TIN MỪNG: Lc 24, 13 - 35
Ngày hôm
ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau,
cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về
tất cả những sự việc mới xảy ra. Ðang lúc họ trò chuyện và bàn
tán, thì chính Ðức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt
họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người.
Người hỏi họ: "Các anh vừa đi vừa
trao đổi với nhau về chuyện gì vậy ?" Họ dừng lại, vẻ mặt
buồn rầu. Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: "Chắc
ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết
những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay". Ðức Giê-su
hỏi: "Chuyện gì vậy ?" Họ thưa: "Chuyện ông
Giê-su Na-da-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm
cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các
thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử
hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây
vẫn hy vọng rằng chính Người là Ðấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa,
những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Thật ra, cũng có
mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc.
Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về
còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống.
Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các
bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy". Bấy giờ Ðức
Giê-su nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng hiểu gì cả ! Lòng
trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ ! Nào Ðấng Ki-tô
lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của
Người sao ?" Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ,
Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả
Sách Thánh.
Khi gần tới làng họ muốn đến, Ðức Giê-su
làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: "Mời
ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp
tàn". Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn
với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho
họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến
mất. Họ mới bảo nhau: "Dọc đường, khi Người nói chuyện và
giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy
lên sao ?"
Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại
Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại
đó. Những người này bảo hai ông: "Chúa trỗi dậy thật rồi,
và đã hiện ra với ông Si-mon". Còn hai ông thì thuật lại
những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi
Người bẻ bánh.
SUY
NIỆM 1:
NHẬN RA CHÚA
GIÊ-SU TRONG CUỘC SỐNG
1. CÁC MÔN ÐỆ ÐỨC
GIÊ-SU GẶP NHIỀU KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TIN VÀO VIỆC NGƯỜI ÐÃ PHỤC
SINH:
Ðọc các bài Tin Mừng liên quan tới việc
Ðức Giê-su Phục Sinh, chúng ta thấy rất rõ là các môn đệ của Người
gặp rất nhiều khó khăn trong việc tin rằng Người đã sống lại sau khi
chết trên thập giá và được mai táng trong mồ. Có nhiều lý do giải
thích nỗi khó khăn lớn lao ấy của các ngài:
§
Việc
một con người sống lại sau khi đã chết là một sự kiện hiếm có trong
đời. Có lẽ vì thế mà trong khi thi hành sứ mạng rao giảng và thiết
lập Nước Thiên Chúa trong dân Ít-ra-en, Ðức Giê-su đã làm nhiều phép
lạ làm cho kẻ chết sống lại, để chuẩn bị tâm hồn các môn đệ. Hai
câu chuyện nổi bật và cảm động nhất là của anh chàng thành niên
con bà góa thành Na-im và của La-da-rô làng Bê-ta-ni-a. Với phép lạ
làm cho kẻ chết sống lại, Ðức Giê-su xác định Người là Sự Sống và
Sự Sống Lại tức là Nguồn Sống và Quyền Năng Phục Sinh.
§
Các môn đệ cũng
như người Do-thái hiểu sai một cách trầm trọng về tính chất và cách
thức thi hành sứ vụ Mê-si-a của Ðức Giê-su. Khám phá ra và tin rằng
Ðức Giê-su là một vị ngôn sứ, là Ðấng Mê-si-a mà Thánh Kinh đã loan
báo thì các môn đệ không gặp mấy khó khăn. Nhưng để hiểu chính xác
tính chất Mê-si-a và đồng tình với cách Ðức Giê-su thực hiện sứ vụ
ấy thì họ không sao vượt qua được não trạng và tâm thức của người
thời bấy giờ. Theo họ thì công việc quan trọng nhất mà Ðấng Mê-si-a
phải thực hiện - nhân danh Thiên Chúa - là lập lại trật tự xã hội,
chính trị của Nước Ít-ra-en. Mà Nước Ít-ra-en đang mất chủ quyền, vì
đang bị người Rô-ma là lũ quân ngoại giáo tàn bạo thống trị.
Thế nên người Do-thái và cả 12 Tông đồ
âm thầm chờ đợi Ðức Giê-su thực hiện một cuộc đảo chánh chính trị
lật đổ ngoại xâm, dành độc lập cho Dân riêng của Gia-vê Thiên
Chúa. Ðàng này Ðức Giê-su cứ quanh quẩn với những hạng cùng đinh
của xã hội, chữa trị bệnh hoạn tật nguyền cho họ... thì các lãnh đạo
Do-thái và Nhóm 12 sốt ruột. Thậm chí họ còn tìm cách đẩy Ðức
Giê-su vào thế phải "ra tay". Và khi thấy Người bị giết thì họ thất
vọng. Ðó chính là tâm trạng của hai môn đệ Em-mau. Nói cách vắn
gọn: Người Do-thái, kể cả các môn đệ, hiểu vai trò của Ðấng
Mê-si-a theo nghĩa chính trị trong khi Ðức Giê-su hiểu theo nghĩa tôn
giáo và tâm linh: một đàng là Ðấng Mê-si-a "vinh quang" một đàng là
Ðấng Mê-si-a "đau khổ".
2. ÐEM LỜI CHÚA VÀO CUỘC SỐNG, CHÚNG TA CÓ NHỮNG ỨNG
DỤNG SAU ÐÂY:
§ Ðức Giê-su không chỉ là Ðấng thực hiện Lời
Thánh Kinh mà còn là Ðấng giải thích, cắt nghĩa Lời Thánh Kinh: Sự mê muội và cứng lòng của hai môn đệ Em-mau cũng như của
các môn đệ khác chỉ được khai sáng và thay đổi khi họ nghe được chính
Ðức Giê-su giảng giải ngọn nguồn Thánh Kinh. Ðức Giê-su không chỉ là
Ðấng thực hiện mà Người còn là Ðấng giải thích, làm cho hiểu những
bí ẩn thâm sâu của Thánh Kinh. Vì thế muốn hiểu Lời Chúa trong Thánh
Kinh và trong cuộc đời, chúng ta phải biết nhờ đến Người.
§
Ðức Giê-su chỉ tỏ mình ra cho chúng ta khi chúng ta mời Người ở
lại và ngồi bàn với chúng ta: Hai môn đệ Em-mau chỉ nhận ra Ðức Giê-su khi họ mời Người ở
lại dùng bữa tối với họ và khi Người bẻ bánh với những lời nguyện
và cử chỉ của riêng Người thì mắt họ mở ra. Nếu chúng ta muốn nhận
ra Chúa Giê-su Phục Sinh và muốn gặp được Người thì chúng ta phải
xác tín rằng Người luôn hiện diện ở bên cạnh và trong cuộc đời
chúng ta, Người luôn đồng hành với chúng ta. Chỉ cần chúng ta tạo
điều kiện cho Người xuất hiện, bằng một lời mời, một lời cầu xin
chân thành và tin tưởng.
§
Chúng ta chỉ
có thể giúp người khác nhận ra Chúa Giê-su Phục Sinh và gặp được
Người khi chúng ta có những lời nói và hành động như Người và của
Người: Nếu chúng ta muốn giúp
người khác nhận ra Chúa Phục Sinh và gặp gỡ được Người thì chúng ta
phải có những thái độ, cử chỉ, lời nói có tính khai sáng và giải
phóng như Người. Không hẳn là những lời khuyên bảo xáo rỗng mà
chúng ta thường "ban phát" một cách dễ dàng, nhưng là một sự quan
tâm thực sự và hiện diện tích cực, là một sự chia sẻ, hiến dâng (
mà cử chỉ bẻ bánh là biểu tượng ) và là đời sống cầu nguyện gắn
bó chặt chẽ với Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô là Ðấng Phục Sinh, xin Chúa giúp chúng
con biết yêu mến Thánh Kinh và ham học hỏi tìm hiểu Thánh Kinh để
rút ra những ứng dụng thực hành trong cuộc sống !
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô là Ðấng Phục Sinh,
xin Chúa giúp chúng con biết nhận ra Chúa trong cuộc sống của chúng
con và biết giúp người khác nhận ra Chúa trong cuộc đời của họ! Amen
!
Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI
Soeur Sourire trong
một bài hát có viết rằng: "...Tất cả mọi nẻo đường của trần
thế sẽ dẫn ta về quê Trời". Bài ca ấy thật đơn sơ, dễ thương, dễ
đi vào lòng người. Với cây đàn ghi-ta trên tay, với giọng ca ấm,
nhẹ, soeur Sourire đã đưa nhiều người đi từ thế giới thực tại tới
quê hương đích thực, xa vời vợi là một thế giới linh thiêng: Nước
Trời. Vâng, hàng ngày ai cũng phải đặt chân trên một con đường nào
đó hoặc con đường nhựa trải rộng, thẳng tắp, ngút ngàn hay con đường
mòn, nhỏ bé, ngoằn ngoèo, hoặc trên một chuyến ô tô, tầu thủy,
máy bay.
Tất cả những con đường ấy đều đưa một người hay nhiều
người tới một đích điểm, một bến bờ, một nơi chốn. Hai môn đệ trên
đường Em-mau cách đây gần 2.000 năm, sau biến cố Thầy mình bị bắt, bị
kết án tử hình, bị treo trên thập tự giá, được mai táng trong mồ, và
lúc này đây họ đã được thông báo Thầy mình đã sống lại, không còn
trong mồ... Biến cố Chúa chết và sống lại đang làm họ hoang mang, lo
âu, sợ sệt, thất vọng vì Con người có tên là Giê-su, Ðấng nổi lên
như một vị có quyền năng lớn lao, đã làm những việc lớn lao kỳ
diệu: chữa nhiều bệnh hoạn tật nguyền, xua trừ ma quỷ, làm cho kẻ
chết sống lại và đem Tin Mừng công bố cho những kẻ nghèo khó. Họ
đã hoàn toàn đặt kỳ vọng vào Ngài, họ tin tưởng Vị Cứu Tinh là Vua
sẽ khôi phục lại nước Ít-ra-en và họ sẽ chia nhau ghế trong nội các
của Chúa Giê-su theo cái nhìn trần tục của họ.
Thế là hết, Thầy mình đã chết, mọi hy vọng của họ đã vỡ
tan tành, những hoài bão, ước mơ của họ đã hoàn toàn sụp đổ, họ
chẳng còn tin gì nữa, giờ đây trước mắt họ chỉ là mầu đen u tối bao
trùm. Chúa Giê-su đã chết và nay đã là ngày thứ ba...
I. VẪN LÀ CON ÐƯỜNG SÁNG:
Hai môn đệ trên đường về quê để trở lại
nghề cũ, khởi lại công việc từ đầu, đã thất vọng ê chề. Họ nói chuyện
với nhau về biến cố vừa qua, rồi họ bàn tính xem phải làm việc gì
cho ra tiền, cho xứng danh vì đã lặn lội, từ bỏ theo Thầy mấy năm.
Trở về làng cũ để ôm hận, thất bại thì quả là vô nghĩa quá ! Nỗi
thất vọng càng gia tăng khi con đường Em-mau mù mịt, đầy bụi, đầy
đất. Mầu đen bao phủ như mây đen vần vụ báo cơn mưa lớn vẫn đang đè
nặng trên hai môn đệ.
Sự kiện mồ trống, lời loan báo của mấy
người phụ nữ và việc kiểm chứng của Phê-rô, Gio-an vẫn không làm
họ an lòng, không làm họ nguôi ngoai cơn buồn chán. Họ vẫn bước
những bước nặng nề, mệt mỏi vì đường xa, hiu quạnh. Bỗng có người
khách bộ hành xuất hiện, cùng họ sánh bước. Họ vẫn nói chuyện về
biến cố vừa qua. Người khách bộ hành giả như không hay biết chuyện
gì và rồi vặn hỏi họ. Họ đã trả lời cách rất tự nhiên, thành
thật trước lời yêu cầu của vị khách bộ hành về tất cả nỗi thất
vọng ê chề của họ khi vị Thầy khả kínỏc họ đã bị giết chết oan
uổng...
Chính lúc niềm hy vọng
đã trở thành thất vọng, thì người khách đồng hành sau khi nghe họ kể
lể, than van, chán nản, đã khơi trong lòng họ niềm hy vọng lớn lao.
Sự an ủi được nhen nhúm trong lòng họ vì người khách ấy đã nói toạc
ra với họ về sứ mạng và vai trò của Ðấng Cứu Thế trong việc cứu
rỗi nhân loại qua cái chết tang thương khổ giá. Người đã cắt nghĩa
Kinh Thánh cho họ và dựa vào các Ngôn Sứ, Mô-sê để nói cho họ về
Ðấng Mê-si-a, nghĩa là chính Người: "Ðức Giê-su Ki-tô phải chịu đau
khổ rồi mới được vinh hiển" ( Lc 24, 26 ).
Lòng họ bừng cháy hừng hực vì họ thấy
được ủi an và họ cảm mến người lữ hành đã đốt lên ngọn lửa hy
vọng trong cõi lòng họ đang tê tái, tan nát, ê chề... Con đường vẫn
còn xa tít mù khơi, chiều dần buông xuống, hai môn đệ cố nài người
khách vào quán trọ bên đường Em-mau với họ để nghỉ ngơi, dùng bữa
và lại tiếp tục cuộc hành trình về quê. Vị lữ hành giả bộ cứ đi
và trước thịnh tình của hai môn đệ, Người đã vào quán trọ dùng bữa
tối với họ, chính giờ phút ngồi vào bàn họ vẫn chưa nhận ra Chúa Giê-su
Phục Sinh. Hai môn đệ chỉ nhận ra Ðức Giê-su khi: "...Người cầm lấy
bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ" ( Lc 24, 30 ).
Và Lu-ca nói, khi mắt họ
mở ra nhận ra chúa Giê-su, Người lại biến mất ( Lc 24, 31 ). Lời ca du
dương, trầm bổng, có lúc cho ta có cảm tưởng cao vút trời mây của
bài ca: "Tất cả mọi nẻo đường" của Soeur Sourire đã chỉ ra rằng
nhận ra Chúa trên mọi nẻo đường của đời sống là lúc ta đạt được
Nước Trời như hai môn đệ trên đường Em-mau đã hạnh phúc, hết âu lo
và lấy lại sự bình an tâm hồn khi mắt họ mở ra thấy được Chúa Phục
Sinh.
II.
CHÚA PHỤC SINH ÐANG ÐỒNG HÀNH VỚI TA TRÊN MỌI NẺO ÐƯỜNG:
Oscar Wilde có viết một câu đầy thú vị: "Xuyên
qua một trái tim bị dập nát, Chúa Ki-tô có thể bước vào". Trên
cuộc hành trình đức tin, trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều lần và
rất nhiều lần chúng ta cũng có cái nhìn, suy nghĩ bi quan, yếm thế như
hai môn đệ trên đường Em-mau. Khi gặp chông gai, thử thách, khó khăn,
chúng ta dễ nản chán, có khi chán nản, thất vọng. Ðức Tin của ta
còn non yếu hay ta chưa đủ đức tin để tin nhận Chúa Giê-su sẽ giúp ta
giải quyết những khó khăn, khúc mắc, những ngõ cụt của đời ta.
Chúa Phục Sinh vẫn luôn đồng hành với ta trên mọi nẻo đường, ta tìm
Ngài sẽ gặp được Ngà: "...Mỗi lần ta làm một việc nào tốt cho
một người bé nhỏ là ta đã làm cho Chúa" ( Mt 25, 31 - 46 ) hay ta
nhân danh Chúa mà cầu nguyện, mà hoạt động thì chính Chúa sẽ hoạt
động trong ta.
Phê-rô đã cảm nghiệm
Chúa tha thứ và hiện diện với ông làm sao khi ông nhìn vào Chúa và
Chúa quay nhìn ông trong đêm Ðức Giê-su bị bắt. Và kinh nghiệm của
Phao-lô trên đường Ða-mát đã chứng minh ông đã gặp Chúa như thế nào
và ông đã đối diện với Chúa làm sao ? Các Tông Ðồ khác cũng có
những cảm nghiệm như thế khi đối diện với Ðấng Phục Sinh, khi họ
được Chúa Thánh Thần khai mở trí cho họ. Gio-an đã thấy Chúa Phục
Sinh khi Người đi trên mặt hồ và Phê-rô đã nhảy tõm xuống nước khi
nghe Gio-an nói: "Chúa đó ".
Vâng, các Thánh là những người đã gặp
được Chúa vì họ dám tin và dám liều mình để tin. Thánh Phan-xi-cô
Khó Khăn đã nhận ra Chúa trong sự khó nghèo và Ngài đã thực hiện
sự nghèo khó ấy qua cuộc sống, qua Dòng Tu Ngài để lại cho Giáo
Hội, cho thế giới. Thánh An-phong, Thánh I-nha-xi-ô thành Loyola và
nhiều Thánh khác đã minh chứng hùng hồn rằng họ đã gặp Chúa và để
lại cho các sĩ tử trong Dòng của các mình để giới thiệu Chúa Phục
Sinh cho người khác.
Mẹ Tê-rê-xa thành Calcutta đã nói: "Hãy
làm một cái gì tốt, cái gì đẹp cho Chúa..." Cái tốt, cái đẹp
trong việc phục vụ người nghèo, người neo đơn, người hấp hối, cứu
thoát các trẻ nhỏ trong bụng mẹ là những cử chỉ, những hành động
đầy tình thương, đầy ấn tượng, Mẹ Tê-rê-xa Calcutta và các Nữ Tu
Thừa Sai Bác ái của Mẹ đã làm vì Mẹ tin tưởng các hành động, các
việc làm bác ái ấy là đang làm cho Chúa Phục Sinh.
Chúa Phục Sinh đã giải thích Thánh Kinh và
thông hiệp bữa ăn với hai môn đệ trên đường Em-mau, Chúa Phục Sinh
vẫn tiếp tục làm cho chúng ta những điều đó, Người đang đồng hành
với ta trên mọi nẻo đường. Người hiện diện trong các giờ kinh
nguyện, trong các giờ Phụng Vụ đọc Lời Chúa. Cộng đoàn Ki-tô hữu
tiên khởi mà Sách Tông Ðồ Công Vụ thuật lại là bằng chứng hùng
hồn nói lên sự hiện diện của chúa ( Cv 2, 42 - 46 và 4, 32 - 34 ).
Chúa hiện diện trong Thánh Lễ đầu tiên sau khi Ngài sống lại với hai
môn đệ ( Lc 24, 30 ). Chúa vẫn tiếp tục hiện diện với nhân loại qua
mọi Thánh Lễ mà các Linh Mục cử hành hàng giây, hàng phút, hàng
giờ trên thế giới này.
Chúa sống lại vẫn đang đồng hành với nhân
loại trên mọi ngả đường, trên vạn nẻo đường, Người sẽ biến đổi
tâm trí và cõi lòng con người như đã biến đổi hai môn đệ xưa nhận ra
Ngài. Liệu đã nhiều lần Chúa Phục Sinh đồng hành với ta, ta đã nhận
ra Người hay chưa ? Ta đã đi với nhiều người trên đường, trong cuộc
sống, họ là hiện thân của Chúa Phục Sinh, có lẽ rất nhiều lần ta
đã không nhận ra Chúa sống lại đang ở trong họ ( Mt 25, 31 - 46 ).
Xuyên qua một con tim tan nát, dầy vò, chán nản, thất vọng, Chúa
Phục Sinh sẽ biến đổi nó để Người ngự trị. Chúa Phục Sinh sẽ ở với
ta, sẽ đồng hành với ta trên mọi ngõ ngách, trên mọi nẻo đường của
cuộc đời, Ngài luôn hiện diện trong Lời của Ngài và trong Bí Tích Thánh
Thể.
Hãy đọc kỹ lời này của Mẹ Tê-rê-xa
thành Calcutta: "Hoa trái của lòng tin là tình yêu. Hoa trái của
tình yêu là phục vụ. Hoa trái của phục vụ là bình an". Có bình an
trong tâm hồn và thể xác, ta mới nhận ra được sự có mặt của Chúa
vì Chúa là Tình Yêu và Bình An.
SUY NIỆM 3:
ÐỨC
GIÊ-SU ÐỒNG HÀNH
TAM NHÂN ÐỒNG HÀNH TẤT HỮU NGÃ SƯ YÊN
Ở đây người thày đó chính là Thày Chí Thánh
của chúng ta. Còn hai người kia là ai ? Ta hãy nghe Lu-ca thuật chuyện.
Cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm
môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem chừng
mười một cây số ( c. 13 ). Hôm ấy là Chủ Nhật Phục Sinh. Có hai
người trong nhóm môn đệ Ðức Giê-su đi từ Giê-ru-sa-lem về quê là
làng Em-mau. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới
xảy ra ( c. 14 ). Chính Ðức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ
( c. 15 ).
Cựu Ước viết: "Thiên Chúa cùng đi với họ" trong vườn địa đàng. Ðức
Giê-su, "Con Một Thiên Chúa,
Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật", một lần nữa cùng đi với con người. Ở đây
Ngài đi cùng con người đang khi họ thất vọng não nề, lòng tin lung
lay, mộng đẹp tan vỡ. Ngài đi cùng họ trong cuộc hành trình đức tin,
trên con đường lữ thứ trần gian.
Người hỏi họ: "Các anh vừa đi
vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy ?" Họ dừng lại, vẻ
mặt buồn rầu. Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: "Chắc
ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết
những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay." Ðức Giê-su
hỏi: "Chuyện gì vậy ?" ( c. 17 - 19a ). Ðược lời như cởi
tấm lòng, họ được dịp trút hết nỗi phiền muộn âu lo đang đè nặng
tâm tư. Họ thưa: "Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một
ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên
Chúa và toàn dân" ( c. 19b ).
Câu trả lời của Cơ-lê-ô-pát tóm tắt
cuộc đời và sứ mạng của Ðức Ki-tô. Ông kể lể về cuộc thương khó
và cái chết của Ngài: "Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng
ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào
thập giá" ( c. 20 ). Ôngï bày tỏ nỗi thất vọng não nề của các
môn đệ: "Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người
là Ðấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay
là ngày thứ ba rồi" ( c. 21 ).
Ông thuật lại sự việc vừa mới xảy ra buổi
sớm mai còn tươi rói trong tâm trí của mình: "Thật ra, cũng có mấy người đàn bà
trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ
hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy
thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. Vài người trong nhóm
chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính
Người thì họ không thấy" ( c. 22 - 24 ).
Bấy
giờ Ðức Giê-su nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng hiểu gì
cả ! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ ! Nào
Ðấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong
vinh quang của Người sao ? Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các
ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người
trong tất cả Sách Thánh" ( c. 25 - 27 ).
Trước đó, Ðức Giê-su
đã bảo người Do-thái: "Các ông nghiên cứu Kinh Thánh, vì nghĩ rằng
trong đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời. Mà chính Kinh Thánh
lại làm chứng về tôi" ( Ga 5, 39 ). Khi tuyên bố điều ấy, Ngài chỉ
cho ta một phương thế chắc chắn để nhận biết Ngài. Ðức Phao-lô IV
dạy ta rằng ngày nay cũng vậy, việc chuyên cần đọc Sách Thánh và
tôn kính Lời Chúa là một ơn linh hứng rõ rệt của Chúa Thánh Thần. "Các
tiến bộ đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu Kinh Thánh, việc phổ
biến, phát hành Sách Thánh ngày càng gia tăng, và trên hết là gương
mẫu của truyền thống và tác động từ bên trong của Ðức Chúa Thánh
Thần có chiều hướng giúp người Ki-tô hữu thời nay ngày càng sử
dụng nhiều Kinh Thánh như cuốn sách kinh nguyện căn bản và kín múc,
rút ra từ đấy nguồn linh hứng thực sự và các gương mẫu tuyệt vời
vô song" ( Ðức Phao-lô VI, Marialis Cultus, 30 ).
Thấy các môn đệ sa sút,
xuống tinh thần, Ðức Giê-su kiên nhẫn mở lòng trí cho họ hiểu ý
nghĩa các đoạn Kinh Thánh nói về Ðấng Mê-si-a: "Nào Ðấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ
hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao ?" ( c. 26 ). Với lời này,
Ngài gột rửa khỏi tâm trí các ông hình ảnh về một đấng Mê-si-a
trần tục nặng về tính chính trị và tỏ bày cho các ông thấy sứ mạng
của Ðức Ki-tô là một sứ mạng siêu nhiên: cứu chuộc cả nhân loại.
Kinh Thánh nói tiên tri về
Thiên Chúa quyết ý ban ơn cứu độ cho nhân loại qua cuộc thương khó
và cái chết của Ðấng Mê-si-a. Thập Giá không phải là thất bại, mà
là thắng lợi vĩ đại nhất, thắng lợi của sự sống trên sự chết, của
ân sủng trên tội lỗi, tình yêu chiến thắng hận thù, ánh sáng chiếu
soi trên bóng đêm u tối. Mác-cô thuật cho chúng ta vào chiều thứ
sáu Tuần Thánh trên đồi Can-vê,
"bóng tối bao phủ khắp mặt đất" ( Mc 15, 33 ) nhưng vào buổi sáng Phục Sinh "mặt trời hé mọc" ( Mc 16, 2 ).
Phao-lô quả quyết rằng
thập giá chính là con đường Thiên Chúa đã chọn cho Ðức Ki-tô qua đó
chiến thắng tội lỗi và sự chết:
"Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người
Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Ðấng
Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể
chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được
Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Ðấng ấy chính là Ðức
Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa" ( 1 Cr 1, 22 - 24 ).
Vinh quang Phục Sinh gắn
liền với cây Thập Giá như hai mặt của cùng một tấm huy chương. Ðúng
như Chúa đã nói với hai môn đệ thành Em-mau: "Ðức Ki-tô phải chịu
khổ hình để bước vào vinh quang của Ngài" ( Lc 24, 26 ).
Cho nên nhà thần học
Burno Forte đã viết một cách chí lý: "Khuôn mặt của Chúa Ki-tô
được tỏ bày cách đầy đủ trong sự nối kết cái chết nhục nhã của
Ngài với sự phục sinh của Ngài: Không có sự phục sinh, cây thập
giá sẽ là sự thú nhận sau cùng của bất lực của con người, nhưng
được rực sáng bởi sự Phục Sinh, cây thập giá đã là Thập Giá của
Con Thiên Chúa, chết thay cho ta và vì ta, vì Ngài liên đới với những
đau khổ của nhân loại. Còn nếu không có thập giá, sự Phục Sinh sẽ
là lời công bố một chiến thắng không có kẻ thù; trái lại, liên
kết với cây thập giá, sự sống lại của Ðấng bị đóng đinh trên Thập
Giá sẽ là lời công bố cuộc chiến thắng của Thiên Chúa trên trái
đất này, trái đất của những kẻ chết và những tên đao phủ. Không
có Phục Sinh, Thập Giá sẽ như mù, không có tương lai, không có hy
vọng; nhưng không có thập giá, phục sinh sẽ rỗng tuếch, không có
quá khứ và không có gốc rễ. Khoa Ki-tô học phải luôn giữ cả hai,
Thập Giá và Phục Sinh, nếu muốn tìm kiếm khuôn mặt của Chúa Giê-su,
mà không làm sai lệch hoặc không bóp mép khuôn mặt đó theo mẫu mực
những chân trời nhân loại". ( The Navarre Bible St Luke, Nhà Xuất
Bản Four Courts Press, Kill Lane, Blackrock, Co. Dublin, Ireland, 1997 )
Có ai hiểu Kinh Thánh cho
bằng Ðức Ki-tô. Và sau Ngài, Hội Thánh được uỷ thác sứ mạng giữ
gìn và giải thích kho tàng Lời Chúa:
"Mọi điều liên hệ đến việc giải thích Kinh Thánh cuối cùng đều phải
tuỳ thuộc vào phán quyết của Hội Thánh vì Hội Thánh được Thiên
Chúa giao cho sứ mạng và chức vụ giữ gìn và giải thích Lời Chúa" ( Vatican II, Dei Verbum, 12
).
GẶP GỞ ÐỨC
KI-TÔ PHỤC SINH, NIỀM VUI VÀ BÌNH AN
Trong cuộc chuyện trò với
Ðức Ki-tô, hai môn đệ đang từ tâm trạng buồn chán, thất vọng chuyển
sang mừng rỡ hân hoan. Họ cảm thấy an vui, phấn khởi, hy vọng trở
lại. "Dọc đường, khi Người
nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã
chẳng bừng cháy lên sao ?" ( c. 32 )
Khi hai môn đệ bắt đầu cuộc hành trình,
lòng các ông lạnh giá, ảo não nặng nề, chua chát. Họ đã chắc mẫm hai
năm rõ mười rằng Ðức Giê-su là Ðấng Mê-si-a mà lòng họ mong đợi.
Thế nhưng cái chết của Ngài đã dập tan mọi hy vọng nhen nhúm. Một
Ðấng Mê-si-a chịu khổ hình thập giá nhục nhã ! Thật chẳng tài nào
xảy ra sự kiện đó được ! Chẳng thể tưởng tượng được !
Thế nhưng khi có Ðức Giê-su đồng hành và
soi lòng mở trí cho họ hiểu về Ðấng Thiên Sai chịu đau khổ. Lời Ngài
sáng soi và sưởi ấm cõi lòng u tối và lạnh giá của họ. Khi được
Ngài mạc khải qua việc bẻ bánh, họ được biến đổi. Họ được biến
đổi sâu xa đến nỗi ngay lập tức họ quày quả hăm hở trở về chính
nơi họ vừa mới bỏ mà ra đi. Dù trời nhá nhem chạng vạng, lòng họ
sáng. Dù đôi chân nặng nề vì cuộc hành trình mới trải qua, tâm hồn
họ nhẹ nhõm lâng lâng.
Ðiều gì đã thực sự xảy ra ? Ðức Giê-su đã
mở trí cho họ. Hẳn nhiên rồi ! Nhưng còn hơn thế nữa: Ngài đốt lửa
trong lòng họ khiến tim họ bừng cháy. Thánh Âu-tinh mách ta một bí
quyết để gặp Chúa: "Nếu bạn muốn có sự sống, hãy làm điều các
môn đệ đã làm. Họ ban tặng Ngài lòng hiếu khách. Chúa làm như thể
cương quyết tiếp tục cuộc hành trình nhưng họ cố nài ép, lưu Ngài lại.
Kết thúc cuộc hành trình của mình, họ nói với Ngài: "Mời ông ở lại
với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn". Chúa tự mạc
khải qua việc bẻ bánh. Lòng hiếu khách đã phục hồi điều mà sự
thiếu lòng tin đã lấy đi. Vậy, nếu bạn muốn nhận ra Ðấng Cứu Thế,
hãy đón nhận người lạ. Hãy tìm kiếm Chúa trong việc chia cơm sẻ
bánh".
Ðức Ki-tô có thể đến với tôi như một
người lạ tôi gặp trên đường đời, cho dù tôi chỉ gặp mỗi một lần.
Lại còn phê bình tôi - mà rất đúng - "Ôi, chẳng hiểu gì cả !
Lòng trí chậm tin !" Ngài còn có thể đến với tôi trong Kinh Thánh
và qua tiệc Thánh Thể khi Linh Mục "bẻ bánh", nghĩa là Ngài đến với
tôi trong Hội Thánh qua Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể.
Sau cùng Ngài có thể đến với tôi khi tôi ân cần tiếp đãi người
khác. Cử chỉ ấy có thể bù đắp cho sự "trì độn, chậm tin" của tôi,
giúp tôi được ơn gặp Chúa.
Gần suốt cuộc đời rong ruổi, bôn ba, suy gẫm lại hoá ra
cái đáng quý, "sự cần duy nhất" của đời tôi là chính Ðấng Phục
Sinh vẫn đồng hành cùng tôi trong cuộc sống. Và rồi khẩn khoản nài
xin: "Mời Ngài ở lại với chúng con, vì trời đã xế chiều,
và ngày sắp tàn".
Xin được kết thúc bằng lời cầu nguyện của Cha Pi-ô:
"Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì con cần
có Chúa hiện diện để con khỏi quên Chúa. Chúa thấy con dễ bỏ Chúa
chừng nào.
Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì con yếu
đuối, con cần Chúa đỡ nâng để con khỏi ngã quỵ. Không có Chúa, con
đâu còn nồng nhiệt hăng say.
Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì trời đã
xế chiều, và ngày sắp tàn, cuộc đời qua đi, vĩnh cửu gần đến. Con
cần thêm sức mạnh để khỏi dừng lại dọc đường.
Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì con cần
Chúa trong đêm tối cuộc đời. Con không dám xin những ơn siêu phàm,
chỉ xin ơn được Ngài hiện diện.
Xin ở lại với con, lạy Chúa, vì con chỉ tìm
Chúa, yêu Chúa và không đòi phần thưởng nào khác ngoài việc được
yêu Chúa hơn. "
Lm.
ÐAN QUANG TÂM
CẢM NHẬN:
Các sử liệu cho biết rằng, ngoài việc mừng Chúa Nhật Phục
Sinh, thì người Ki-tô hữu vẫn tiếp tục mừng Mùa Phục Sinh từ ngay
đầu thế kỷ thứ ba. Mùa này trở thành mùa dài nhất trong giáo hội
và lâu 50 ngày, từ Chúa Nhật Phục Sinh cho đến Chúa Nhật Hiện Xuống.
Ðây không phải là mùa để làm việc đền tội. Không được phép ăn
chay và quỳ gối. Mùa này là để vui mừng vì những điều tốt lành của
Chúa.
Vì sao mùa Phục Sinh
lại dài đến như vậy ? Vì người Ki-tô hữu tin rằng biến cố Phục Sinh
thì quá lớn lao vào quá trọng đại nên không thể mừng trong một ngày
duy nhất, thậm chí trong vòng một tuần lễ mà thôi. Vì sao lại 50
ngày, chứ không phải 10 hoặc 20 ? Vì trong truyền thống Do-thái đã có
sẵn một ngày lễ gọi là Ngũ Tuần ( lễ mừng Mùa Gặt ) được cử hành
50 ngày sau lễ Vượt Qua. Khi lễ Ngũ Tuần trở thành một ngày lễ mà
Ki-tô giáo mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống, thi các Ki-tô hữu đã
biến giai đoạn giữa lễ Vượt Qua và lễ Ngũ Tuần thành Mùa Phục Sinh.
Các thượng tế và
Pha-ri-sêu nói với Phi-la-tô: "Xin ngài truyền canh mộ kỹ càng cho
đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắn đến lấy trộm hắn đi, rồi phao với
dân là hắn đã từ cõi chết trỗi dậy. Và như thế, chuyện bịp cuối
cùng này sẽ còn tệ hại hơn chuyện trước." ( Mt 27, 67 )
Ðâu là chuyện bịp đầu tiên, nghĩa là sự gian dối đầu tiên
? Những nhà lãnh đạo Do-thái, ngay từ đầu, đã nghĩ rằng Ðức Giê-su là
một tiên tri giả. Do đó, sự nổi danh của kẻ lừa đảo này là sự gian
dối đầu tiên. Trong phần trước của Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, các
ký lục và Pha-ri-sêu yêu cầu Ðức Giê-su đưa ra một dấu chỉ. Ngài
trả lời rằng họ chẳng được nhìn thấy dấu chỉ nào ngoài dấu chỉ của
Giô-na: Cũng như Giô-na ở trong lòng cá voi ba ngày ba đêm, thì Con
Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm.
Khi chiến đấu với Ðức Tin, chúng ta đứng trước ngã ba
đường:
Một là cố gắng tìm ra bằng chứng. Ðiều khó khăn là dường
như không bao giờ ta có đủ bằng chứng bởi vì rốt cục Thiên Chúa quá
vĩ đại nên không thể vừa tầm với trí óc chúng ta.
Hai là chọn con đường đã được mở ra cho
ta đón nhận món quà tình yêu. Ðức Tin là một điều có thực, một
điều mà ta có thể cảm nghiệm, và Thiên Chúa ban cho mỗi người như
một quà tặng. Chúng ta không thể chứng minh được tình yêu của một ai
khác dành cho mình. Nhưng chúng ta có thể trả lời: "Khi một ai đó
yêu thương tôi, thì tôi có thể nhìn thấy dấu chỉ của tình yêu của
họ". Thế thì dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc đời của
tôi là gì ?
Xin hãy dành một chốc lát thinh lặng với Chúa và suy nghĩ
xem...
CÂU TRUYỆN:
Jeremy sinh ra
với một thân hình co quắp, chậm phát triển trí tuệ kèm với một căn
bệnh mãn tính đang giết dần giết mòn sự sống non trẻ của em. Tuy
thế, cha mẹ em cũng cố gắng tạo cho em một cuộc sống thật bình
thường bằng cách gởi em đến học trường tiểu học St. Theresa.
Tuy đã 12 tuổi, Jeremy vẫn còn học ở lớp
hai, và có vẻ không có khả năng học tập. Cô giáo Doris Miller
thường căng thẳng vì em. Em loay hoay trên ghế ngồi, mũi dãi chảy ra
và lầm bầm không rõ tiếng. Thỉnh thoảng em nói lên được một câu rõ
ràng minh bạch, cứ như là một tia sáng bỗng rọi vào bóng tối của
đầu óc em... Cô giáo cố hết sức để không quan tâm đến tiếng ồn và
cái nhìn ngây dại của Jeremy. Nhưng một hôm em khập khiễng lê chân đi
lên bàn cô. Em nói đủ lớn tiếng cho cả lớp nghe: "Thưa cô Miller,
em thương cô". Những em khác cười khúc khích, còn cô Doris thì
ngượng đỏ mặt. Cô lắp bắp: "Ờ... Ờ... Tốt lắm Jeremy. Bây giờ em
về chỗ nhé !"
Mùa xuân đến, và các em học sinh phấn khởi
nói về Phục Sinh. Cô Doris kể cho các em nghe chuyện Chúa Giê-su, và
để nhấn mạnh đến cuộc sống mới đang nảy sinh, cô đưa cho mỗi em một
quả trứng lớn bằng nhựa. Cô bảo: "Này, cô muốn các em đem về và
ngày mai đem trở lại sau khi đã đặt vào đó một cái gì nói lên sự
sống mới. Các em hiểu không ?" "Thưa cô, hiểu !" Tất cả mọi em
đều hăng hái trả lời như thế, ngoại trừ Jeremy. Em chỉ trầm ngâm
lắng nghe; mắt em không hề rời mặt cô. Thậm chí em cũng không lầm
bầm như mọi khi. Không biết em có hiểu những điều cô nói về Chúa
Giê-su không ? Không biết em có hiểu lời cô dặn dò không ?
Sáng hôm sau, 19 em học sinh đến trường, cười
cười nói nói khi đặt trứng vào một giỏ mây trên bàn cô Miller. Sau
môn toán là đến lúc mở các quả trứng. Trong quả thứ nhất, cô Doris
thấy một đóa hoa. Cô bảo: "Vâng phải rồi, hoa là dấu hiệu của
sự sống mới. Khi cây đâm chồi ra khỏi đất thì ta biết rằng mùa xuân
đã đến." Một bé gái ở hàng đầu đưa tay lên nói to: "Trứng
của em đấy, thưa cô !". Quả kế tiếp chứa đựng một con bướm bằng
nhựa, giống như thật. Cô Doris đưa lên. "Tất cả chúng ta biết rằng
sâu biến thành một con bướm đẹp. Vâng, đây cũng là một sự sống
mới." Cậu bé Judy hãnh diện mỉm cười và nói: "Thưa cô, trứng
đó là của em !"
Cô Doris lại mở quả trứng thứ ba. Cô chưng hửng. Quả trứng
rỗng tuếch ! Chắc chắn là trứng của Jeremy - cô nghĩ thế - dĩ nhiên
rồi, vì nó không hiểu lời dặn dò của cô. Bởi không muốn làm cho em
lúng túng nên cô bình thản để quả trứng qua một bên và cầm lên
một quả khác. Bỗng dưng Jeremy nói rõ: "Thưa cô, cô không nói gì
về cái trứng của em sao ?" Cô bối rối trả lời: "Nhưng Jeremy
này, trứng của em trống rỗng mà !" Nó nhìn sâu vào mắt cô và
khẽ nói: "Vâng, nhưng mộ Chúa Giê-su cũng rỗng mà !"
Thời gian như dừng lại. Khi có thể mở miệng
lại được, cô Doris hỏi em: "Em biết vì sao mộ lại trống không ?" Jeremy
hô lên: "Thưa cô biết ! Chúa Giê-su bị giết và được đặt vào đó.
Rồi Cha của Chúa cho Chúa sống lại !" Chuông ra chơi chợt reo vang.
Khi các em bé ùa chạy ra sân, thì cô Doris khóc. Sự lạnh nhạt trong
lòng cô đã hoàn toàn tan biến mất rồi.
Ba tháng sau, Jeremy chết. Những người đến nhà xác viếng thăm
em đều ngạc nhiên khi nhìn thấy có 19 quả trứng đặt trên chiếc mũ
của em... và tất cả các trứng ấy đều rỗng.
Trong Gospelnet số 56, chúng tôi
đã đăng tải một bài viết của Sr. Nguyễn Thị Chung về chuyến đi của
các bạn trẻ ca đoàn Xóm 7 - 8 Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Sài-gòn cùng với một số anh chị em ngành Y lên thăm đồng bào dân
tộc vùng Tây Nguyên tại điểm truyền giáo Pleichuet của DCCT trong
Tuần Thánh vừa qua. Chúng tôi lại mới nhận thêm một bài chia sẻ
của chính các bạn thành viên trong Ðoàn...
Là một ca đoàn, "nghề
chính" của chúng tôi là ca hát, nhưng chung quanh còn biết bao người
kém may mắn, luôn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, chúng tôi
không thể chỉ đến với họ bằng lời ca tiếng hát, mà còn phải biết
chìa bàn tay thân ái và quảng đại để chia sẻ với họ. Vì vậy mỗi
chuyến đi vui chơi nghỉ mát của ca đoàn, luôn được gắn kèm với một
công tác xã hội, vào những dịp như: Mùa Chay, Mùa Vọng, Tết Trung
Thu, Lẽ Bổn Mạng ca đoàn... với ước nguyện niềm vui khi chia đi thì sẽ
được nhân lên.
Chính vì đây là "nghề phụ", chúng tôi không có sẵn quỹ xã
hội, có khi muốn đi nhưng không có tiền, phải "ăn theo" một nhóm
công tác xã hội khác, cùng tháp tùng với họ và đóng góp phần cắt
tóc, cắt móng, sinh họat, phát thuốc, xức thuốc v.v..., và có khi
được mùa bội thu, nhờ lời cầu bầu của Thánh Giu-se, Thiên Chúa đã
lo liệu để có những ân nhân mở rộng hầu bao, có đủ kinh phí là
chúng tôi khăn gói lên đường.
Mùa Chay năm nay,
thay vì đi nghỉ hè tại Mũi Né như dự định, chúng tôi được đặc ân
Chúa gọi đến với anh em dân tộc tại Pleiku, một địa danh mà chúng
tôi chưa một lần đặt chân đến, chỉ nghe nói như là một tỉnh vùng Tây
Nguyên, thuộc Giáo Phận Kontum, nơi được phong là nghèo nhất với các
tín hữu người dân tộc nghèo nhất.
Chuyện tổ chức sinh hoạt hội
chợ và khám bệnh nhổ răng thật ra không cần chuẩn bị nhiều lắm,
nhưng lo nhất vẫn là chuyện tiền nong. Ðã vậy, vào giờ chót một số
ân nhân lại không thể đi được hoặc đã nhận giúp tiền lại đột ngột
rút lại lời hứa, có lẽ để chuyển cho nơi khác. Ðặc biệt là nhóm y
tế, những thứ thuốc cơ bản cần thiết thì lại không đủ tiền để mua.
Chị Bình bèn nguyện xin Thánh Cả Giu-se đúng vào ngày lễ 19.3, không
ngờ Chúa thương, có những ân nhân quyết định mở rộng hầu bao cho gấp
3 lầnbình thường... Ðúng là Chúa muốn thử lòng tin cậy của ta !
Ðoàn chúng tôi gồm: 2 bác sĩ, 6 nha sĩ, 1
dược sĩ, 1 Soeur, 2 Việt kiều vừa đặt chân về Sài-gòn, ca viên của
ca đoàn xóm 7 - 8 thuộc Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp và một số anh
chị em thiện nguyện, trong đó có cả anh em đạo Phật, tổng cộng 43
người, cùng với 1.150 kg gạo, 30 thùng mì gói, 16 bao quần áo, dược
phẩm, đường, sữa... và đồø gia dụng dùng làm phần thưởng cho các
gian hàng hội chợ.
Xe khởi hành lúc 20 giờ ngày 22.3.2002, bắt đầu
đến quốc lộ 13, Sr. Chung đã hướng dẫn đoàn cầu nguyện và đọc một
chuỗi Mai Khôi, phó dâng cho Mẹ chuyến đi và mỗi người trong đoàn.
Một số anh chị em bị "sốc", khi ngỡ răng đường đi khoảng 300 km, rằng: "...em Pleiku má đỏ môi
hồng, ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông..." thì sẽ thơ mộng lắm, Chúa ơi, đường thì hẹp,
lại ngoằn ngoèo, bụi đỏ mịt mù, đường dài những 547 km, chiếc xe cũ
ì ạch leo dốc, lại thêm đi lạc đường mất hơn 1 tiếng đồng hồ ( bác
tài chưa 1 lần đi tuyến này ), một số anh chị em không chịu nổi nhồi
xóc đã ói cả mật xanh mật vàng. Dự kiến 6, 7 giờ sáng ngày 23.3
đến nơi, nhưng mãi 9 giờ 30 mới được gặp mặt Cha Tài va Thầy Phó Tế
Thịnh DCCT, ai cũng mệt nhừ tử.
Thế mà đến nơi thấy bà con đàn ông, đàn bà
địu con, và con nít đứng chờ tràn đầy sân, dưới những tán lá che bớt
cái nóng gay gắt của Tây nguyên, đó đây vang lên những tiếng ho xù
xụ, khò khè. Tuy rất đông nhưng họ rất nghiêm túc, không xô bồ chen
lấn. Chúng tôi quên hết mệt mỏi và đói bụng ( vì chưa kịp ăn sáng
), nhanh chóng triển khai công tác, ai vào vị
trí nấy, nhóm thì viết toa đăng ký, nhóm đo huyết áp, nhóm khám
bệnh, nhóm phát thuốc, nhóm nhổ răng, nhóm cắt tóc, cắt móng (
nhóm nào cùng phải tăng cường thêm anh em địa phương để làm thông
dịch viên ), nhóm hậu cần và cả một nhóm kết lá dừa, do một ca
viên đã đem theo một cây dừa non từ Sài-gòn, để chuẩn bị cho ngày
hôm sau là Chúa Nhật Lễ Lá.
Các nhóm làm việc liên tục đến 18 giờ 30,
khám bệnh phát thuốc và nhổ răng cho khoảng 600 người và rất đông
cắt tóc, cắt móng... Mọi người được "bồi dưỡng" tại chỗ một tô mì
gói thay cho bữa ăn sáng, buổi trưa thay phiên nhau đi ăn cơm và tắm
rửa, buổi tối cả đoàn mới được cùng quây quần ăn cơm. Thật bất
ngờ, khi đêm xuống, nào là cồng chiêng, nào là rượu cần, nào là
thịt rừng nướng, từ trong "bóng đêm" huyền bí của núi rừng, anh em
dân tộc đem đến với chúng tôi. Giữa màn sương đêm se lạnh, dưới ánh
sáng lù mù của mấy bóng đèn điện, tiếng cồng chiêng trổi lên, cả
đoàn như bị một sức hút mãnh liệt cuốn theo giai điệu và âm hưởng
của núi rừng để hòa nhập, cùng nhẩy múa, ca hát và vui cười với
họ, để rồi 22 giờ chia tay, cổ họng ai cũng gần như bị tắt tiếng.
Về nhà nghỉ, tuy mệt nhiều, Sr. Chung vẫn kêu mời chúng tôi
đọc một chuỗi Mai Khôi, mỗi chục kinh hát một bài kính Ðức Mẹ. Dù
vậy, đâu đã chịu đi ngủ, ai nấy vẫn còn đủ sức để nói chuyện vui
cười râm ran một hồi lâu nữa, đêùn 24 giờ mới chịu đi ngủ. Chợp mắt
chưa được bao nhiêu, 5 giờ sáng mọi người đã phải thức dậy để chuẩn
bị tham dự Thánh Lễ lúc 6 giờ. Ðây là Một Chúa Nhật Lễ Lá vô cùng
xúc động, sốt sắng và long trọng mà có lẽ cả đời người chúng tôi
mới có được cơ hội hiếm hoi như thế này, cả anh em đạo Phật cũng
cùng cảm xúc như vậy. Cả đến những anh chị đạo Phật cũng thừa nhận
rằng Thánh Lễ hết sức trang nghiêm, long trọng và chân thành tự đáy
lòng, nhất là buổi kiệu Lá quanh khuôn viên Nhà Thờ. Cha Tài và
thầy Thịnh phải dùng cả tiếng Việt lẫn tiếng J’rai để mọi người
cùng hiểu. Tiếc là chúng tôi đã không hiểu được phần Lời Nguyện
Giáo Dân vì học tự phát bằng tiếng dân tộc, chắc là sâu xa thấm
thía lắm, chứ không cứng ngắc và hình thức như trong Lễ của người
Kinh thành phố chúng ta.
Lễ xong, vì thời gian có hạn, chúng tôi chỉ tổ chức được 2
gian hàng hội chợ cho thiếu nhi, do số liệu tiền trạm không chính
xác, có đến 250 em, đông gấp ba lần số được thông báo, và có lẽ
thấy các em thật dễ thương, các anh chị phát quà tại 2 gian hàng đã
thật hào phóng, có em được 2, 3 món quà, một số em chậm chân không
còn quà nữa. Nhìn các em khóc tức tưởi một cách cam chịu ( không như
trẻ em thành phố sẽ khóc dẫy nẩy lên ), chị ca trưởng vội vàng lấy
mì gói của Nhà Thờ ra phát bổ sung...
Trước khi lên xe ra về, chúng tôi quây quần chụyện trò cùng
cha Tài và thầy Thịnh. Cha đã ở đây đã 33 năm, từ khi chưa có Nhà
Thờ, chưa có một con chiên nào cả, còn thầy mới lên gần hai năm.
Trong khi chúng tôi mới ở được có hai ngày, thậm chí trong lúc mệt
mỏi còn lỡ miệng phát biểu rằng: nếu biết xa xôi thế này, sẽ
chẳng dám đi. Thế mới biết các ngài đã hy sinh như thế nào, gầy
dựng từ con số không ở một nơi khó khăn khắc nghiệt, thiếu thốn
mọi bề. Kết quả thấy được là các ngài đã hướng dẫn được cho họ
cả về tâm linh lẫn cách ăn nết ở. Họ đã nhận ra Chúa vẫn luôn ở
cùng họ và họ đã biết được cách tương giao mật thiết thân tình với
Chúa qua lời cầu nguyện thật thà chân thành nhất...
Qua chuyến đi, chúng tôi đã đón nhận được vài điều muốn chia
sẻ với các bạn:
· Còn rất nhiều anh em chúng ta ở vùng sâu vùng xa, nhất là anh
em dân tộc ít người trung kiên nhưng rất nghèo khó và các Linh Mục,
Tu Sĩ đang ngày đêm gian truân dấn thân trong cánh đồng truyên giáo
mênh mông. Tất cả đều rất cần đến sự quan tâm chia sẻ của tất cả
chúng ta.
· Người dân tộc rất đơn sơ, thuần khiết. Ði Lễ, họ không đọc
kinh nhiều, nhưng lại hay trò truyện, cầu nguyện với Chúa, có gì nói
cái đó, không văn hoa cầu kỳ giả tạo. Hầu như toàn bộ họ đều lên
rước Lễ. Chính tâm hồn đơn sơ giúp họ dễ dàng đến với Chúa hơn.
· Các bạn trẻ lập gia đình rất sớm, lại sinh con rất dầy. Công
việc chủ yếu dựa vào nghề nông, nghề rẫy, phụ thuộc hoàn toàn vào
thời tiết bất thường, chính vì vậy mà cứ họ cứ phải ở trong cái
vòng đời luẩn quẩn của đói nghèo hết thế hệ này đến thế hệ khác.
·
Vệ sinh cá nhân của người dân tộc rất
kém, họ sống sơ khai, ít tắm rửa, bệnh phụ nữ rất nhiều nhưng họ
dấu đi hoặc không cho đó là quan trọng...
Chuyến đi về nhanh hơn vì bác tài đã quen đường và đường đổ
dốc, trên xe mọi người lại sốt sắng đọc một chuỗi Mai Khôi đểû cám
ơn Mẹ và Tạ Ơn Thiên Chúa về những ơn riêng cho mỗi người và cho cả
đoàn. Ðến 24 giờ các bạn ở Sài-gòn đã có mặït tại nhà, một số
anh chị ở ngoại thành chắc phải 0 giờ 30 sáng 25.3 mới về tới nhà,
để rồi hôm sau lại tiếp tục những công việc thường ngày. Văng vẳng
bên tai vẫn còn đó lời nói tiễn biệt của cha Tài: "Chúa đã dẫn
các anh chị lên đây chắc chắn là để nói với các anh chị điều gì
đó". Tôi xin mạn phép ghi lại đây để các anh chị suy nghĩ thêm
với tôi xem Chúa đang muốn nói điều gì với mình ?
CAO THỊ BÌNH và MAI KIM ghi lại
những ý kiến đóng góp của anh chị em trong chuyến đi
- Một ân nhân ẩn danh, qua cha Vũ Khởi
Phụng, giúp người nghèo được mổ tim ..................................................... 300 USD
- Một tài xế đường dài ( Việt Nam ), giúp
người nghèo ...................................................................................................... 10 USD
Sr. Tuyết Trinh, Dòng Ða-minh Rosa
Lima, mới gửi về tấm ảnh chụp ngày 1.4.2002 của 5 người ở
tỉnh Ðồng Nai đã được nhận xe lăn, ngồi trước thềm phòng khám
bệnh phát thuốc miễn phí Thái Xuân của Tu Viện Dòng Nữ Ða-minh Thái
Bình. Ðây là loại xe lăn nhập của Trung Quốc, trị giá 1 triệu VND.
Thông tin này đã được đăng trên thông tin Gospelnet số 51.
Ðó là các anh: Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn
Kim Hùng, Trần Mạnh Thu, Trần Văn Triệu, Nguyễn Văn Hiện.
Gospelnet xin chia sẻ và hiệp thông với niềm vui của 5 anh em trong Mùa
Phục Sinh. Xin thay mặt anh em để tỏ lòng biết ơn đến quý độc giả ân
nhân của Gospelnet.
Thầy Vũ Tùng Lân, DCCT, giới thiệu một danh sách 10 em học sinh
nghèo như sau:
01. Em PHẠM THỊ THANH HƯƠNG, 18 tuổi, đang
học lớp 12, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hiện ngụ tại ấp Hưng
Long, xã Hưng Thịnh, tỉnh Ðồng Nai.
02. Em ÐẶNG HỮU THÀNH, 9 tuổi, đang
học lớp 3, cha mẹ làm rẫy rất vất vả, hiện ngụ tại ấp Hưng Long,
xã Hưng Thịnh, tỉnh Ðồng Nai.
03. Em NGUYỄN NGỌC QUẾ TRÂN, 15 tuổi,
đang học lớp 9, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hiện ngụ tại ấp
Hưng Long, xã Hưng Thịnh, tỉnh Ðồng Nai.
04. Em PHẠM THANH TOÀN, 9 tuổi, đang
học lớp 3, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hiện ngụ tại ấp Hưng
Long, xã Hưng Thịnh, tỉnh Ðồng Nai.
05. Em LÊ MINH PHÚC, 10 tuổi, đang học
lớp 4, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hiện ngụ tại ấp Hưng Long,
xã Hưng Thịnh, tỉnh Ðồng Nai.
06. Em LÊ MINH HẠNH, 15 tuổi, đang học
lớp 9, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hiện ngụ tại ấp Hưng Long,
xã Hưng Thịnh, tỉnh Ðồng Nai.
07. Em NGUYỄN NGỌC DIỄM PHƯỠNG, 11
tuổi, đang học lớp 5, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hiện ngụ tại
đội 2, xã Cửa Tùng, xã Cam An Bắc, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
08. Em HOÀNG THỊ HƯƠNG THẢO, 16 tuổi,
đang học lớp 10, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hiện ngụ tại đội
2, xã Cửa Tùng, xã Cam An Bắc, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
09. Em NGUYỄN VŨ HÙNG, 14 tuổi, đang
học lớp 9, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, địa chỉ liên lạc 38 Bis
Lý Thái Tổ, phường 1, quận 10, Sài-gòn.
10. Em PHẠM ÐĂNG KHOA, 9 tuổi, đang
học lớp 3, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, địa chỉ liên lạc 38 Bis
Lý Thái Tổ, phường 1, quận 10, Sài-gòn.
Gospelnet xin trợ giúp trước mắt các em mỗi
tháng 50.000 VND, trong 3 tháng, kể từ tháng 4 đến hết tháng
6.2002, tổng cộng: 50.000 VND x 10 em x 3 tháng = 1.500.000 VND. Rất
mong quý độc giả gần xa nhận bảo trợ lâu dài hơn cho các em.
Ngày 3.4.2002, cha Mai Văn Hiền, DCCT,
trong khi đi giúp ban Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân ở bệnh viện Chợ Rẫy,
đã gặp và chuyển về cho Gospelnet trường hợp chị NGUYỄN THỊ HUỆ,
34 tuổi, ngụ tại Giáo Xứ Vĩnh Bình, Xuân Ninh, có thư xác nhận của
cha Phê-rô Nguyễn Thới Bá phụ trách.
Chị Huệ lâm bệnh nặng cách đây 6 năm và
bị liệt cả hai chân mà không có tiền chạy chữa. Các bác sĩ bệnh
viện Nha Trang chẩn đoán là thần kinh cột sống bị tổn thương trầm
trọng và chị được chuyển về Sài-gòn. Hiện nay gia đình chị Huệ đã
hoàn toàn kiệt quệ, chỉ còn mong được các ân nhân trợ giúp.
Gospelnet đã trích quỹ tạm thời số tiền 500.000 VND, nhờ cha
Hiền mang vào cho chị Huệ trong bệnh viện.
Cha Hiền cũng ghé vào thăm chị Mác-ta
NGUYỄN THỊ LỆ HOA, bị khối u trong não ( Gospelnet số 55 đã thông
tin và đã trợ giúp 1 triệu VND lần một ), chi phí giải phẫu hết 4
triệu rưỡi, gia đình chị không đủ tiền trả hết, và hơn nữa, còn phải
lo thêm chi phí chuyển sang Trung Tâm Ung Bướu để đốt các rễ bướu
tránh bị di căn gây tử vong. Gospelnet đã xin trợ giúp thêm cho chị Hoa
số tiền 1 triệu VND ( lần hai ).
THÔNG TIN VỀ 3 TRƯỜNG HỠP NGHÈO
Ở ÐỒNG NAI
Sr. Lê Thị Hiến, Dòng Nô Tỳ Thánh Thể, giới thiệu 3 trường hợp ngặt nghèo sau
đây:
1. Cụ VŨ THỊ PHIẾN, 80 tuổi, hiện ngụ tại xã Hố Nai
3, huyện Thống Nhất, tỉnh Ðồng Nai. Cụ Phiến ở với một người con gái
đã lớn tuổi, độc thân. Hoàn cảnh quá sức nghèo mà căn chòi ở đã
quá mục nát xiêu vẹo vì mối mọt. Gospelnet xin trợ giúp cho gia đình
cụ 500.000 VND để tạm thời sửa chữa nơi ở.
2. Chị HOÀNG THỊ YẾN, hiện
ngụ tại xã Ðồng Lách, huyện Thống Nhất, tỉnh Ðồng Nai, gần Giáo Xứ
Ðông Kinh. Cha mẹ mất sớm, chị bị bệnh ung thư ngực đã di căn
sang thời kỳ nặng, hằng ngày phải uống thuốc và hằng tháng phải ra
bệnh viện tái khám. Gospelnet xin trợ giúp cho chị 500.000 VND để
lo thuốc men và đi lại.
3. Bà NGUYỄN THỊ LÀNH, 40 tuổi, hiện ngụ
tại xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai, bị khuyết tật
bẩm sinh, teo hai chân, ở với các cháu, gia đình lại quá nghèo.
Gospelnet đã trợ giúp một xe lắc trị giá 1.450.000 VND để
bà có phương tiện đi lại và lo sinh kế thêm cho gia đình.
Cháu HOÀNG ÐÀO XUÂN MAI ( đã thông tin trên Gospelnet số 31 ) đã
được gọi nhập Viện Tim vào ngày 28.3.2002 và được giải phẫu tim
tốt đẹp ngày thứ hai 8.4.2002, đúng vào ngày Lễ Ðức Mẹ Truyền
Tin. Chi phí mổ tim 1.850 USD và truyền máu đều được các Sr.
Quỳnh Giao và Sr. Hà Thanh, Dòng Phan-sinh Thừa Sai Ðức Mẹ giới thiệu
để ưu tiên xét miễn phí do hoàn cảnh gia đình quá nghèo. Các Sr, Lan
và Sr Thảo Dòng Ða-minh Rosa Lima đã giúp đỡ gia đình cháu trong mọi
phần việc đi lại tái khám và liên hệ với bác sĩ Nguyễn Tiến Hào
và cô y tá MK Thanh Dung.
Quỹ trợ giúp Gospelnet dành cho cháu sẽ trích
ra 100 USD để cháu được lo bồi dưỡng sau khi giải phẫu. Phần tiền
quỹ còn lại được chuyển sang cho cháu Hà Lê Mỹ Tiên. Xin tạ ơn Chúa
và tri ân tất cả những ân nhân gần xa đã liên hệ trợ giúp cháu
bằng nhiều cách.
Ngày 23.3.2002, gia đình cháu HÀ LÊ MỸ
TIÊN đã đưa cháu lên Sài-gòn tái khám, ghé qua DCCT chúng tôi
và báo tin: vì quá lo cho con, không thể chờ đợi lâu, cha mẹ cháu đã
đi vay mượn với lãi xuất cao để đóng tiền viện phí xin cho cháu được
mổ sớm. Nhưng sau khi đã đóng 10 triệu VND, hiện tại cháu vẫn phải
chờ tới phiên mới được nhập viện để giải phẫu.
Gospelnet đã trích quỹ
nhờ cha Hồ Quang Tâm, DCCT, chuyển cho gia đình cháu số tiền là 10
triệu VND để thanh toán nợ nần ngay, không để cho tiền lãi sinh
sôi thêm rất lớn. Sắp tới, sau khi cháu được giải phẫu tim, Quỹ trợ
giúp Gospelnet sẽ trích thêm 100 USD để cháu được bồi dưỡng sớm
hồi phục. Phần tiền quỹ còn lại sẽ được tiếp tục chuyển đến các
bệnh nhân mổ tim khác. Xin quý độc giả thêm lời cầu nguyện để cháu
sớm được nhập viện và cuộc giải phẫu sẽ được tốt đẹp như các cháu
Tường Vy, Minh Ngọc và Xuân Mai trước đây.
THÔNG TIN THÊM VỀ EM MAI THẢO BỊ
VIÊM XOANG VÀ BAO TỬ
Trường hợp em Nguyễn Thị Mai
Thảo đã được thông tin Gospelnet số 52, chúng tôi đã trợ giúp cho
em số tiền 500.000 VND. Nay, bác sĩ Bích Ðào ở Pháp đã phối hợp với
dược sĩ Hùng ở Việt Nam để trợ giúp thêm cho em các loại thuốc
trị bệnh bao tử và viêm xoang. Gospelnet đã nhờ thầy Trần Xuân
Sang chuyển đến cho em. Xin thay mặt tất cả để ngỏ lời cám ơn bác sĩ
Bích Ðào và dược sĩ Hùng.
THÔNG TIN VỀ CÁC BỆNH NHÂN Ở TAM
KỲ
Ngày thứ sáu 5.4.2002, Gospelnet
nhận được E-Mail ( kèm theo ảnh chụp các bệnh nhân ) của cha Trần
Ngọc Nhơn, Giáo Xứ Tiên Phước, kể về các trường hợp ngặt nghèo đã
được Gospelnet và ông Peter Cao ( Hoa Kỳ ) trợ giúp trong thời gian qua.
Nguyên văn lá thư ( chữ không có dấu ) như sau:
Kinh tham cha, quy doc gia Gospelnet
va ong Peter Cao, sang nay toi xuong tham anh Tru o Tien Phong va ba Do o benh
vien Tam Ky. Anh Tru co ve tuoi tinh hon o benh vien nhung cung nam cho ngay ve
voi Chua thoi. Moi lan den ong deu xuc dong, nghia la ong biet. Toi cung chi
biet lua loi an ui, thong cam va huong dan ong ket hop dau kho dang chiu voi
Chua Gie-su ma thoi.
Nhat dinh nhung hy sinh dau kho cua ong
se dem lai nhieu on ich cho gia dinh va giao ho, giao xu, giao hoi... Toi giao
tien cho gia dinh, ho rat mung, boi vi ho con thieu no benh vien hon 900.000
dong nua. Ho het long cam on ong va nhac di nhac lai nho toi goi loi cam on ong
Peter Cao.
Con ba Do nay da chuyen qua cham cuu
ben khoa dong y. Net mat ba tuoi tinh hon nhieu. The la ba khong bi liet va
dang tap di. "Hoa vo don chi" doi voi ba vi dua con
gai ba, da co chong vua mo ruot thua nua. Ba rat mung ro vi so tien
ong Peter Cao giup do. Xin cam on ong.
Vai dong thong tin ve anh Tru va ba Do
ma ong da tan tinh cuu giup. Toi se tiep tuc thong tin cho ong ro ve hai benh
nhan nay. Con ong Tuan da xuat vien, dang chua bang dong y tai nha mot nguoi
con gai o Tam Dan. Ong van con dau dau, chong mat, di lai kho khan. Benh do
khoi chet thi tan phe. Tuy the, moi lan gap ong, ong rat mung ro. Gia dinh va
ong goi loi cam on ong Peter Cao.
Con day la truong hop ba Ro o Tien
Hiep, ba bi liet tu nho, nam nay ba 53 tuoi, dang o mot minh, chi con mot nguoi
than duy nhat la nguoi em ho xa co gia dinh o ben canh nha. Ba bi lao phoi, tho
huyet, xuong benh vien Tien Phuoc, benh vien uu tien cap thuoc ve chua tai nha,
khoi xuong benh vien Tam ky.
Ba chi nho ba duoc Rua Toi tu nho
thoi, chua Xung Toi Ruoc Le, Them Suc, vi dieu kien kho khan va vi tan
tat. Truoc day toi rat lung tung, khi ba liet, toi do du ban Bi
Tich Xuc Dau cho ba, boi ba khong biet gi ca. Toi da giup cho ba Xung Toi va
cho ba Ruoc Le xong. Ve mat suc khoe, ba da mot lan chua phoi ma khong dut khoat
nen benh tai phat va tro nen nang hon. Ly do duy nhat la thieu hieu biet
va co le dung hon la qua ngheo. Toi dang lo cho ba chua benh cho den noi den
chon va an uong cho dang hoang hon trong khi chua benh.
Vai hinh anh cua
ba, xin goi cho Gospelnet, neu duoc, khi co the, xin quy an nhan quan
tam giup do ba. Can nha ba Ro dang o cha so truoc ( cha Vu Van Khoa,
hien la cha so Vinh Dien ) xay cho ba. Co gai nay goi ba bang di ho xa xa, o
ben canh nha ba da lo cho ba moi su, tu dua di benh vien cho cho den di cho,
nau an, giat giu...
Thu da dai. Xin thong bao tat ca cho
quy an nhan Gospelnet duoc tuong. Kinh chao va mot lan nua het long cam on moi
nguoi.
Cha
so Tien Phuoc, Step. TRAN NGOC NHON