TIN MỪNG: Mt
17, 1 - 9
Sáu
ngày sau, Ðức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là em ông
Gia-cô-bê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới
một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông.
Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng
tinh như ánh sáng. Và kìa các ông thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a
hiện ra đàm đạo với Người.
Bấy giờ ông Phê-rô thưa với Ðức Giê-su rằng: "Lạy Ngài, chúng con ở đây, hay
quá ! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, Ngài một cái,
ông Mô-sê một cái, và ông Ê-li-a một cái". Ông còn đang
nói, thì kìa có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và kìa có tiếng
từ đám mây phán rằng: "Ðây là
Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe
lời Người !" Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt
xuống đất.
Bấy giờ Ðức Giê-su lại gần, chạm vào các ông và bảo: "Chỗi dậy đi, đừng sợ !" Các
ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Ðức Giê-su
mà thôi. Ðang khi thầy trò từ trên núi xuống, Ðức Giê-su truyền cho
các ông rằng: "Ðừng nói cho ai
hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết chỗi dậy".
SUY NIỆM:
1. Ý nghĩa thị kiến hiển dung của
Ðức Giê-su
Ðây
là một thị kiến mà ba môn đệ thân tín nhất của Ðức Giê-su nhìn
thấy. Thị kiến này mặc khải cho ba môn đệ thấy thần tính của Ðức Giê-su.
Những gì thấy trong thị kiến đều có một ý nghĩa thần bí:
§ ngọn
núi cao: biểu tượng sự siêu việt, thánh thiện, cao cả, thanh thoát,
xa rời thế tục
§
chỉ
có 4 thầy trò với nhau: sự mặc khải chỉ biểu lộ cho những người thân
thiết nhất, mang tính riêng tư.
§ sự
biến hình đổi dạng: cho thấy một bản chất sâu xa bên trong, một cái
gì sẽ được tỏ hiện trong tương lai. Người thường không thấy được điều
ấy, họ chỉ thấy được cái gì hiện ra bên ngoài trong hiện tại.
§ dung
nhan chói lọi như mặt trời: biểu tượng của thần tính, hay thiên tính,
đầy vinh quang, quyền lực.
§ y phục
trắng tinh như ánh sáng: biểu tượng sự trong sáng, sự quang minh chính
đại cực độ, hoàn toàn không lầm lỗi, không khiếm khuyết.
§
Mô-sê
và Ê-li-a hiện ra đàm đạo: đây là hai nhân vật lớn nhất tiêu biểu
cho Cựu Ước, hay Giao Ước cũ. Mô-sê, nhà làm luật, tượng trưng cho
luật pháp, Ê-li-a, ngôn sứ lớn nhất trong Cựu Ước, đại diện các
ngôn sứ. Luật pháp và các ngôn sứ là cốt tủy, là những thứ biểu
trưng và thiêng liêng nhất trong Cựu Ước. Hai ông còn là hai người
có thế giá nhất đã báo trước sự ra đời của Ðức Giê-su. Mô-sê là
tác giả của bộ Ngũ Kinh ( 5 cuốn đầu của Cựu Ước ) đã tiên báo
một đại ngôn sứ sẽ đến ( x. Ðnl 18, 15 – 19 ). Còn Ê-li-a là nhân
vật mà Thiên Chúa sai đến như một dấu chứng báo trước ngày mà chính
Thiên Chúa đến trần gian ( x. Ml 3,23 ). Trong thị kiến này, hai ông
biểu tượng cho hai chứng từ sống động nhất làm chứng cho thiên tính
của Ðức Giê-su.
§ Ðám mây sáng ngời bao phủ cả ba người:
tượng trưng cả ba người đều đến từ Thiên Chúa, và đang sống trong
vinh quang của Thiên Chúa. Trong Kinh Thánh ( cũng như trong các kinh
điển của các tôn giáo ), đám mây tượng trưng cho mầu nhiệm Thiên
Chúa đang hiện diện: chẳng hạn cột mây dẫn đường dân Do Thái qua
biển đỏ ( Xh 13, 21 - 24 ), cột mây trước Lều Tạm ( Xh 33, 9 - 10; 40,
34 - 38 ), hay Gia-Vê thường hiện ra với Mô-sê trong đám mây ( Xh 16,
10; 19, 9; 20, 21; 24, 15 - 16 ).
§ Tiếng
phán ra từ đám mây: "Ðây là
Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe
lời Người !": Ðây là dấu chứng mạnh nhất, vĩ đại nhất mang
tính dứt khoát cho biết Ðức Giê-su chính là Con Thiên Chúa, mà mọi
người có thể tin tưởng và vâng phục. Chính Chúa Cha trực tiếp giới
thiệu "Con Yêu Dấu" của mình. Còn lời chứng nào giá trị hơn
nữa ?
2. Hãy vững tin vào thiên tính
của Ðức Giê-su
Qua thị kiến hiển dung này, Thiên Chúa đã trực tiếp củng cố
niềm tin cho ba môn đệ thân tín nhất của Ðức Giê-su vào Ngài, và
cũng gián tiếp củng cố niềm tin của các môn đệ khác, và cả chúng
ta nữa. Thị kiến này các ông đã mang theo trong tâm trí suốt cuộc đời
như một hành trang quý báu giúp các ông tin vững chắc vào Ðức
Giê-su là Con Thiên Chúa, là Ðấng Thiên Sai, Ðấng Cứu Thế mà mọi
người đều trông mong. Nhờ niềm tin vững chắc này, các ông rao giảng
về Ðức Giê-su một cách xác tín, và vượt qua được mọi gian lao thử
thách do việc rao giảng ấy.
Thánh
Phê-rô đã nhắc lại biến cố này như một dấu chứng chắc chắn để
mọi người tin vào lời chứng của mình: "Thật
vậy, khi chúng tôi nói cho anh em biết quyền năng và cuộc quang lâm
của Ðức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, thì không phải chúng tôi dựa
theo những chuyện hoang đường thêu dệt khéo léo, nhưng là vì chúng
tôi đã được thấy tận mắt vẻ uy phong lẫm liệt của Người. Quả thế, Người
đã được Thiên Chúa là Cha ban cho vinh quang và danh dự, khi có tiếng
từ Ðấng tuyệt vời vinh hiển phán với Người: "Ðây là Con yêu
dấu của Ta, Ta hết lòng quý mến". Tiếng đó, chính chúng tôi đã
nghe thấy từ trời phán ra, khi chúng tôi ở trên núi thánh với
Người" ( 2 Pr 1, 16 - 18 ).
Nếu
mục đích của sự hiển dung này là để củng cố niềm tin các tông đồ
vào thiên tính của Ðức Giê-su, thì nó cũng có mục đích củng cố niềm
tin mỗi người chúng ta. Ðức tin được càng được xác tín mạnh mẽ từ
trong thâm tâm, chứ không chỉ tuyên xưng ngoài miệng, sẽ làm cho đời
sống Ki-tô hữu càng thêm sâu sắc và phong phú, càng làm tình yêu
và nội lực ta thêm dồi dào.
3. "Hãy vâng nghe lời Người !"
Qua
biến cố hiển dung, Ðức Giê-su chẳng những được giới thiệu cho chúng
ta. Sự giới thiệu có giá trị hay không, và giá trị đến mức nào tùy
thuộc vào thế giá của người giới thiệu. Còn ai có thế giá trong
tôn giáo cho bằng Mô-sê và Ê-li-a, và nhất là còn ai thế giá trong
toàn vũ trụ bằng Chúa Cha, Ðấng tạo dựng nên cả vũ trụ bao la này.
Chúa Cha đã giới thiệu Ngài: "Ðây
là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe
lời Người !"
Lời
giới thiệu ấy tuy ngắn ngủi nhưng nội dung rất quan trọng, gồm 3 điểm
sau đây:
a )
Ðức Giê-su là Con Thiên Chúa: Ðó là một chức vị duy nhất và cao
nhất sau Chúa Cha trong toàn vũ trụ. Ngài là Con duy nhất của một
Thiên Chúa độc nhất. Và Ngài cũng là Thiên Chúa, đồng bản tính với
Chúa Cha. Ngài đầy uy tín và rất đáng tin tưởng do bản chất Thiên
Chúa của Ngài.
b ) Ðức Giê-su rất đẹp lòng Chúa Cha:
Một người đẹp lòng Chúa Cha tất nhiên hết sức hoàn hảo, không một
khiếm khuyết nào. Vì thế, Ngài đầy uy tín và rất đáng tin tưởng do
phẩm chất hết sức cao quí của Ngài.
c ) Vì
thế, Chúa Cha khuyên chúng ta "hãy
vâng nghe lời Người!" Lời khuyên của Thiên Chúa yêu thương
chúng ta vô cùng lại đầy khôn ngoan và quyền năng ắt phải có một
giá trị vô cùng lớn. Không một lời khuyên nào đối với ta có thể
khôn ngoan và đem lại lợi ích cho ta như vậy. Vậy chúng ta hãy vâng
nghe lời Ðức Giê-su.
Thánh
Phê-rô, người đã chứng kiến việc hiển dung của Ðức Giê-su và đã
nghe được lời giới thiệu về Ngài của Chúa Cha, đã phải thốt lên
tâm tình của mình: "Thưa Thầy,
bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem
lại sự sống đời đời" ( Ga 6, 68 ). Chính Ðức Giê-su cũng đã
xác nhận: "Ai tuân giữ lời
tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết" ( Ga 8, 51 ). "Không
bao giờ phải chết" ở đây nghĩa là có được sự sống đời đời.
4. Sự sống đời đời do vâng nghe
lời Ðức Giê-su
Lợi
ích lớn lao do việc vâng nghe lời Ðức Giê-su chính là có được sự
sống đời đời. Sự sống đời đời ấy không phải là một cái gì xa lạ
mà phải qua thế giới bên kia mới cảm nghiệm được, mà là một cái gì
thực tế và cụ thể, có thể cảm nghiệm được ngay ở đời này, thậm
chí "tại đây và lúc này" ( hic et nunc ) một cách hết sức
hiện sinh. Sự sống ấy đã được Ðức Giê-su nói đến trong câu: "Tôi đến để cho chiên được sống
và sống dồi dào" ( Ga 10, 10 ). Ở đời này, sự sống đời đời
được thể hiện bằng sự sống dồi dào nội lực và sinh khí để có thể
sống tràn đầy bình an và hạnh phúc, trong tinh thần vị tha, quên mình,
biết yêu thương và hy sinh cho tha nhân không mệt mỏi. Ðó là thứ
hạnh phúc đích thực của thiên đàng là nơi chỉ có yêu thương, không
còn ích kỷ hay thù hận. Ðó là sự bình an và hạnh phúc vô biên trong
nội tâm, thứ hạnh phúc không bị lệ thuộc vào hoàn cảnh hay những
yếu tố bên ngoài, một thứ hạnh phúc không ai lấy mất được.
Sự
sống đời đời ấy ta có được là do vâng nghe lời Ðức Giê-su, để
chúng ta có thể nhìn cuộc đời, quan niệm mọi sự như Ðức Giê-su đã
nhìn và quan niệm, để ta có thể tư tưởng, nói năng và hành xử như
Ngài đã từng tư tưởng, nói năng và hành xử. Ở đời này, sự sống
ấy có thể ví như ở dạng hạt, và nó sẽ phát triển thành cây cổ
thụ và sinh hoa kết trái ở đời sau. Chỉ khi ta có được "hạt
giống sự sống đời đời" ở đời này do việc vâng nghe lời Ðức
Giê-su, ta mới có được "cây sự sống đời đời" ấy ở đời sau
( x. Kh 22, 2.14.19 ).
Lạy Cha, Cha
đã giới thiệu Ðức Giê-su cho con, đã khuyên con hãy vâng nghe lời
Ngài. Con biết: sự sống đời đời - là điều con ao ước nhất và có
khả năng làm thỏa mãn con nhất - con có thể tìm được nhờ vâng nghe
lời Ngài một cách triệt để và sâu xa. Xin Cha giúp con thực hiện
được điều ấy. Amen.
CHỨNG TỪ:
MỘT GIÁO XỨ GIỮA NHỮNG NGƯỜI NHẬP
CƯ
Linh Mục Francois ở Agen miền đông nước Pháp, nơi có đông
người Hồi giáo nhập cư. Với mọi người, cha đã chú ý đến phẩm cách
tương giao hơn là sự khác biệt về chủng tộc, văn hóa và tôn giáo
giữa người bản xứ và những người nhập cư, và điều đó đã tiến
triển tốt đẹp trong đời mục vụ tận tụy nhiệt thành của cha...
Cha thường tâm sự: "Tôi hiểu là tôi có thể rao giảng không chỉ bằng lời nói,
mà còn bằng đời sống. Tôi đã khám phá được mối liên hệ giữa đời
sống và Tin Mừng vốn là giá trị của một cuộc đời được đem sẻ chia
cho tha nhân. Thật rõ ràng, đối với tôi, phẩm tính tương giao là
chuyện quan trọng, chứng tá đời sống phải đi trước mục vụ... Tôi đã
đến với Giáo Xứ này cách đây 6 năm.
Trong
một chung cư gần Nhà Xứ có rất nhiều gia đình gốc Bắc Phi và
Bồ-đào-nha. Ðể tránh sự nghi ngại của họ, tôi chỉ tìm cách đến chơi
bóng đá với bọn trẻ ở sân của chung cư. Ðây là lần đầu tiên trong
đời Linh Mục, tôi đã thâm nhập vào môi trường của những người nhập
cư, vốn bị người dân tại chỗ e sợ và đố kỵ...
Dần dà, người ta nghiệm thấy một sự thuần hóa
qua lại. Bọn trẻ đến với nhóm sinh hoạt chặt chẽ hơn, còn người lớn
thì quan tâm chăm sóc các trẻ
nhỏ. Với các bà mẹ gia đình và thanh niên, chúng tôi cố gắng giúp
họ vượt khỏi ý niệm "băng nhóm" để tìm cách gần lại với nhau, tổ
chức thành các câu lạc bộ thanh niên nam nữ...
Chúng ta hãy lắng nghe thêm những chia sẻ
của chính các bạn trẻ người nhập cư tại Giáo Xứ. Cậu Mustapha 16 tuổi kể
lại: "Chúng em có thói quen nói về
tôn giáo, nhưng mỗi người vẫn trung thành với niềm tin của mình.
Chúng em học biết các tín ngưỡng khác nhau. Và kiến thức chúng em đã
được mở rộng. Khi lắng nghe nhau và giải thích cho nhau về nhưng điều
ấy, người ta dần dần không còn e ngại nhau nữa."
Em bé Myriam mới 10 tuổi, gia đình theo Hồi
Giáo, cũng líu lo nói như một người lớn: "Bọn con đâu có cùng đạo với nhau, cha Francois đã không tìm
cách dụ bọn con theo đạo của cha, mà còn hay dạy bảo bọn con về đạo
Hồi. Ðâm ra bọn con càng thêm tin vào Thánh Allah và tiên tri Mohammed
nữa !"
Cha Francois hết sức ngạc nhiên trước sự
sáng tạo và sức sống của bọn trẻ vốn dĩ rất khác nhau về văn hóa
và tôn giáo, nhất là khi chúng được bày cách thức tự tổ chức với
nhau thành những Nhóm nhỏ, chúng tin tưởng nhau và mạnh dạn cùng bắt
tay vào làm chung một việc tốt. Trong Nhóm, chúng tôn trọng nhau ghê
lắm. Ðó không phải là một lớp Giáo Lý nhưng lại làm triển nở
những hạt giống đã có sẵn nơi chúng qua từng biến cố, bắt đầu từ
môi trường xã hội, gia đình và lòng tin. Các hoạt động được hướng
dẫn, các buổi lễ Hồi Giáo hay Công Giáo là bấy nhiêu dịp để gặp
gỡ nhau, cùng tuyên xưng lòng tin với nhau.
Ví dụ về dịp lễ Ramada, cậu Emmanuel giải
thích: "Trong tháng Ramada, cần phải
thinh lặng để nhớ đến Chúa, cũng cần phải tha thứ cho nhau. Chuyện
này khó quá, nhưng em cảm thấy mình muốn trở nên tốt hơn và thân
với bạn bè hơn..." Các tờ bích báo của Nhóm khuyến khích việc
đào sâu tâm tình này. Qua các câu hỏi thắc mắc của bọn trẻ, người
phụ trách Nhóm và chính bọn trẻ tìm cách hiểu vấn đề cho tới nơi
tới chốn và nói ra bằng kiểu ngôn ngữ của mình về niềm tin của
chúng, của cha mẹ chúng.
Trong các buổi họp mặt, một đoạn Tin Mừng,
hoặc đôi khi là một đoạn Kinh Coran được công bố chung, khiến cho các
phụ huynh bọn trẻ ủng hộ. Ông bố của cậu thanh niên Hồi Giáo tên
Yasmana vui vẻ nói với con: "Con có
thể đi với cha Francois bao lâu tùy ý, ngài giúp con học kinh Coran
tốt lắm !"
Cha Francois tâm sự: "Tôi tin vào khả năng con người có thể gặp nhau, bên kia mọi
khác biệt chính là sư phong phú hỗ tương nếu như những cuộc gặp gỡ
đó được thể hiện bằng yêu thương, đón nhận và đối thoại. Những
khác biệt ấy trở nên quà tặng cho nhau..."
Và thế là ở Agen, sau nhiều năm sống giữa
các rào cản dửng dưng lặng lẽ, thậm chí có cả hận thù ngấm ngầm
giữa các tôn giáo, nhiều người trong Giáo Xứ đã thay đổi quan điểm.
Việc xây dựng một Ðền Thờ Hồi Giáo được quyên góp và họ đã nhận
được cả sự trợ giúp từ các nước như Maroc và Algérie.
Một hôm, cha gặp các người phụ trách xây
cất Ðền Thờ và hỏi họ là các giáo dân của cha có thể đến viếng
thăm khi Ðền Thờ hoàn tất không ? Họ ngạc nhiên và đồng ý ngay.
Phía hội đồng Linh Mục cũng tán thành. Và đến một Chúa Nhật nọ,
khoảng 50 tín hữu ở các Giáo Xứ tại vùng Agen đã tụ tập tại sân
Ðền Thờ. Sau vài lời giới thiệu và ít phút ngập ngừng, những người
Hồi Giáo đang cầu nguyện đã tiến ra đón những người bạn Công Giáo.
Từng nhóm nhỏ, họ đã hướng dẫn các giáo dân vào thăm các phòng.
Chỉ trong một giờ đồng hồ, mọi người đã gặp gỡ nhau một cách bình dị
cho việc đối thoại và khám phá...
Kể từ hôm ấy, mọi bức tường ngăn cách
hoàn toàn biến mất. Một số Ki-tô hữu đã khám phá ra người láng
giềng, người đồng nghiệp của mình. Tất cả đều được đánh động bởi
tấm lòng chân thành của nhau. Các bạn Hồi Giáo đã chia sẻ niềm vui
cảm nghiệm rằng họ đã được đón nhận và tôn trọng.
Tới phiên họ, họ đã mời cộng đoàn Giáo
Xứ đến dự lễ khánh thành Ðền Thờ. Em Jaonad 13 tuổi đã nói một
cách chững chạc: "Cần phải có một
thế giới luôn luôn như thế để chúng em được sống hạnh phúc !" Cha
Francois xác tín: "Tận đáy lòng của
phần lớn nhân loại là các giá trị tuyệt đối. Thiên Chúa hiện diện
ở giữa họ. Lựa chọn gắn bó với Chúa Thánh Thần đang hoạt động
trong lòng mỗi người, đó là điều phải đạt tới !"
Theo
LỜI HẰNG SỐNG 4.1999
CẦU NGUYỆN:
ÐỨC
KI-TÔ VINH HIỂN
Ôi Ðức Ki-tô muôn
trùng vinh hiển,
Nguồn sống vô hình của vũ trụ bao la,
Trung tâm rực rỡ
của trăm triệu sơn hà,
Ðiểm hội tụ của
muôn hình vạn thể...
Trán của Ngài,
vầng Thái Dương tráng lệ,
Ðôi mắt Ngài, suối ngọc chiếu càn
khôn.
Từ bước chân cuồn cuôn ánh trăng
vàng,
Tay nắm gọn cả mười phương tinh tú...
Ngực bao la ẵm
ôm toàn vũ trụ,
Nạm muôn loài
trong một khối toàn châu,
Giòng thác tuôn
nguồn ánh sáng nhiệm mầu,
Ngài, Ðấng tiên
thiên và tuyệt cùng tối hậu...
Ngài, Ðấng đã
sinh ra, chết khổ đau và sống lại,
Ðể phục hồi trong tổng thể nguy nga,
Mọi vinh quang, muôn giòng lệ hải hà,
Bao hoan lạc, niềm thương và nỗi khổ...
Ðức Ki-tô, bến
đậu của con thuyền lịch sử,
Ðiểm dừng chân
của làn sóng thời gian.
Dưới chân Ngài,
con khao khát reo vang:
Chúa là Thiên
Chúa của con,
Hôm nay và ngày
mai, bất tận...
LE CHRIST GLORIEUX, TEILHARD DE CHARDIN, Lm. Dòng Tên
Nữ Tu MAI THÀNH dịch.
SỨ ÐIỆP:
SỨ ÐIỆP CỦA ÐỨC THÁNH CHA NHÂN NGÀY QUỐC TẾ TRUYỀN THÔNG LẦN
THỨ 36
"INTERNET: DIỄN ÐÀN MỚI ÐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG"
Chúa nhật 12 tháng 5 năm
2002
1. Anh chị em thân mến, Giáo
Hội trong mọi thời đại tiếp tục công trình đã khởi sự từ ngày lễ
Hiện xuống, khi các Tông đồ, trong quyền năng Chúa Thánh Thần, ra đi
trên các đường phố của Giê-ru-sa-lem để loan báo Tin Mừng của Ðức
Giê-su Ki-tô bằng nhiều thứ tiếng ( x. Cv 2, 5 - 11 ). Suốt những thế
kỷ tiếp theo, sứ vụ phúc âm hoá đó lan rộng đến mọi hang cùng ngõ
hẻm của địa cầu, lúc Ki-tô giáo cắm rễ tại nhiều nơi và học cách
nói bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, bởi vì luôn vâng phục lệnh
truyền của Ðức Ki-tô là rao giảng Tin Mừng cho mọi dân nước ( x. Mt
28, 19 - 20 ).
Nhưng lịch sử truyền giáo
không chỉ là vấn đề bành trướng về địa lý, bởi vì Giáo Hội cũng
cần phải vượt qua nhiều ngưỡng cửa văn hoá, mỗi ngưỡng cửa đều đòi
hỏi những năng lực và sáng kiến mới mẻ trong việc loan báo Tin Mừng
của Ðức Giê-su Ki-tô. Thời đại những khám phá lớn lao, thời Phục
hưng và phát minh ngành in, thời Cách mạng kỹ nghệ và sự xuất hiện
của thế giới hiện đại: những thời gian đó cũng là những ngưỡng cửa
đòi có những hình thức phúc âm hoá mới mẻ.
Giờ đây, với cuộc cách
mạng truyền thông và tin học đang độ cao trào, Giáo Hội hiển nhiên
đang đứng ở một cổng vào khác có tính quyết định. Vì thế, quả là
thích hợp vào ngày Quốc Tế Truyền Thông năm 2002 chúng ta sẽ suy nghĩ
về chủ đề: "Internet: Diễn đàn
mới để Loan báo Tin Mừng".
2. Internet quả là một
"diễn đàn" mới, hiểu theo nghĩa của Rô-ma cổ là một địa
điểm công cộng nơi đó các việc chính trị và thương mại được tiến
hành, các bổn phận tôn giáo được chu toàn, nhiều sinh hoạt xã hội
được diễn ra, và những gì tốt đẹp nhất và tệ hại nhất trong bản
tính nhân loại được phô bày ra. Ðây là một khoảng không gian của
thành phố đông đúc và hối hả, phản ánh nền văn hoá bao quanh đồng
thời tạo nên một nền văn hoá cho riêng mình. Ðiều đó cũng đúng với
không gian máy tính ( cyberspace ), đây được xem như là một lĩnh vực
mới mở ra vào lúc khởi đầu thiên niên kỷ mới.
Giống như những lĩnh vực
mới của các thời đại khác, nó cũng đầy những nguy cơ và hứa hẹn,
và không thiếu vắng sự mạo hiểm đã đánh dấu những thời kỳ thay
đổi lớn lao khác. Ðối với Giáo Hội, thế giới ảo mới mẻ này mời
gọi làm cuộc mạo hiểm lớn lao là sử dụng năng lực của nó để loan
báo sứ điệp Tin Mừng. Vào lúc khởi đầu của thiên niên kỷ mới,
thách đố này nằm ở trung tâm ý nghĩa của việc tuân theo mệnh lệnh
"ra khơi" của Chúa: Duc in altum ! ( Lc 5, 4 ).
3. Giáo Hội tiếp cận phương
tiện mới mẻ này với thái độ thực tiễn và tin tưởng. Cũng như những
phương tiện truyền thông khác, đây là một phương tiện chứ không là
một cùng đích. Internet có thể ban tặng những cơ hội tuyệt vời để
loan báo Tin Mừng nếu được sử dụng cách thành thạo và khi ta ý thức
rõ đến mặt mạnh và mặt yếu của nó. Trước tiên, khi cung cấp những
thông tin và gợi lên những thích thú, nó tạo nên sự gặp gỡ ban đầu
với sứ điệp Ki-tô giáo, đặc biệt giữa những người trẻ càng ngày
càng hướng về thế giới máy tính như là cửa sổ của thế giới. Vì thế
điều quan trọng là cộng đoàn Ki-tô hữu suy nghĩ về những cách thức
thực tiễn để giúp những người mới tiếp cận Internet chuyển từ thế
giới ảo của máy tính đến thế giới thực của cộng đoàn Ki-tô hữu.
Tiếp đó, Internet cũng có
thể cung cấp một hình thức bước đi theo mà việc loan báo Tin Mừng đòi
hỏi. Ðặc biệt trong một nền văn hoá không mang lại cho ta những trợ
giúp, đời sống Ki-tô hữu cần đến những chỉ dẫn và giáo lý vững
chắc, và đó có lẽ là lãnh vực mà Internet có thể cung cấp những
trợ lực quí báu. Ðã có trên mạng biết bao nguồn thông tin, tài liệu
và giáo dục về Giáo Hội, lịch sử và truyền thống, giáo thuyết và
dấn thân của Giáo Hội trong mọi lãnh vực trên mọi nơi của thế
giới.
Vì thế, rõ ràng rằng trong
khi Internet không thể thay thế kinh nghiệm sâu xa với Thiên Chúa mà
chỉ đời sống sinh động, phụng vụ và bí tích mới có thể trao tặng,
chắn chắn nó cung cấp một bổ sung và trợ lực vô song cho việc chuẩn
bị gặp gỡ Ðức Ki-tô trong cộng đoàn và nâng đỡ người mới tin trong
cuộc hành trình đức tin vừa mới bắt đầu.
4. Tuy nhiên có một số câu
hỏi cần thiết và hiển nhiên nảy sinh khi sử dụng Internet để loan
báo Tin Mừng. Quả thế, bản chất của Internet là cung cấp một nguồn
thông tin hầu như vô tận, mà phần lớn chỉ có tính nhất thời. Trong
một nền văn hoá được nuôi dưỡng bằng cái chóng qua, người ta dễ có
nguy cơ tin rằng chính những sự kiện, chứ không phải những giá trị
mới quan trọng. Internet trao tặng những kiến thức rộng rãi chứ không
dạy về các giá trị; và khi các giá trị bị coi thường, nhân tính của
chúng ta bị giảm sút và con người dễ dàng quên đi phẩm giá siêu
việt của mình. Dầu nó có khả năng vô biên làm những điều tốt đẹp,
nhưng một vài cách thế đê hèn và gây hại mà Internet có thể được
sử dụng là điều mà mọi người đều thấy, và chính quyền chắc chắn
có trách nhiệm bảo đảm rằng công cụ tuyệt diệu này phục vụ ích
chung và không trở thành một nguồn gây nguy hại.
Hơn thế nữa, Internet xác
định lại cách tận căn mối tương quan tâm lý của một con người đối
với thời gian và không gian. Người ta chú ý đến cái hữu hình, ích
lợi và có giá trị tức thời; có thể thiếu cái thúc đẩy đào sâu tư
tưởng và suy tư.
Quả thế con người rất cần
đến những khoảnh khắc và thinh lặng nội tâm để suy tư và xem xét
cuộc sống và mầu nhiệm của nó, và dần dần làm chủ cách trưởng
thành chính mình và thế giới bao quanh. Hiểu biết và khôn ngoan là
kết quả của việc chiêm ngưỡng thế giới, chứ không dến từ sự tích
lũy đơn thuần các sự kiện, dầu gây thích thú như thế nào đi chăng
nữa. Chúng là kết quả của một cái nhìn thấu suốt ý nghĩa sâu xa
của sự vật trong tương quan với nhau hay với toàn thể thực tại.
Hơn nữa, như một diễn đàn
trong đó mọi sự được chấp nhận một cách thực tế và hầu như không
có gì bền vững, Internet ủng hộ một lối suy nghĩ mang tính tương đối
và đôi khi khuyến khích trốn chạy khỏi trách nhiệm và dấn thân cá
nhân.
Trong một bối cảnh như thế,
làm sao chúng ta có thể trau dồi sự khôn ngoan phát xuất không chỉ
từ thông tin nhưng từ suy tư, sự khôn ngoan biết cách phân biệt phải
trái, và duy trì bậc thang giá trị phát sinh từ sự khác biệt đó ?
5. Nhờ Internet, người ta nhân
lên những cơ hội tiếp xúc theo những cách thức mà cho tới nay không
thể tưởng tượng được. Sự kiện ấy mở ra những khả năng kỳ diệu
truyền bá Tin Mừng. Nhưng cũng phải nhận thức rằng những mối tương
quan được thiết lập nhờ các phương tiện diện tử không bao giờ có
thể thay thế sự tiếp xúc trực tiếp và nhân bản, cần thiết cho việc
loan báo Tin Mừng đích thực. Bởi vì việc loan báo Tin Mừng luôn tùy
thuộc chứng tá cá nhân của người được sai đi loan báo Tin Mừng ( x.
Rm 10, 14 - 15 ).
Giáo Hội phải làm như thế
nào đây để chuyển từ loại tiếp xúc nhờ Internet đến sự giao tiếp
sâu xa hơn mà việc loan báo Ki-tô giáo đòi hỏi ? Chúng ta phải phát
triển như thế nào sự tiếp xúc đầu tiên và trao đổi thông tin do
Internet đem lại ?
Chắc chắn là cuộc cách
mạng điện tử hứa hẹn sẽ mang lại nhiều khám phá tích cực để phát
triển thế giới; nhưng cũng có khả năng nó làm gia tăng những bất
bình đẳng hiện có khi sự chênh lệch về thông tin và phương tiện giao
tiếp càng gia tăng. Làm sao chúng ta có thể bảo đảm rằng cuộc cách
mạng thông tin và giao tiếp mà Internet là phương tiên hàng đầu sẽ
giúp cho việc toàn cầu hoá về phương diện phát triển con người và
tình liên đới là những mục tiêu gắn liền mật thiết với sứ vụ loan
báo Tin Mừng của Giáo Hội ?
Cuối cùng, trong thời buổi
nhiễu nhương này, cho phép tôi đặt ra câu hỏi: làm sao chúng ta có
thể bảo đảm rằng phương tiện kỳ diệu này trước kia được hình thành
trong bối cảnh hoạt động quân sự giờ đây có thể phục vụ cho chính
nghĩa hoà bình ? Nó có thể giúp cho nền văn hoá của đối thoại, tham
gia, liên đới và hoà giải mà không có nó thi hoà bình không thể
triển nở không ? Giáo Hội tin rằng nó có thể; và để bảo đảm rằng
đó là điều sẽ xảy ra, Giáo Hội nhất quyết đi vào diễn đàn mới mẻ
này, khi được trang bị bằng Tin Mừng của Ðức Ki-tô, Hoàng tử Hoà
Bình.
6. Internet làm cho hàng tỉ
hình ảnh xuất hiện trên hàng triệu màn hình máy tính trên khắp địa
cầu. Từ giải ngân hà hình ảnh và âm thanh đó, khuôn mặt Ðức Ki-tô
có hiện lên và tiếng nói của Ðức Ki-tô có được nghe không ? Bởi vì
chỉ khi khuôn mặt của Người được thấy và tiếng nói của Người được
nghe mà thế giới sẽ biết đến Tin Mừng cứu chuộc. Ðó là mục tiêu
của việc loan báo Tin Mừng. Và đó chính là điều sẽ làm cho Internet
trở thành một không gian đích thực của con người, bởi vì nếu không
có chỗ cho Ðức Ki-tô thì cũng không có chỗ cho con người.
Vì thế, trong Ngày Truyền
thông thế giới này, tôi dám kêu gọi toàn thể Giáo Hội dũng cảm
bước qua ngưỡng cửa mới mẻ này, để ra khơi trong biển sâu là mạng
máy tính, để hôm nay cũng như trong quá khứ, sự dấn thân cao cả cho
Tin Mừng và văn hoá có thể tỏ cho thế giới "vinh quang của
Thiên Chúa trên khuôn mặt Ðức Ki-tô" ( 2 Cr 4, 6 ). Nguyện xin
Chúa chúc lành cho những ai đang hành động cho mục tiêu đó.
Vatican, ngày 24 tháng 1 năm 2002, lễ Thánh
Francois de Sales, Ðức Giáo Hoàng GIO-AN PHAO-LÔ II
THÔNG TIN:
Tính
đến ngày 20.2.2002, Gospelnet đã nhận được các khoản tiền trợ giúp người
nghèo của quý độc giả và ân nhân gần xa sau đây:
Ðức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận ở Roma ( Ý
): ................................................................................................. 500
USD
Cha Nguyễn Văn Chiến ở Roma ( Ý ): ........................................................................................................................ 100.000
LIRE
Cha Trần
Mạnh Hùng, DCCT ở Roma ( Ý ): ................................................................................................................. 50
USD
Cha
Trần Quốc Bảo, DCCT ở Roma ( Ý ): .................................................................................................................. 100
USD
Ca đoàn
Giáo Xứ Việt Nam ở Paris ( Pháp ) qua chị Lan Hương: .......................................................................... 136
USD
Cộng
đoàn Giáo Dân Giáo Xứ Việt Nam ở Paris ( Pháp ): ........................................................................................... 1.600
FR
Cộng
đoàn Giáo Dân Việt Nam ở Nantes ( Pháp ): ....................................................................................................... 1.100
FR
Cộng
đoàn Giáo Dân Việt Nam ở Pau ( Pháp ): ....................................................................................................... 260 EURO
Cộng đoàn Giáo Dân Việt Nam ở Reutlingen (
Ðức ):..............................................................
20 EURO + 100 FR. SUISSE + 900 DM
Ca đoàn Mẹ Triển Dương ở Reutlingen ( Ðức ): ...................................................................................................... 120
EURO
Cha Bùi Thượng Lưu và quỹ Tình Thương ở Stuttgart (
Ðức ) với một Dự Án: .................................................. 2.000 DM
Cha Phạm Ðức Trị, OMI ở Strasbourg ( Pháp ): ......................................................................................................... 500 FR
Cha Lê Phú Hải, OMI ở Strasbourg ( Pháp ) chuyển
100 ý Lễ cho các cha truyền giáo ở VN:...........................................................
5.000 FR
Giáo sư Nguyễn Ðăng Trúc ở Strasbourg ( Pháp ) :.....................................................................................................
20 POUND + 500 FR
Bác sĩ Phan Minh Hiển ở Paris ( Pháp ):....................................................................................................................... 100
EURO
Anh Paul Phúc ở Paris ( Pháp ):....................................................................................................................................... 100
USD
Anh Boniface Hùng ở Paris ( Pháp ): ........................................................................................................................... 650 EURO
Gia đình bác sĩ Vũ Bích Ðào ( Pháp và Hoa Kỳ ): ..................................................................................... 500 FR + 45 EURO + 600 USD
Chị Anne ở Paris ( Pháp ): .............................................................................................................................................. 300 FR
Gia đình anh chị Ưng Long và Ngọc Anh ở Paris ( Pháp
):......................................................................................
100 EURO
Chị Tống Mỹ Hạnh ở Grenoble ( Pháp ):..................................................................................................................... 150
EURO
Gia đình anh chị Trọng Trang
và Kim Xuyến ở Paris ( Pháp ): .............................................................................. 200 EURO
Gia đình anh chị Học Leou và
Bạch Dung ở Paris ( Pháp ):....................................................................................
200 EURO
Gia đình
anh chị Văn Hưng và Hoàng Ly ở Paris ( Pháp ):....................................................................................... 100
USD
Các anh
chị em lớp dự tòng của Los Angeles ( Hoa Kỳ ) qua chị Lê Kim Loan: .............................................. 700 USD
Gia đình
ông Nguyễn Văn Toàn ( Hoa Kỳ ) qua cha Trần Quốc Bảo, DCCT: ................................................... 200 USD
Gia đình
Lucy Ngọc Nguyễn ( Hoa Kỳ ) qua cha Trần Quốc Bảo, DCCT: ......................................................... 200 USD
Chị Võ
Minh Tri ở Paris ( Pháp ): ................................................................................................................................ 400 FR
Anh chị
Võ Minh Ðạo ( Canada ): ................................................................................................................................ 850 USD
Chị Võ Minh Nhứt ( Hoa Kỳ ): ........................................................................................................................................ 50 USD
Anh chị Võ Minh Hải ở Vancouver ( Canada ): ......................................................................................................... 100
USD
Ông Hồ Phi ( Hoa Kỳ ) qua cha Cao Ðình Trị, DCCT: ............................................................................................. 100
USD
Gia đình bà Hữu Ngọc ( Sài-gòn ) qua cha Lê Quang
Uy, DCCT: ........................................................................ 400.000 VND
Cô Nguyễn Trần Như Phụng ( Sài-gòn ) qua cha Lê
Quang Uy, DCCT: ............................................................. 500.000
VND
Một ân nhân ẩn danh ( Sài-gòn ) qua cha Phạm Văn
Bảo, DCCT: ........................................................................... 1.000.000 VND
Gospelnet xin được thay mặt cho các trường
hợp ngặt nghèo do Gospelnet thông tin, đã và sẽ nhận được trợ giúp,
chân thành ghi ơn tất cả quý ân nhân gần xa đã quảng đại chia sẻ
tương trợ. Xin quý vị tiếp tục trợ giúp cho Gospelnet trong công việc
đến với người nghèo.
Cha
Hi-la-ri-ô Nguyễn Công Minh,
Giáo Xứ Nguyễn Duy Khang, Thủ Ðức, diện thoại số 8.971.012, có gửi
thư giới thiệu hoàn cảnh gia đình
anh NGUYỄN MẠNH CƯỜNG, sinh năm 1961, hiện ngụ tại số 441 khu phố
2, phường Linh Ðông, quận Thủ Ðức, thành phố Sài-gòn. Anh Cường bị
bệnh động kinh và tâm thần, vẫn phải một mình nuôi con vì người vợ
bỏ nhà đi từ khi đứa con nhỏ mới được 3 tháng, người mẹ già 70
tuổi, vì buồn phiền lo lắng nên đã qua đời trong năm 2001. Hai cháu bé
là:
1. NGUYỄN PHẠM QUỐC CƯƠNG,
sinh năm 1990, học lớp 6 trường Linh Ðông.
2. NGUYỄN
PHẠM MAI THY, sinh năm 1991, học lớp 5 trường Ðặng Văn Bất.
Gospelnet xin trợ giúp cho
2 cháu bé trong 8 tháng, kể
từ tháng 1.2002 đến hết tháng 8.2002, mỗi em sẽ nhận được 50.000 VND
mỗi tháng. Tổng cộng là 800.000
VND.
Cha
Nguyễn Hữu Trung, DCCT có gửi
cho chúng tôi danh sách 6 em học sinh có hoàn cảnh gia đình rất nghèo,
hiện đang học tại Trường Tiểu Học Hoàng Hanh, và đều cư ngụ tại
vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam, thuộc xã Hoàng Hanh, huyện Ninh
Giang, tỉnh Hải Dương, như sau:
1. VŨ THỊ PHƯỠNG, sinh
11.12.1993, học lớp 2B
2. TRỊNH THỊ THẢO, sinh
20.10.1994, học lớp 1B
3. NGUYỄN THỊ BÚP, sinh
24.4.1993, học lớp 2B
4. NGUYỄN HỮU TOÀN,
sinh 5.3.1989, học lớp 6A
5. PHẠM CÔNG HOÀNG,
sinh 21.10.1993, học lớp 2A
6. TRƯƠNG ÐÌNH TUYNH,
sinh 2.5.1994, học lớp 1C
Ðây là 6 trường hợp
nghèo nhất được chọn ra để xin trợ giúp trước tiên. Hầu hết các
em đều thuộc gia đình nghèo lại khá đông con, có trường hợp lại sống
chung với ông bà, đất canh tác quá ít, hoặc không có, người cha trong
gia đình có khi phải đi làm thuê làm mướn xa nhà hoặc đang bị bệnh
nặng, người mẹ cũng phải lao động vất vả hoặc bị bệnh tật mãn tính.
Mong ước của các em và của gia đình là các em được đi học, không
phải dở dang để vào đời quá sớm lo sinh nhai chung với cha mẹ. Do
vậy, các em rất cần được trợ giúp để mua sắm tập vở và sách giáo
khoa, quần áo đi học, đóng các khoản học phí, hoặc trang trải thuốc
men khi bệnh tật bất ưng...
Gospelnet xin trích 3.900.000 VND từ số tiền các
anh chị em học viên Giáo Lý Dự Tòng tại Giáo Phận Los Angleles,
đã gửi về cho chúng tôi thông qua chị Lê Kim Loan, để trợ giúp mỗi tháng cho mỗi em là 50.000 VND
trong suốt năm, tính từ tháng 12
năm 2001 đến hết năm 2002 ( 50.000 VND x 6 em x 13 tháng ). Thay mặt
cha Nguyễn Hữu Trung và gia đình các em, Gospelnet xin cám ơn tấm lòng
quảng đại của các anh chị.
Ông VŨ TÙNG GIANG, 68 tuổi, ngụ tại Ðội 1, thôn Cửa Tùng,
xã Cam An Bắc, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, bị mắc phải căn bệnh
teo cơ cả hai chân, lại già yếu, không thể đi lại được nếu không có
xe lăn.
Gospelnet xin trích 1.500.000
VND ( 100 USD ) từ số tiền gia
đình anh chị VÕ MINH ÐẠO ( Canada ) để mua tặng ông Vũ Tùng Giang
một chiếc xe lăn. Thay mặt gia đình ông Giang, xin cám ơn sự chia sẻ
quý báu của gia đình anh Ðạo trong dịp đầu Xuân Nhâm Ngọ.
Gospelnet
xin tiếp tục gửi số tiền 3.500.000
VND đến Sr. Nguyễn Thị Ánh, Dòng Ða-minh Rosa Lima để lo cho 14 em học sinh trong chương trình mang
tên "Học Bổng Xuân Hiệp" trong hai
tháng 11, 12 của năm 2001 và các tháng 1, 2, 3 của năm 2002.
Học bổng này do 3 bạn trẻ, 1 Linh Mục và 5 đôi vợ chồng trong
Nhóm Mai Khôi ( MK ) ở Việt Nam, nhận trợ giúp đều đặn hằng tháng
cho mỗi em học sinh nghèo được 50.000 VND đã bắt đầu từ tháng 1 năm
2001 cho đến nay.
Như
Gospelnet số 29 đã thông tin, cha
Nguyễn Huy Tảo, Giáo Xứ Ðại Lãm, Giáo Phận Bắc Ninh, có giới
thiệu trường hợp gia đình chị PHẠM
THỊ BÌNH ở thôn Tam Dị, xã Ðại Lãm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Chị Bình đã mắc bệnh Ung Thư Hạch, Gospelnet đã trợ giúp 200 USD cho gia
đình chị lo liệu chạy chữa. Sang đầu năm 2002, Gospelnet được tin báo chị đã qua đời sau khi được cha Tảo
ban các Bí Tích sau cùng một cách chu đáo tận tình. Cha Tảo lại tiếp
tục gửi thư kêu gọi trợ giúp cho gia đình của chị với 9 người con đang
rơi vào hoàn cảnh hết sức túng ngặt. Gospelnet quyết định trợ giúp
thêm 100 USD cho gia đình chị.
Số
tiền này trích từ khoản tiền chia sẻ các anh chị em học viên Giáo Lý Dự Tòng tại Giáo Phận Los
Angleles, và đã được chuyển ra miền Bắc kịp trước Tết Nhâm Ngọ.
Xin thay mặt cha Tảo và gia đình chị Bình cám ơn các ân nhân.
Cha Ðỗ Văn Thừa, DCCT có
giới thiệu các em học sinh nghèo
ở Giáo Xứ Tân Châu, xã Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận,
cần được trợ giúp để mua tập vở cho học kỳ 2. Gospelnet xin gửi đến
cha 100 USD trích từ khoản tiền
của các anh chị em học viên Giáo
Lý Dự Tòng tại Giáo Phận Los Angleles, và. Xin thay mặt cha Tảo
và gia đình các em cám ơn các ân nhân.
Kể từ
tháng 9.2001, Gospelnet đã nhận lời kêu gọi của cha Hoàng Minh Ðức, DCCT, hiện đang phụ trách điểm truyền giáo
An Thới Ðông thuộc huyện Cần Giờ, để trợ giúp cho 12 em học sinh nghèo, mỗi em 50.000 VND một tháng trong chương
trình mang tên "Học Bổng An Thới Ðông".
Nay
Gospelnet xin tiếp tục gửi đến các em 3.000.000
VND cho 5 tháng, kể từ tháng 1 đến hết tháng 5.2002.
Số
tiền này được trích từ khoản tiền chia sẻ của anh chị em học viên Giáo Lý Dự Tòng tại Giáo Phận Los
Angleles. Xin thay mặt cha Ðức và gia đình các em cám ơn các ân
nhân.
Cha Trần Ngọc Nhơn, hiện đang phục vụ tại một Giáo Xứ miền núi, gồm hai huyện
Tiên Phước và Trà Mi của tỉnh Quảng Nam, giáp với các Giáo Phận
Kontum, Quảng Ngãi, có gửi thư kêu gọi cứu giúp cho hai trường hợp
giáo dân bị tai biến mạch máu
não đang điều trị tại bệnh viện và vừa được cha xức dầu. Cha đã
xin bà con giáo hữu cầu nguyện đặc biệt cho hai ông và dành hết số
tiền ăn chay ngày thứ sáu vừa qua cho hai ông nhưng chẳng đủ thiếu
vào đâu:
1. Ông NGUYÊN TUÂN, sinh
năm 1938, đại diện giáo dân ở Giáo Họ Trà Ðông, cách Nhà Thờ
Tiên Phước 40 km, hôm 25 tháng chạp, phát bệnh được chuyển xuống bệnh
viện Tiên Phước rồi bệnh viện Tam Kỳ, ông đang ở trong tình trạng
lúc tỉnh lúc mê. Một ngày phải đóng tiền phòng 200.000 VND chưa kể
tiền thuốc.
2. Ông ÐẶNG HỮU TRỨ, sinh
năm 1954, ở Giáo Họ Tiên Phong, cách Nhà Thờ Tiên Phước 8 km, đang
lao động trên rẫy thì phát bệnh. Bi đát nữa là vợ ông cũng đang
bệnh, các con đi làm ăn ở Sài-gòn chưa về kịp, chỉ có một đứa con
gái 8 tuổi lo cho ông ở bệnh viện. Ông Trứ đang hôn mê và bệnh viện
Tiên Phước muốn chuyển xuống Tam Kỳ.
Gospelnet
xin gửi đến cha sở Trần Ngọc Nhơn số tiền 200 USD ( = 3.000.000 VND )
để cha phân phối trợ giúp ngay cho hai trường hợp ngặt nghèo nói
trên.
Số
tiền này được trích từ khoản trao tặng của gia đình anh chị VÕ MINH ÐẠO ( Canada ) Rất mong quý cha và quý độc giả gần xa,
nhất là quý vị đồng hương Giáo Phận Ðà Nẵng, sẽ tương trợ chia sẻ
thêm.
THÔNG
TIN VỀ 6 EM HỌC SINH Ở SÀI-GÒN CẦN ÐƯỠC TIẾP TỤC TRỠ GIÚP
Theo sự giới thiệu của anh Phạm Văn Lượng thuộc Huynh Ðoàn
Ki-tô Bệnh Nhân và Người Khuyết Tật, từ năm 2001 Gospelnet đã trích
quỹ trợ giúp việc học cho 3 người
con của anh NGUYỄN VĂN ÐỐI ( bị khuyết tật nặng ), ngụ tại 1455 /
7 Huỳnh Văn Chính, phường 19, quận Tân Bình, Sài-gòn, và 3 người con của anh VÕ THANH TOÀN ( bị
khuyết tật nặng ), ngụ tại 111 / 88 / 8B, Lạc Long Quân, phường 3,
quận 11.
Nay Gospelnet tiếp tục trợ giúp cho gia đình anh Toàn tính từ
tháng 3.2002: 50.000 VND x 3 cháu x 4 tháng = 600.000 VND, và cho gia đình
anh Ðối tính từ tháng 1.2002: 50.000 VND x 3 cháu x 6 tháng = 900.000 VND.
Tổng cộng: 1.500.000 VND ( = 100 USD
). Số tiền này được trích từ khoản trao tặng của gia đình anh chị VÕ MINH ÐẠO ( Canada ). Xin thay mặt các gia đình
này cám ơn quý ân nhân.
THÔNG TIN VỀ 6 EM HỌC SINH Ở KHÁNH HÒA
Ngày 20.2.2002, thầy Vũ Tùng Lân, DCCT, giới thiệu hai gia đình sau đây đang
gặp hoàn cảnh khó khăn, cần được trợ giúp để các con có thể được
tiếp tục đi học mà không bị dở dang:
1. Gia đình anh Nguyễn Quang Khánh (
sinh 1959 ) và chị Hoàng Thị Kim Quý ( sinh 1959 ), ngụ tại Ðội 1, thôn
Cửa Tùng, xã Cam An Bắc, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, phải làm
thuê làm mướn quanh năm hết sức chật vật để nuôi 6 con nhỏ, trong
đó có 3 cháu học lực xuất sắc cần được trợ giúp:
- Cháu NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG NGA, sinh
ngày 10.2.1987, học lớp 9
- Cháu NGUYỄN QUANG NHẬT, sinh ngày
3.11.1988, học lớp 6
- Cháu NGUYỄN HOÀNG THÚY PHƯỠNG, sinh
ngày 3.9.1994, học lớp 2.
2. Gia đình anh Lê Văn Linh ( sinh 1960
) và chị Trần Thị Cải ( sinh 1968 ), ngụ tại Ðội 1, thôn Cửa Tùng, xã
Cam An Bắc, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, cả hai anh chị đều là Giáo
Lý Viên trong Họ Ðạo, hiện không có nhà cửa, phải ở đậu, sinh kế
hết sức chật vật, có 2 con, rất cần được trợ giúp:
- Cháu LÊ TRẦN KHÁNH NAM, sinh 1989,
học lớp 7, học lực khá.
- Cháu LÊ TRẦN THANH TÂM, sinh 1992,
học lớp 4, học lực khá.
Gospelnet
xin trợ giúp cho 5 em học sinh nói trên, mỗi em 100.000 VND mỗi tháng, trong
3 tháng liền, kể từ tháng 3 đến hết tháng 5.2002, tổng cộng số tiền
là 1.500.000 VND.
Số
tiền này được lấy từ 100 USD
của ông Hồ Phi ( Hoa Kỳ ) mới
trao tặng cho Gospelnet. Xin thay mặt gia đình các em cám ơn sự chia sẻ quý
báu của ông Hồ Phi.