SỐ TẤT NIÊN - CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN NĂM A

TIN MỪNG: Mt 5, 13 - 16

MUỐI ƯỚP MẶN - ÐÈN TỎA SÁNG

"Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại ? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.

"Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn lên rồi lại đặt bên dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời."

SUY NIỆM:

LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG XÃ HỘI HÔM NAY

1. Vai trò, trách nhiệm của các môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô

Ðể kết thúc buổi Sinh hoạt Ngày Truyền Thống Giáo Lý Viên Giáo Phận Phú Cường tại Nhà Chung Giáo Phận sáng 3.2.2002 vừa qua, ban tổ chức đã có một nghi thức hết sức cảm động và ý nghĩa: tay cầm nến cháy, khoảng 300 giáo lý viên xếp hàng tiến từ hội trường tầng trệt lên nhà nguyện ở lầu ba, miệng hát bài "Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa..." Trong nhà nguyện, các giáo lý viên làm thành nhiều vòng tròn, xung quanh cây Nến Phục Sinh đang cháy và tấm bản đồ Giáo Phận Phú Cường được vẽ bằng phấn mầu trên nền nhà nguyện. Các đại diện giáo hạt cắm những cây nến lớn vào các hạt của mình rồi tất cả các Giáo Lý Viên cắm những cây nến nhỏ vào một chỗ nào đó trên tấm bản đồ giáo phận. Qua nghi thức trên, các Giáo Lý Viên Phú Cường muốn nhắc nhở mình là ánh sáng của Chúa Ki-tô trong địa bàn giáo phận gồm tỉnh Bình Dương, một phần tỉnh Bình Phước, một phần tỉnh Tây Ninh, một phần tỉnh Ðồng Nai, một phần thành phố Sài-gòn.

Dù người giáo dân chúng ta có khiêm tốn hay muốn trốn tránh trách nhiệm hay chưa được chuẩn bị cho vai trò, trách nhiệm của mình thì những lời của Chúa Giê-su vẫn rành rành ra đó, không ai chối cãi và coi thường được: "Anh em là muối cho đời – Anh em là ánh sáng cho trần gian".

Muối thì phải mặn mới ướp được các thực phẩm. Aùnh sáng thì phải nóng, phải sáng mới soi sáng, đốt cháy được các tâm hồn khác. Không mặn thì không còn là muối. Không sáng thì không còn là ánh sáng nữa. Không làm được cho con người và thế giới này trong sạch, tươi đẹp, công bình và yêu thương hơn thì chúng ta chẳng xứng danh là Ki-tô hữu !

2. Chúng ta phải sống như thế nào để là muối, là ánh sáng trong xã hội hiện nay ?

1. Nếu dựa vào Lời Chúa trong bài đọc I thì chúng ta phải biết chia cơm sẻ áo với người nghèo, phải giúp đỡ, bênh vực và giải phóng những người bị thiệt thòi, bị áp bức và bị bóc lột trong xã hội. Sống như thế là chúng ta trở thành ánh sáng !

2. Nếu dựa vào Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu của Ðức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, thì để làm chứng – tức làm muối men và ánh sáng – người Công giáo Á Châu phải phục vụ sự thăng tiến con người, bằng những việc làm rất cụ thể như: ( 1 ) Phục vụ sự sống ( 2 ) Chăm sóc sức khỏe ( 3 ) Chăm lo giáo dục và ( 4 ) Xây dựng hòa bình ( số 35 – 38 ).

3. Nếu dựa vào Thư Chung 2001 của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam gởi toàn thể Dân Chúa, thì chúng ta phải cộng tác với mọi người thành tâm thiện chí nhằm phát huy các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của xã hội chúng ta hiện nay. Các mặt tích cực và tiêu cực ấy đã được Thư Chung phân tích chính xác và khá đầy đủ:

- "Trước hết là mặt sáng hoặc tích cực: nếu ngày nay người ta chứng kiến một khát vọng và nỗ lực xây dựng đất nước giàu mạnh hơn về phương diện vật chất như công nghiệp hóa, hiện đại hoá..., về phương diện tinh thần như giữ gìn bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, thì người ta cũng ghi nhận rằng con người ngày nay quan tâm đến các vấn đề gia đình và xã hội như xoá đói giảm nghèo, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, phát huy hoạt động xã hội của giới trẻ, đồng thời lưu tâm đến các vấn đề ở quy mô lớn hơn như mở rộng các quan hệ quốc tế và hoà nhập vào cộng đồng nhân loại".

- "Tuy nhiên vẫn còn mặt tối hoặc tiêu cực: đó đây trên bình diện quốc gia, mức sống người dân còn thấp, lao động không đủ sống, thất nghiệp...; sự sống chưa được tôn trọng và bảo vệ đúng mức, lại thường xuyên bị đe doạ bởi thiên tai và nạn phá huỷ môi trường, bởi tai nạn giao thông và các tệ nạn như nghiện ngập ma tuý, mãi dâm, HIV-AIDS; sự gian dối có chiều hướng tràn lan trong xã hội như hàng giả, bằng giả, hối lộ và tham nhũng. Ngoài ra, sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng, tạo nên một làn sóng người đổ xô về thành thị. Hơn nữa, sự suy yếu đạo đức trong gia đình ngày càng bôïc lộ qua nhiều hiện tượng phổ biến như buôn bán phụ nữ và trẻ em, bạo hành trong gia đình, lạm dụng tình dục trẻ em. Cuối cùng, bối cảnh kinh tế thị trường và cạnh tranh thúc đẩy ngày càng nhiều người chạy theo lợi nhuận bất chấp các giá trị đạo đức khiến nhiều người trẻ bị hụt hẫng khi nhìn về tương lai" ( số 7 – 8 ).

4. Có một điều cần lưu ý là trong một xã hội hay trong thế giới ngày nay các nỗ lực cá nhân, dù rất đáng trân trọng thì cũng không đủ sức để làm thay đổi hoàn cảnh. Cần phải có sự cộng tác, hợp sức hợp lực của nhiều người, nhiều giới, nhiều cộng đồng, quốc gia. Trong việc làm muối, làm ánh sáng của người Ki-tô hữu cũng thế: phải là cộng đoàn làm chứng, cộng đoàn loan báo Phúc Aâm, cộng đoàn phục vụ sự thăng tiến con người, cộng đoàn ủng hộ tích cực và chống tiêu cực !

Lạy Thiên Chúa là Cha, chúng con cảm tạ Cha đã ban Con Một Cha cho trần gian và cho chúng con, để chúng con và trần gian được cứu độ.

Lạy Chúa Giê-su, Chúa là Muối ướp mặn cuộc đời, Chúa đã đến để nhân loại khỏi hư mất: Xin Chúa giữ gìn con khỏi ươn thối và biến chúng con thành muối để ướp những con người, những thực tại mà chúng con tiếp cận hằng ngày !  

Lạy Chúa Giê-su, Chúa là Aùnh Sáng trần gian, Chúa đã đến để loài người không phải đi trong tăm tối mà được đi trong ánh sáng: Xin Chúa chiếu sáng và thiêu đốt tâm hồn chúng con để chúng con trở thành ánh sáng cho những người và môi trường chung quanh.

Lạy Chúa Thánh Thần là Sức Mạnh, là Thần Khí của Thiên Chúa: Xin ban ơn cho chúng con ý thức được vai trò, trách nhiệm của người môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô và giúp chúng con làm tròn vai trò, trách nhiệm ấy trong thời đại hiện nay !

                                  Gs. Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI

MUỐI CHO ÐỜI VÀ ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN

1. Công dụng của muối và nhiệm vụ của người Ki-tô hữu

Muối dùng để ướp thức ăn, giữ thức ăn khỏi hư thối, đồng thời thêm vị ngon cho nó. Ðức Giê-su đã dùng hình ảnh này để nói lên sứ mạng của người Ki-tô hữu đối với môi trường mình đang sống. Thật vậy, Ðức Giê-su đã lập Giáo Hội – gồm những người Ki-tô hữu – như một dấu chỉ của Nước Trời, như một cầu nối giữa nhân loại với Thiên Chúa, như một lời chứng cho Ngài trước mọi người. Giáo Hội – hay người Ki-tô hữu - có vai trò như muối đối với thế giới. Nếu muối dùng để ướp thức ăn, giữ thức ăn khỏi hư và thêm vị ngon cho nó, thì Thiên Chúa muốn dùng người Ki-tô hữu để giữ cho thế giới, xã hội không bị hư hỏng, mà trở nên tốt đẹp hạnh phúc hơn trước mặt Thiên Chúa.

Thức ăn bị nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài làm cho hư thối. Xã hội con người cũng bị những yếu tố nội tại lẫn ngoại tại làm cho hư hỏng, tồi tệ, và trở nên đau khổ. Vì thế, khi Ðức Giê-su nói: "Chính anh em là muối cho đời", thì một cách nào đó, Ngài muốn giao cho chúng ta, là người Ki-tô hữu hay môn đệ Ngài, một nhiệm vụ rất quan trọng đối với xã môi trường mình đang sống. Ðó là: phải làm sao giữ cho môi trường ấy không bị hư hỏng và đau khổ bởi gương xấu, bất công, hận thù, bạo lực, mà trở nên tốt đẹp hạnh phúc hơn nhờ gương sáng, sự thực thi công lý, tình thương của chính chúng ta... Người Ki-tô hữu cần ý thức nhiệm vụ ấy.

2. Trở nên "muối cho đời" bằng cách nào ?

Nhưng chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ ấy như thế nào ? Làm sao chúng ta có thể giữ cho thế giới đừng hư hỏng mà trở nên tốt đẹp hơn ? Ðức Giê-su đề nghị với chúng ta một phương cách cũng lại bằng một ẩn dụ: "Chính anh em là ánh sáng cho trần gian".

Mọi người ai cũng cần ánh sáng để nhìn thấy, để biết lối đi hầu khỏi té ngã, để biết đường mà làm công nọ việc kia. Về mặt tâm linh, người ta cũng cần có những gương sáng để họ theo đó mà hành xử cho đúng, cho khôn ngoan, cho tốt đẹp trong mọi trường hợp. Nhưng gương sáng đó họ tìm nơi đâu? Khi nói: "Chính anh em là ánh sáng cho trần gian", Ðức Giê-su đã giao phó cho chúng ta nhiệm vụ làm gương sáng cho mọi người chung quanh, trong môi trường mình sống. Và khi làm gương sáng như thế, chúng ta đã trở nên "muối cho đời".

3. Bạn có làm gương sáng trong môi trường mình sống không ?

Tình hình xã hội hiện nay có nhiều điều đáng bi quan: bất công, bạo lực và nhiều thứ tệ nạn xã hội đang lan tràn, mạng sống con người bị coi thường (nhất là của thai nhi), tình dục bị lạm dụng, bảng giá trị Ki-tô giáo bị đảo lộn ( nhiều người, kể cả Ki-tô hữu, coi trọng tiền bạc, địa vị hơn tình nghĩa... ), v.v... Nói chung, thế giới đang bị hư hỏng, trở nên tội lỗi, từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội. Vì thế, bất kỳ người Ki-tô hữu nào cũng cần ý thức lại nhiệm vụ làm "muối cho đời", làm "ánh sáng cho trần gian" mà Ðức Giê-su đã giao cho chúng ta. Nhưng thử hỏi, người Ki-tô hữu – cụ thể là chính bạn, chính tôi – đã ý thức và cố gắng thực hiện nhiệm vụ ấy trong cuộc đời mình chưa ?

Thực tế đang trả lời cho chúng ta. Giáo Hội lúc nào cũng nỗ lực truyền giáo, bỏ ra biết bao nhiêu nhân lực và tài lực vào công việc này. Nhưng... hiện nay, dân số Ki-tô giáo trên thế giới tuy có tăng theo đà tăng của dân số thế giới, nhưng tỷ lệ người Ki-tô hữu đang càng ngày càng giảm khoảng từ 50 năm nay, nhất là tại Âu châu. Tại châu Âu, nơi trước đây số Ki-tô hữu đã lên tới 70%, thì nay tỷ lệ người Ki-tô hữu thực hành đạo thật sự ( pratiquants, church-goers ) chỉ còn chưa tới 5% ( tôi đã gặp nhiều người Âu châu cho biết là chỉ được từ 2 đến 3% ).

Tại châu Á, tỷ lệ người Ki-tô hữu hiện nay - theo thống kê của Tòa Thánh tính đến cuối năm 1998 - chỉ được 2,7%. Số Ki-tô hữu gia tăng chủ yếu là do trẻ con vừa lọt lòng mẹ thì đã thành Ki-tô hữu do được rửa tội sớm, và số người lớn trở lại Ki-tô giáo chủ yếu là do việc kết hôn với người Ki-tô hữu đòi buộc. Số người giác ngộ Ki-tô giáo để tự nguyện theo thì rất ít. Thực trạng đó quả không đáng tự hào chút nào !

Ðiều ấy đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân: chúng ta đã sống đạo thế nào ? Tôi nghĩ: mọi nỗ lực truyền giáo đều là vô ích, nếu chính người Ki-tô hữu chỉ giữ đạo một cách hình thức, không sống đạo thật sự, nghĩa là chỉ biết đến nhà thờ dự lễ, năng lãnh nhận các bí tích, chứ thật sự không áp dụng tinh thần Ðức Ki-tô vào trong đời sống của mình.

4. Phải chăng cách sống của ta là một phản chứng ?

Ta hãy nghe Mahatma Gandhi - được dân Aán-độ xem là một vị thánh - nói về cách sống đạo của những Ki-tô hữu trong xã hội của ông. Ông đã lên tiếng, có vẻ như thách thức người Kitô hữu, cụ thể là những người Anh đô hộ họ: Nếu những người Ki-tô hữu ở Aán-độ thật sự sống đúng tinh thần của Ðức Ki-tô, thì họ chẳng cần phải mất công rao giảng, toàn Ấn độ sẽ trở thành Ki-tô hữu hết.

Trước mắt ông, người Ki-tô hữu - cụ thể là người Anh lúc ấy đang đô hộ dân tộc ông - cũng tham lam, bất công và tàn bạo không kém gì những kẻ xâm lăng khác. Ông rất say mê Ðức Ki-tô, nhưng ông không thể trở nên Ki-tô hữu, vì những người đem Ki-tô giáo đến với dân tộc ông - người Anh - lại chính là những người đang nô lệ hóa dân tộc ông, đàn áp dân tộc ông một cách dã man. Ông không thể tin rằng dân Aán-độ hiền lành của ông cứ phải gia nhập cái đạo của những người đang quàng ách nô lệ lên dân tộc ông thì mới được cứu rỗi. Nếu những kẻ nô lệ hóa dân tộc ông một cách bỉ ổi mà được Thượng Ðế thưởng công chỉ vì họ là người Ki-tô hữu, đang khi dân tộc hiền hòa của ông lại bị phạt chỉ vì không phải là Kitô hữu, thì một vị Thượng Ðế như thế không thể chấp nhận được !

Cũng vậy, biết bao người như Gandhi rất mộ mến Ðức Giê-su, nhưng cứ nhìn thấy cách sống của những người Ki-tô hữu chung quanh họ, là họ cảm thấy chẳng cần phải vào Ki-tô giáo làm gì. Vì người Ki-tô hữu nói chung cũng chẳng hơn gì họ: cũng ích kỷ, cũng ăn gian nói dối, cũng gây bất công, cũng lặng im trước bất công, cũng sống chẳng có tình nghĩa bao nhiêu... Làm sao họ có thể tin được những người chẳng tốt hơn họ, đôi khi kém họ lại được Thiên Chúa ân thưởng chỉ vì là Ki-tô hữu, còn họ cũng sống như vậy thậm chí tốt hơn thì lại bị phạt. Chẳng lẽ chúng ta lại giới thiệu với họ một Thiên Chúa bất công và vô lý như vậy qua cách sống của chúng ta ?

5. Truyền giáo bằng chính đời sống phù hợp với Tin Mừng

Nếu đời sống của ta ngược lại với Tin Mừng, làm sao ta có thể làm "muối cho đời" để đời khỏi hư hỏng được ? làm sao ta có thể làm cho đời tốt đẹp lên được ? Muối như thế là muối đã lạt. Muối có giá trị hay không là ở vị mặn của nó. Nếu muối lạt thì còn giá trị gì, còn làm được việc gì ? "Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi" !

Người ta - nhất là Ðức Giê-su - có thể kết luận gì về chất "muối" tâm linh của ta ? Hãy tự xét mình xem chất "muối" của ta có còn vị "mặn" không ? có còn tác dụng "ướp" nữa không ? Xét một cách cụ thể hơn: sự hiện diện của tôi trong gia đình, trong tổ dân phố, trong xứ đạo, trong xã hội, trong nơi ta làm việc... có làm "ánh sáng" dẫn đường cho môi trường ấy tốt hơn không ? Những vùng đông người Ki-tô hữu có trật tự xã hội và mức phát triển về mọi mặt - nhất là mặt đạo đức - cao hơn những vùng khác không ? Sự hiện diện của một ngôi giáo đường có đích thực là một sự chúc lành cho vùng chung quanh không ? nghĩa là có làm cho dân chúng vùng chung quanh trở nên tốt hơn, trật tự hơn, hạnh phúc hơn không ?

Theo quan niệm của Gandhi, để toàn dân Aán-độ trở thành Ki-tô hữu, không cần phải đổ công đổ của ra mà truyền giáo cho bằng chỉ cần người Ki-tô hữu sống đích thực tinh thần của Ðức Giê-su là đủ. Sống như thế chính là trở nên "ánh sáng cho trần gian". Thật mỉa mai khi muối đã lạt lại còn muốn ướp cái này cái nọ, ích lợi gì? Và mỉa mai hơn nếu đạo mình mình không thèm sống lại còn muốn đem đạo ấy truyền cho người khác, để làm gì?! Vừa truyền giáo, vừa sống phản lại Tin Mừng thì chẳng khác gì "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Thật mỉa mai khi chính mình tối om lại muốn làm ánh sáng dẫn đường cho người khác ! Thật ngược đời khi chính mình đói meo lại đi lo chuyện làm no ấm thiên hạ !

Tôi nghe tiếng Chúa nói với tôi: "Qua Ðức Giê-su, Cha đã mời gọi con và trao cho con nhiệm vụ: hãy trở nên "muối cho đời" và "ánh sáng cho trần gian". Ðể làm được chuyện ấy, con phải là muối thật mặn, phải là đèn thật sáng. Muốn thế, con phải quyết tâm trở nên như thế. Ðiều quan trọng là chính con phải quyết tâm trước, rồi Cha sẽ ban ơn trợ giúp sau. Con không quyết tâm thì Cha có đổ tràn thần lực xuống cho con cũng vô ích. Cha đành phải bó tay nếu chính con từ chối lời mời gọi của Cha hay chính con không quyết tâm thực hiện. Vì Cha luôn luôn tôn trọng tự do của con. Một lần nữa, Cha mời gọi con hãy trở nên "muối cho đời" và "ánh sáng cho trần gian". Cha rất mong con đáp trả bằng một quyết tâm thật sự".

Gs. NGUYỄN CHÍNH KẾT
"ANH EM LÀ MUỐI, LÀ ÁNH SÁNG"

Muối không thể thiếu được để ướp cá, làm đồ gia vị trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người. Aùnh sáng là để soi sáng. Thiếu muối, cá thịt sẽ trở nên ươn, thối.

Thiếu ánh sáng nhân loại sẽ hóa thành tối tăm, mù lòa. Hình ảnh muối và ánh sáng, Chúa Giê-su gợi lên là chất xúc tác mãnh liệt nhất để người Ki-tô hữu và Giáo Hội hiểu rõ vai trò, sứ mạng cao cả của mình. Chúa nói: "Anh em là muối cho đời. Anh em là ánh sáng cho trần gian", quả thật, đây là một lệnh truyền thúc bách mà Chúa Giê-su để lại cho nhân loại, cho Giáo Hội và cho mỗi người Ki-tô hữu chúng ta.

I. GIÁO HỘI LUÔN PHẢI LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG

Từ những lời truyền dạy của Chúa Giê-su đối với các môn đệ trước khi Người về trời: "...Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" ( Mt 28, 19 - 20 ).

Lời khẳng định của Chúa Giê-su đối với các môn đệ và cũng là lệnh truyền của Chúa Giê-su cho mỗi người chúng ta muôn thời luôn phải là sứ mạng khẩn thiết nhất để người Ki-tô hữu và Giáo Hội ý thức vai trò muối và ánh sáng của mình. Quả thực, đã hai ngàn lẻ hai năm qua, Giáo Hội đã có biết bao cơ hội, biết bao nhiêu thuận lợi để chứng tỏ chất xúc tác của mình là muối và ánh sáng. Không ai có thể phủ nhận được sứ mạng của Giáo Hội nhỏ bé của Chúa Ki-tô suốt hai ngàn lẻ hai năm đã qua về mọi lãnh vực trên thế giới như khoa học, kinh tế, văn minh, giáo dục, công bằng, dân chủ v.v...

Giáo Hội của Chúa Ki-tô thiết lập đầu tiên với Nhóm Mười Hai đã dần dần lan tỏa khắp cùng trái đất. Nhân loại không bao giờ có thể chối từ được sự hiện diện đầy sáng tạo, đầy gương mẫu và là hạt nhân của mọi phát triển của các tu viện, các dòng tu khác nhau v.v... Giáo Hội đã nắm một sứ mạng vô cùng cao cả của mình. Chúa dạy: "Anh em là muối... Anh em là ánh sáng". Giáo Hội đã ướp được phần lớn trái đất nhờ muối của mình. Giáo Hội đã tỏa sáng nhờ những việc làm có sức rất thuyết phục thế giới này, những công việc từ thiện, những việc kiến tạo hòa bình và phát triển văn minh thế giới. Ðó là những việc có sức tỏa sáng mà Giáo Hội và mỗi người Ki-tô hữu chúng ta luôn ướp mặn cho đời và chiếu soi vào tận hang cùng, ngõ ngách của thế giới.

Như vậy, cho dù sứ mạng của Giáo Hội của Chúa Ki-tô qua hai ngàn lẻ hai năm qua đã cố gắng và vận dụng mọi khả năng để loan báo Tin Mừng: ướp mặn cho đời và chiếu soi thế giới nhưng hai phần ba nhân loại vẫn chưa biết Chúa ! Ðiều này càng thúc bách Giáo Hội và mọi người Ki-tô hữu chúng ta hơn nữa về sứ mạng to lớn và vô cùng khẩn thiết là ướp mặn đời và sáng soi thế giới, chiếu soi nhân loại.

Giáo Hội và mọi Ki-tô hữu không bao giờ được khước từ vai trò muối và ánh sáng của mình vì "áùnh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết". ( Ga 1, 4 - 5 ) và vì chính Ðức Ki-tô là Sự Sáng thật, sự sáng soi tỏ cho hết mọi người sinh vào thế gian ( x. Ga 1, 9 ). Thánh Phao-lô đã không ngần ngại nói lên: "Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng tin Mừng" ( 1 Cr 9, 16 ) và Ngài còn nói tiếp: "Gặp lúc thuận hay lúc nghịch cũng luôn luôn phải rao giảng Tin Mừng cho Chúa", vì đối với Ngài và đối với mỗi người chúng ta: "Sống chính là Ðức Ki-tô" ( Pl 1, 21 )

Vì thế, chúng ta thấy rõ vai trò của Giáo Hội và của mỗi Ki-tô hữu chúng ta là vai trò tiên tri, sứ ngôn dám lên tiếng trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời cho dù phải hy sinh cả tính mạng... Ðối với thế giới, Giáo Hội Chúa Ki-tô xem ra chỉ là thiểu số nhưng Giáo Hội luôn là vết dầu loang cho toàn thế giới. Bất cứ lúc nào, bất cứ bao giờ, Giáo Hội luôn vẫn là muối và ánh sáng...

II. LIỆU GIÁO HỘI VÀ MỌI KI-TÔ HỮU CÓ SỐNG LẠI ÐƯỠC CÁI DIỆU CẢM BAN ÐẦU THỜI CHÚA GIÊ-SU HAY KHÔNG ?

Chúa đã hứa với các môn đệ: "Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế" ( Mt 28, 20 ). Lời hứa của Chúa Giê-su sẽ không bao giờ bị lay chuyển và phai tàn vì Chúa hằng hiện diện với Giáo Hội của Chúa ở trần gian này. Muối là đồ gia vị không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày. Aùnh sáng không thể mất đi được trong thế giới muôn thời. Người ta không thể dùng muối để ướp mặn một lúc thức ăn cho cả cuộc đời và ánh sáng cũng không thể soi chiếu một lúc cho trọn cả một cuộc đời.

Muối chỉ dùng cho từng thức ăn, từng bữa, từng lúc. Ánh Sáng rất cần thiết nhưng chỉ có ánh sáng liên tục mà không xen đan bóng tối, con người cũng dễ trở nên điên khùng, khờ dại.

Giáo Hội của Chúa Ki-tô và mọi người Ki-tô hữu vẫn luôn sống lại cái diệu cảm ban đầu khi Chúa nói: "Anh em là muối... Anh em là ánh sáng". Vâng, Giáo Hội sẽ luôn có sứ mạng lớn lao dù mình chỉ là thiểu số. Giáo Hội sẽ sống được cái diệu cảm đầu tiên của các tông đồ như Phê-rô, Phao-lô, An-rê, Gia-cô-bê và các tông đồ khác khi Giáo Hội dám sống vai trò tiên tri của mình và người Ki-tô hữu sẽ luôn còn là muối, còn là áùnh sáng khi họ dám sống cái chân lý ngàn đời của Chúa Giê-su, không chiều theo sự dối trá, phỉnh lừa và sống phản chứng Tin Mừng của Chúa, nghĩa là không còn sống đúng với sứ mạng muối và ánh sáng Chúa trao ban cho mình.

Xin Chúa Giê-su ban cho Giáo Hội sức mạnh của Chúa Thánh Thần để Giáo Hội luôn làm chứng về Sự chết và sự Phục Sinh của Chúa.

Xin Chúa ban cho Giáo Hội luôn ý thức vai trò của muối và ánh sáng để dù chỉ với một số nhỏ đối với thế giới, Giáo Hội luôn ướp mặn cho đời bằng chính hơi thở và tình thương ấm áp của mình, và luôn tỏa sáng cho thế giới bằng chính những công việc có sức thu hút và thuyết phục của mình.

Xin Chúa cho mọi người Ki-tô hữu luôn sống lời thánh vịnh: "Lạy chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa" ( Tv 40, 8 ).

Lm. Giu-se NGUYỄN HƯNG LỠI, DCCT

ƯỚP MẶN ÐỜI VÀ TỎA SÁNG TRẦN GIAN

Chúa Giê-su đưa ra hai hình ảnh để định nghĩa cho Ðời Sống Tông Ðồ, đời sống Ki-tô-hữu. Là một Ki-tô-hữu, tôi phải sống thế nào ? Chúa Giê-su dạy tôi: "Chính con là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian".

Muối là một loại vật chất khá cần thiết cho mọi người trong nhiều lãnh vực. Muối bảo quản thức ăn, cũng là gia vị cho thức ăn - thức uống. Muối còn được dùng để trị bệnh: đắp vào chỗ trặc gân, bong gân; muối sát trùng, để giúp tiêu hóa, để lưu giữ và chuyển tải I-ốt, ngăn ngừa bệnh tật... Muối cũng có nhiều công dụng khác nữa, kể cả cho các loài động và thực vật.

Nhờ vào tính chất nào của muối mà nó hữu ích cho cuộc sống chúng ta như vậy ? Chắc chắn câu trả lời - ai cũng biết - là vị mặn của muối. Nhưng giả như muối mà không mặn, thì chắc là không còn hữu dụng nữa. Những viên muối không mặn, người ta không đem ướp cá mắm gì được, không sát trùng được, không làm phân được,... và có thể nói: người ta cũng không muốn trải trên đường đi – vì giẫm lên làm đau chân.

Như vậy, bản chất của muối là mặn. Cũng thế, bản chất của người môn đệ Chúa Ki-tô là rao giảng Tin Mừng, là con cái Thiên Chúa, là giữ gìn cho thế gian khỏi phải hư đi.

"Cá không ăn muối - cá ương"

"Con cãi cha mẹ - trăm đường con hư"

Thế gian không sống Tông Ðồ, không sống đời Ki-tô-hữu, - thế gian phải chết !

Tôi là một Ki-tô-hữu, vậy tôi phải có "vị mặn Ki-tô". Nếu tôi không có "vị mặn Ki-tô" thì tôi không giúp gì cho thế gian cả. Lạy Chúa, xin Chúa hãy "ướp" con bằng chính cái bản chất Ki-tô của Chúa, xin cho con luôn được kết hiệp mật thiết với Chúa Ki-tô trong tư tưởng, lời nói, việc làm - để con thực sự là môn đệ của Chúa, là muối cho đời.

Ánh sáng. Là một loại vật chất mà nhờ nó, người nhận thấy các sự vật xung quanh mình. Ở những nơi tối, người ta càng cần đến ánh sáng và càng nhận thức rằng ánh sáng rất cần cho cuộc sống. Có thể nói: không có ánh sáng - không thể có sự sống. Ngày thứ nhất trong công trình sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên ánh sáng trước hết.

Khi có ánh sáng, người ta không thể che giấu được vật gì, tốt cũng như xấu. Ðể diễn tả điều này, Chúa Giê-su nói: "Một thành phố xây dựng trên núi, không tài nào che giấu được". Một sự kiện lớn khi được ánh sáng chiếu vào, thì không ai là không thấy. Ơn Cứu Ðộ của Chúa phổ quát, sức sống của Hội Thánh mãnh liệt như vậy, không thể không được mọi người biết đến.

Chúa Giê-su chính là ánh sáng cho muôn dân ( Lễ Nến vừa qua, ngày 2.2 ) đã tác động vào Hội Thánh, làm cho Hội Thánh cũng trở nên ánh sáng cho muôn dân; Chúa nói: "Chính các con là ánh sáng cho trần gian". Cũng như "hữu xạ tự nhiên hương", Chúa đã thắp sáng trần gian bằng chiếc đèn Hội Thánh, thì lẽ đương nhiên trần gian nhờ Hội Thánh mà thấy được Ơn Cứu Ðộ cho mình, nhờ Hội Thánh mà phân biệt tốt xấu, mà nhận biết việc phải làm, nhận biết con đường dẫn tới hạnh phúc viên mãn.

Chúa Giê-su dùng sự kiện thắp đèn để khẳng định điều này: "Không ai thắp đèn rồi lấy thúng úp lại". Chúa muốn chúng ta, những Ki-tô hữu hãy sống như con cái sự sáng, hãy tỏa ánh sáng Chúa Ki-tô, tỏa hương thơm tốt lành là những việc thiện để người đời nhận biết Chúa Ki-tô, Ánh Sáng của Muôn Dân và Ðấng Cứu Ðộ duy nhất của trần gian.

Cuối cùng, với câu nói định nghĩa của Chúa Giê-su: "Chính anh em là muối cho đời, chính anh em là ánh sáng cho trần gian", chúng ta đã biết Chúa muốn nói với chúng ta rằng: Hãy dùng đời sống mình mà sinh lợi Nước Trời cho trần gian. Mỗi người chúng ta có một hoàn cảnh sinh sống khác nhau, hãy dùng nó để phục vụ anh em đón nhận Tin Mừng. Xin được mượn lời bài hát "Tâm tình hiến dâng" của cha Oanh Sông Lam để cảm tạ Chúa và quyết tâm sống như người môn đệ Chúa Ki-tô.

"Biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi báo đền, hồng ân Chúa cao vời Chúa đã làm cho con.

Thương con tự ngàn xưa, một tình yêu chan chứa, và chọn con đi làm đuốc sáng chiếu soi trần gian. Cho con say tình mến, và này con xin đến: một đời trung trinh làm muối đất ướp cho mặn đời.

Trao cho con Lời Chúa, dù đời con hoen úa, nguyện đời con đem Lời Chân lý đền cho mọi nơi. Ra đi đầy nguyện ước, và này con gieo bước, nguyện đời con đem nguồn yêu mến đến cho mọi người..."

Lm. NGUYỄN VĂN HIỀN ( Vĩnh Long )

CẦU NGUYỆN:

Anh chị em thân mến, Chúa Giê-su gọi những Ki-tô hữu chúng ta là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian. Ðể thể hiện tên gọi của người Ki-tô hữu, chúng ta cần nhiều cố gắng, nhiều nghị lực, và nhất cần phải mang trong mình chính Con Người Ðức Ki-tô. Vậy giờ đây, chúng ta hãy cùng nhau dâng những lời cầu nguyện:

1.         Sau khi Chúa về trời, Hội Thánh tiếp tục sứ mạng cứu chuộc nhân loại cho đến ngày tận thế. Chúng ta cầu xin cho Hội Thánh luôn chu toàn bản chất là 'muối' và 'ánh sáng' cho muôn dân, trong thế giới hôm nay.

2.    Hiện nay, trên trần thế đã có nhiều người cảm nghiệm được Ơn Cứu Ðộ của Chúa Ki-tô trong Hội Thánh, nhưng chưa tin nhận. Chúng ta cầu nguyện cho lương dân thiên hạ, mau mắn chạy đến đón nhận Chúa Ki-tô là ánh sáng và là Ðấng Cứu Ðộ trần gian.

3.    Có nhiều cộng đoàn, tu hội, tổ chức Công giáo hăng say hoạt động tông đồ. Chúng ta cầu nguyện cho những người này luôn kết hiệp mật thiết với Chúa Ki-tô, để những hoạt động của họ mang nhiều hiệu quả; và cũng cầu xin cho giới trẻ hiện nay, dám dấn thân vào những hoạt động lành thánh này.

4.    Chúa bảo: "Chính anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian". Chúng ta cầu xin cho mỗi người trong cộng đoàn họ đạo chúng ta đây: biết dùng cuộc sống, hoàn cảnh, môi trường, lời nói, việc làm của mình mà tỏa ánh sáng Chúa Kitô cho mọi người chung quanh.

Lạy Chúa Giê-su là Ðấng Cứu Chuộc chúng con, Chúa không chấp nhất những yếu hèn của chúng con mà kêu gọi chúng con làm môn đệ của Chúa. Xin cho chúng con biết ý thức sứ mạng của chúng con hôm nay là muối cho đời và là ánh sáng cho trần gian - mà thực hành đời sống Ki-tô hữu theo thánh ý Chúa. Chúng con cầu xin Chúa là Ðấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

Lm. NGUYỄN VĂN HIỀN ( Vĩnh Long )

ÐỜI CON

Ðời con như một chuyến đi dài,

Dọc hành trình, con âu yếm trên tay

Những hạt mầm cho tương lai rực rỡ.

Con gieo xuống trên vệ đường đất đỏ

Thật trìu mến như muốn ngỏ tình yêu.

Ðể một sớm, để một trưa, để một chiều,

Ðể thêm mưa, để thêm nhiều giọt nắng,

Ðường con qua sẽ rực thắm muôn hoa...

Ðời con còn là một khúc tân ca,

Con gẩy mãi cây ghi-ta cũ kỹ

Những vần thơ mang nghĩa ý ngọt ngào

Của cuộc sống đầy nhiệm mầu kỳ diệu,

Dệt nên thành giai điệu của buồn vui.

Ðể một tháng, để một năm, để một đời,

Ðể thêm Tin, để thêm ngời Cậy Mến,

Lời con ca sẽ vượt đến ngàn xa...

Ðời con nguyện xin được là đốm lửa,

Của que diêm bật lóe giữa đêm đen,

Rồi thắp lên một ngọn đèn bé nhỏ

Rạng niềm vui thay nỗi khổ trầm luân.

Dặm đường xa hóa ra gần hy vọng,

Ðể một trăm, để một ngàn, để một vạn,

Ðể nối nhau, để tỏa sáng triệu người,

Ðèn con mang sẽ thay lời trao tặng...

Ðời con cũng xin được là muối mặn

Của tình yêu đem ướp thắm nụ cười,

Như xúc tác làm vị đời không nhạt,

Chỉ làm tan những nhút nhát vô duyên.

Cho mơ ước lại càng thêm thao thức,

Ðể một khi, để một lúc, để một lần,

Ðể gặp nhau, để lại gần hơn nữa,

Nhận ra nhau là muối giữa đại dương...

Lm. LÊ QUANG UY, DCCT, 1982 - 2002

CHỨNG TỪ:

CHUYỆN MỘT XÓM ÐẠO

Boong ! Boong ! Boong ! Tiếng chuông Nhà Thờ lan xa trên ruộng lúa, trên bờ kênh, trên các mái nhà, lan xa trong không gian u tịch của chiều quê. Tiếng chuông ngân lên rồi tỏa vào hư vô, như nhắc nhở cái hữu hạn của người đời. Bao giờ cũng vậy, nghe tiếng chuông là nước mắt tôi giàn giụa trên má. Tôi lớn lên trong một gia đình Phật giáo lâu đời, lớn lên giữa thành phố đông đúc ồn ào và rực rỡ ánh đèn. 20 tuổi, vì tình yêu, tôi vượt qua bao trở ngại của gia đình để theo đạo rồi kết hôn với anh và về đây làm dâu.

Quê chồng tôi là một xóm đạo heo hút, thuộc diện "chó ăn đá, gà ăn muối", một làng quê chưa có ánh điện, 6 tháng nước ngập trắng đồng, chung quanh tôi là những người đã từng bảo chồng tôi là: "Lấy kẻ ngoại đạo thì dễ lạt lòng mến Chúa lắm đấy con ạ !" và còn ngụ ý nói về tôi: "Con gái dân Nam nó chỉ biết ăn diện mà không biết làm, biết nay mà không biết mai đâu đấy !" Nhưng đó là chuyện của 4 năm về trước, khi mà...

Thế rồi, giờ đây, nếu phải xa lâu cái xóm ấy, tôi lại nhớ da diết, nhớ bố, nhớ em, nhớ xóm giềng, nhớ sân phơi lúa, nhớ bờ tre, nhớ tiếng chuông ngân, nhớ giòng kênh nhỏ... Ở nơi đây tôi đã thật sự lớn lên, sự lớn lên của tâm hồn. Ở nơi đây người ta sống có tình có nghĩa, có trước có sau, gắn bó và trung thực. Xóm tôi không có trộm cướp, đi ruộng đi rẫy cửa nhà cứ mở toang cũng không hề mất thứ gì !

Từ ngày mẹ chồng tôi mất, bố chồng tôi bị bệnh tim, hay ngất. Mỗi lần như thế là bà con xóm giềng lại xúm đến đổ thuốc thang cho ba tỉnh dậy. Sau đó, người thì mang đến con cá, người thì đem tới miếng thịt, đưa ra sau bếp bảo tôi: "Con nấu cho bố con ăn nhé !" Tôi biết có khi hôm nay nhà họ chỉ có rau luộc chấm mắm, vậy mà họ vẫn sẵn sàng chia sẻ.

Một lần nửa đêm tôi lên cơn sốt, chồng tôi sang gọi cửa nhà hàng xóm, bà con liền lấy xuồng chở tôi đi suốt 12 cây số trong đêm đen rét buốt để đến trạm xá... Nhà bác Tông ở cuối xóm có con gái đi lấy chồng xa, con trai lại bị tai nạn bất ngờ, cả xóm kéo tới giúp đỡ từ lúc gieo mạ đến lúc cất lúa vào bồ... Nhà cô Lài trong một đêm gió bão thổi mất cả mái nhà, sáng ra, không ai bảo ai, mỗi người đem đến tấm tôn, cây tre, và mái nhà đã được lợp lại chắc chắn... Người già yếu neo đơn không ai phải đói cơm thiếu thuốc...

Cả xóm cứ như là anh em ruột thịt. Không hề có cảnh con mắng cha, vợ chửi chồng, thậm chí, không bao giờ có chuyện ly hôn. Nhà nào vợ chồng "cơm không lành, canh không ngọt" thì cha Hoàn đến để mang lại sự hòa giải và bình an. Mọi người ai cũng yêu kính cha sở, không chỉ vì ông là Linh Mục, mà còn vì ông đầy lòng nhân ái. Ông đã gắn bó với miền đất heo hút này suốt mấy mươi năm rồi. Với chiếc áo chùng đen sờn cũ, với lối sống thanh bạch giản dị, ông là một phần linh hồn của nơi đây.

Dân xóm tôi biết trọng chữ hiếu, trọng chữ nghĩa và trọng cả việc học. Một năm 6 tháng nước ngập, trẻ em vẫn đến trường đều đặn. Những đứa bé, từ 3 giờ sáng đã cơm nắm, lặn lội 12 cây số đường trơn trượt đến trường. Có những đoạn ngập sâu, người dân xóm cắt phiên nhau đứng trực, ẵm từng đứa qua vũng nước.

Nhà ông giáo Chúc trong xóm đã mấy thế hệ làm nghề giáo, không có ruộng rẫy nên cuộc sống khó khăn. Những em học sinh đêm đêm vai mang túi gạo, túi khoai, lựa lúc tối trời lẻn vào chái bếp nhà thầy, len lén đặt xuống rồi lại len lén chạy về. Sáng ra, ông giáo thấy một lô những bao bị có đính kèm mẩu giấy "Kính biếu thầy" được viết nắn nót trang trọng nhưng không bao giờ ghi tên người tặng.

Những món quà giản dị ấy khiến cả ông giáo, lẫn con trai con gái của thầy luôn đứng vững trên bục giảng qua những ngày tháng khó khăn nhất. Hai người con của thầy học sư phạm ra trường là về ngay ngôi trường của quê hương, dù họ có đủ cơ hội và khả năng chuyên môn để ở lại thành phố. Những người già trong xóm hễ ra ngõ mà gặp cô Nữ, thầy Nhơn con ông giáo Chúc là lại trìu mến "chào cô giáo, chào thầy giáo".

Năm ngoái, xóm tôi có điện về. Những nhà tương đối khá giả cố mua cho được cái ti-vi. Gia đình nhà chồng tôi chỉ mua được cái ti-vi "nghĩa địa", thế mà người trong xóm vẫn cứ hay sang xem nhờ. Các người lớn tuổi vừa chờ chương trình thời sự vừa uống trà, bàn chuyện lúa má, chuyện cưới gả và thời tiết nắng mưa. Ðiếu thuốc lào chuyền nhau đi vòng quanh cứ reo vo vo. Ngoài sân, cô út nhà tôi đang tập họp bọn trẻ lại dạy múa hát...

Xóm tôi vui lắm. Một lần, chồng tôi mời được hai thầy giáo của anh về quê ăn lễ Noël xóm đạo. Một thầy là nhà văn, một thầy là nhạc sĩ. Cái nét đằm thắm, chân thật và sự ấm áp tình người ở đây đã níu giữ hai thầy lưu lại cả tuần không muốn trở về thành phố.

Sân nhà tôi cứ mỗi tối lại trở thành nơi tụ hội các thiếu nữ trong xóm, họ quây quần bên cây đàn ghi-ta hát say sưa. Ông thầy nhạc sĩ lấy làm ngạc nhiên sao họ lại hát hay và đúng nhạc lý đến thế. Còn ông thầy nhà văn thì cảm động về tấm lòng mến khách và cởi mở của người dân xóm Ðạo. Tuy là miền quê heo hút ngập mặn, nhưng họ nhận xét là ở đây không hề có sự u mê và nghèo đói. Ngày phải chia tay, hai người đi mà bàn tay vẫy, mà ánh mắt cứ lưu luyến mãi...

Hôm nay, vợ chồng tôi có việc phải đi xa khỏi khu xóm nhỏ thân thương của mình. Nhớ lắm làn khói lam chiều, nhớ lắm con kênh xanh nước chảy hiền hòa, nhớ lắm mái nhà, ruộng lúa và tiếng chuông ngân... Ừ, chỉ một tiếng chuông thôi mà tôi nghe nay đã khác. Bố chồng tôi có lần bảo: "Lòng người là hương hoa trái, con ạ".

Hôm qua, trong câu chuyện qua điện thoại, bố cho biết mọi người trong xóm đã bàn nhau gom góp tiền cứu trợ miền Trung đang lũ lụt. Tôi bỗng nhớ lại người dân xóm tôi, những mái tóc cháy nắng, những gương mặt đen sạm nhọc nhằn và những bàn chân nứt nẻ. Họ làm ra đồng tiền trên miền đất 6 tháng nước ngập ấy đâu phải dễ. Thế mà, họ vẫn sẵn lòng san sẻ cho người khác, và họ cảm nhận niềm hạnh phúc vì sự san sẻ ấy. Bố ơi, bố nói đúng, lòng người chính là hương hoa, nhưng là hương thơm kỳ diệu nhất bay ngược gió.

LÊ THÚY BẢO NHI, khu xóm kênh B2, Thốt Nốt, Cần Thơ, báo TTCN, 10.1.1999. NỐI LỬA CHO ÐỜI số 4.

CÂU TRUYỆN:

NGỤ NGÔN VỀ NGỌN NẾN

Một buổi tối cúp điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa và nó bắt đầu lập lòe cháy sáng. Nó hân hoan nhận ra rằng nó đã giúp cho mọi người có ánh sáng. Ai cũng phải trầm trồ: "Ôi chao, ngọn nến sáng quá, đẹp quá, dễ thương quá..." Nghe như thế, ngọn nến lại càng nhiệt thành dùng hết sức mình để ánh lửa nhỏ bé của nó đẩy lui được bóng tối chung quanh.

Thế nhưng, những giòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài dọc theo thân ngọn nến. Nó cảm thấy càng lúc càng bị lùn xuống, ngắn đi, ngắn thêm một chút, rồi lại một chút nữa... Cho đến khi chỉ còn lại một nửa, ngọn nến giật mình tự nhủ: "Chết mất, ta mà cứ cháy sáng mãi thế này thì chẳng mấy chốc, ta sẽ tàn lụi mất thôi ! Tại sao ? Tại sao ta lại phải hy sinh một cách thiệt thòi, oan uổng và ngu dồt như vậy chứ ?"

Ngần ngừ trong một thoáng, ngọn nến đã quyết định nương theo một cơn gió thoảng để tự mình tắt phụt đi. Tất cả chỉ còn lại một sợi khói mỏng manh giống như một nụ cười mãn nguyện yên tâm...

Mọi người trong phòng chợt nhốn nháo bảo nhau: "Thôi chết ! Tắt mất ngọn nến rồi, tối quá, làm sao bây giờ ?" Ngọn nến chưa kịp cảm thấy tự hãnh vì sự hiện diện quan trọng của mình thì đã có một người bình tĩnh lên tiếng đề nghị: "Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm một cái đèn dầu thì bảo đảm hơn !" Chỉ cần mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta đã tìm và thắp sáng được một cây đèn dầu cũ kỹ. Còn mẩu nến cháy dở ban nãy thì người ta quẳng vào ngăn kéo tủ...

Ngọn nến buồn thiu, thế là từ nay khó mà còn có dịp để được cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu ra tất cả: "Ðời tôi là để cháy sáng, cháy sáng đến tiêu tan đi cho mọi người, cho dù tôi chỉ có thể cháy sáng với một ánh lửa nhỏ nhoi, bởi vì tôi là một ngọn nến..."

Trích NỐI LỬA CHO ÐỜI tập 4

THÔNG TIN:

THÔNG TIN VỀ HOÀN CẢNH GIA ÐÌNH ÔNG PHẠM VĂN NGHI

Gospelnet có nhận được thư trình bày của Sr. Ma-ri-a Tê-rê-xa TRẦN THỊ LAM HỒNG, Dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm về hoàn cảnh một gia đình thuộc giáo xứ Ðồng Sơn, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai, giáo phận Kontum như sau: gia đình ông PHẠM VĂN NGHI rất nghèo, quanh năm lam lũ với nghề làm vườn rau, có 3 người con đều bị khuyết tật:

- Cháu Giu-se Phạm Nguyên Lương, sinh năm 1979, bị liệt gân từ nhỏ, không đi đứng bình thường.

- Cháu Phao-lô Phạm Hải Quan, sinh năm 1981, bị bệnh động kinh và tâm thần từ nhỏ.

- Cháu An-na Phạm Thị Thúy Ðiệp, sinh năm 1985, bị bệnh thiểu năng tâm thần.

Gospelnet xin trích quỹ số tiền 100 USD do cộng đoàn người Việt tại Nantes ( Pháp ) tặng để trợ giúp trước mắt cho gia đình ông Nghi. Số tiền này sẽ nhờ thầy Trần Ðình Phước, DCCT, chuyển đến cha Tổng Ðại Diện giáo phận Kontum trao tận tay cho ông Nghi, vì cha sở giáo xứ An Sơn là cha Hoàng Văn Quy đang phải đi xa điều trị bệnh Ung Thư nên vắng nhà. Rất mong quý độc giả gần xa tiếp tục trợ giúp thêm để các cháu có thể được nuôi dạy khả quan hơn.

THÔNG TIN VỀ CÁC TRƯỜNG HỠP NEO ÐƠN Ở LÊ MINH XUÂN

Cha MAI VĂN HIỀN, DCCT, có nhờ Gospelnet lập Dự Aùn xin trợ giúp cho 6 trường hợp ngặt nghèo và neo đơn tại khu Kinh Tế Mới Lê Minh Xuân, ngoại thành Sài-gòn, chi tiết như sau:

1. Gia đình cụ ông Phê-rô Huỳnh Văn Quý ( 85 tuổi ) và cụ bà Ma-ri-a Nguyễn Thị Ðẩu ( 81 tuổi ), ngụ tại số 5 M 37, ấp 5, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, khu KTM Lê Minh Xuân, ngoại thành Sài-gòn. Hai cụ không có con cái, chỉ biết sống nhờ vào sự đùm bọc của hàng xóm láng giềng cũng là những người nghèo. Xin được trợ giúp mỗi tháng 200.000 VND trong 6 tháng cho mỗi cụ. Tổng cộng: 2.400.000 VND.

2. Gia đình anh Gio-an Bao-ti-xi-ta Nguyễn Thanh Tân ( 40 tuổi ) và chị Ma-ri-a Trương Thị Kim Tường ( 40 tuổi ), có 4 con: Trần Quốc Dương ( 10 tuổi ), Nguyễn Minh Nhật ( 8 tuổi ), Nguyễn Hoàng Thiên ( 6 tuổi ) và Nguyễn Minh Hiếu ( 2 tuổi ), ngụ tại lô B, ấp 5, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, khu KTM Lê Minh Xuân, ngoại thành Sài-gòn. Gia đình quá nghèo lại đông con, chỉ biết dựa vào thu nhập do nhận đi làm mướn rất thất thường, căn nhà đang ở hết sức tàn tạ, các con lớn không thể được cho đi học. Xin được trợ giúp 1.000.000 VND để sửa chữa nhà và trợ cấp trong 6 tháng, mỗi tháng 400.000 VND. Tổng cộng: 3.400.000 VND.

3. Cụ bà Ma-ri-a Ðinh Thị Tửu ( 78 tuổi ), ngụ tại số 5 M 29, ấp 5, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, khu KTM Lê Minh Xuân, ngoại thành Sài-gòn. Con trai của cụ đã mất, hiện cụ sống chung với người con dâu và một đứa cháu nội, bị người con dâu đối xử rất tệ bạc. Xin được trợ giúp mỗi tháng 200.000 VND trong 6 tháng. Tổng cộng: 1.200.000 VND.

4. Gia đình bà Lê Thị Kim Quỳ ( 65 tuổi ) và hai con là Phạm Quang Quốc ( 35 tuổi ) bị tâm thần nặng, phải thường xuyên nhốt trong một cái cũi tre, và Phạm Quang Tuấn ( 32 tuổi ) bị tâm thần nhẹ, ngụ tại số 7 A 44, ấp 7, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, khu KTM Lê Minh Xuân, ngoại thành Sài-gòn. Xin trợ giúp mỗi tháng 500.000 VND trong 6 tháng. Tổng cộng: 3.000.000 VND.

5. Cụ An-phong Ðinh Trọng Thịnh ( 80 tuổi ), không vợ không con, có duy nhất một người thân nhưng lại ở xa và quá nghèo, không thể chăm sóc nuôi dưỡng cụ, phải nhờ gia đình người lối xóm là anh chị Nguyễn Văn Cự giúp đỡ. Cụ Thịnh đã lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy và Bí Tích Thêm Sức vào tháng 5.2001. Gia đình anh chị Cự ngụ tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, khu KTM Lê Minh Xuân, ngoại thành Sài-gòn, cũng rất nghèo, chỉ giàu lòng nhân ái, nghèo cụ Thịnh, anh chị còn đang cưu mang thêm hai cụ già khác. Xin được trợ giúp mỗi tháng 600.000 VND trong 6 tháng để anh chị có thể lo liệu chu đáo cho các cụ già. Tổng cộng: 3.600.000 VND.

6. Gia đình cụ Trần Thị Phấn ( 84 tuổi ) và người con nuôi là chị Ngô Thị Sang ( 37 tuổi ), ngụ tại tổ 12, ấp 5, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, khu KTM Lê Minh Xuân, ngoại thành Sài-gòn. Cụ bà không chồng không con, sống với người con nuôi, buôn bán kẹo bánh lặt vặt ngay trước nhà, thu nhập rất ít và thất thường, không đủ sống, thường xuyên phải nhờ vào sự đỡ đần chia sẻ của hàng xóm. Căn nhà đang ở bị dột nát toàn bộ, nền nhà luôn bị úng ngập mỗi khi con nước lên. Xin giúp 1.000.000 VND để sửa chữa tạm căn nhà và trợ cấp mỗi tháng 200.000 VND trong 6 tháng. Tổng cộng: 2.200.000 VND.

Tổng cộng 6 trường hợp nói trên là 15.800.000 VND dành để trợ giúp trong 6 tháng, kể từ tháng 1.2002 đến hết tháng 6.2002. Gospelnet đã chuyển Dự Aùn này đến cha Bùi Thượng Lưu Quỹ Tình Thương của báo Dân Chúa Aâu Châu tại Stuttgart ( Ðức ) và được duyệt chi trợ giúp 2.000 Ðức Mã, tương đương với 13.200.000 VND. Ðể cho đủ số 15.800.000 VND của dự án, Gospelnet trích thêm quỹ số tiền 2.600.000 VND từ số tiền cộng đoàn Giáo Dân Việt Nam tại Reutlingen ( Ðức ) đã trao tặng. Xin thay mặt cho cha Mai Văn Hiền và các người đã nhận được trợ giúp tỏ lòng tri ân đến Quỹ Tình Thương của Dân Chúa Aâu Châu cũng như quý ân nhân tại cộng đoàn Reutlingen.

 

THÔNG TIN VỀ CHÁU LẠI HỮU NGỌC BỊ BẠI NÃO

Như Gospelnet đã nêu từ năm 2001 về trường hợp của cháu Lại Hữu Ngọc, sinh năm 1994, bị bệnh bại não, cha là anh Lại Phú Cường, mẹ là chị Lại Diễm, địa chỉ ngụ tại ấp H 2, xã Thạnh An, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ, điện thoại liên lạc ở Sài-gòn là 8.617.273. Qua sự giới thiệu của Gospelnet, cháu Ngọc đã được Sr. Nhàn nhận vào nuôi dạy và chữa trị tại Trung Tâm Khuyết Tật Trẻ Bại Liệt huyện Củ Chi từ tháng 9.2001, chi phí một tháng phải góp 300.000 VND sau khi đãõ được miễn giảm vì hoàn cảnh nghèo.

Bên cạnh phần nỗ lực đong góp của gia đình cháu, Gospelnet đã trợ giúp thêm 600.000 VND cho 3 tháng ( kể từ tháng 9.2001, mỗi tháng 200.000 VND ). Nay, Gospelnet lại tiếp tục trợ giúp 1.200.000 VND cho 6 tháng, tính từ tháng 12.2001 đến hết tháng 5 năm 2002. Số tiền này trích từ số tiền 100 USD do cha Trần Quốc Bảo, DCCT, gửi tặng từ Roma. Gospelnet xin thay mặt gia đình cháu Ngọc biết ơn sự chia sẻ kịp thời và quý báu của cha.

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN XIN TRỠ GIÚP CHO 11 EM HỌC SINH NGHÈO Ở TÂY NGUYÊN

Cuối năm 2001, thầy Phó Tế NGUYỄN ÐỨC THỊNH, DCCT gửi cho Gospelnet danh sách 11 em học sinh có hoàn cảnh gia đình rất nghèo, hiện đang học tại các Trường cấp II, III Bán Công, và Bổ Túc Văn Hoá. Tất cả đều là người dân tộc J’rai và đều cư ngụ tại vùng nông thôn thuộc Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai, như sau:

 

Stt

Họ tên

Năm sinh

Tên cha

Tên mẹ

Học lớp

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

Thưm

Ksor h'hlưm

Rahlan h'hleên

Yong

H’wơn

Ksor h'đam

H' bliêu

H' toăn

H' chung

H' bang

H' khăo

20.07.1983

11.10.1985

1980

15.08.1984

15.07.1984

02.02.1984

1982

1984

1984

1984

02.03.1983

Hmil

Rahlan si

Rahlan blih

Jiêh

Mit

Nay du

Dâu

Juê

Ber

Wiê

Bel

H'băt

Ksor h'chiă

H'rôê

H'bonh

H'wel

Ksor h'gao

H' blip

H' beêh

H' mot

H' kriê

H' hem

10 ( btvh )

10 ( btvh )

10 ( btvh )

10 bán công

 6 bán công

11 bán công

11 bán công

12 bán công

10 ( btvh )

10 ( btvh )

11 bán công

Ðây là các trường hợp nghèo, khó khăn nhất, các em có chí học nhưng vì điều kiện tài chánh không cho phép các em tiếp tục công việc học hành mà thầy Thịnh đã chọn ra để xin trợ giúp trước tiên. Trong số đó có các em học Bổ Túc, học vào buổi chiều tối nên các em phải tranh thủ ban ngày đi làm để phụ giúp cha mẹ trong kinh tế gia đình. Hầu hết các em đều thuộc gia đình nghèo lại khá đông con, có trường hợp lại sống chung với ông bà, đất canh tác quá ít, hoặc không có. Nói chung gia đình các em đều làm nghề nông, hầu hết sau 1 vụ lúa chỉ còn lại ½ để ăn trong 6 tháng, còn ½ kia trả nợ vì phải mượn trước để ăn trong thời gian lúa hết. Ngoài làm nông ra, họ không còn việc gì khác để làm, bệnh tật thì nhiều vì họ chỉ quan niệm rằng cần ăn no là được, không cần phải ăn ngon hoặc đầy đủ dinh dưỡng, như trong bữa ăn lá khoai mì là thức ăn chính và không bao giờ thiếu nên bệnh không bao giờ hết.

Mong ước của các em và của gia đình là các em được đi học, muốn bắt được nhịp sống với xã hội ngày nay và được thăng tiến như dân tộc Kinh. Do vậy, các em rất cần được trợ giúp để mua sắm tập vở và sách giáo khoa, quần áo đi học, đóng các khoản học phí, hoặc trang trải thuốc men khi bệnh tật bất ưng...

Gospelnet xin được đặt tên cho dự án này là DỰ ÁN TRỠ GIÚP PLEI CHUET 1, dự trù xin quý ân nhân trợ giúp mỗi tháng cho mỗi em là 50.000 VNÐ trong suốt năm học, kể cả các tháng hè. Như vậy, mỗi em cần được trợ giúp một năm là 600.000 VNÐ. Tổng cộng 11 em là 6.600.000 VNÐ. Mỗi lần lập dự án là cho trọn một năm. Ðây là dự án cho tháng 11, 12 năm 2001 và cho trọn năm 2002. Ðến năm sau, chúng tôi lại lập dự án mới. Tiền trợ giúp khi nhận được, chúng tôi sẽ trực tiếp trao dần cho gia đình các em trong từng tháng, để tránh tình trạng gia đình sẽ sớm tiêu hết tiền khi gặp chuyện phải giải quyết cấp thời.

Tiền trợ giúp cho tháng 11, 12 năm 2001: 11 em x 50.000 VNР                    = 1.100.000 VNÐ

Tiền trợ giúp cho trọn năm 2002:               11 em x 50.000 VNÐ x 12 tháng   = 6.600.000 VNÐ

Tổng cộng tiền cho đợt trợ giúp đầu tiên này là:                                          = 7.700.000 VNÐ

Gospelnet đã nhận được hồi âm của gia đình bác sĩ Bích Ðào tại Pháp sẵn sàng chia sẻ số tiền là 500 USD. Gospelnet đã trích quỹ thêm 200.000 VND cho tròn con số 7.700.000 VND. Ðiều thật sự đánh động chúng tôi là khoản tiền này được đóng góp một phần lớn do việc dành dụm tiết kiệm của các cháu bé trong gia đình, với ước muốn dễ thương là được chia sẻ với các bạn nghèo ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Gospelnet xin thay mặt các em nhận được trợ cấp tỏ lòng biết ơn đến gia đình bác sĩ Bích Ðào.

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN XIN TRỠ GIÚP ÐIỂM TRUYỀN GIÁO R’LÂM, FYAN, LÂM ÐỒNG

Cha Giu-se NGUYỄN HƯNG LỠI và cha Gio-a-kim Nguyễn Quang Minh, DCCT, hiện phục vụ tại Ðiểm Truyền Giáo R’Lâm dành cho đồng bào dân tộc K’Hor, thuộc Giáo Xứ Fyan ( Phú Sơn ), tỉnh Lâm Ðồng, trực thuộc Giáo Phận Ðà Lạt, trong những ngày cuối năm 2001 có gửi cho Gospelnet một dự án nhỏ xin được trợ giúp xây dựng một khu nhà vệ sinh tập thể, một giếng nước và một bể chứa, để đồng bào người dân tộc về dự lễ, học Giáo Lý và sinh hoạt hàng tuần có điều kiện sinh hoạt vệ sinh hơn. Gospelnet đã kính gửi đến cha Trịnh Tuấn Hoàng, OFM và quý ân nhân Hội HELP THE POOR.

Và tin vui đã về, trong những ngày đầu năm 2002, chúng tôi đã nhận được hồi âm cùng với số tiền 1.000 USD của Hội HELP THE POOR gửi về qua chị Thiên Hương. Cha Nguyễn Hưng Lợi đã gửi giấy biên nhận sang, và hiện tại đang bắt tay ngay vào việc thi công xây dựng, hy vọng kịp hoàn thành trước Tết Nhâm Ngọ. Gospelnet sẽ có ảnh chụp và bản tường trình chi tiết sau khi mọi sự đã hoàn tất để kính gửi Hội HELP THE POOR. Xin thay mặt đồng bào dân tộc ở R’Lâm tỏ lòng biết ơn các ân nhân.

THÔNG TIN VỀ 4 TRƯƠNG HỠP NGẶT NGHÈO CẦN ÐƯỠC TRỠ GIÚP

Sr. Ma-ri-a LÊ THỊ HIẾN, Dòng Nô Tỳ Thánh Thể, diện thoại: 08.8.947.961, vừa gửi cho Gospelnet một lá thư trình bày 4 trường hợp đang lâm cảnh ngặt nghèo như sau:

1. Em NGUYỄN VĂN HUY, 17 tuổi, ngụ tại xã Lạc An, tỉnh Sông Bé, bị khuyết tật bẩm sinh, nhà rất nghèo, mong có được một chiếc xe lăn tay.

Gospelnet xin trích quỹ số tiền 1.500.000 VND từ khoản trợ giúp 100 USD của anh TRẦN VĂN HÓA ( Hoa Kỳ ) cho em Huy để có thể một chiếc xe lăn.

2. Gia đình anh NGUYỄN VĂN XUÂN, nhà ở giữa rừng thuộc xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai, cả hai vợ chồng sức khỏe đều yếu, làm lụng rất vất vả, người vợ lại có thai sắp đến ngày sanh có lẽ phải mổ, hiện tại chị đi khám thai hàng tháng mà không mua nổi trị giá một nửa toa thuốc của bác sĩ.

Gospelnet xin trích quỹ số tiền 1.500.000 VND từ khoản trợ giúp của cộng đoàn Giáo Dân Việt Nam ở Reutlingen ( Ðức ) cho gia đình anh Xuân để có thể lo liệu thuốc men và chi phí sanh con sắp tới đây.

3. Gia đình chị NGUYỄN THỊ TRANG, ngụ tại Khu 3, xã Phước Tân, tỉnh Ðồng Nai, thuộc Giáo Xứ Tân Cang, phải cất một chái nhà ở nhờ trước nhà một người quen, bề ngang 3m, bề dài 4m, hiện nay mái lá bị mục, mỗi lần mưa là giột nước cả nhà, mỗi lần gió là tốc hết mái, phải lấy lốp xe cũ dằn cho khỏi bay.

Gospelnet xin trích quỹ số tiền 1.000.000 VND từ khoản trợ giúp của cộng đoàn Giáo Dân Việt Nam ở Reutlingen ( Ðức ) cho gia đình chị Trang có thể sửa chữa căn nhà ngay sau Tết.

4. Gia đình bà NGUYỄN THỊ CHÍN, ngụ tại vùng ven sông buông, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai, thuộc Giáo Xứ Tân Cang, hiện nay căn nhà hai lá gian đang ở đã quá cũ nát, sắp xập, phải thu lại còn một gian để ở tạm nhờ vào sự đùm bọc của bà con lối xóm có lòng tốt.

Gospelnet xin trích quỹ số tiền 1.000.000 VND từ khoản trợ giúp của cộng đoàn Giáo Dân Việt Nam ở Reutlingen ( Ðức ) cho gia đình bà Chín có thể sửa chữa căn nhà ngay sau Tết.

THÔNG TIN VỀ CÁC KHOẢN TRỠ GIÚP CỦA CÁC ÐỘC GIẢ ÂN NHÂN

                Ngày 6.2.2002, tức 26 Tết Nhâm Ngọ, Gospelnet vừa nhận được các khoản tiền trợ giúp người nghèo của quý độc giả ân nhân gần xa sau đây:

                - 100 USD của anh TRẦN VĂN HÒA ( Hoa Kỳ ) do người em là Trần Văn Nhàn mang đến.

                - 1.000.000 VND của anh chị MINH HÀ ( Mỹ Ảnh Viện Hà Nội ) do anh Phạm Văn Lý mang đến.

                Gospelnet xin chân thành ghi ơn quý ân nhân thay cho các trường hợp ngặt nghèo do Gospelnet thông tin, đã và sẽ nhận được trợ giúp.