TIN MỪNG: Mat 3: 13-17
13Bấy
giờ, Ðức Giê-su từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan, gặp ông Gio-an để
xin ông làm phép rửa cho mình. 14 Nhưng ông một mực can
Người và nói: "Chính tôi mới cần
được Người làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !".15Nhưng
Ðức Giê-su trả lời: "Bây giờ cứ
thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính".
Bấy giờ ông Gio-an mới chiều theo ý Người.
16 Khi Ðức
Giê-su chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì kìa các tầng
trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu
và ngự trên Người. 17 Và kìa có tiếng từ trời phán rằng: "Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta
hài lòng về Người."
SUY NIỆM:
Tại một thành phố bên Tiệp Khắc, giữa những di tích cổ người
ta thấy có một chiếc cầy từ thế kỷ 18. Người ta truyền tụng câu
truyện như sau: Một hôm Hoàng đế Josephh II cùng đoàn tùy tùng đến
viếng thăm một ngôi làng trong vùng. Ði qua một cánh đồng, Hoàng đế
thấy một nông dân đang ngồi nghỉ mệt bên một chiếc cầy. Ông đến
trò chuyện với người nông dân và xin được cầy thử vài luống.
Người nông dân rất đỗi ngạc nhiên vì có một người sang trọng
lại xin tra tay vào cầy và ông phá lên cười khi thấy những luống
cầy vụng về. Với tất cả thành thực, người nông dân lắc đầu và nói:
"Xin lỗi ông, hạng người như ông thì làm sao có thể tra tay vào
cày để kiếm sống được". Nghe thế, một người trong đoàn tùy tùng
mới nói nhỏ cho người nông dân biết người đang cầm chiếc cầy của
ông chính là Hoàng đế. Lập tức, người nông dân như muốn độn thổ,
ông không thể tưởng tượng được một vị Hoàng đế lại có thể tra tay
vào cầy của ông.
Sự hạ
cố của vị Hoàng đế làm cho người nông dân cảm động, thán phục đến
nỗi kể từ đó ông không sử dụng đến chiếc cầy ấy nữa; ông lau
chùi và đánh bóng nó, rồi cất giữ một cách trân trọng như một báu
vật. Về sau chiếc cầy này được mang đến trưng bày tại một cuộc
triển lãm ở Vien, Áo quốc. Sự việc Chúa Giêsu chịu phép Rửa cũng
thật khó hiểu và khó chấp nhận như mầu nhiệm Thập giá. Nên ông
Gioan là người đã biết Chúa Giêsu Kitô là ai, ông liền can ngăn
Người và nói: "Chính tôi mới
cần được Ngài làm phép Rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi".
Ở đây, Chúa Giêsu muốn chịu phép Rửa của Gioan để nhìn nhận công
việc này là do Thiên Chúa như là sự chuẩn bị cuối cùng đưa vào thời
đại Messia, giai đoạn mà Chúa bước vào cuộc đời công khai ra đi rao
giảng ơn cứu độ. Ðức Kitô biết rằng có thi hành ý muốn của Thiên
Chúa Cha trong việc này, thì Ngài mới lập nên được nền công chính
mới, đất trời mới đã giao hòa. Chính Thần khí xức dầu cho Ðức Giêsu,
tấn phong Người làm Ðấng Messia với Lời của Thiên Chúa Cha ban tặng:
"Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta
hài lòng về Người".
Chúng
ta thấy trong suốt cuộc đời của Người, Ngài đã tự coi mình như "Con Người đến để hầu hạ và hiến
mạng sống mình làm giá chuộc muôn người". Ngài muốn tham dự
vào cuộc sống của con người, muốn nói rằng Con Thiên Chúa đã thực
sự đến trần gian và đã hạ mình xuống lãnh nhận Phép Rửa từ một
người.
Những
thái độ khiêm hạ của vị Hoàng đế trần gian và Hoàng đế Nước Trời
đã làm cho dân chúng cảm phục và ngưỡng mộ khi họ nhận ra đó là
một người có uy quyền trong một nước và một Vua cao trọng hơn hết
các vua ở trần gian này. Một cử chỉ cao đẹp của Chúa đã làm cho cửa
Trời mở ra, ơn trời tuôn đổ, ơn cứu độ được trao ban và loan truyền.
Lạy Chúa, chúng con là những người đã được lãnh nhận phép
Rửa tội và từ ngày đó chúng con được tham dự vào hàng tư tế, bậc
vương giả và ơn tiên tri. Xin giúp chúng con biết nhận ra những hồng
ân cao cả đó để chúng con luôn vang lời ca cảm tạ, hăng say rao
giảng Tin Mừng cứu độ và vui vẻ phục vụ Chúa trong hết mọi người
qua các đặc ân trên.
Suy Niệm của Sr Margareta Maria Hiền
Hôm
nay Giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa. Chúng ta biết Chúa
Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài là Ðấng vô tội và luôn trung thành
chu toàn thánh ý Chúa Cha trong suốt cuộc đời trần thế. Vậy mà tại
sao Chúa Giêsu lại chịu phép Rửa bởi Gioan ở sông Giođan? Bởi vì Chúa
Giêsu không tự cho mình cao trọng vượt trên người khác, Ngài muốn
chứng tỏ cho chúng ta biết rằng Ngài luôn luôn liên đới với hết
mọi người, bằng cách sống trung thành với lề luật và chia sẻ thân
phận làm người trong mọi chiều hướng.
Sau khi
Chúa Giêsu chịu phép Rửa, Ngài liền thấy trời mở ra và Thánh Thần
như chim bồ câu ngự xuống trên Ngài.
Những
hình ảnh "trời mở ra và Thánh Thần như chim bồ câu" có thể
làm chúng ta ngạc nhiên, bởi vì thế hệ chúng ta ngày nay thích những
gì có tính cách khoa học hơn là những câu văn bóng bảy nên thơ.
Tuy
nhiên, không vì thế mà chúng ta đành chối bỏ sự hiện hữu của Thần
Linh Thiên Chúa, luôn kết hiệp với Ðức Kitô và cũng rất cần thiết
cho cuộc đời của chúng ta. Ngay từ thuở khai thiên lập địa, Thần linh
Chúa bay là trên mặt nước, giờ đây Người cũng hiện diện lúc Chúa
Giêsu chịu phép Rửa.
Ðồng
thời, hình ảnh "trời mở ra"
mang đầy ý nghĩa: các tầng trời bị che lấp bởi tội lỗi của nhân
loại, giờ đây được mở ra trước mặt Ðấng Cứu Thế để Thánh Thần
Chúa ngự xuống trên Ðấng mà Thiên Chúa Cha yêu thương và gọi là
"Con yêu dấu". Chúa Giêsu là Ðấng đến để làm cho trần gian
chúng ta đang bị khép kín vì tội lỗi phải mở toang ra để đón nhận ơn
cứu độ.
Từ
nay, nhờ phép Rửa của Chúa Giêsu, Thiên Chúa không còn là xa lạ,
mà rất gần gũi nhân loại, đất với trời thông đạt với nhau, thiên
đình và hạ giới không còn cách biệt. Những gì Chúa Giêsu đã sống
như là Con yêu dấu duy nhất của Chúa Cha, thì loài người chúng ta
cũng đang được mời gọi sống đúng như là con cái của Thiên Chúa.
Thông
thường, sống trong hoàn cảnh xã hội thiêng liêng về vật chất, chúng
ta hay có những cái nhìn thật phàm trần. Thế giới tân tiến ngày nay
đe dọa đánh đổ nhân cách con người và nhìn con người trong chiều kích
vật chất trần tục: hạnh phúc, tương lai, và sự cứu độ chỉ nằm trong
kỹ thuật. Ví dụ: Muốn có người yêu hãy dùng loại nước hoa này,
muốn giữ gìn sắc đẹp và trị các vết nhăn hãy thoa loại kem kia, muốn
giàu sang hạnh phúc nên dùng phương thức nọ... nên bảo vệ môi sinh
thì chúng ta sẽ sống lâu bền... hãy thay đổi quy chế xã hội thì
chúng ta sẽ sống ấm no hạnh phúc v..v..
Những
điều trên đây không phải là không đúng, nhưng rất hạn hẹp và giảm
giá trị con người trong tầm mức vật chất, quên đi đức tính siêu việt.
Chính
vì đắm chìm trong thế giới kỹ thuật vật chất trần tục, mà có nhiều
người vẫn tiếp tục sống coi như là không có Thiên Chúa, sống mà
không biết rằng nhờ Ðức Giêsu Kitô, mọi người đều là con Thiên
Chúa.
Chúng
ta thử nghe câu chuyện nầy:
Dũng,
một thanh niên 15 tuổi, đang học đệ tam, hỏi cha mẹ:
-
Con đã được Rửa tội chưa?
Cha mẹ
trả lời là chưa.
-
Vậy thì ba má?
-
Có chứ, và còn đi học giáo lý nữa, rồi còn làm
đám cưới ở Nhà thờ nữa kia.
-
Vậy tại sao ba má không xin Rửa tội cho con?
-
Vì muốn con tự do lựa chọn.
-
Nhưng mà làm sao biết lựa chọn, khi con không hiểu
một tí gì về Thiên Chúa, phải biết mới lựa chọn được chứ!
Qua
câu chuyện nầy, chúng ta thấy trong những năm gần đây, có những bậc
phụ huynh, theo trào lưu Âu Mỹ hiện đại, viện cớ là vì tôn trọng tự
do của đứa bé, để sau này nó tự quyết định, nên không đưa đứa bé đi
Nhà thờ Rửa tội.
Ý
hưởng tôn trọng tự do này được coi như đúng với điều kiện là khi
lớn khôn, đứa bé phải có đủ phương tiện học hỏi, có người hướng
dẫn giúp nó hiểu biết và suy nghĩ để định đoạt... bằng không thì
thật nguy hại, vì đó là chính sách san bằng đoản hậu.
Làm sao
đón nhận Thiên Chúa khi mà chưa được nghe nói đến Ngài? Tại sao một
đàng chúng ta lại tự quyết định thay cho đứa bé bằng cách ghi danh cho
nó học môn này chương trình nọ (piano, tennis v...v...) và đàng khác ta
lại nói là để cho nó tự do lựa chọn. Thật là mâu thuẫn! Chúng ta
đừng quên rằng đạo lý và tôn giáo không phải là việc riêng tư,
nhưng có cả tầm vóc xã hội, sự chối từ đường hướng đạo đức sẽ là
nguồn gốc cho sự bạo động và khước từ người khác. Vì thế, chúng ta
không lạ gì khi thấy thế hệ trẻ ngày nay hoặc thiếu lý lẽ sống
hoặc sống trong bạo động...
Chính
vì vậy mà mỗi người chúng ta cần phải nói với những người khác
rằng "tất cả chúng ta không
phải là con cái của tăm tối, mà chúng ta được sinh ra để nhận biết
Thiên Chúa và đón nhận hồng ân của Ngài, nhờ đó chúng ta có một
cuộc sống hoàn hảo, vì chúng ta là con cái của Thiên Chúa."
Những
bài Phúc âm không phải là những chuyện cổ tích thuộc về quá khứ,
nhưng luôn mang tính cách hiện tại, chính hôm nay, bởi lễ Chúa Giêsu
chịu phép Rửa mà các tầng trời sẽ mở ra cho chúng ta, để Thần Linh
Chúa ngự xuống trên từng người một và được nghe tiếng Chúa Cha vang
dội: "Này là con yêu dấu của
Ta. Ta đặt trọn vẹn yêu thương trên ngươi".
Suy Niệm của Lm Paul-Maurice Lâm Thái Sơn
NS
DÂN CHÚA ÂU CHÂU
CẦU NGUYỆN:
Trong Aùnh Tin Mừng
Oâi
Nguồn Ðẹp, muôn đời thiết ái !
Chiếu
soi vào cõi âm u
Ngôi
Lời của Chúa điểm tô mọi loài
Gồm
hai bản tính tuyệt vời vô song
Giống
Cha, Người đẹp vô cùng
Giống
người dương thế bởi lòng mẫu thân
Bởi
Người, con được muôn phần ủi an
Ơn
Người đổi mới tâm can
Cho
hồn đón Chúa Thiên–an dạt dào
Ðã
cho Con Một đi vào trần gian !
Hầu
nên mạch suối hân hoan,
Bởi
Người, con được dẫy tràn Thánh Linh
Người
cùng cho sống kẻ tin kính Người
Chúa
ban sự sống đời đời
Cho
hồn bé mọn, cho người biết thương
Oâi
mình Chúa, ánh dương kỳ lạ !
Khiến
lòng thành vui thỏa ngất ngây,
Nẻo
đường tươi sáng từ đây,
Hồn
thôi thao thức, bởi đầy mến yêu.
Con
hôn chân Chúa mỹ miều
Nằm
trong máng cỏ yêu kiều thơ ngây
Cho con
hôn kínhbàn tay
Giơ
lên làm lễ, đẹp thay lòng Người
Cho con
hôn vết chân Ngài,
Rồi
đây chẳng quản đường dài nắng mưa
Cho con
hôn kính bào cưa,
Khiến
bàn tay thánh sớm trưa rã rời
Ðẹp
thay khi Chúa nhìn trời,
Hé
môi cầu nguyện, sáng ngời tin yêu !
Vui mừng
con muốn quỳ theo
Thở
than với Chúa, mến yêu cùng Người.
Trích
Hương Thơ – Lm Hoàng Diệp, DCCT
CÂU TRUYỆN:
Thầy Máctinô nhìn thấy vài người Aán Ðộ rách
rưới đang quét dọn một hành lang nhỏ. Thầy Ðôminíc đang trông chừng
họ. Thầy Máctinô nghĩ rằng những người Aán Ðộ đang tự nguyện làm
điều tốt.
Thầy Máctinô hỏi:
-
Những người tốt đấy từ đâu đến hả
thầy Ðôminíc ?
Thầy Ðôminíc cau mày:
-
Tôi vừa mới cho họ ăn xong nên họ
phải làm sạch các rác vụn và xếp đặt mọi thứ lại cho gọn gàng.
Máctinô mỉm cười:
-
Tôi thấy thầy phát thực phẩm cho một
số người da trắng hôm qua và thầy đâu có bắt họ dọn sạch sau đó,
nhưng thầy đã tự dọn sạch lấy.
Thầy Ðôminíc nhún vai:
-
Thầy có ý nói tôi không nề hà dọn
sạch cho người da trắng, nhưng tôi không thu dọn cho người Aán Ðộ chứ
gì ? Ðúng. Thầy Máctinô, tôi nghĩ mình cũng hơi quá đáng.
Thầy Máctinô nhẹ nhàng hỏi:
-
Tại sao ?
-
Tại sao ư ? Bởi vì làm như vậy xem ra
không đúng.
Thầy Máctinô lại hỏi:
-
Tại sao ?
Thầy Ðôminíc thực sự là một người tốt, bổng trở nên bối
rối. Thầy không thể trả lời câu hỏi. Khi một người nhìn sự vật
dưới một góc độ nào đó thì một người là một người, không có vấn
đề phân biệt chủng tộc. Tại sao trước đây thầy đã không như vậy ?
Thầy ấy ấp úng đôi lời với thầy Máctinô, rồi đi tới nhóm người
Aán Ðộ còn đang quét sàn nhà.
Thầy nói: "Ðủ rồi. Tôi sẽ hoàn thành bổn phận của tôi".
Thầy Máctinô nhìn theo thầy ấy mỉm cười. Thật đáng buồn bởi vì
trên thế giới có hàng triệu người, kể cả những con người rất tốt
cũng quên rằng tất cả mọi người đều được Thiên Chúa dựng nên, và
được cứu chuộc bằng giá Máu của Chúa Giêsu.
Trích Thánh Martino de Porres,
cậu bác sĩ nhỏ – của Mary Fabyan Windeatt
Là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật, đồng
bản tính với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, vậy mà khi đã mang thân
phận con người, cho dẫu là hoàn toàn vô tội, Ðức Giêsu đã chẳng nề
hà đến "gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình" ( Mt 3,13 )
như mọi con người tội lỗi cần phải ăn năn thống hối. Chúa chúng ta
đã xử sự như thế đó, lý do nào đã khiến con người chúng ta có sự
phân biệt đối xử với nhau ? Thư Philíp viết:
"Ðức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất
quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn
trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế…" ( Pl 2,6-7 ).
THÔNG TIN:
Thư của bạn Trần Anh Tuấn, Linh hoạt viên Hạt Gia Ðịnh, gởi cho
cha Uy:
Tuấn báo tin cho cha, 07/02/2002
Kính thưa cha,
Ở đối diện nhà con có một đôi vợ chồng
trẻ có 4 người con. Họ lượm ve chai để kiếm sống qua ngày. Tài sản
có giá trị của họ là một chiếc xe ba bánh để đi lượm ve chai. Nhưng
hôm Chúa Nhật vừa rồi, 31/12/01, người vợ phải vào Nhà thương Gia
Ðịnh để cấp cứu vì bị viêm màng não. Người chồng phải bán xe ba bánh
để lo cho vợ. Các anh em của chị, cũng sống bằng nghề lượm ve chai, mọi
người đi vay được 500.000, và họ còn định bán xe ba bánh riêng của
mình, và cũng là tài sản duy nhất, để lo cho em. Gia đình con cũng
giúp đỡ được đôi chút.
Ðến nay chị đã đỡ hơn, có thể ngồi dậy, đi
lại chậm chạp, nhưng đầu vẫn còn rất nhức. Mỗi lần vô thuốc là
hết 400.000. Bác sĩ nói do phát hiện sớm nên có thể hy vọng chữa
khỏi. Tuy nhiên, chị phải nằm viện khoảng 20-30 ngày.
Ðến nay khi cha nhận được tin này, chị đã
nằm viện được 1 tuần rồi. Chúng con đã nhờ các Sr. ở Dòng Phan Sinh
Thừa Sai Ðức Mẹ, và cám ơn Chúa là các Sr. cũng đã giúp đỡ được
rất nhiều. Nhưng đến nay, chúng con đã gần kiệt sức mà vài ngày tới
là phải vô thuốc nữa.
Cám ơn cha đã thường xuyên gởi các báo
EPHATA, GOSPELNET, ABBA cho chúng con. Nhân đây xin cha bằng cách nào
đó, giúp dùm gia đình của chị Võ Thị Kim Thanh và anh Thiều Văn Dũng (
nguyên bản được đánh trong email là: Vo Thi Kim Thanh, Thieu Van Dung ).
Ðến nay con chỉ biết làm như vậy thôi, xin cha hồi âm và chỉ dẫn thêm
cho con phải làm gì tiếp theo.
Con cám ơn cha nhiều.
Trần anh Tuấn. ( LHV Hạt Gia Dịnh – một trong
những bạn trẻ đã được cha giúp tĩnh tâm ở Vũng Tàu 03/2001 ).
Family334
Ðịa chỉ: 334/18B Phan văn Trị – P 11 – Q. BT
ÐT: 84 08 8060 341
-
Gospelnet sẽ gởi giúp chị Thanh 400.000VND, nhờ bạn
Trần Anh Tuấn chuyển dùm, cho lần vô thuốc sắp tới. Xin cám ơn bạn
Trần Anh Tuấn.
Cháu Hoàng
Ðào Xuân Mai bị tim bẩm sinh ( Gospelnet 31 đã đưa tin ). Bác sĩ vừa
thông báo phải giải phẫu gấp cho
cháu. Gospelnet đã chuyển hồ sơ của cháu xin nhờ Sr. Quỳnh Giao, Dòng
Phan Sinh Thừa Sai Ðức Mẹ, lo liệu cho cháu. Xin cảm ơn Sr. Quỳnh Giao
và xin mọi người cầu nguyện cho cháu Mai.
Gospelnet đã gởi giúp cho cháu Trần Minh
Hoàng, bị câm điếc ( Gospelnet 38 ), số tiền 500.000VND. Hiện nay thầy
Hồng Phước, DCCT, đang liên lạc với Trung Tâm câm điếc ở Lái Thiêu
để gởi cháu nhập học.