CHÚA
NHẬT LỄ LÁ:
Giờ đây chúng ta khai mạc tuần lễ đặc biệt nhất trong năm
Phụng Vụ, tuần cử hành Mầu Nhiệm trọng nhất, do đó đáng đựơc gọi
là Tuần Thánh, với những lễ nghi diễn tả một cách khá cụ thể,
giúp chúng ta như đang tham dự, đang chứng kiến các sự kiện lúc chúng
diễn ra, nhờ đó chúng ta dễ gắn bó, dễ rung động với điều mình cử
hành. Nghi thức đầu tiên của Phụng Vụ hôm nay là làm phép lá và
kiệu lá. Qua nghi thứ này, chúng ta tưởng niệm hôm Ðức Giê-su là
Ðấng Cứu Thế, tiến vào Giê-ru-sa-lem, hình ảnh của thế gian để thực
hiện việc cứu chuộc thế gian.
Khi Ngài tiến vào thành, đám đông chia làm 2 hạng người:
Một hạng hồ hởi tung hô Ngài, đón tiếp Ngài như một hoàng đế theo kiểu Ðông Phương, họ tập
trung đông đảo kẻ trứơc người sau, trải áo trên đường, rắc lá cho
thêm sang trọng và reo hò inh ỏi. Họ tin nhận và tung hô Ngài là
Thiên Sai, là Ðấng Cứu Thế. Ðây là thái độ và phản ứng của quần
chúng, của những kẻ đơn sơ, khó nghèo và chân thành.
Hạng thứ hai thì lạnh lùng, thậm chí căm ghét đối với Ngài. Ðó là hạng giàu sang, hạng
nắm quyền, như tư tế, biệt phái, luật sĩ, họ không niềm nở đón tiếp
đấng Thiên Sai hiền từ khiêm nhu đang cưỡi trên lưng lừa.
Thái độ và biểu hiện của hạng người thứ hai này khiến chúng
ta nghĩ ngay đến thân phận của
Chúa, của Hội Thánh, và của các kẻ tin ở giữa thế gian: mặc
dù Chúa đến để yêu thương và cứu độ, nhưng Giê-ru-sa-lem cũ, tức là
thế gian, luôn đi nghịch và không muốn chấp nhận. Mặc dù Hội Thánh
chỉ hiện hữu để nối tiếp sứ mạng yêu thương và phục vụ của Chúa,
thế gian thường ngờ vực và hiểu lầm Hội Thánh. Mặc dù các Ki-tô
hữu cố gắng sống theo và làm chứng cho các giá trị của Tin Mừng,
nhưng nhiều nơi họ đã từng gặp khó khăn.
Thái độ và biểu hiện của hạng người thứ hai này cũng gợi đến
tội của thế gian: đó là
con người chỉ thường muốn yên ổn trong các quyền lợi và thói quen
của mình, họ dễ ác cảm với những kẻ đến để khuấy động nếp sống
của họ, soi dọi vào các khuyết điểm, đặt vấn đề về nhiều suy nghĩ
hay hành vi cố hữu của họ, nhất là họ không có can đảm từ bỏ
những tiêu cực, không có hứng khởi hướng lên mà chỉ thích hướng tới
những giá trị cao đẹp, mà chỉ thích tiếp tục sống xoàng xĩnh như đang
sống.
Ðiều đáng suy nghĩ là có khi thái độ của Giê-ru-sa-lem cũ, của
thế gian đó lại đã hoặc đang là thái
độ của chính chúng ta: nghĩa là cũng như thế gian, bản thân
chúng ta chẳng nồng nàn gì với Chúa, trái lại đang hững hờ, thậm chí
quên lãng hoặc loại trừ Chúa khỏi cuộc sống của ta nữa. Ðó là
điều ta phải tự hỏi trong cả Tuần Thánh năm nay, cách riêng trong
cuộc kiệu lá giờ đây: Ðức Giê-su đang muốn đi vào đời tôi, đang đến
để cứu chuộc tôi, phía tôi, tôi đang ra đón tiếp Ngài với thái độ
và tâm tình nào ?
I. Chúng ta dễ thắc mắc rằng tại sao ngay sau nghi thức kiệu
lá, tưởng niệm việc Ðức Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem long trọng, Phụng
Vụ lại lập tức cho ta nghe bài Thương Khó ?
Ðó là vì mục đích chính của Tuần Thánh này là tập trung vào
việc chiêm ngắm cuộc Khổ Nạn của Chúa, bởi chính từ cuộc khổ nạn
mà có cuộc Phục Sinh, mà lóe lên sự sáng Phục Sinh.
Lý do thứ hai thứ yếu và gián tiếp hơn liên quan đến lòng dạ
con người: Ở đời biết bao lần đã xảy ra cảnh khen đó rồi chê đó
cũng như vừa mới đó người ta tung hô Chúa, rồi liền ngay đó, người
ta la ó đòi giết chết Chúa.
II. Năm nay Phụng Vụ cho ta nghe bài Thương Khó theo thánh
Mát-thêu. Một trong những nét đặc biệt của bài tường thuật của
thánh Mát-thêu là sự xấu xa, bỉ ổi
của lòng người, của thế gian lộ rõ và đối chọi sâu sắc với sự
vô tội của Ðức Giê-su.
Trước hết, bài Thương Khó bắt đầu với cuộc trao đổi lén lút giữa Giu-đa và các thượng tế,
để ấn định giá bán Ðức Giê-su. Chi tiết này chúng tỏ vụ án Ðức
Giê-su là một âm mưu và một cuộc buôn bán bẩn thỉu, thủ phạm lại
chính là một trong các môn đệ thân tín của Chúa.
Kế đó, bài Thương Khó kể ra hàng loạt hành vi tội lỗi của hàng lãnh đạo Do-thái: Như bản tính
loại trừ Ðức Giê-su bằng mọi giá chỉ vì ghen tỵ sự nổi tiếng của
Ngài. Do đó họ nhắc lại nhưng xuyên tạc, bóp méo hành động, lời
nói của Chúa, nhất là câu Chúa nói về việc phá đền thờ cũ - hoặc
họ chọn lựa, mua chuộc trước một số kẻ đứng ra làm chứng dối -
hoặc xúi dục, ép buộc dân đen la ó, đòi hỏi theo ý họ - thậm chí đe
dọa, gây sức ép với mọi kẻ không cùng ý kiến với mình, kể cả với
quan Phi-la-tô, để ông sợ không dám tha Ðức Giê-su.
Một dạng tội khác của thế gian được gợi đến ở đây là tính hèn nhát, a dua của đám đông: Có
lẽ nhiều lúc, người ta thấy việc mình làm không đúng nhưng bởi sợ
sệt, người ta vẫn làm theo kẻ sai bậy, đó là trường hợp người ta la
ó đòi đóng đinh Ðức Giê-su vào thập giá, hay trường hợp bọn thuộc
hạ của các thượng tế và bọn lính tráng chế nhạo, dỡn cợt, thậm chí
hành hạ Ðức Giê-su, không thương tiếc vùi dập một kẻ yếu thế.
Trong khi đó, bài Thương Khó càng lúc càng làm nổi bật sự vô tội và thánh thiện của Ðức
Giê-su. Ngay từ đầu, Ngài trọn niềm tuân phục thánh ý và
chương trình của Chúa Cha. Tuy quý sự sống và có quyền tránh cuộc
khổ nạn, Ngài vẫn phủ phục và đón nhận chén đắng Chúa Cha trao,
vẫn để cho Giu-đa thực hiện kế hoạch xấu xa của nó. Tuy vô tội, như
Thiên Chúa biết và nói qua giấc mộng của vợ quan Phi-la-tô, Ngài
vẫn mang lấy tội lỗi loài người để họ được cứu độ. Thánh Mát-thêu
nhắc lại nhiều chi tiết để cho thấy Ðức Giê-su chính là Người Tôi Tớ Thống Khổ mà Cựu
Ước từng báo trước: Ngài hiền lành
nhẫn nhục con chiên. Ngài im lặng, như chiên để cho thợ xén lông,
khi đứng trước toà án Do-thái và trước quan Phi-la-tô - khi bị lăng
nhục khinh bỉ.
Vậy, khi nghe bài Thương Khó chúng ta đã
nghĩ gì ?
Có lẽ nhiều lúc chúng ta đã chê bai Giu-đa, đã lên án dân
Do-thái, nhất là hàng lãnh đạo dân ấy. Có lẽ nhiều lúc ta thương
hại Ðức Giê-su, ta ước có thể bảo vệ cho Ngài, biện hộ cho Ngài. Ta
không muốn hành động giống nhóm kẻ thù thời Chúa, ta không chấp nhận
thái độ và tâm địa của họ.
Chớ gì đó không phải là những điều ta nghĩ suông. Xin Chúa
giúp mọi người chúng ta, kể từ Tuần Thánh năm nay và trong đời sống
mình. Ta đừng giống như Giu-đa, được phúc làm môn đệ nghĩa thiết của
Chúa, mà để lòng tin mến của mình ngày một sa sút, đến độ trở thành
kẻ phản nộp Thầy. Ta đừng chiều theo đám đông, cả nể bạn bè xấu,
nhu nhược làm theo những điều sai bậy. Ta đừng trở thành một người
xấu, làm tăng thêm số cho những kẻ coi thường Chúa, dè bỉu những ai
sống đàng hoàng, và thầm mọi người cũng chấp nhận lối sống và
cách nghĩ nhiều khi sai bậy của mình - như hiện tượng đang xảy ra trong
xã hội, trong môi trường của chúng ta hôm nay.
THỨ
NĂM TUẦN THÁNH:
Chiều nay Hội Thánh tưởng niệm bữa Tiệc Ly của Chúa. Trong bữa
Tiệc Ly này, Chúa thực hiện 4 việc:
1. Cùng với dân tộc mình, Ngài nhắc nhớ lại cuộc Vượt Qua
ngày xưa.
2. Rửa chân cho các tông đồ.
3. Lập Phép Thánh Thể.
4. Nghĩ đến cuộc Vượt Qua Mới mà Ngài sắp thực hiện.
Dựa vào những hành vi và những tâm tình Chúa Ðức Giê-su trong
bữa Tiệc Ly này, trước hết, ta nghĩ đến sự độc ác của Pha-ra-ô, vua
Ai-cập: Sau khi Giu-se, con tổ phụ Gia-cóp qua đời mấy trăm năm, các
vua Pha-ra-ô mới, nhận thấy dân Do-thái ngày một đông và mạnh hơn,
đã sợ họ nổi loạn, nên thực hiện ý đồ làm suy yếu họ và tiêu
diệt họ, bằng cách bắt người lớn làm việc cực khổ, hành hạ, đánh
đập họ, nhất là bắt giết mọi trẻ nam sơ sinh của họ, để dần dần
đồng hóa họ. Dân Do-thái rơi vào một tình cảnh vô cùng đen tối thảm
thương, chỉ còn biết khòm lưng khuất phục và ước mơ một cuộc đổi đời
nhiệm lạ. Chính sách hà khắc của Pha-ra-ô phơi bày tâm địa độc ác,
vô nhân mà một cá nhân, hoặc một tập thể có thể có đối với đồng
loại. Tâm địa đó là điều khiến con người xấu ác hơn cả loài vật và
là điều đáng xấu hổ.
Thế nhưng. khi ngồi ăn lần cuối với các tông đồ, Ðức Giê-su
còn nghĩ đến hai chuyện khác quan trọng hơn: Ðó là sự độc ác của vua
Pha-ra-ô là hình ảnh sự thâm độc
của thế gian, và cuộc Vượt Qua ngày xưa là hình ảnh cuộc Vượt Qua mà Ngài sắp thực
hiện.
1. Tuy vua Pha-ra-ô tàn nhẫn, nhưng vua ấy chỉ làm khổ và giết
hại được thân xác con người mà thôi, trong khi tội thế gian có thể
làm hại tâm hồn và cả linh hồn con người. Bởi vì do những quan niệm,
những chủ trương, những tiêu cực của thế gian, của xã hội như ta
thấy ở mọi thời.
Tâm hồn con người có thể trở nên rất hẹp hòi, ích kỷ, chẳng những
với đồng loại mà còn với chính Thiên Chúa. Ðồng thời linh hồn con
ngươi có thể bị hư đi đời đời vị ghì giữ, bị tù hãm về mặt siêu
nhiên: Khi thế gian tìm cách khai trừ Thiên Chúa, tấn công và làm
sụp đổ các giá trị thiêng liêng, tìm cách đưa lối sống và những hấp
dẫn của nó để thay thế và đè bẹp những khuynh hướng thanh cao nơi con
người. Bằng nhiều thứ mật ngọt chết ruồi, đúng là thế gian đã đồng
hóa nhiều linh hồn, đã dụ nhiều linh hồn vào chốn tù đầy và nguy
kịch về măt siêu nhiên, và ở mọi thời, thế gian cho thấy tội thế
gian luôn luôn tung hoành, lan tràn và tác hại mãnh liệt.
2. Ðức Giê-su biết rõ điều đó và tâm trí ngài rạo rực hướng
đến thời điểm Ngài thực hiệc cuộc
Vượt Qua mới, để giải thóat nhân loại khỏi tội thế gian và ảnh
hưởng độc hại của nó. Chính là qua các hành vi, thái độ của mình
trong bữa Tiệc Ly, Ngài bắt đầu thực hiệc cuộc Vượt Qua ấy.
Trước hết, bằng cách đem tinh thần Nước Trời đến chống lại và
tiêu diệt tinh thần thế gian:
Trong khi thế gian tạo ra những con người ích kỷ, độc ác, thì Ngài
chứng tỏ một tâm hồn khiêm
nhường, bỏ mình, hiến thân một
cách đáng ngạc nhiên và quá mọi ngờ tưởng - trong khi con người khép
kín vào mình và chỉ lo đề cao mình thì Ngài thực sự mở rộng tâm hồn
cho Thiên Chúa và cho tha nhân.
Kế đó, Ðức Giê-su thực hiệc cuộc Vượt Qua mới bằng cách nêu
gương khiêm nhường và bỏ mình qua
việc rửa chân cho các tông đồ - cũng như bằng cách ban sức
thiêng qua Bí Tích Thánh Thể, để chúng ta có khả năng nên giống như
Ngài.
Vậy tuy âm thầm diễn ra trong một căn phòng bé nhỏ, bữa Tiệc
Ly của Chúa đã trở thành thời điểm thay đổi kiếp người, đánh dấu
lúc khai trương kỷ nguyên mới, với tinh thần sống đối chọi hẳn với tinh thần thế gian. Như đoàn người
Do-thái trong đất Ai-cập vào thời Pha-ra-ô, chúng ta đang được mời
gọi đi theo Ðức Giê-su là Môisê mới và có mặt trong đoàn người ra
khỏi thế gian, mỗi người chúng
ta có chấp nhận lời mời gọi ấy không, có để cho mình được giải
thóat, bằng cách bắt chước tinh thần sống của Ðức Giê-su và thể
hiện trong đời sống hôm nay của mình những thái độ Ngài chứng tỏ khi
lập Bí Tích Thánh Thể và khi cúi xuống rửa chân cho các tông đồ hay
không ?
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Ngày xưa, cũng vào tối thứ năm như hôm nay, các sự kiện diễn
ra ở Giê-ru-sa-lem theo hai hướng và những người trong cuộc, những
người trải qua các sự kiện ấy, chia ra thành hai bên.
Một bên là các đối thủ
của Chúa: sau khi cấu kết với Giu-đa và bắt được Chúa, họ
khóai trá vì mưu đồ đã thành công, họ ngạo mạn trong uy thế vừa
được củng cố của mình, họ thẳng tay và hùa tập vùi dập một kẻ mà
họ từng coi như cái gai cần phải nhổ, và vào chính hôm nhắc nhớ lại
biến cố Vượt Qua ngày xưa, vào chính hôm toàn dân ý thức tình thương
của Gia-vê và diễm phúc của mình trong tâm tình biết ơn và ca ngợi,
họ lại đang hoàn toàn sống ngược với tư cách của những ngừơi thuộc
dân riêng của Gia-vê: Bởi vì họ đang chà đạp tình Người, xúm lại áp
bức một cá nhân thất thế cô độc. Bởi vì họ đang đề cao cái tôi,
bất chấp phẩm giá của tha nhân cần được tôn trọng và họ điên
cuồng củng cố uy tín, ảnh hưởng quyền lợi của bản thân, không nghĩ
gì đến Thiên Chúa và ý nghĩa sâu sắc của ngày lễ.
Và bên thứ hai là những
tông đồ và môn đệ đang thất vọng và run sợ của Chúa, nhất
là chính Chúa, đấng đối chọi hẳn với các đối thủ của mình. Bởi vì
Chúa đang sống đúng tâm tình của một người thuộc dân được chọn của
Gia-vê: Biết ơn Gia-vê, đem cố gắng và cả mạng sống mình thể hiện
điều Thiên Chúa chờ mong nơi mình. Bởi vì Chúa không ích kỷ mà hoàn
toàn hiến thân. Chính trong đêm này ngày xưa, Chúa quyết định thí thân
vì nhân loại. Chính nơi Bí Tích Thánh Thể, Chúa thiết lập trong đêm
này ngày xưa, Chúa đã ban Mình Máu Chúa cho con người, đi ngược lại
tinh thần kích kỷ, hẹp hòi của thế gian và thay đổi, diệt trừ tinh
thần thế gian ấy.
Giờ đây, quỳ trước mặt Chúa, tất cả chúng con tôn kính Chúa,
biết ơn Chúa và ngợi khen Chúa. Chúng con xin chân thành kết hợp với
những tâm tình quảng đại của Chúa trong đêm Chúa bị bắt và đi vào
cuộc Thương Khó. ( Cộng đoàn đứng, hát bài "Lạy cha, nếu có
thể" )
Lạy Chúa Giê-su,
Trong cuộc khổ nạn của Chúa, tội
của thế gian lộ rõ với nhiều hình thức ghê tởm của nó - Xin
cho Hội Thánh và chúng con vừa được che chở khỏi sự lây nhiễm và
tác hại của nó, vừa trở nên môi trường sống động giữ gìn và phát
huy tinh thần tốt lành thánh thiện của Chúa, để góp phần lành mạnh
hóa và thánh hóa thế gian. Xin cho chúng con gắn bó mất thiết với
Chúa, qua việc hướng lòng về Chúa, có những giờ phút sốt sắng cầu
nguyện và suy niệm lời Chúa, để vừa nhận được sự khôn ngoan và
nhiều ơn thiêng giúp mình thắng vượt ảnh
hưởng của thế gian, vừa ngày càng hiểu biết và thấm nhuần tinh
thần sống của Chúa. ( Hát điệp khúc bài" Thầy yêu chúng
con" và tiểu khúc đầu )
Lạy Chúa Giê-su,
Bí Tích Thánh Thể thực là Bí Tích cao cả và quý báu: vì Bí Tích
này thể hiện mọi mặc khải cao qúy về Chúa, hiện tại hóa sự có
mặt của Chúa giữa nhân loại và là Bí Tích trung tâm trong Ðạo. Chúng
con hết lòng cảm tạ và ngợi khen Chúa vì Bí Tích này. Xin cho mọi
thành phần trong Hội Thánh biết quý chuộng Bí Tích này, năng đến với
Bí Tích này, để gặp gỡ Chúa một cách đích thân tuy mắt phàm không
trông thấy và để tâm hồn luôn được bình an, sáng soi, nâng đỡ - dù
đó là trường hợp của các linh mục dễ phải chạm chán với nhiều cam
go thử thách trong sứ mạng mục tử, hoặc đó là trường hợp các tu sĩ
hay giáo dân đang phải liên lỉ chống chọi với nhiều chi phối và lôi
kéo của tinh thần thế tục. ( Hát tiểu khúc "Này hỡi đoàn
con... và điệp khúc "Thầy yêu chúng con" )
Lạy Chúa Giê-su,
Qua hành vi cúi xuống rửa chân cho các tông đồ và qua lời đoc
trên tấm bánh và chén rượu trong bữa Tiệc Ly, Chúa đã diễn tả sự
tự huỷ và thí thân của mình và để lại tấm gương về tình mến tột
cùng. Xin cho chúng con hằng nhớ mình đã được cứu chuộc bằng sự thí
thân của chính Chúa, mình đã là môn đệ của một vị Thầy yêu mến đến
mức độ tuyệt đối. Xin cho trái tim chúng con đón nhận được tình mến
của Chúa và đời sống, thái độ của chúng con chứng minh cho mọi
người thấy rằng chúng con thuộc về một nền văn minh mới, nền văn
minh của tình mến, và thấy rằng chúng con đang cố gắng vượt lên trên
mọi sự ích kỷ, hẹp hỏi, mọi bất công, thù oán khi cư xử với tha
nhân. ( Hát tiểu khúc "Yêu nhau chính là giới răn..." và
điệp khúc. )
THỨ SÁU TUẦN THÁNH:
Như ta đã biết, cả 4 tác giả sách Tin mừng đều kể lại tỉ mỉ
cuộc Thương Khó của Chúa, nhưng mỗi tác giả nhấn mạnh một số điểm
riêng. Trong bài viết của mình, thánh Gio-an trước hết muốn làm nổi
bật tư cách cao cả của Ðức
Giê-su.
Ngài chính là vị Thượng tế
của đạo mới, cũng như niềm tin của tác giả thư Do-thái mà ta
vừa nghe trong bài đọc I. Thánh Gio-an khéo léo giới thiệu như thế qua
đoạn kể lại sự đối diện giữa Ðức Giê-su
và thượng tế Cai-pha, trong đó tư cách của Ðức Giê-su trổi vượt
hơn và chức thượng tế của đạo cũ tỏ ra không còn giá trị gì nữa.
Rồi qua chi tiết cái áo dài
một đường chỉ, gợi lên hình ảnh cái áo dài của vị thượng tế -
chi tiết Ðức Giê-su không bị đánh
dập ống chân, nhưng bị đâm vào
cạnh sườn, khiến nước và máu
chảy ra, gợi đến lễ tế chiên Vượt Qua ở đền thờ và công bố Ðức
Giê-su là đền thờ Giê-ru-sa-lem mới có nước ban sự sống mới chảy ra
từ bên hông.
Tư cách cao cả thứ hai của Ðức Giê-su, đó là Ngài là Vua. Thánh Gio-an cho thấy
điều đó qua lời giới thiệu của Phi-la-tô "Ðây là vua các
ngươi...", qua việc ông đặt Ngài trên toà đá và không sửa
lại bảng viết trên thập giá ghi: "Giê-su Na-da-rét, vua dân
Do-thái".
Ðồng thời, ở nhiều chỗ trong bài Thương Khó, thánh Gio-an nhấn
mạnh đến vẻ uy nghi lẫm liệt của
Ðức Giê-su. Cụ thể là ở vườn Cây dầu, Ngài vừa phán bọn
lính đã ngã lăn - rồi trước mặt Caipha và ở phủ đường Phi-la-tô:
đâu đâu Ngài cũng cho thấy cái oai của Ngài. Ngài thật là vị Chúa
của hoàn cảnh, chính Ngài rõ biết mọi sự đang và sắp xảy ra, chính
Ngài điều hành mọi việc, chứ không phải Giu-đa hay các đối thủ của
Ngài. Thậm chí Ngài còn mặc khải mình là Thiên Chúa qua nhiều lần
xưng nhận "Chính là Ta"
như Gia-vê vẫn thường mặc khải trong Cựu Ước.
Thế nhưng mặt khác, bài Thương Khó của thánh Gio-an cũng nhấn
mạnh thái độ của Ðức Giê-su là chấp
nhận đi vào cuộc khổ nạn, theo thánh ý Chúa Cha. Ở vườn cây
dầu, Ngài để cho các đối thủ bắt mình, Ngài ra lệnh cho Phê-rô xỏ
gươm vào bao. Ở dinh Phi-la-tô, Ngài nói rõ với quan ấy "Ông không có quyền gì trên Tôi, nếu
từ trên không ban xuống cho". Rõ ràng Ngài không phải là kẻ
thất thế, Ngài dư sức thóat mọi mưu toan của đối thủ, dư sức vô
hiệu hóa mọi sức mạnh của chúng, nhưng Ngài tự nguyện uống chén đắng Cha ban, coi khổ nạn là thánh ý
từ muôn đời của Cha và như một hồng ân Cha ban. Ngài hoàn toàn tự
do và sáng suốt chấp nhận trở nên Người
Tôi Tớ thống khổ như I-sai-a từng báo trước ( Bài đọc I ). Ngài
không dùng quyền năng chống lại con người nhưng để cho họ hành động,
tôn trọng tự do của họ.
Và đến đây, lòng dạ độc
ác của con người, tội của thế gian mới lộ hiện hết mức. Khi được toàn quyền hành động
trước một Ðức Giê-su không kháng cự, hàng lãnh đạo Do-thái mới để
lộ hết lòng dạ thâm độc của mình. Khi Phi-la-tô hỏi " các người tố cáo ông này về tội gì?"
họ đáp lại một cách mơ hồ, không kể ra một tội nào. Ðiều đó nói
lên rằng đầu óc người Do-thái chỉ có một ước muốn là giết Ðức Giê-su. Vậy chính ở sân
phủ đường Phi-la-tô, thế gian đã cho thấy tội của nó có thể đi tới tận mức độ nào, nó có thể vô
ơn, khinh mạn đối với Thiên Chúa đến mức phủ nhận chối từ mọi mặc
khải của Người, và thậm chí khử trừ Người khỏi cõi thế.
Ðạo chúng ta là đạo tôn
thờ Thánh Giá Chúa. Hình ảnh Thánh Giá này luôn nhắc chúng ta
vì tình thương thí thân tự hủy mà Chúa đã biểu lộ vì ta, nhắc cuộc
Thương Khó và sự chết của Chúa là phương thế cứu chuộc ta, mà cũng
luôn buộc ta nhớ đến mức tối đa
của tội thế gian: mức khước từ Chúa, mức giết Chúa. Liệu chúng
ta có dám sống ngược thế gian không, có thực sự thuộc số những kẻ
mến thương Chúa, tôn thờ Chúa và không đóng đinh Chúa không ? Cái hôn giờ đây mỗi người
chúng ta sắp đăīt trên chân Chúa sẽ là gì ? Là cái hôn giả hình,
phản bội của Giu-đa, hay là cái hôn yêu mến, xin lỗi, thề hứa yêu
mến ?
Xin Chúa kéo tất cả chúng ta lên gần Ngài, như lời Ngài phán:
"Một khi Ta được giương cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lại
với Ta".
THỨ BẢY TUẦN THÁNH:
( Phần canh thức chọn 3 bài đọc: St 1, 1 - 2, 2; Xh 24, 15 - 15, 1;
Ed 36, 16 - 28 )
Trong Thánh Kinh, chữ thế gian
có cả nghĩa tốt lẫn nghĩa xấu. Nghĩa
tốt như khi nói về trái
đất và con người do Thiên Chúa dựng nên, với bao nhiêu điều kỳ
diệu, đến nỗi chính Thiên Chúa hài lòng và sung sướng, như bài sách
Sáng thế vừa cho thấy. Nghĩa xấu,
khi thế gian nhuốm sự tội, và tinh thần của thế gian trở nên xấu xa
và hư hỏng.
Lịch Sử Cứu Ðộ từ Cựu Ước đến Tân Ước đã phơi bày biết bao
hình thức xấu xa của tội thế
gian, của tinh thần thế gian.
Trước hết, nó phá hủy vẻ đẹp và sự hài hòa trong công trình
tạo dựng của Thiên Chúa, sự thân nghĩa giữa con người với vạn vật
và với nhau, từ khi hai ông bà nguyên tổ phạm tội bất tuân Thiên
Chúa, như ta đã biết. Rồi tinh thần thế gian là nguồn
sinh ra các cuộc chiến tranh, chém giết, cụ thể là cuộc đàn áp hành
hạ của vua Ai-cập đối với dân Do-thái, mà bài đọc II gợi đến.
Chưa hết, tinh thần thế gian còn làm hư hỏng chính tâm hồn dân
chọn của Thiên Chúa khiến họ sớm quên tình thương của Gia-vê, Ðấng
đã can thiệp để cứu thoát họ khỏi kiếp nguy kịch ở Ai-cập để đưa họ
về Ðất Hứa với cuộc sống ổn định no đủ, và họ sớm coi khinh Gia-vê,
sống ngược với giao ước thánh, đến nỗi bị lưu đầy - rồi ngay trên đất
lưu đầy, thay vì sám hối sửa mình, nhiều người trong họ tiếp tục xúc
phạm thánh danh Thiên Chúa, như đoạn
sách của ngôn sứ Ê-dê-ki-en vừa cho thấy.
Nhất là đến thời Tân Ước, mặc dù Ðức Giê-su đã dùng lời
nói, các phép lạ và thái độ sống, mặc khải mình là đấng Thiên Sai,
là Con Thiên Chúa, thế gian vẫn ngoan cố khước từ, thậm chí còn giết
chết Ngài nữa.
Có thể nói, tội thế gian
đã thực sự đưa kiếp người vào một tình cảnh bi thảm, còn đáng sợ
hơn cảnh khốn đốn trong Ai-cập hoặc trong Ba-bi-lon, hơn cảnh tối tăm
của một đêm đen dày đặc. Tội thế gian ghì giữ con người trong sự vô
vọng, trong cõi chết đời đời, vì là cái chết tâm linh, khác nào
ngôi mộ có tảng đá nặng lấp chặn ngoài cửa. Do tội mà thế gian
gây ra, nhân loại đã đi vào bế tắc và hiểm họa tột cùng. Tự mình,
họ không bao giờ có thể có cơ may thóat khỏi. Chỉ có Thiên Chúa là
đấng độc nhất giải thóat họ được.
Phụng Vụ đêm nay đã công bố cho ta Tin Mừng ấy:
Giữa lúc nhân loại ở vào đêm đen vô vọng, do bị sự tội và
sự chết cầm giữ, Thiên Chúa đã chiến thắng sự chết, đã sai thiên
thần lăn tảng đá lấp cửa mồ ra và ngồi trên nó. Người Phục Sinh
Ðức Giê-su, để Ngài trở thành sự sáng cho nhân loại, thành Môisê
mới dẫn đầu nhân loại. Sự sáng của Ngài ngày càng lan tỏa, củng
với sự sống mới và ơn cứu độ. Ðêm Ngài Phục Sinh là Ðêm đánh dấu
lúc tội thế gian bắt đầu bị chế ngự, lúc Thiên Chúa thống trị và
tinh thần Nước Trời chi phối mọi cõi lòng, đưa nhân loại sang một
khúc quanh và một kỷ nguyên mới.
Ðặc biệt, chúng ta được cứu khỏi đời tối tăm và bước vào
đời sáng tươi này từ khi chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy. Từ hôm đó, chúng ta đã cùng sống
lại với Ðức Ki-tô, đã thề hứa đi theo Ngài. Hôm nay, chúng ta có
còn ý thức diễm phúc lớn lao đó không và có còn bước theo Ngài
không ? Nối tiếp hàng giáo sĩ đã tuyên lại các lời hứa của mình
hôm Lễ Dầu vừa qua, giờ đây tất cả chúng ta cũng lập lại các lời
hứa khi chịu phép Rửa Tội. Trong nơi kín ẩn lòng mình, mỗi người hãy
thành tâm với Chúa và thề nguyền sống tư cách kẻ đã được Chúa cứu
chuộc.
SÁNG CHÚA NHẬT PHỤC
SINH:
Ðối vối người Ki-tô hữu chúng ta, sự Phục Sinh của Ðức Giê-su
là biến cố trung tâm chẳng
những về mặt siêu nhiên, mà còn trong lịch sử nhân loại nói chung, biến cố thay đổi chẳng những số
phận của linh hồn con người mà cả chính đời sống tự nhiên của con
người nữa.
Bởi vì biến cố này xác nhận nhiều sự thật vô cùng căn bản
và lớn lao. Chẳng hạn sự thật Ðức Giê-su Na-da-rét chính là Ðấng
Thiên Sai mà dân Ít-ra-en từng mong đợi. Sự thật Ngài đã được Thiên
Chúa cho sống lại từ cõi chết và đã hiện ra cho các tông đồ, đã
cùng ăn cùng uống vối các ông. Sự thật các lời loan hứa của Thiên
Chúa và nhiều ngôn sứ trong Cựu Ước đã ứng nghiệm. Và do đó đời
người từ đây đã chính thức đi đến một khúc quanh mới, bước sang một
kỷ nguyên mới, hứa hẹn một tương lai tươi sáng.
Với sự Phục Sinh của Ðức Giê-su, lịch sử nhân loại đã sang
một trang mới. Nhân loại vào buồi sáng phuc sinh hân hoan và hạnh
phúc khác nào dân Ít-ra-en xưa vĩnh viễn thóat tay Pha-ra-ô và đang
đặt chân trên miền đất tự do, khác nào đám tù nhân vừa mới mãn
hạn tù và hít thở những làn khí đầu tiên của đời thong dong. Từ nay
thân phận họ đổi khác. Cũng thế, từ nay, nhân loại có Ðức Giê-su
Phục Sinh đồng hành, dắt dìu, bảo vệ - điều được biểu tượng bằng cây nến Phục Sinh cháy sáng giữa
cung thánh suốt Mùa Phục Sinh này. Từ đây, nhân loại được cứu độ
là dân mới của Thiên Chúa, phấn khởi và bình tâm tiến bước về quê
trời.
Ðó thật là Tin mừng vĩ đại mà các tông đồ, những người đầu
tiên được phúc nhận biết, không thể không loan báo. Ðiều này, thánh
Phê-rô đã làm tại Giê-ru-sa-lem, như đoạn sách Công Vụ vừa
kể lại.
Ðó cũng là Tin mừng hoàn toàn thay đổi thái độ và nếp sống
của nhóm người đầu tiên đi theo Chúa như bài Tin mùng cho thấy.
Họ là Ma-ri-a Mác-đa-la từ
đây sống khác thế gian: tức là ra khỏi cảnh tối tăm, đi ra mộ Chúa,
hướng tâm hồn về cuộc Khổ Nạn của Chúa, và khi được cảm nghiệm về
Chúa thì trở thành chứng nhân đi loan báo về Chúa.
Họ là Phê-rô và Gio-an
nhậy cảm về mọi chuyện liên quan đến Thầy mình và mau mắn đến những
nơi có thể gặp Thầy.
Biến cố Phục Sinh đã khai sinh một Dân Mới với
những tâm hồn mới. Tuy thế, không phải biến cố này ngay một sớm
một chiều đã đẩy lui được tinh
thần và nếp sống thế gian. Bên cạnh niềm vui Phục Sinh, một nỗi
lo còn nguyên: Ðó là cõi lòng mỗi cá nhân có thể tiếp tục nghĩ
đến những sự dưới đất - và môi trường chung quanh có thể còn thu
hút người ta đi theo nếp sống thế tục, khiến người ta chưa chống lại
được các đam mê xấu và chưa chết đi với Ðức Ki-tô cho đời sống cũ
được.
Vậy tuy đã được Ðức Ki-tô đưa vào kỷ nguyên vui mừng rồi, mỗi
người chúng ta vẫn còn cần nỗ lực nhiều để bảo vệ cho được diễm
phúc của mình và bắt chước gương sống của các tông đồ đầu tiên tức
là sống ngược lại với thế gian và chiêm ngắm, thể hiện cuộc Khổ
Nạn Chúa trong đời sống, để ngày càng phát huy thái độ mới, nếp
sống mới của kể đã được cứu độ.
CÂU TRUYỆN:
Nhạn
rừng mát lòng hả dạ nói với Chúa Tạo Vật: "Con đến làm
môn đồ của Ngài có được không ?" "Tốt thôi !" -
Chúa Tạo Vật chỉ con hạc đàng xa, nói tiếp: "Con đi rửa chân
cho nó, nó vừa mới đi qua một vũng bùn lầy lội". "Cái gì ?"
Nhạn rừng kinh ngạc kêu lên một tiếng, không thèm để ý, nói tiếp: "Con
là môn đồ của Chúa Tạo Vật, không thể phục vụ người
khác". Chúa Tạo Vật cười nói: "Bé con, nếu con
không phục vụ người khác, thì mọi người làm thế nào mà nhận ra
được con là môn đồ của Ta chứ ?" ( Hạnh Lâm Tử )
Nghi
thức rửa chân chiều Thứ Năm Tuần Thánh thật vô cùng có ý nghĩa:
Phục Vụ. Ðối với người Do-thái cổ, tập tục rửa chân cho khách
trước khi dự tiệc, là biểu lộ sự kính trọng, yêu mến khách... Chúa
Giê-su đã dùng tập tục này để dạy cho các Tông Ðồ một bài học:
Phục Vụ và Yêu Thương. Sau khi rửa chân cho các Tông Ðồ, Chúa Giê-su
đã nói: "Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như
Thầy đã làm cho anh em" ( Ga 13, 15 ).
Phục
Vụ là Yêu Thương, Phục Vụ là quên mình... Nhưng có một
vài mục tử của Chúa đã để cho con chiên phục vụ mình nhiều hơn
là mình phục vụ họ: "Con chiên" phải làm thêm giờ tăng ca,
không thể xưng tội theo ngày đã ấn định, đến xin mục tử của mình cho
xưng tội, liền bị mục tử khóac tay từ chối vì hết giờ hành chánh.
"Con chiên" nhìn thấy vị mục tử của mình xa xa, liền sợ hãi
tránh qua đường khác mà đi, vì sợ mục tử hơn cả sợ... sói dữ.
"Con chiên" đi lạc vào trong các bụi gai, mục tử làm ngơ; "con
chiên" thiếu ăn, mục tử vẫn phậy phây "đi mây về gió"
giữa cảnh nghèo đói của con chiên.
Hình
thức Phục Vụ bên ngoài là bày tỏ yêu thương bên trong của
môn đệ Chúa Giê-su.
Một bé trai tám
tuổi lâm chứng bệnh nguy hiểm. Cả tháng trời em vật lộn với thần
chết. Khi các bác sĩ cho biết cuối cùng em đã thoát khỏi lưỡi hái
tử thần, em và cả gia đình đều mừng rỡ vô cùng.
Thế nhưng không bao lâu sau, đến lượt em gái
của bé trai này lâm phải chứng bệnh y như anh nó. Cả gia đình lại rơi
vào cảnh âu lo. Các bác sĩ cho biết cách duy nhất để cứu sống bé
gái là sử dụng máu của chính cậu bé anh mới có hy vọng khỏi bệnh.
Không thể tránh né vấn đề, người ta phải
hỏi ý kiến bé trai. Thoạt đầu em tỏ ra lo lắng, nhưng trong chốc lát,
em đã cương quyết trả lời: "Vâng,
con sẵn sàng hiến máu cho em con".
Quả thật, nhờ sử dụng máu của cậu bé anh
mới vừa lành bệnh, tiếp cho cô bé em đang mê man, các bác sĩ đã cứu
sống được thêm một sinh mạng. Có điều, bé trai đã làm cho các bác
sĩ ngẩn người ra khi nêu câu hỏi: "Vậy
ra, con vẫn còn sống à ?" Bé cứ tưởng mình sẽ tắt thở ngay sau
khi tiếp máu cho em, và em đã can đảm chấp nhận hy sinh !
Nơi cậu bé 8 tuổi, chúng ta được chiêm ngưỡng
một tình yêu lớn: "Không có
tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì
bạn hữu của mình" ( Ga 15, 13 ). Mặc dầu không chết như em
tưởng, nhưng sự sẵn sàng chết vì tình ruột thịt đã khiến cho tình
thương của em trở nên cao cả...
Trích bài giảng của cha AUGUSTINE, SJ,
25.6.2000
Có một người kia cứ phàn
nàn trách Chúa vì đã gửi đến cho mình một thập giá quá nặng... Chúa
bèn đưa người đó đến một cửa hàng có các thập giá đủ cỡ để người
đó chọn lựa. Người đó hăm hở bước vào cửa hàng và dựng cây thập
giá của mình vào tường. Người đó tự nhủ trong lòng: "Ðây là
chuyện cả đời người, ta phải hết sức cẩn thận". Thế là anh
ta đi rảo khắp hết mọi lối đi của cửa hàng và thử hết cây thập giá
này đến cây thập giá khác. Nhưng không có một cây nào làm anh vừa
lòng. Cây thì quá dài, cây thì quá ngắn. Cây thì quá nhẹ, cây thì
quá nặng... Anh lại tiếp tục tìm kiếm.
Cuối cùng, anh đã tìm được
cây thập giá mà anh cho là ưng ý nhất. Anh mang đến với Chúa và nở
nụ cười mãn nguyện: "Lạy Chúa, đây chính là cây thập giá mà
con hằng tìm kiếm. Con xin vác lấy". Khi anh vừa định hí hửng ra
khỏi cửa hàng, thì Chúa mỉm cười nói với anh: "Ta rất vui mừng
vì con đã chấp nhận cây thập giá. Ðây cũng chính là cây thập giá
mà con đã vác vào hồi nãy và con đã bỏ lại, dựng ở vách tường
của cửa hàng".
Thánh Gio-an Maria Vianney, cha sở họ Ars
bên Pháp, đã nói: "Thập giá là quyển sách cao siêu nhất... Chỉ
có những ai yêu mến, nghiền ngẫm quyển sách này, những người đó
mới thật sự là người thông thái".
Thập giá Chúa Giê-su là quyển
sách cao siêu nhất, bởi vì, đó là dấu chứng cao cả nhất của Tình
Yêu. "Không có tình yêu nào cao quý hơn mối tình của người thí
mạng vì người mình yêu". Từ một khí cụ độc ác đê hèn nhất
của con người đã có thể nghĩ ra để hành hạ người khác, Chúa Giê-su
đã biến nó thành dấu chứng của Tình Yêu: Tình Yêu vâng phục đối
với Chúa Cha và Tình Yêu dâng hiến cho nhân loại...
Suy tôn Thánh Giá Chúa, chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì đã cho
chúng ta được đi vào Mầu Nhiệm Tình Yêu của Chúa. Trong Mầu Nhiệm
ấy, cuộc sống của chúng ta không còn bị đè bẹp dưới sức nặng của
những đau khổ nữa, nhưng luôn mang lấy một ý nghĩa: đó là ý nghĩa
của Tình Yêu.
CHỨNG TỪ:
ÐƯỜNG THÁNH GIÁ VÒNG QUANH THẾ GIỚI
Kỷ lục Guiness năm 1996 ghi lại một chuyện
đánh động mọi người: Anh Arthur Blessit người Hoa-kỳ, 55 tuổi đã ròng
rã suốt 26 năm vác trên vai một cây Thập Giá bằng gỗ, dọc 3m60 và
ngang 1m80, nặng 18 ký, đi bộ vòng quanh thế giới.
Khi
khởi hành tại Los Angeles vào năm 1969, anh đã ngỏ lời xin nhận cuộc
hành trình của mình như là một cống hiến mang tính tôn giáo cho tất
cả những ai đang khao khát sống yêu thương theo gương Ðức Giê-su. Tính
đến 1996, anh đã trải qua 26 mùa Giáng Sinh rong ruổi trên đường xa,
cứ mỗi 4.800 cây số, anh lại phải thay một đôi giày. Dọc đường, tại
Luân-đôn, anh đã kết hôn với chị Denise. Ðiều trớ trêu là không ít
Nhà Thờ trên lộ trình của anh đã không muốn đón tiếp vì cho rằng anh
là một người điên điên khùng khùng, hoặc có ý đồ khích động gì đấy
! Tuy nhiên, anh đã có vinh dự được đồng hành với một số vị thủ
lãnh tôn giáo như Ðức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô đệ nhị, Billy Graham...
Anh
đã từng bị các loài như: voi, cá sấu, khỉ, rắn và cả con người tấn
công. Anh thuật lại:
"Tôi đã đi
qua các sa mạc, rừng rậm. Tôi đã băng ngang những nơi đang có chiến
tranh hoặc bạo động. Tôi đã từng bị cảnh sát các nước bắt giam 21
lần vì những tội vớ vẩn như đi tha thẩn, cản trở giao thông, hoặc bị
tình nghi là có mưu đồ xúi bẩy bạo động...
Tôi đã từng 1 lần phải đối mặt với 1 đội hành quyết năm 1978
tại nước Nicaragua. Hôm ấy, tôi đang cùng một người bạn đi dọc con
lộ mang tên Pan America, còn người thông dịch của tôi thì theo sau trên
một chiếc xe tải quá giang. Bỗng có 7 người đàn ông mang súng chặn
đường và lôi tôi ra cột vào 1 gốc cây. Họ bảo họ sắp xử bắn tôi.
Tôi bảo họ rằng tôi không thể chết nếu không có một cuốn Kinh
Thánh trên tay. Họ đồng ý mở trói để tôi đón chiếc xe tải sắp đến
và lấy cuốn Kinh Thánh. Thế rồi, tôi đã lấy được trong ba-lô cất
trên xe đem tặng cho mỗi người 1 cuốn Kinh Thánh nhỏ. Họ có vẻ bối
rối, và rồi họ đã đồng loạt hạ súng, tha cho tôi được ra đi bình
an..."
Tính
đến năm 1996, anh Arthur Blesitt đã đi được 50.140 cây số, qua 227 nước
khác nhau. Anh cho biết: còn phải đến 50 nước nằm trên 7 lục địa lớn
nhỏ, và hy vọng sẽ kết thúc hành trình trước khi thế giới bước vào
ngưỡng cửa thế kỷ 21.
Theo tạp chí KIẾN THỨC NGÀY NAY 1996.
CẦU NGUYỆN:
Ôi
lạy Chúa,
Con yêu mến biết bao những
người đã mất nhà cửa, mất quê hương,
Tất
cả những ai đã mất cả họ hàng thân thuộc...
Xin cho con sức mạnh, lạy
Chúa Giê-su,
Ðể chẳng những đọc Kinh
Lạy Cha cầu cho họ,
Mà còn biết diễn đạt lời
kinh ấy thành ra hành động cụ thể. Amen.
Ôi
Ma-ri-a, Mẹ chúng con,
Có biết bao kẻ trên thế
giới hôm nay,
Là nạn nhân của những bạo
hành ngược đãi như Ðức Giê-su đã từng là nạn nhân !
Con nhìn thấy họ mỗi ngày:
trẻ nhỏ, phụ nữ, và cả đàn ông trai tráng !
Xin Mẹ ban cho tất cả chúng
con đây
Tình yêu cũng như lòng âu
yếm của Mẹ...
Xin Mẹ ban cho các nạn nhân
của bạo hành ấy sức mạnh lẫn hy vọng.
Còn chúng con, thì xin Mẹ
dạy cho biết:
Chớ bao giờ làm tổn thương
một trong những con người tuyệt vời này,
Những kẻ đã được Chúa Cha
trên Trời thông ban cho Sự Sống. Amen.
Mẹ TÊ-RÊ-XA thành
CALCUTTA
THÔNG TIN:
- Các
bạn trẻ Nhóm Abba Giáo Xứ Tân Hòa ( Việt Nam ) giúp người nghèo ................................................. 560.000 VND
- Một
Linh Mục ẩn danh ( Việt Nam ) giúp người nghèo ................................................................................. 2.300.000 VND
Gospelnet vừa nhận
được thư của cha Trần Ngọc Nhơn gửi về từ Tam Kỳ, Quảng Nam như
sau:
Kinh cha Uy, sang nay 18.3.2002, con
da nhan duoc so tien cha goi la 3 trieu dong ( = 200 USD của ông Peter Cao tu
Hoa Ky, thong qua bao Gospelnet cua cha ) bang duong Buu Dien. Con van thuong
vao benh vien tham anh Tru. Tinh trang cua anh kho hy vong qua, mac du co doi
chut tien bo. Lung anh bi loet that lon... Duong nhu bac si Vinh, nguoi Cong
giao rat tot va rat tan tinh nhung cung co y dinh dua anh Tru ve nha. Toi
nghiep cac con ong thay phien nhau cham soc ong. So tien giup cho gia dinh
anh, theo con hoi, da het tu lau roi. Con
biet ho dang gap kho khan lam, vi da nuoi benh qua lau. Vai dong cho cha
biet ve anh Tru. Day la hinh bac si Vinh xuong kham benh cho anh Tru
tai nha, o Tien Phong.
Con ve ong Tuan, qua dien thoai, con biet
ong van con dieu tri tai benh vien Tam Ky. Ngay mai, con se xuong tham va giao
cho ong mot nua so tien cha goi. Con se thong tin ve anh Tuan cho cha ro sau.
Sang nay con cung di tham mot ba o Tien Hiep, tan tat, neo don, chi co mot
nguoi chau gai goi bang di ho, ba tho huyet. Nam benh vien Tien Phuoc ca tuan nay.
Tu Tien Phuoc muon chuyen di benh vien Tam Ky, nho bac si Vinh xin, nen ho cap
thuoc de dieu tri tai nha, sang nay ba da xuat vien. Con rat lo cho ba, so dieu
tri khong lien tuc se khang thuoc nhu lan truoc va khong co gi de boi duong khi
dung thuoc.
Cha Uy thay o mot Giao Xu ngheo, truong hop
nay chua het, da co truong hop cap cuu khac roi. Thay ho ngheo, minh dau co
ngoi yen chiu duoc. Con dang viet bai suy niem ve "Chua la Muc Tu" ma
cha yeu cau cho bao Gospelnet. Con thay, giao dan goi cac Muc Tu la cha, nhat
la cha so o mien que ngheo nhu con that la "nang nghia". Vai dong
chia se cung cha de cam on cha. Xin Chua ban nhieu on lanh cho cha de cha phuc
vu Chua qua anh chi em minh nhieu hon nua.
Nhan day, xin duoc gioi thieu so ve Giao Xu
cua con cho moi nguoi biet de hiep thong va cau nguyen. Giao Xu Tien Phuoc duoc
thanh lap tu nam 1934, truoc day gom hai Giao Xu Tan An va Tu Chanh, moi Giao
Xu da co 5 doi cha so, 5.000 giao dan, do chien tranh ma tat ca deu hoang
tan do nat. Nam 1955, cha gia Le Qui Duc gom lai thanh mot Giao Xu Tien Phuoc,
hien nay co chung 1.500 giao dan song rai rac tren dia ban hai huyen Tien Phuoc
va Tra Mi. Giao dan song rai rac, xa xoi, heo lanh, di lai rat kho khan. Doi
song rat ngat ngheo, du song qua ngay la may lam roi. Nen khi dau yeu benh tat,
ho khong sao lo lieu noi va thuong chay den cau cuu cha so. Con rat kho tam khi
thay ho can giup do ma khong the lam gi hon la keu cuu ba con xa gan giup do.
Ngoai hai truong hop duoc ong Peter Cao giup do, con biet bao truong hop dang
thuong tam khac nua. Ben canh do, cong viec Muc Vu cung rat can phuong tien de
thuc hien. Co khi phai lo cho nguoi ve di du Thanh Le, tien xe, tien an o lai
de hoc Giao Ly.
Lm. Step. TRAN NGOC NHON
Sr. Tuyết Trinh, Dòng Ða-minh Rosa Lima, giới thiệu trường hợp ông NGUYỄN MINH CHÂU, 54 tuổi, ngụ tại Giáo Xứ An Bình, ấp Hòa Bình, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Ðồng Nai. Từ một năm nay, ông Châu bị bệnh Bướu Phổi và Thần Kinh, chân tay co quắp, không đi lại được. Hiện tại ông đã chuyển sang chữa trị bằng thuốc Bắc, mỗi thang hết 60.000 VND. Nay gia đình ông đang rơi vào tình trạng kiệt quệ.
Gospelnet xin trích quỹ trợ giúp trước mắt 500.000 VND nhờ Sr. Tuyết Trinh chuyển đến gia đình ông Châu. Rất mong quý ân nhân xa gần chia sẻ thêm.
Gospelnet cũng vừa nhận được thư đề ngày 12.3.2002 của Sr. Nguyễn Thúy Hương, Dòng Salesian, vốn là một thành viên trong Nhóm Mai Khôi ( MK ), gửi về từ Hoa Kỳ sau khi đọc thông tin về gia đình anh Phạm Văn Bưởi ở Kiên Giang. Xin trích nguyên văn như sau:
Cha Quang Uy than men,
Hom nay doc bai ve anh huong cua chat mau da cam den nguoi Viet Nam va nhat la cac em tre ngheo tren bao Gospelnet so 53, em xin chia se voi cha Uy la trong mot nam gan day, em da hoc va quyet tam lam bai research ve chat doc mau da cam ( the Agent Orange ) ma hoi em con o Viet Nam, em chua duoc hoc sau.
Cang tham khao nghien cuu cung nhu gap go cac nan nhan ( victims ) la nguoi My, em cang cau nguyen nhieu hon cho cac gia dinh Viet Nam ma em khong duoc biet. Cung mot luc, em xin Chua giup em tren hanh trinh biet "chap nhan su that ve chat doc nay va su anh huong cua no den nguoi Viet Nam" va "biet tha thu". Em co gap cac nguoi My ( quan linh hoi xua bi dua qua Vietnam ), ho chia se va xin nguoi Viet Nam minh tha thu cho ho. Em da hoc hieu hon ve su tha thu cho nhau nhu Chua muon va Giao Hoi moi goi trong nhung nam gan day. Su tha thu va binh an trong tam hon bao gio cung di doi voi nhau. Em hien nay dang co gang tim cac victims cua chat doc nay o Viet Nam de cau nguyen cho ho va cho gia dinh ho. Neu anh Uy co lien lac duoc, xin cho em biet.
Em xin cha Uy lien lac voi gia dinh cua anh chi Pham Van Buoi o Kien Giang ma em da duoc xem hinh tren Gospelnet 53, xin chuyen loi nhan cua em la em se tiep tuc cau nguyen cho gia dinh anh chi ay. Em biet rang hien nay da co mot trung tam nao do tai Viet Nam ma nguoi My qua de giup do cac em bi anh huong chat doc nay. Ho co the lien lac duoc voi gia dinh nay khong ? Va ho co the giup cho cac em nho duoc trong mot so van de nao do khong ?
Nữ Tu Ma-ri-a Nguyễn Thúy Hương, Salesian Hoa Kỳ