TIN MỪNG: Ga 1,29-34
1:29 Hôm sau, ông Gio-an thấy Ðức Giê-su tiến về phía
mình, liền nói:
"Ðây
là Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa bỏ tội trần gian.
1:30 Chính Người là Ðấng tôi đã nói tới khi bảo
rằng:
Có
người đến sau tôi,
nhưng
trổi hơn tôi,
vì có
trước tôi.
1:31 Tôi
đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi
đến làm phép rửa trong nước."
1:32 Ông Gio-an còn làm chứng:
"Tôi
đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người.1:33 Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Ðấng
sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: "Ngươi thấy
Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Ðấng làm phép
rửa trong Thánh Thần."1:34 Tôi đã
thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Ðấng Thiên Chúa tuyển
chọn."
SUY NIỆM:
1.
CÁI LY KỲ LÀ CHÚA ÐANG SỐNG GIỮA MỌI
NGƯỜI MÀ CON NGƯỜI CHƯA NHẬN RA CHÚA.
Chúa hiện diện, lang thang rầy đây mai đó,
Ngài sống không nhà không cửa, nhưng điều quan trọng nhất là Ngài
đang rao giảng về Nước Thiên Chúa. Cái lạ thường là Ngài sống giữa
mọi người mà con người vẫn chưa nhận ra Ngài. Chính Gioan tẩy giả sau
một thời gian lâu dài, rao giảng, loan báo dọn đường cho Chúa Cứu
Thế, nhưng chính ông cũng chưa biết Ðấng ông rao giảng là Ðấng nào.
Ðó là cái trớ trêu…, vì giờ mạc khải vẫn chưa tới với ông. Chỉ mãi
đến khi Chúa Giêsu hòa mình giữa dòng người, giữa đoàn lũ tội nhân
để xin Gioan làm phép rửa cho mình, thì lúc đó mắt ông mới mở ra để
nhận ra rằng Ðấng mình mong ợi đang ở trước mặt mình. Gioan đã thoát
ra khỏi vòng u mê mờ ám để nhận ra Chúa Giêsu.
Vâng, Gioan tẩy giả là người có vinh dự
lớn lao, được Thiên Chúa tuyển chọn để giới thiệu, vén lộ cho nhân
loại hiểu được Ðấng Cứu Thế là ai. Thánh Thần đậu xuống trên Người
của Chúa là dấu chỉ để Gioan nhận ra Người.
Gioan tẩy giả đã làm chứng cho Chúa Giêsu
qua việc ông sống, đã minh chứng cho Chúa qua việc ông làm, qua những
công việc ông hiểu về Chúa. Nhân loại qua bao thế hệ đã từ từ
nhận ra Chúa. Chúa đang ở đó, Chúa đang hiện diện và Chúa đang hướng
dẫn lịch sử con người.
2.
CHÚNG TA CŨNG CÓ SỨ MẠNG GIỚI THIỆU
CHÚA CHO MỌI NGƯỜI:
Khi
được Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa, Chúa
bắt đầu sứ vụ công khai của Người. Chúa Giêsu có thể không cần
phải ai giới thiệu,Người có thể vươn vai lớn mạnh như một thánh
Gióng hay như một thần đồng nào đó.
Người có thể ung dung rao giảng mà chẳng cần phải xin Gioan Tẩy
Giả làm phép rửa cho mình vì Người hoàn toàn vô tội. Nhưng để minh
chứng cho nhân loại hay rằng Người
là người thật chứ không phải là một vị tiên hay một thần
thánh giáng trần cách lạ thường nên việc giới thiệu để mọi người
nhận ra Chúa là Ðấng gánh tội trần gian quả thực mang một ý nghĩa
cứu độ, ý nghĩa giải thoát.
Là
người Kitô hữu chúng ta cũng được
trao sứ mạng loan truyền, giới thiệu về một Chúa Giêsu chịu đóng
đinh, một Ðấng cứu độ bị treo trên Thập Giá, nhưng từ nơi Thập
Giá,Người đã kéo mọi người lên với Người. Làm chứng cho Chúa Giêsu
bị đóng đinh là ta minh chứng cho tình yêu của Ngài. Nhưng liệu đã mấy
ai hiểu được tình yêu và dám giới thiệu tình yêu cho mọi người. Ta
tưởng rằng đã nắm vững về Chúa, đã nắm sự thật của Chúa, nhưng
thực tế ta đã hiểu Chúa và sống như Chúa hay chưa ? Bên cạnh ta còn
biết bao nhiêu người chưa biết Chúa, liệu ta có được một phần nào
như Gioan là giới thiệu Chúa cho nhữngngười chung quanh chúng ta hay
chưa ? Chúng ta có dám làm chứng cho Chúa, giới thiệu Chúa cho người
khác như Mẹ Têrêsa Calcutta, như Charles Foucauld, như Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, như cha Piô
năm dấu, như thánh Vinh Sơn hay như nhiều vị thánh khác hay không ? Mỗi
người chúng ta phải là một Gioan Tẩy Giả, một người dám liều mạng để giới thiệu:
"Ðấng là Ðường,là Sự Thật và là Sự Sống ". Tất cả chỉ để
làm vinh danh Thiên Chúa . Chúng ta có từ chối hay ngại ngùng làm
chứng và giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác hay không? vì Ngài
chính là Ðấng Emmanuen :Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta ".
3.
LỜI TIN THẮP SÁNG:
-
Hãy thắp lên niềm tin ,dù chỉ giới thiệu và đưa
một người về với Chúa, ta cũng đã hạnh phúc lắm rồi.
-
Hãy đốt lên ngọn lửa, hãy chuyền ngọn lửa ấy
cho người khác vì đó là cách làm cho bộ mặt yêu thương của Chúa nổi
bật nơi con người.
-
Hãy làm chứng
như Gioan Tẩy Giả: "Tôi đã thấy và tôi làm chứng ".
Hãy
đọc tư tưởng của Nathan Soderblum : " Thánh nhân là nhữngngười có
thể làm cho người khác dễ tin vào Chúa hơn ".
Lm Giuse
Nguyễn Hưng Lợi, DCCT
N
|
Lời
rao giảng, giới thiệu của Gioan tẩy giả về Chúa Giêsu trở nên đáng
tin đến độ có những môn đệ của ông đã xin làm môn đệ của Chúa
Giêsu. Bởi vì ông đã sống hết mình với sứ điệp ông rao giảng. Oâng
mời gọi người ta ăn năn sám hối đón đợi Ðấng Cứu Thế thì chính ông
đã là mẫu gương của người sám hối, chờ mong. Nhìn nhận Ðấng Cứu
Thế, ông tự làm cho mình trở nên bé nhỏ, từ chối những vinh dự mà
dân chúng thời đó muốn suy tôn ông, để giới thiệu Chúa Giêsu cho
mọi người, cho những môn đệ của mình. Oâng đã để cho môn đệ của mình
đi theo làm môn đệ Chúa Giêsu, một người lúc đó còn vô danh chưa ai
biết đến.
Không
phải tất cả chúng ta đều có điều kiện để giới thiệu, để rao giảng
Chúa Giêsu cho người khác. Nhưng tất cả chúng ta đều có ơn gọi làm
chứng cho ngài bằng đời sống của chúng ta, và bổn phận đó nằm trong
tầm tay của chúng ta, từ em thiếu nhi cho đến cụ già. Mỗi người
chúng ta đều có bổn phận của mình với trách nhiệm làm người, làm
con Thiên Chúa. Và khi chúng ta sống đúng đắn tư cách, bổn phận là
người, là con Thiên Chúa, chúng ta đã trở nên chứng nhân cho Chúa ,
là ánh sáng cho thế gian.
Nguyện
xin thánh Gioan tẩy giả cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, để chúng ta
noi gương bắt chước ngài trong ơn gọi làm chứng cho Chúa bằng đời
sống của mình.
Mơû đầu bài Tin
Mừng ta bắt gặp hình ảnh Gioan tẩy giả đang giới thiệu Ðức Giêsu cho
mọi người: "Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi" ( Ga 1,30 ). Nhưng
trên thực tế lúc đó, với cái nhìn tự nhiên của con người, xét về
mọi phương diện, ta thấy Ðức Giêsu không trổi hơn Gioan tẩy giả:
-
Về tuổi đời:
Ðức Giêsu trẻ hơn Gioan tẩy giả độ 6 tháng.
-
Về nguồn gốc gia
thế: Gioan tẩy giả sinh ra trong gia đình có cha là tư tế và mẹ thuộc
dòng tộc tư tế Aharon ( Lc 1,5 ). Còn Ðức Giêsu ? Dân làng Na-da-rét
nói: "Oâng không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là
bà Maria…sao?"( Mt 14, 55 ).
-
Về vị thế xã
hội: Gioan tẩy giả lừng lẫy tiếng tăm khiến "mọi người từ khắp
miền Giuđê và Giêrusalem kéo đến với ông" ( Mc 1,5 ). Ðang khi đó Ðức
Giêsu vẫn còn mai danh ẩn tích. Nếu có người biết đến thì cũng chỉ
là những người cùng quê và có giỏi thì cũng biết ngài như là "con
ông Giuse" ( Lc 4,22b ). Hơn nữa, "Từ Na-da-rét có gì hay được" ( Ga 1,46
) đủ cho thấy Ðức Giêsu chưa có vị thế trong xã hội.
Vậy mà ở đây, lần thứ hai Gioan tẩy
giả đã xác quyết: Ðức Giêsu trổi hơn ông !
Gioan tẩy giả đã không nhìn Ðức Giêsu
theo lăng kính của lợi nhuận, của tiếng tăm danh vọng. Nhưng ông đã
nhìn Ðức Giêsu dựa trên giá trị nhân vị, giá trị thiêng liêng sâu
thẳm của con người Ngài.
Chúng ta nên học lấy cách nhìn này của
vị Tiền hô cho Ðấng Cứu Thế! Ðể thấy được nơi Thai nhi yếu ớt trong
lòng mẹ chưa có chút vị thế là nến tảng của gia đình và xã hội;
thấy nơi người tàn tật là sức mạnh tiềm ẩn, nơi người già cả là
kho tàng kinh nghiệm của nhân loại; thấy chính mình là tuyệt tác của
Thiên Chúa; thấy trong sự im lặng đứng yên là sự chuyển động không
ngừng của tình yêu Thiên Chúa.
Thánh Gioan còn đi xa hơn khi nhận biết
Ðức Giêsu trên thang giá trị một Thiên Chúa làm người: "vì có trước
tôi" ( Ga 1,30 ).
Chính qua cách nhìn này, Gioan tẩy giả đã
đón nhận được Ðức Giêsu trong tin yêu dù "đã không biết Người" ( Ga
1,31a ). Và ông đã không ngại làm chứng về Người rằng: "Ðây là
Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa bỏ tội trần gian" ( Ga 1,29 ), "Người
là Ðấng Thiên Chúa tuyển chọn" ( Ga 1, 34 ). Khi làm chứng cho Ðức
Giêsu cũng có nghĩa ông đã để Ðức Giêsu lớn lên, còn ông nhỏ đi. Như thế, Gioan tẩy giả không chỉ
nhìn Ðức Giêsu trong cái nhìn chiều sâu, cái nhìn của đức ái, mà còn
làm cho giá trị sâu thẳm của Ðức Giêsu được tỏ bày do lời ông minh
chứng.
Nt. Maria Bùi Thị Bích Chi, ÐMTH.
CHỨNG TỪ:
Sáng hôm 15.5.2001, Ðức thánh cha đã tiếp các Mẹ Bề Trên
thuộc Ban Ðiều Hành Nghị Hội Liên Hiệp Thế Giới Các Dòng Tu Nữ, đại
diện cho 800 Dòng Nữ thuộc 70 quốc gia. Ðức Thánh Cha đã nói với các
nữ tu:
Ðể nhận diện ra Chúa Kitô và Giáo Hội, thế giới cần chứng nhân… Ngày nay
người ta nói tới không biết bao nhiêu lần là cần có những người
sống cuộc sống chứng nhân chứ không phải là những người dậy dỗ !
Vì thế, các con hãy là những chứng nhân của Phúc Âm, trung thành
với Chúa và thành tín với tha nhân…
Khi biết chắc là có Chúa ngự trong cuộc
sống các con rồi thì điều đó sẽ giúp các con hiểu mối tương quan
giữa đời sống thánh hiến và việc rao giảng Tin Mừng Phúc Aâm…
NGƯỜI ÐÓ GIỐNG
NHƯ TÔI
Trong thế chiến thứ hai, năm 1941, có một vị
linh mục bị giam trong trại tập trung dành cho người gốc Do-thái. Như
bao người khác, cha cũng bị hành hạ và ngược đãi đến tàn tệ, còn
hơn cả đối với súc vật. Thế nhưng ngài lại vẫn luôn vui vẻ tìm cách
giúp đỡ các tù nhân đồng cảnh ngộ đang rơi vào tâm trạng khủng
hoảng tuyệt vọng.
Cha xin cai tù cho được đi lao động thay những
người đau yếu. Ngài nhường khẩu phần bánh mì ít ỏi của mình cho những
người thiếu ăn hơn. Ðối với kẻ rách rưới, ngài chia sẻ cho họ chiếc
áo cũ nhưng còn tương đối lành lặn... Trong hoàn cảnh đầy hiểm nguy,
cha vẫn lặng lẽ dấu kín lý lịch của bản thân là một người Công
giáo, hơn thế nữa, lại còn là một linh mục. Chỉ có một vài người
rất thân thiết mới biết rõ ngài là ai...
Trong số những người được cha giúp đỡ, có một
cậu thiếu niên. Trước đây cậu ta vốn lớn lên ở đầu đường xó chợ,
không tin bất cứ ai, ngang bướng, chuyên trộm cắp để bán lấy tiền
độ nhật. Ðến khi phải vào tù, cậu cũng luôn cướp giựt, quấy nhiễu
mọi người. Vị linh mục khả ái đã từng bước một tìm cách gần gũi
cậu ta, trò chuyện, giúp đỡ, khuyên răn, và cuối cùng đã hoán cải
được tâm hồn tưởng đã hóa ra chai đá của cậu. Dù vậy, ngài thấy
cũng chưa đến lúc nói với cậu ta về Thiên Chúa...
Thế rồi, một hôm, cha được tin mình phải
chuyển đi gấp đến trại Ao-sơ-vích ( Auschwitz ), một trại tập trung mà
ai nghe đến tên cũng kinh hoàng khiếp hãi vì đó là nơi hủy diệt với
những hầm hơi ngạt và lò thiêu xác. Ngài cố giữ bình tĩnh, vội vã
chia tay mọi người. Ðến trước mặt cậu thiếu niên vừa mới quyết định
hoàn lương, ngài rất muốn giúp em hiểu biết về Chúa, tin Chúa và theo
Chúa.
Cha nhìn thẳng vào mắt cậu, nhỏ nhẹ hỏi: "Này cháu thân yêu của bác, cháu có
muốn tin vào một người tên là Giê-su không ?" Cậu thiếu niên
đứng thẳng người lên, trả lời cha bằng một câu hỏi chân hành: "Nhưng thưa bác, ông Giê-su là ai để
cháu có thể tin ?’ Biết mình không còn thời gian để cắt nghĩa Kinh
Thánh và giới thiệu chi tiết về Ðức Giê-su, cha yên lặng một chút,
ngẫm nghĩ rồi buột miệng nói với cậu thiếu niên: "Người đó giống như bác !" Cậu ta đăm đăm nhìn ngài rồi
khẳng khái tuyên xưng: "Vâng, nếu
ông Giê-su ấy là một người giống như bác, thì cháu tin !"
Sau thế chiến, người ta không còn gặp lại vị
linh mục già ấy nữa, nhưng chắc chắn một điều là: cậu truyện này
được một người sống sót qua các trại tập trung thuật lại như một
chứng từ sống động, người ấy chính là cậu thiếu niên năm xưa, một
người tân tòng Công giáo...
CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa,
Xin tẩy rửa chúng con khỏi mọi vết nhơ
của lòng thèm muốn, háo danh, giả hình,
Xin giải cứu chúng con khỏi mọi hận thù
và những suy nghĩ quanh co,
khỏi những tính toán nhỏ nhen, tranh
chấp, giành giựt,
khỏi những thái độ hống hách, gây gỗ,
ngăn chặn, phòng vệ.
Vì chỉ có một cách sống đáng quý mà
thôi,
đó là yêu mến và để cho người ta yêu
mến mình,
Lạy Chúa là ánh sáng trong suốt,
Xin cho trái tim con trong suốt như giòng
suối,
để bầu trời xanh có thể soi mình trong
đó.
Xin cho ánh mắt con là một tia sáng,
để người ta thấy được Chúa trong cặp
mắt con.
Gilbert Cesbron
CÂU TRUYỆN:
HỘI
CHỨNG GIERUSALEM
"Hãy dọn đường cho Ðấng Cứu Thế", đó là câu Kinh Thánh người
ta đọc được trên cánh cửa phòng khách của Bịnh viện tâm thần
Pha-sung tại Giêrusalem. Nhưng nếu hỏi chuyện các bịnh nhân trong Bịnh
viện này thì sẽ có một số người không ngần ngại tự nhận mình là
Ðấng Cứu Thế.
Bịnh Viện Pha-sung được mở ra để chữa trị cho
những nạn nhân của điều mà người
ta thường gọi là Hội chứng Gierusalem. Một số du khách đến Giêrusalem
bị dao động một cách mãnh liệt bởi những chứng tích sống động của
thành thánh đến nỗi tự nhận mình là Ðấng Cứu Thế hay một nhân vật
nổi tiếng nào đó trong Kinh Thánh
hoặc tự cho rằng mình đã được Thiên Chúa ủy thác cho một sứ mệnh
hay một sứ điệp rất đặc biệt. Như trường hợp của một người Ý ăn
mặc rách rưới với quyển Tân Ước trên tay với niềm xác tín rằng mình
là Chúa Giêsu Kitô. Như trường hợp một người Ðức nọ từ phòng trọ
trong khách sạn đã gọi cho Cảnh sát để bảo rằng nhân viên trong nhà
bếp không cho ông chuẩn bị bữa Tiệc ly. Hoặc như trường hợp một du
khách nọ không một mảnh áo che thân chạy xuyên qua các ngã đường
và giải thích với nhân viên công lực rằng mình có sứ mạng chữa trị
những người mù lòa.
Mỗi năm bịnh viện tâm thần Pha-sung đón
tiếp ít nhất 50 bịnh nhân như trên, đa phần đến từ Hoa Kỳ số còn lại
đến từ Tây Âu. Phần đông đều đã có lần bị rối loạn thần kinh trong
quá khứ. Theo Bác sĩ tham gia làm việc tại bịnh viện Pha-sung, hội
chứng Gierusalem có thể được giải thích bằng 2 cách: Hoặc là con
người quá đỗi sung sướng được đặt chân đến miền đất mình hằng mơ
ước, hoặc con người thất vọng khi nhận ra rằng Giêrusalem cũng chỉ là
một nơi trần tục giống như mọi nơi khác trên mặt đất, cũng những
bức tường, những cảnh kẹt xe… không muốn chấp nhận thực tại nhiều
người đã rút lui vào một thế giới tưởng tượng.
Khung cảnh bên ngoài là điều cần thiết cho
việc diễn tả niềm tin của con người. Có ảnh tượng, có bàn thờ trong
gia đình, có giáo đường, có nơi phượng tự, có các lễ nghi, có những
nơi hành hương cho con người sống lại cảm nghiệm của những người đi
trước… Tất cả những điều này cần thiết cho nhu cầu tôn giáo của con
người. Tuy nhiên con người dễ bị cám dỗ để chỉ dừng lại những khung
cảnh bên ngoài mà quên đi mục đích của nó là đưa con người vào sự
kết hợp với Thiên Chúa. Trong cuộc nói chuyện với người phụ nữ
Samaria bên bờ giếng Giacóp, Chúa Giê-su đã khẳng định như sau:
"Ðã đến giờ những kẻ thờ phượng đích thật sẽ thờ phượng Chúa
Cha trong Thần Khí và sự thật".
Nơi ngọn nguồn của việc tỏ mình ra của
Ðức Giêsu, có chứng từ của Chúa Cha: "Ngươi thấy Thần
Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Ðấng làm phép rửa
trong Thánh Thần." Chúng ta chỉ nhận biết Ðức Giêsu sau lời
mạc khải của Chúa Cha. Ðức Giêsu thường nhắc lại: "Chẳng ai đến
với tôi được, nếu Chúa Cha là Ðấng đã sai tôi, không lôi kéo người
ấy" ( Ga 6,44 ), "Phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì
sẽ đến với tôi" ( Ga 6,45 ). Và chính Thánh Thần do Chúa Cha sai
đến đã chỉ cho Gioan tẩy giả biết Ðức Giêsu. Nhờ ông, ta đi vào mầu
nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Ta chỉ
nhận biết Ðức Giêsu khi Thánh Thần Thiên Chúa đến mở mắt và chỉ cho
ta thấy. Nếu không có Thánh Thần, không có lời chứng của các chứng
nhân, ta sẽ không nhận biết Người. Người đâu phải là đối tượng của
khoa học nhân văn mà ta có thể nhận dạng nhờ việc nghiên cứu.
Người là ngôi vị Con Thiên Chúa mà ta chỉ nhận biết được khi chính
Thiên Chúa tỏ ra cho ta. Người là đối tượng của một chứng từ. Không
ai có thể nhận biết Người nếu họ không có trái tim rộng mở đón
nhận những dấu chỉ của Chúa Thánh Thần.
Mgr. L. Daloz, "Nous avons vu sa gloire", DDB.
TRUYỆN VUI:
Hẳn
chúng ta biết là nhiều nhân vật trong Cựu Ước, cách này cách khác
là hình ảnh báo trước về Chúa Giêsu. Có lẽ vì thế mà đã có sự
lầm lẫn như trong câu truyện sau…
Tai nạn !
Bài
học của lớp học ( Giáo Lý ) ngày Chúa Nhật hôm nay nói về con tàu
của ông Nô-ê. Vì thế cô giáo nhà trẻ trong nhà xứ ở Kentucky của
chúng tôi quyết định cho các học sinh của cô tham gia vào trò chơi
nhận dạng các con vật:
-
Cô sẽ mô tả vài đặc điểm cho các em. Các em
đoán xem là con gì nhé ! Trước hết: Tôi được che phủ bằng lông.
Tôi có cái đuôi bờm xờm và thích trèo cây.
Lũ
trẻ ngơ ngác nhìn cô giáo, cô mô tả tiếp:
-
Tôi cũng thích ăn củ lạc, nhất là quả sồi.
Không
có tiếng đáp. Thật không thú vị chút nào !
-
Tôi thường có màu nâu hay xám nhưng đôi khi
có thể là màu đen hoặc màu đỏ.
Cô
giáo thất vọng quay sang cậu bé 4 tuổi thường hay có câu trả lời đúng:
-
Michelle, em nghĩ sao ?
Mchelle
e dè nhìn cô giáo rồi trả lời:
-
Vâng, em biết câu trả lời phải là Chúa Giêsu cơ,
nhưng… sao em nghe… cô mô tả giống như con sóc vậy !
THÔNG TIN:
Cty TNHH TM – DV Hợp Tác
Trẻ Trung
Tâm dạy nghề Hy Vọng
114A
Trần Ðình Xu Q.1 18A
Tô Ngọc Vân – Thủ Ðức
Tel:
8375217 – 0913.843132 Tel:
8971477
Thời gian
đào tạo:
Giai đoạn I: học nghề tại Trung tâm 6
tháng
Giai đoạn II: thực tập miễn phí tại các xưởng, cửa hàng 6 tháng
Giai đoạn III: học chương trình khởi sự kinh doanh: 2 tuần
Học
mỗi tuần 5 buổi, mỗi buổi 3 tiếng (8h – 11h) hoặc (13h30 – 16h30)
|
Xe gắn máy |
Ðiện tử |
Ðiện lạnh |
Vi tính |
Học
phí |
120.000đ/tháng |
150.000đ/tháng |
210.000đ/tháng |
80.000đ/tháng |
Ngày
khai giảng |
05/04/02 |
21/01/02 |
21/01/02 |
15/01/02 |
Ðối tượng được miễn,
giảm học phí:
-
Miễn
100% học phí cho phụ nữ, người khuyết tật vận động, khiếm thính, mồ
côi, dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
-
Giảm
50% học phí cho các gia đình chính sách, gia đình khó khăn, bộ đội xuất
ngũ, học sinh, sinh viên.
Ðặc điểm:
- Giáo
viên tận tâm, nhiều kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy hiện đại, khoa
học
- Trang
thiết bị đầy đủ, học viên được thực hành ngay trên máy móc
- Chứng
chỉ dạy nghề do Tổng Cục Dạy Nghề cấp
- Bảo
đảm thành nghề sau khóa học
- Có
nội trú miễn phí cho học viên ở tỉnh xa
- Sau
tốt nghiệp và thực hành tại các xưởng, cửa hàng, học viên sẽ được
vay vốn để mở xưởng, cửa hàng hoặc làm việc tại các xưởng, cửa
hàng của công ty.
- Có
các khóa, tham vấn miễn phí nhằm bồi dưỡng, nâng cao, hỗ trợ học
viên.
Hồ sơ xin học nghề: thường xuyên nhận hồ sơ
tại văn phòng Cty hoặc tại Trung tâm
-
Ðơn
xin học nghề (Trung tâm cấp)
-
02
sơ yếu lý lịch (chứng thực của địa phương)
-
Học
bạ, bằng cấp, hộ khẩu, CMND (photo)
-
Giấy
chứng nhận gia đình chính sách, gia đình khó khăn, giấy xuất ngũ, HSSV,
giấy giới thiệu của cơ sở xã hội
-
Hình
3 x 4 (4 tấm)