗi muộn màng cho em như vậy !

Nt. NGÂN HOÀI, FMM, tháng 7.2002

THÔNG TIN:

VỀ CÁC KHOẢN TIỀN ÂN NHÂN MỚI CHIA SẺ

- Gia đình anh chị Tiến ( Phật Giáo ) giúp người nghèo ..........................................................................................  100.000 VND

- Một Linh Mục ẩn danh ( Việt Nam ) gIúp người nghèo ....................................................................................  1.000.000 VND

- Ông Nguyễn Văn Nghi ( Na Uy ) giúp người nghèo vùng Tây Nguyên mua xe lăn ...................................  2.000.000 VND

 

VỀ CHƯƠNG TRÌNH "TRỠ GIÚP XE LĂN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT"

Sr. Ngân Hoài và Sr. Bình, Dòng Phan-sinh Thừa Sai Ðức Me,ï giới thiệu trường hợp anh NGUYỄN VĂN VIỄN, sinh 1958, ngụ tại Giáo Họ Vinh-sơn, Giáo Xứ Vinh Hương, Giáo Phận Buôn Mê Thuột, bị bại liệt 2 chân từ năm 1997. Gospelnet xin gửi tặng anh Viễn một xe lăn trị giá 950.000 VND, anh là người thứ 12 trong chương trình TRỠ GIÚP XE LĂN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT ( đã đăng trên Gospelnet số 69 do gia đình anh Nguyễn Thanh Quỳnh ở Hoa Kỳ chia sẻ ).

VỀ MỘT CỤ GIÀ BỊ SỎI MẬT Ở ÐỒNG NAI

Theo tin báo của Sr. Tuyết Trinh, Dòng Ða-minh, cha Nguyễn Ðức Thông, DCCT đã vào bệnh viện Chợ Rẫy để xức dầu và mang Mình Thánh Chúa cho bà cụ NGUYỄN THỊ HẠT. Bà năm nay 70 tuổi, ngụ tại Giáo Xứ Thái Xuân, ấp Bảo Ðịnh, xã Xuân Ðịnh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Ðồng Nai. Ông chồng qua đời đã 12 năm, bà có 8 người con. Gia đình bà rất khó khăn, nằm trong diện thiếu đói thường xuyên. Bản thân bà đã phải trải qua 3 lần giải phẫu, nay chuẩn bị phải mổ lần thứ ba vì bệnh sỏi trong mật rất nguy kịch. Gospelnet đã nhờ cha Thông chuyển số tiền 500.000 VND trợ giúp ngay cho gia đình bà có thể lo liệu một phần trước mắt.

VỀ MỘT EM BÉ BẠI LIỆT Ở SÀI-GÒN

Cha Vũ Khởi Phụng, DCCT, giới thiệu trường hợp chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, có con là DƯƠNG CHÍ THÀNH bị bại liệt một cánh tay trái, còn bàn chân trái thì bị lật ngang. Gospelnet xin trợ giúp chị 500.000 VND để có thể đưa cháu bé vào Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình bó lại bàn chân và điều trị cánh tay bị liệt.

VỀ CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG ÐỒNG NAI"

Như Gospelnet số 50 ra ngày 3.3.2002 đã thông tin, qua sự giới thiệu của Sr. Tuyết Trinh, Dòng Ða-minh, Gospelnet đã trợ giúp 5 người con của gia đình anh Nguyễn xuân và 6 người con của gia đình anh Ðặng Văn Vĩnh, mỗi em 50.000 VND trong 3 tháng, kể từ tháng 3 đến hết tháng 5.2002. Nay chúng tôi gộp chung thành một danh sách 8 em ( không thể tiếp tục giúp các em học đại học và trung học chuyên nghiệp, hy vọng các em có thể tìm việc dạy thêm để tự lo liệu ). Chúng tôi đặt tên là chương trình "HỌC BỔNG ÐỒNG NAI", tiếp tục trợ giúp 8 em trong 4 tháng, kể từ tháng 6 đến hết tháng 9.2002, tổng cộng: 8 em x 50.000 VND x 4 tháng = 1.600.000 VND và nhờ Sr. Trinh nhận tiền và phân phối cho gia đình các em. Số tiền này trích từ khoản tiền các bạn Nhóm Mai Khôi ở Hoa Kỳ mới gửi về giúp:

1. NGUYỄN VŨ HỒNG QUẾ, sinh 1985, con anh chị Nguyễn Xuân, sắp lên lớp 12.

2. NGUYỄN VŨ NGỌC QUYÊN, sinh 1988, con anh chị Nguyễn Xuân, sắp lên lớp 9.

3. ÐẶNG VĨNH LỘC, sinh 1984, con anh chị Ðặng Văn Vĩnh, sắp lên lớp 10.

4. ÐẶNG XUÂN TRƯỜNG, sinh 1987, con anh chị Ðặng Văn Vĩnh, sắp lên lớp 8.

5. ÐẶNG THỊ HỒNG NGA, sinh 1990, con anh chị Ðặng Văn Vĩnh, sắp lên lớp 7.

6. ÐẶNG HOÀNG SƠN, sinh 1992, con anh chị Ðặng Văn Vĩnh, sắp lên lớp 4.

7. ÐẶNG VIẾT TRUNG, sinh 1992, con anh chị Ðặng Văn Vĩnh, sắp lên lớp 4.

8. ÐẶNG THỊ NGỌC THU, sinh 1995, con anh chị Ðặng Văn Vĩnh, sắp lên lớp 2.

VỀ MỘT CHÁU BÉ Ở XUYÊN MỘC CẦN ÐƯỠC MỔ TIM

Chị Nguyễn Minh Hương, một cộng tác viên của Gospelnet vừa giới thiệu trường hợp cháu bé DIỆP MINH CHÂU sinh ngày 12.10.2001, con của anh Diệp Hưng Bình và chị Mai Thị Thu, ngụ tại 306 / 8 thôn Phước Hòa, thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu. Cháu Châu lúc mới hơn 1 tháng tuổi đã phải vào cấp cứu bệnh viện Huyện do viêm phổi và bị bệnh tim bẩm sinh trầm trọng. Viện Tim Sài-gòn khám và thbao chi phí mổ là 1.850 USD ( = 28.000.000 VND ). Tuy hoàn cảnh rất khó khăn, gia đình vẫn phải cố gắng thế chấp căn nhà và mảnh đất để gom tiền nhưng vẫn còn thiếu 9 triệu VND. Chị Minh Hương đã xin được các ân nhân một nửa, Gospelnet xin góp thêm 300 USD để đủ số đóng cho Viện Tim ngay, hy vọng cháu Châu sẽ được giải phẫu sớm trước khi quá trễ.

VỀ MỘT SINH VIÊN BỊ TAI NẠN Ở LỘC NINH

Thầy Trương Trí Thanh, DCCT, giới thiệu trường hợp em NGUYỄN VĂN DŨNG, ngụ tại ấp Ðập Ðá, xã Bình Lộc, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, hiện là sinh viên khoa Xã Hội Học, Ðại Học Dân Lập Tôn đức Thắng. Em Dũng hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nay em Dũng lại bị tai nạn gãy tay và bệnh viêm nhiễm đường ruột rất nặng. Gospelnet xin trợ giúp 500.000 VND phụ với gia đình lo liệu cho em.

VỀ MỘT GIA ÐÌNH CẦN ÐƯỠC TRỠ GIÚP

Như Gospelnet số 65 và 67 đã thông tin về trường hợp chị TRẦN THỊ THU VÂN, bị tai nạn trầm trọng. Nay nhờ ơn Chúa và Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, chị Vân đã được xuất viện về nằm ở nhà. Gospelnet xin trợ giúp thêm lần thứ 3 số tiền 500.000 VND để gia đình cha mẹ chị gom tiền chuộc lại chiếc xe Honda ( cha chị chạy xe Honda ôm ) đã phải thế chấp trước đây khi phải lo liệu cho chị nằm bệnh viện.

VỀ TẬP VỞ CHO CÁC EM DÂN TỘC Ở PLEIKLY

Ðể chuẩn bị cho năm học mới, Gospelnet xin chia sẻ 400 cuốn tập loại 100 trang cho cha Trần Sỹ Tín, DCCT, lo liệu cho các em học sinh dân tộc J’rai nghèo tại giáo điểm Pleikly, thuộc Giáo Phận Kontum. Rất mong quý độc giả gần xa hỗ trợ thêm cho công việc vừa mang tính truyền giáo lại vừa có ý nghĩa từ thiện này.

VỀ MỘT BỆNH NHÂN BỊ HOẠI TỬ

Anh TRẦN HÙNG DŨNG, người bên lương, trú quán tỉnh Hậu Giang, bị tai nạn ngã xe, ống chân phải bị dính vào ống bô xe Honda phỏng nặng, hoàn cảnh gia đình quá nghèo, không chạy chữa tới nơi tới chốn nên vết thương giờ đây bị lở loét, hoại tử trầm trọng. Gospelnet xin trợ giúp số tiền 115.000 VND để anh xin nhập viện điều trị ngay trước khi phải tháo khớp cụt chân.

VỀ CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG THANH DẠ"

Cha Hoàng Ðức Luyến, Giáo Xứ Thanh Dạ, Giáo Phận Vinh, và Sr. Hoa, Dòng nữ Tử Bác Ái Vinh-sơn, giới thiệu một danh sách 28 em học sinh nghèo hiện ngụ tại các xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Xuân, huện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Giáo Phận Vinh. Gospelnet xin mở chương trình "HỌC BỔNG THANH DẠ" trợ giúp cho mỗi em 50.000 VND. Chương trình này bắt đầu cho năm học mới 2002 – 2003, xin trợ giúp ngay tháng 9.2002 với số tiền tổng cộng: 28 em x 50.000 VND = 1.400.000 VND. Rất mong quý độc giả gần xa, nhất là những người đồng hương Nghệ An – Vinh, sẽ hưởng ứng trợ giúp thêm cho các em trong các tháng sau đó.

Riêng trường hợp em TRẦN VĂN TRƯỜNG, sinh 1974, hiện đang là sinh viên Ðại Học Nghệ Thuật Huế, do tình trạng Quỹ Học Bổng chỉ có hạn, chúng tôi chỉ xin trợ giúp 1 lần 100.000 VND, hy vọng em Trường có thể tìm việc làm thêm để lo liệu việc học.

Dưới đây là danh sách 28 em chính thức sẽ nhận học bổng lâu dài:

01. HỒ THỊ LAN, sinh 1985, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 12, trường PTTH Phan Bội Châu.

02. HỒ THÚC VINH, sinh 1989, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 8, trường PTCS Quỳnh Thanh.

03. NGUYỄN THỊ HƯỚNG, sinh 1985, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 11, trường BTVH Quỳnh Thanh.

04. CÙ TÍNH, sinh 1993, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 4, trường PTCS Quỳnh Thanh.

05. BÙI THỊ LÝ, sinh 1993, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 4, trường PTCS Quỳnh Thanh.

06. HỒ SĨ HƯƠNG, sinh 1990, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 7, trường PTCS Quỳnh Thanh.

07. NGUYỄN THỊ HƯỜNG, sinh 1993, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 4, trường PTCS Quỳnh Thanh.

08. NGUYỄN THỊ AN, sinh 1989, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 8, trường PTCS Quỳnh Thanh.

09. HỒ THỊ NHÀN, sinh 1993, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 4, trường PTCS Quỳnh Thanh.

10. CÙ THỊ THUẦN, sinh 1992, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 6, trường PTCS Quỳnh Thanh.

11. PHAN THỊ LONG, sinh 1988, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 9, trường PTCS Quỳnh Thanh.

12. TRẦN ÐÌNH ÐẠI, sinh 1987, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 9, trường PTCS Quỳnh Thanh.

13. NGUYỄN VĂN TRỌNG, sinh 1988, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 9, trường PTCS Quỳnh Thanh.

14. PHẠM CHUYÊN, sinh 1985, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 11, trường PTTH Phan Bội Châu.

15. NGUYỄN QUANG THẮNG, sinh 1991, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 6, trường PTCS Quỳnh Thanh.

16. CÙ THỊ LINH, sinh 1993, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 4, trường PTCS Quỳnh Thanh.

17. TRẦN THỊ LÝ, sinh 1992, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 7, trường PTCS Quỳnh Thanh.

18. TRẦN THỊ LIÊN, sinh 1993, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 4, trường PTCS Quỳnh Thanh.

18. LÊ TIẾN TƯỜNG, sinh 1984, xã Quỳnh Xuân, sắp lên lớp 11, trường PTTH Quỳnh Lưu 2.

19. HOÀNG THỊ HƯƠNG, sinh 1987, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 9, trường PTCS Quỳnh Thanh.

20. NGUYỄN THỊ LOAN, sinh 1991, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 6, trường PTCS Quỳnh Thanh.

21. HỒ SĨ THƯỞNG, sinh 1990, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 7, trường PTCS Quỳnh Thanh.

22. NGUYỄN THỊ CHUNG, sinh 1995, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 3, trường PTCS Quỳnh Thanh.

23. HỒ SĨ BÌNH, sinh 1992, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 5, trường PTCS Quỳnh Thanh.

24. NGUYỄN THỊ HOA, sinh 1991, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 6, trường PTCS Quỳnh Thanh.

25. TRẦN THỊ HẠNH, sinh 1990, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 8, trường PTCS Quỳnh Thanh.

26. HỒ THỊ HƯỚNG, sinh 1991, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 7, trường PTCS Quỳnh Thanh.

27. TRẦN THỊ LAN, sinh 1987, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 9, trường PTCS Quỳnh Thanh.

28. TRẦN THỊ BÌNH, sinh 1990, xã Quỳnh Thanh, sắp lên lớp 7, trường PTCS Quỳnh Thanh.

 

VỀ CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG QUẢNG TRỊ"

Cha Trần Phương, Giáo Xứ Kẻ Văn, hạt Quảng Trị, Giáo Phận Huế, giới thiệu một danh sách 50 em học sinh nghèo trong các Giáo Xứ Kẻ Văn, Hưng Nhơn, Phú Kinh, Hòa Viện và An Thơ, thuộc Giáo Phận Huế. Gospelnet xin mở chương trình "HỌC BỔNG QUẢNG TRỊ" trợ giúp cho mỗi em 50.000 VND. Chương trình này bắt đầu cho năm học mới 2002 – 2003, xin trợ giúp ngay tháng 9.2002 với số tiền tổng cộng: 50 em x 50.000 VND = 2.500.000 VND. Rất mong quý độc giả gần xa, nhất là những người đồng hương Quảng Trị, sẽ hưởng ứng trợ giúp thêm cho các em trong các tháng sau đó.

01.    PHẠM THỊ TỴ, sinh 1990, sắp lên lớp 6, Giáo Xứ Kẻ Văn.

02.    NGUYỄN THỊ HẠ CHI, sinh 1991, sắp lên lớp 6, Giáo Xứ Kẻ Văn.

03.    ÐỖ THỊ THU HƯƠNG, sinh 1991, sắp lên lớp 6, Giáo Xứ Kẻ Văn.

04.    TRẦN THỊ TÂM, sinh 1998, sắp lên lớp 7, Giáo Xứ Kẻ Văn.

05.    PHẠM THỊ PHƯƠNG, sinh 1990, sắp lên lớp 7, Giáo Xứ Kẻ Văn.

06.    TRẦN THỊ CHI, sinh 1987, sắp lên lớp 8, Giáo Xứ Kẻ Văn.

07.    TRẦN KHANH, sinh 1987, sắp lên lớp 8, Giáo Xứ Kẻ Văn.

08.    TỐNG PHƯỚC TOÀN, sinh 1989, sắp lên lớp 8, Giáo Xứ Kẻ Văn.

09.    TRẦN THỊ THÙY TRANG, sinh 1989, sắp lên lớp 8, Giáo Xứ Kẻ Văn.

10.    ÐỖ BÁ THIỆN, sinh 1987, sắp lên lớp 9, Giáo Xứ Kẻ Văn.

11.    ÐỖ BÁ NGHĨA, sinh 1989, sắp lên lớp 8, Giáo Xứ Kẻ Văn.

12.    ÐỖ BÁ NHÂN, sinh 1986, sắp lên lớp 9, Giáo Xứ Kẻ Văn.

13.    ÐỖ BÁ TÂM, sinh 1985, sắp lên lớp 11, Giáo Xứ Kẻ Văn.

14.    ÐINH THỊ LIÊN, sinh 1988, sắp lên lớp 9, Giáo Xứ Kẻ Văn.

15.    TRẦN THỊ TƯỜNG VI, sinh 1985, sắp lên lớp 12, Giáo Xứ Kẻ Văn.

16.    NGUYỄN THỊ KIỀU NHI, sinh 1990, sắp lên lớp 6, Giáo Xứ Hưng Nhơn.

17.    NGUYỄN THỊ HUYỀN, sinh 1990, sắp lên lớp 6, Giáo Xứ Hưng Nhơn.

18.    NGUYỄN THỊ LY, sinh 1990, sắp lên lớp 7, Giáo Xứ Hưng Nhơn.

19.    TRẦN CÔNG TÂY, sinh 1990, sắp lên lớp 7, Giáo Xứ Hưng Nhơn.

20.    NGUYỄN THỊ THU HÀ, sinh 1990, sắp lên lớp 7, Giáo Xứ Hưng Nhơn.

21.    NGUYỄN THỊ ÁNH TY, sinh 1998, sắp lên lớp 7, Giáo Xứ Hưng Nhơn.

22.    LÊ THỊ THU SƯƠNG, sinh 1988, sắp lên lớp 8, Giáo Xứ Hưng Nhơn.

23.    NGUYỄN THỊ ÁNH NGÀ, sinh 1986, sắp lên lớp 9, Giáo Xứ Hưng Nhơn.

24.    NGUYỄN THỊ ÁNH NGÂN, sinh 1984, sắp lên lớp 12, Giáo Xứ Hưng Nhơn.

25.    LÊ THỊ HỒNG VÂN, sinh 1990, sắp lên lớp 7, Giáo Xứ Phú Kinh.

26.    NGUYỄN THANH TỊNH, sinh 1989, sắp lên lớp 7, Giáo Xứ Phú Kinh.

27.    HỒ DIỀU, sinh 1988, sắp lên lớp 7, Giáo Xứ Phú Kinh.

28.    HOÀNG THÀNH CƯỜNG, sinh 1987, sắp lên lớp 7, Giáo Xứ Phú Kinh.

29.    LÊ VĂN THỌ, sinh 1986, sắp lên lớp 7, Giáo Xứ Phú Kinh.

30.    PHAN THỊ NGỌC NHI, sinh 1990, sắp lên lớp 7, Giáo Xứ Phú Kinh.

31.    NGUYỄN THỊ BÈO, sinh 1987, sắp lên lớp 7, Giáo Xứ Phú Kinh.

32.    NGUYỄN THỊ THƯƠNG, sinh 1987, sắp lên lớp 8, Giáo Xứ Phú Kinh.

33.    LÊ QUỲNH NHƯ, sinh 1988, sắp lên lớp 9, Giáo Xứ Phú Kinh.

34.    NGUYỄN THANH BÁCH, sinh 1989, sắp lên lớp 9, Giáo Xứ Phú Kinh.

35.    NGUYỄN THỊ THANH THÚY, sinh 1989, sắp lên lớp 9, Giáo Xứ Phú Kinh.

36.    PHAN VĂN THOẢNG, sinh 1986, sắp lên lớp 9, Giáo Xứ Phú Kinh.

37.    LÊ MINH PHÚ, sinh 1987, sắp lên lớp 9, Giáo Xứ Phú Kinh.

38.    TỐNG PHƯỚC BẢO, sinh 1987, sắp lên lớp 10, Giáo Xứ Phú Kinh.

39.    LÊ THỊ ANH THI, sinh 1984, sắp lên lớp 10, Giáo Xứ Phú Kinh.

40.    LÊ THỊ PHƯỚC HẬU, sinh 1986, sắp lên lớp 11, Giáo Xứ Phú Kinh.

41.    NGUYỄN THỊ HUỆ, sinh 1985, sắp lên lớp 11, Giáo Xứ Phú Kinh.

42.    LÊ VĂN PHÚC, sinh 1983, sắp lên lớp 12, Giáo Xứ Phú Kinh.

43.    NGUYỄN ÐẶNG TIẾP, sinh 1983, sắp lên lớp 12, Giáo Xứ Phú Kinh.

44.    NGUYỄN THỊ THỦY, sinh 1980, sắp lên lớp 12, Giáo Xứ Phú Kinh.

45.    LÊ THỊ ANH NHẢ, sinh 1984, sắp lên lớp 12, Giáo Xứ Phú Kinh.

46.    LÊ THỊ HUỆ, sinh 1988, sắp lên lớp 9, Giáo Xứ An Thơ.

47.    LÊ BÁ HÒA, sinh 1986, sắp lên lớp 8, Giáo Xứ An Thơ.

48.    LÊ VĂN HIẾN, sinh 1984, sắp lên lớp 9, Giáo Xứ An Thơ.

49.    LÊ VĂN BÌNH, sinh 1988, sắp lên lớp 9, Giáo Xứ Hòa Viện.

50.    TỐNG PHƯỚC RIN, sinh 1991, sắp lên lớp 6, Giáo Xứ Hòa Viện.