TIN MỪNG: Mt 3,12-15.19-23
Ðức Giê-su trốn sang Ai-cập và các anh Ngài bị giết.
Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì kìa sứ
thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và
cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài
Nhi đấy!" Ông Giu-se liền chỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và
mẹ Người trốn sang Ai-cập……
Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần
Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập, (20) báo mộng
cho ông……Ông liền chỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất
Ít-ra-en. Nhưng vì nghe biết
Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông
sợ không dám về đó. Rồi sau khi dược báo mộng, ông lui về miền
Ga-li-lê, và đến ở tại
một thành kia gọi là Na-da-rét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng
các ngôn sứ rằng: "Người sẽ dược
gọi là người Na-da-rét."
SUY NIỆM:
Chúa Giêsu đã sống đích thực trong
một gia đình
(
GOSPELNET, số 42 - 30.12.2001 ) Mỗi
người sinh ra nơi trần thế này đều có một gia đình. Chúa Giêsu cũng
không chọn một con đường nào khác ngoài con đường sống trong một tổ
ấm gia đình. Vậy gia đình của Chúa Giêsu
có gì khác lạ ? Tại sao nó lại trở nên mẫu gương cho
mọi gia đình kitô hữu noi theo ?
I. VẪN DÙNG SỰ BÌNH THƯỜNG
ÐỂ NÊU GƯƠNG, ÐỂ GIÁO HUẤN MỌI
NGƯỜI KITÔ HỮU : Chúa Giêsu thực ra có thể giáng trần như một Tiên Nga xuống thế hay như một Thần
Thánh khác thường,lạ lùng,giống như một huyền thoại thần tiên trong
các chuyện cổ tích. Chúa Giêsu đã không làm thế vì Người muốn chọn
việc bình thường như mọi người để được sinh ra và lớn lên.Người đã
có một người Cha,một người Mẹ và một tổ ấm ở gian trần như muôn
vàn tổ ấm khác.Nhưng gia đình của Chúa Giêsu lại là một gia đình phi
thường đối với mọi gia đình vì Người được sinh ra trong một gia đình
Thánh Thiện. Cha của Chúa Giêsu là Giuse công chính, luôn sống trong
ân sủng của Thiên Chúa và là gia trưởng của gia đình Thánh. Mẹ của Chúa Giêsu là Maria khiêm tốn
luôn sống theo thánh ý của Thiên Chúa Cha. Tất cả gia đình Thánh Giuse đều sống trong sự hòa thuận yêu thương trong đó mỗi
người vì mọi người, sống cho người khác và cho Thiên Chúa Một gia
đình họa lại hình ảnh của sách huấn ca: làm con phải hiếu thảo,phải
ngoan hiền, rộng lượng và bao dung đối với cha mẹ. Thái độ ấy sẽ đem
lại hạnh phúc cho chính mình và vun đắp hạnh phúc cho gia đình vì Thiên
Chúa lúc nào cũng chứng giám cho hành động, cử chỉ và thái độ tốt lành
ấy. Gia đình Thánh Gia lại còn làm
nổi bật những nhân đức,
luân lý của một gia đình như thánh Phaolô trong bài đọc hai gửi
tín hữu côlosê (Cl 3,12-21 ) đã vạch ra. Thánh nhân đã đặt nền tảng
gia đình trên sự yêu thương vì "Thiên Chúa là Tình Yêu ", đây là mối giây ràng buộc mọi thành
phần trong gia đình để họ có thái độ cư xử đối với nhau :chồng đối
với vợ, vợ đối với chồng, con cái đối với cha mẹ và ngược lại cha
mẹ đối với con cái. Thái độ đối
với nhau trong gia đình không chỉ dựa trên sự tùng phục,vâng lời nhau
mà nó cần được dựa trên nguồn tình yêu được diễn tả ra bằng những
tâm tình:từ bi,nhân hậu, khiêm tốn,cảm thông, tha thứ, kiên trì, độ
lượng, nhẫn nại vv...
Và như thế, Thánh
matthêô trong đoạn trình thuật 2,13-15.19-23 càng làm rõ nét hơn nữa về đức khiêm nhượng vâng lời của
thánh Giuse khi được mộng báo đem con trẻ và Mẹ maria trốn qua Aicập
để tránh sự tàn sát con trẻ của Hêrôđê. Ðây là sự thử thách
nghiêm trọng trong đời sống đầu tiên của một gia đình mới sinh
con,chúng ta có thể tưởng tượng ra nỗi khốn khổ của gia đình Thánh lúc đó. Nhưng Giuse đã tin, đã
phó thác và hoàn toàn khiêm tốn vâng phục Thánh ý Thiên Chúa
để mặc Ngài định liệu về bước
đường lưu lạc của gia đình mình. Thánh Giuse và Mẹ Maria đã lướt
thắng, đã vượt qua thử thách gian nan vì Chúa Giêsu luôn hiện diện
giữa gia đình của các Ngài. Thánh Giuse và Mẹ Maria cùng Hài Nhi
Giêsu đã ở đất Ai Cập cho tới khi Giuse được Thiên Thần báo mộng
:hãy đem Mẹ Maria và Chúa Giêsu về Nagiarét vì các kẻ tìm giết Hài
Nhi đã chết cả rồi.
Vâng ! Chúa
Giêsu đã dùng một gia đình tầm thường,nghèo khó dưới cái nhìn của
người đời, nhưng trước mặt Thiên Chúa,Gia đình Thánh Nagiarét là mẫu
gương cho mọi gia đình công giáo vì Gia đình nagiarét có đầy đủ nhân
đức tốt lành nhất :một gia đình có trật tự,trên thuận dưới hòa,
một gia đình chỉ biết phục vụ cho người khác và tuân hành thánh ý
Thiên Chúa,gia đình thánh thiện, một gia đình luôn có Chúa ở
bên,luôn có Chúa đồng hành. Sự hiện diện của Chúa luôn mãi là
nền tảng của Thánh Gia Thất :Chúa
Giêsu,Mẹ Maria và Thánh Giuse.
Chúa Giêsu quả đã tới
để nâng cao giá trị gia đình và muốn cho mọi gia đình luôn lấy mẫu
gương Thánh Gia Thất làm kim chỉ nam
cho gia đình mình.. .
Chúa Giêsu đã rất thực tế,đã rất
người, Ngài không muốn giáng trần
một các bất thường,một cách thần thánh như bao câu truyện thàn kỳ
về nhiều nhân vật giả tưởng,thần thoại mà...
Chúa Giêsu
đã tới trong một gia đình để làm gương cho mọi gia đình. Người không
phải như một Thánh Gióng hay như Phù Ðổng Thiên Vương,một thần đồng,
một người kỳ dị nhưng Chúa Giêsu đã sống đích thực trong một gia đình
và đó là cái rất bình thường để giáo huấn,để làm gương cho mọi gia
đình.
II. GIA ÐÌNH THÁNH NAGIARÉT
TRỞ NÊN MẪU GƯƠNG CHO MỌI GIA ÐÌNH NOI THEO :
Ngày nay nhan
nhản trên thế giới nền tảng của nhiều gia đình bị lung lay,xiêu
vẹo...Nhiều cặp vợ chồng ly dị nhau, con cái hư hỏng, mất nết, hạnh
phúc trốn chạy khỏi nhiều gia đình. Tại sao lại như vậy ? vì các gia
đình đó không có trật tự trên dưới, nhất là không có Chúa hiện
diện trong gia đình. Các gia đình này đã xua đuổi Chúa ra khỏi gia đình
của mình. Họ đã sống như không có Chúa, họ coi Chúa như đã chết và tiếp tục sống trong u tối của tội
lỗi. Ta hãy đọc lại Khải Nguyên đoạn nói về ông bà nguyên tổ phạm
tội, sa ngã,kiêu ngạo,ăn trái cấm vì muốn bằng Chúa,nên tự ông bà
nguyên tổ đã đẩy Chúa ra khỏi cuộc sống,ra khỏi gia đình của họ và
sự chết đã ập vào trần gian vì con người đã phạm tội,đã sống xa
Chúa. Nhiều gia đình ngày nay tuy có thế giá,có uy quyền,danh vọng
nhưng các gia đình ấy sống bất hạnh vì họ đã để của cải,dục vọng
lấn át hay nói cách khác chính họ đã đẩy Thiên chúa ra khỏi cuộc
sống gia đình, họ đã không còn nhìn ra Thiên Chúa nữa.. .
Chính vì thế,
nhiều gia đình đã không vượt thắng được những gian nan,thử thách,họ
đã đành lòng đong đưa,xô đẩy mặc cho số phận,mặc cho định mệnh đưa
đẩy.. .Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II
đã gióng lên tiếng nói hãy cứu lấy gia đình,hãy trung thành
với nhau, trong cuộc về thăm quê hương Balan của Ngài vào tháng 5 năm
1987, Ngài đã lập lại hai cử chỉ rất đẹp :viếng mộ cha mẹ và cử
hành Thánh Lễ đặc biệt cho các đôi hôn phối.
Hôm nay,Giáo Hội mời gọi mọi người Kitô hữu chiêm ngắm Thánh
Gia Thất. Xét về mặt tự nhiên Gia đình Nagiarét cũng gặp biết bao
nhiêu chông gai thử thách, đã gặp biết bao sóng gió hầu như khó
lòng vượt qua như Mẹ Maria mang thai trước khi về chung sống với thánh
Giuse, như lúc không tìm được nơi
trong các quán trọ, như lúc bồng ẵm con trốn qua đất khách quê
người, như lúc lạc mất con vv...Gia đình Nagiarét hầu như cũng gặp đầy
tràn sự khó khăn, nhưng.. .
Thánh Giuse và Mẹ Maria
đã không sống trên mây trên gió,các Ngài đã hoàn toàn thực tế,
đã hoàn toàn tin cậy vào sức mạnh của Thiên Chúa.Cái bí quyết đã
giúp thánh Giuse và mẹ Maria vượt thắng thử thách đó chính là có
Chúa luôn bên cạnh,có Chúa luôn hiện diện. Có Chúa ở bên, mọi
khó khăn sẽ được giải quyết một cách dễ dàng.
Mọi gia đình ở khắp nơi trên thế giới đều không thoát ra
cảnh bình thường của con người: phải đương đầu với biết bao khó khăn,biết
bao thử thách giăng mắc như bạo
hành, ma túy, xì ke, những phim ảnh, những phương tiện truyền thông
xấu nhằm đánh đổ và tuyên truyền cho lối sống tự do thái quá,phá
đổ gia đình, như nạn cho phép phá thai, giết hại mầm sống nhằmm đạp
đổ nền tảng linh thánh của gia đình do Chúa thiết lập vv...
Vậy.. .
Chiêm ngắm Gia Ðình
Nagiarét là lấy Chúa làm cùng đích,là nền tảng cho gia đình,là mặc
lấy những tâm tình mến yêu, từ bi,quảng đại như thánh Phaolô đưa ra.
Chiêm ngắm gia đình
Nagiarét là chấp nhận mọi khó khăn đã có,đang có và sẽ xẩy tới
nhưng Chúa hiện diện mọi khó khăn sẽ được giải quyết mau chóng và thỏa đáng
Chiêm ngắm gia đình
Nagiarét là nhận ra rằng dưới lớp nghèo của Thánh Gia Thất ta đọc ra
được sự thánh thiện tột bậc và sự khiêm nhượng vâng phục mà thánh
Giuse và Mẹ Maria đã thực hiện trong đời sống của mình,nhờ đó Chú
luôn hiện diện để khỏa lấp những thiếu thốn của mọi gia đình.
Chúa Giêsu quả đã rất
thực tế khi chọn một gia đình hoàn
toàn thánh thiện để sinh ra, để lớn lên.. .Chúa đã làm cho gia đình
có nền tảng vững chắc nhờ sự hiện diện liên tục của người trong
mọi gia đình.
III. LỜI CẦU KẾT.. .
Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa
đã chọn một gia đình tuyệt hảo thánh thiện để sinh ra và lớn lên,
xin cho chúng con luôn biết quí mến gia đình và noi gương gia đình của
Chúa để sống cuộc đời trần thế.
Xin cho chúng con luôn
biết sống yêu thương để có Chúa luôn hiện diện trong gia đình chúng
con, có Chúa, gia đình sẽ hạnh phúc vì Thiên Ðàng đang hiện
diện.
Xin cho chúng con luôn
biết bảo vệ chân lý ngàn đời của gia đình là sống Bí Tích Hôn Phối do Chúa thiết lập như
lòng Chúa mong ước. Amen.
Lm Giuse Nguyễn hưng Lợi, dcct, Fyan.
một gia trưởng chính trực và mot
người mẹ hiền dịu
(
GOSPELNET, số 42 - 30.12.2001 )
NGẪM
Câu hỏi gợi ý:
- Ý nghĩa các bài đọc trong Lễ Thánh
Gia
- Gia đình: Trường đào tạo con người
Suy tư gợi ý:
1. Ý nghĩa: Các bài đọc hôm
nay đều hướng về việc củng cố đời sống gia đình.
Sách
Huấn Ca (3,2-6) nhắc nhở cho
chúng ta bổn phận làm con là thảo kính, vâng lời cha mẹ. Ai thực
hành như vậy sẽ được Chúa chúc phúc. Khi cầu nguyện, họ sẽ được
Chúa lắng nghe, được thịnh đạt và trường thọ.
Trong
Thư Cô-lô-seâ, thánh Phao-lô
liệt kê các đức tính nổi bật trong đời sống gia đình : thương cảm,
nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà, nhẫn nại, tha thứ, biết ơn…… và ngài
còn thêm: "Trên hết mọi đức tính,
anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo".
Ngài cũng dạy vợ chồng phải yêu thương và có nghĩa vụ với nhau, con
cái phải vâng lời cha mẹ.
Tin Mừng Thánh Mát-thêu (2,13-15.19-23) giới
thiệu cho chúng ta hình ảnh Thánh Gia trong cơn gian nan nguy khốn: phải
trốn sang Ai-cập vì vua Hê-rô-đê đang tìm giết Hài Nhi. Trên đường đi
về xa xôi hiểm trở, với biết bao khó nhọc, thiếu thốn, nhưng Thánh
Giu-se và Ðức Mẹ luôn tỏ ra can đảm, âm thầm chịu đựng, không một
lời than trách. Chính tình yêu gia đình đã giúp các vị vượt qua mọi
khó khăn.
2. Gia đình là trường đào tạo con người.
Ngay từ khi tạo dựng loài người, Thiên
Chúa đã thiết lập gia đình và A-đam E-va chính là gia đình đầu tiên
của loài người. Trải qua bao thế hệ, gia đình được củng cố thêm và
luôn duy trì được chỗ đứng của mình : là tế bào, là nền tảng vững
chắc của xã hội. Chính vì thế việc giáo dục, rèn luyện chiếm một vị
trí hết sức quan trọng. Câu nói: "Dạy
con từ thuở lên ba" đến nay không
còn phù hợp. Việc giáo dục con người đòi hỏi phải được chuẩn bị
sớm hơn: ngay từ khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ (thai giáo), hoặc phải
xa hơn nữa : là phải tạo điều kiện cho các thanh niên nam nữ học hỏi
sâu hơn về đời sống hôn nhân mà họ sắp bước vào.
Trong gia đình, con trẻ lớn lên và học được
rất nhiều điều: "Học ăn, học nói,
học gói, học mở", nói chung là học làm người, và cha mẹ là
những người thầy đầu tiên hết sức quan trọng cho việc hình thành
nhân cách nơi các em, ảnh hưởng trực tiếp đến các em: "Cha nào con nấy", "Cha mẹ hiền lành để đức cho con".
Trách nhiệm giáo dục thật nặng nề, đòi hỏi nhiều hy sinh nhẫn nại,
hao tốn tiền của, sức lực và cha mẹ còn phải là những gương sáng
cho các con noi theo. Thiên Chúa trao trách nhiệm, Ngài cũng ban ơn
sủng giúp con người hoàn thành trách nhiệm đó. Quả vậy, kinh nghiệm
đời thường cho thấy: Biết bao thanh niên nam nữ từng sống vô tư, bay
nhảy, ăn mặc chải chuốt, nhưng khi có gia đình thì liền thay đổi: biết
lo toan, chăm chỉ làm ăn hơn, sẵn sàng xả thân cho công việc mưu sinh,
nhiều khi quên cả bản thân. Mọi phần tử trong gia đình được liên kết
với nhau bằng những mối tương quan mật thiết : "Con dại cái mang" và họ hãnh diện vì nhau như sách Huấn Ca
hôm nay diễn tả: "Ðức Chúa làm cho
người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền với các
con" (Hc 3,2). Ðẹp biết bao những hình ảnh về gia đình: Ông bà nội
ngoại, cha mẹ….đường đường là những bậc vị vọng trong xã hội, nhưng
tại gia đình, không ngại bồng ẵm và đôi khi, còn sẵn sàng làm bò,
ngựa cho con cháu cỡi. Người mẹ, người chị dù không không biết hát
cũng cố hát khan cả cổ cốt sao cho con, em hết khóc. mệt nhọc nhưng
vẫn vui tươi. Gia đình là nơi mà những trẻ thơ, những cụ già được bảo
vệ, được chăm sóc tốt nhất với tình yêu thương và lòng hiếu thảo
theo nề nếp gia phong. Ðó là điều mà các tổ chức xã hội khác khó
có thể thay thế được.
Chính tình yêu thương trong gia đình đã làm
nên những kỳ tích, những hình ảnh đẹp đẽ đó. Anh em như thể tay chân,
con cái hiếu thảo đối với cha mẹ, cha mẹ thương yêu chăm sóc con cái
không tính toán, so đo, không mong được báo đền, điều mà ngoài xã
hội ít khi thấy được. Tình yêu đó thật giống với tình yêu nhưng không,
tình yêu vô vị lợi của Thiên Chúa. Chính trong cái nôi gia đình yêu
thương đó mà những con người mới được hình thành, được sống an vui và
phát triển tròn đầy.
NGUYỆN
Lạy Cha, chúng con cảm tạ Cha đã ban cho
chúng con mẫu gương gia đình thánh thiện: Thánh Giu-se, một gia trưởng
chính trực, tận tụy trong công việc. Ðức Ma-ri-a, một nội trợ, một
người mẹ hiền dịu, luôn chu đáo mọi việc trong nhà. Ðức Giê-su người
con hiếu thảo, Ngài càng lớn càng thêm khôn ngoan và ân nghĩa đối
với Thiên Chúa và người ta. Xin cho mỗi gia đình chúng con biết noi
gương gia đình Thánh Gia, làm cho gia đình mình trở thành gia đình thánh
thiện, góp phần làm cho xã hội ngàøy thêm tốt đẹp.
tình nghĩa vợ chồng
( GOSPELNET, số 42 - 30.12.2001 ) "Hàng năm Cha mẹ Chúa Giêsu có
thói quen lên Giêrusalem để mừng Lễ Vượt qua". Câu Phúc Aâm ngắn
ngủi và đầy ý nghĩa đó là một nguồn ánh sáng rạng rỡ và ấm áp
có sức soi sáng và sưởi ấm các gia đình Công giáo.
Một gia đình đi hành hương để thờ
phượng Thiên Chúa : Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu lên 12 tuổi.
Hai Oâng bà là người sùng đạo, tuân giữ lề luật cách trung tín. Họ
thao thức chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa là Ðấng phải yêu
mến trên hết mọi sự. Chính trẻ Giêsu đã có một ý thức rất sâu xa
về điều đó : Người ở lại
Giêrusalem để học hỏi tìm hiểu Thánh Kinh, Người ý thức là phải đặt
tình yêu Thiên Chúa Cha trên cả tình yêu đối với gia đình.
Một gia đình Công giáo sống đạo đức, chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa chắc chắn sẽ hạnh phúc đầm ấm và
tràn đầy yêu thương. Ở đâu có Thiên Chúa ở đó có tình yêu và hạnh
phúc.Ở đâu không có Thiên Chúa ở đó chỉ có ghen ghét, tranh chấp,
thù oán và đó là hoả ngục.
Một gia đình mà cha mẹ, con cái
siêng năng tham dự Thánh lễ, ban tối đọc kinh chung gia đình, dùng lời
Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, sống hoà thuận yêu thương nhau
thì đó chính là gia đình gương mẫu theo Thánh Gia Thất. Từ gia đình tốt
này sẽ trao tặng những người con tốt cho xã hội và giáo hội. Ðức
Giáo hoàng Piô XI trong thông điệp về giáo dục Kitô giáo đã dạy
rằng :Nền giáo dục bền bỉ nhất và
hữu hiệu nhất là nền giáo dục được nhận lãnh từ một gia đình Kitô
giáo có quy cũ khuôn phép. gương lành cha mẹ càng chiếu tỏ kết quả
giáo dục càng lớn lao. Gia đình là trường học đầu tiên giáo dục
con cái, cha mẹ là thầy cô đầu tiên dạy dỗ con cái. Ðức Giáo hoàng
Gioan XXIII, trong một lá thư gởi cha mẹ nhân ngày mừng ngũ tuần của
mình có đoạn "Thưa Ba Mẹ, hôm nay con
được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức tước trong Hôi thánh,
được đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không có trường học nào dạy
dỗ và làm ích cho con bằng hồi con được ngồi trên chân ba mẹ".Ðức
Hồng y F X Nguyễn Văn Thuận cũng từng viết :"Chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm
thứ nhất là gia đình công giáo. Không vị giám đốc tài ba nào, hay
chuyên môn đến đâu có thể làm thay cha mẹ được.Nếu cơ sở bậc nhất
ấy bị hỏng, tương lai Hội thánh và xã hội cũng rung rinh sụp đổ".Nền
giáo dục của gia đình Công giáo được xây trên nền tảng là lòng yêu
mến Thiên Chúa và con người.
Chúa Giêsu đã sống 30 năm ở gia
đình Nazareth, hấp thụ nền giáo dục đạo hạnh của Cha mẹ Giuse -
Maria.Dù là con Thiên Chúa nhưng khi đã làm người thì Ngài cũng trải
qua một quá trình lớn lên dần dần về thể xác và tinh thần. Phúc âm
Luca cho biết : Còn Hài Nhi ngày
càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan và ân sủng trước
Thiên Chúa và người ta (Lc 2,52).Khi
dự lễ trở về : Sau đó Người theo
Cha me về Nazareth và hằng vâng phục các Ngài (Lc 2, 51).Riêng mẹ
Người thì hằng ghi nhớ những kỷ niệm ấy trong lòngï. Còn Ðức Giêsu
thì tiến tới thêm khôn ngoan và vóc dạng.Ngài không là Thần Ðồng. không là Phù đổng
Thiên Vương mà là tăng triển trong quá trình làm người như mọi người
chúng ta. Khi mới sinh ra hay nằm
trong nôi Chúa Giêsu chưa có sự khôn ngoan như khi ở tuổi 30. Chúa
Giêsu đã phải lớn lên dần dần về thể xác và về sự khôn ngoan như
tiến trình làm người của con người. Trong tiến trình ấy Ðức Mẹ và
Thánh Giuse đóng một vai trò quan trọng. Thánh Giuse dạy cho Trẻ
Giêsu một nghề nghiệp :nghề thợ
mộc và có thể nói thêm về cách đối xử với mọi người trong xã
hội.Ðức Maria dạy cho Trẻ Giêsu cách
cầu nguyện theo truyền thống Israel.
Các nhà tâm lý học cho biết
rằng : đứa trẻ cần đến sự nâng đỡ của người cha cũng như người
người mẹ. Người cha tạo cho con cái hùng, cái nghiêm trang mực
thước.Người mẹ ảnh hưởng trên cảm tình con cái về sự tế nhị, dịu
dàng, bao dung. vì thế đứa trẻ mồ côi cha thường sống uỷ mỵ, nhát
đảm thiếu cương quyết và nghị lực. Ðứa trẻ mồ côi mẹ thường mang
tính cứng cỏi, cộc cằn, dể u buồn, thiếu tế nhị vui tươi. Ðứa trẻ
thường được giáo dục về đời sống tình cảm và lý trí.Ðời sống tình
cảm dễ ảnh hưởng nơi người mẹ, đời sống lý trí thường nhờ cậy
người cha.Do đó người Ý có lý khi nhận xét : Người mẹ yêu thương dịu dàng,người cha yêu thương khôn ngoan.
Người Anh nhận xét chí lý : Khi còn
thơ con cái bú mẹ, lúc lớn khôn chúng lại bú cha. Tục ngữ Việt
nam có câu : Mẹ đánh một trăm
không bằng cha ngăm một tiếng. Nền tảng cho việc đào tạo lý trí
và tình cảm là đạo đức, trên nền móng đạo đức vững chắc để xây
ngôi nhà gia đình. Cả hai bài đọc sách Huấn ca và thư Thánh Phaolô
trong Chúa nhật lễ Thánh gia thất đều khuyên sống thảo kính cha mẹ.
Thánh gia là một gia đính lý
tưởng, đạo đức, yêu thương chăm lo cho nhau.Bầu khí yêu thương đạo
hạnh Thánh gia là trường học đầu tiên huấn luyện Chúa Giêsu, Thánh
gia là trường dạy cầu nguyện,dạy giáo lý, dạy lao động, dạy yêu
thương đến hiến mình cho người khác, chuẩn bị cho Chúa Giêsu gánh vác
sứ vụ Chúa Cha trao phó sau này.Chúa Giêsu đã vâng phục kỹ luật
trường này, chấp nhận những vị thầy đầu tiên là cha mẹ và Ngài đã
lớn lên chững chạc, trưởng thành, quân bình thể xác trí tuệ, tâm
linh. Chúa đã sống học tập rèn luyện 30 năm để rao giảng 3 năm.
Mừng lễ Thánh Gia Thất, chúng ta
cầu nguyện cho mọi gia đình trên thế giới biết noi theo mẫu gương gia
đình Nazareth luôn coi trọng tình nghĩa vợ chồng và hạnh phúc gia đình,
chăm lo giáo dục con cái, nhất là đời sống đạo đức, trong mọi sự
luôn được hướng dẫn theo Thánh ý Chúa. Xin Chúa thương ban bảo vệ
giữ gìn từng gia đình là hình ảnh của Thánh gia, từng trẻ em là hình
ảnh của Hài nhi Giêsu và xin tình yêu Thiên Chúa tràn đầy trong mỗi
gia đình.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An (Phan Thiết)
( GOSPELNET, số 42 - 30.12.2001 ) Thiên Chúa không hứa ban
cuộc sống dễ dãi. Bởi đó, ai nghĩ rằng, cuộc sống này đã quá lao
đao, khổ nhọc, bây giờ đi tìm Thiên Chúa để được Người giải thoát
khỏi những bất hạnh đời thường, người đó thất bại. Cuộc sống thực
tiễn, và hạnh phúc của nó không là mục đích tôn giáo nhắm tới.
Ðúng hơn, bước theo Chúa, con người hãy cộng tác với ơn Chúa, để
sống trọn cuộc đời mình.
Niềm vui ngày Thiên Chúa
giáng sinh còn chưa dứt, khúc hát an bình của thiên thần còn chưa kịp
lắng đọng, nỗi hân hoan vì là những người đầu tiên trên thế giới
qua mọi thế hệ đón nhận tin mừng Giáng sinh của các mục đồng còn chưa
kịp phôi phai, hay niềm hoan lạc vì nhận ra và được tôn thờ Ðấng Cứu
Tinh trần gian của ba đạo sĩ chắc còn đang dâng tràn, thì nỗi vui mừng
tưởng chừng lớn lao ấy, lại là nỗi vui không trọn vẹn. Tai họa bắt
đầu ập đến trên chính gia đình mà Chúa Giêsu chọn để sinh ra: bạo
vương Hêrôđê đang tìm giết hại Hài nhi Giêsu.
Cũng giống như lần
trước, thiên thần cho thánh Giuse biết bào thai Giêsu trong lòng dạ
Ðức Maria là do Chúa Thánh Thần. Lần này thiên thần lại mộng báo
cho Giuse: "Hãy thức dậy, đem Hài nhi và Mẹ Người trốn sang Ai-cập,
và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông: vì Hêrôđê sắp sữa tìm kiếm
Hài nhi để sát hại Người". Hình như Thiên Chúa luôn luôn thực hiện
những điều ngược đời. Hài nhi Giêsu ấy là Thiên Chúa làm người lại
chạy trốn những con người mà chính mình tạo ra, làm cho Ðức Maria và
thánh Giuse cũng bị liên lụy. Nhưng không chỉ có thế, Hêrôđê dù
không thể giết Thiên Chúa, thì cũng đã giết hàng loạt trẻ em
Do-thái. Bởi đó sự liên lụy này bỗng dưng mở rộng toàn cõi Giuđêa.
Sóng gió đã ập đến. Gia đình thánh gia long đong, cũng như các gia đình
trên quê hương thánh gia có con trẻ từ hai tuổi trở xuống, trở nên
ảm đạm, thê lương. Có Chúa đấy. Chúa đang ngự trên quê hương ấy.
Chúa đang hiện diện tỏ tường trên chính gia đình thánh gia. Nhưng đâu
phải có Chúa là sóng gió đi qua, bất hạnh chấm dứt! Ðiều quan trọng
không nằm ở chỗ Chúa có ra tay dẹp yên sóng gió hay không. Nhưng
quan trọng là niềm tín thác của ta có vững vàng hay không? Bạn cứ
suy nghĩ kỹ lại mà xem. Ðâu phải vô cớ mà ngày lễ thánh Gia thất, Giáo
Hội lại muốn ta suy niệm cuộc di tản của gia đình thánh Gia: một câu
chuyện Kinh Thánh mang nỗi buồn. Mà thực ra, gia đình bé nhỏ này,
trong cuộc sống gặp phải rất nhiều đau khổ, bất bình an, bắt đầu từ
ngày đầu tiên khi Maria và Giuse gặp nhau, cho đến khi trẻ Giêsu lớn
lên rồi trưởng thành. Cuộc di tản chỉ là một trong những nỗi đau của
cuộc đời thánh Gia.
Bạn và tôi, ai cũng có
một mái ấm, ai cũng bắt đầu sinh ra, lớn lên, được đùm bọc, chở che
trong một mái ấm. Rồi mỗi người lớn lên, lại tạo ra cho mình những
mái ấm. Mái ấm ấy chúng ta cùng chung một tiếng gọi thân thương: gia
đình.
Nói như thế, không có
nghĩa là mái ấm gia đình cứ mãi suôn sẻ, cứ mãi phẳng lặng như mặt
nước hồ thu. Nếu gia đình thánh Gia đã chịu nhiều đau khổ, thì gia đình
chúng ta cũng không thiếu những khổ đau. Những đe dọa của gia đình
chúng ta hôm nay là: sự nghèo túng, nợ nần làm cho những thành viên
trong gia đình chán nản: người cha thì nghiện rượu, người mẹ thua buồn
bỏ bê nhà cửa, con cái dốt nát… Tình cảm giữa vợ chồng, cha mẹ, con
cái, anh chị em trở nên nguội lạnh. Tình yêu thiếu, thì xung đột gia
đình cũng bắt đầu diễn ra, làm cho hạnh phúc càng lúc càng xa vắng.
Nghèo đã vậy, sự giàu
có cũng gây không ít đau buuồn. Tranh giành của cải, tranh giàng đất
đai, nhà cửa làm cho gia đình xâu xé, con cái phản nghịch cha mẹ, vợ
chồng, anh chị em oán hận nhau… Thêm vào đó, nạn ngừa thai, phá thai,
ngoại tình, ly dị… càng làm cho gia đình thêm nhiều mối đe dọa.
Ðứng trước
những cảnh huống của xã hội như thế, bạn và tôi là Kitô hữu,
chúng ta sẽ giải quyết vấn đề ra sao? Tôi nghĩ, giải pháp hay nhất
là giải pháp của lòng tin. Chúa vẫn đang ngự trong gia đình ta. Có
thể Chúa sẽ không dẹp tan bão tố. Nhưng trong bão tố, ta có còn đức
tin như thánh Giuse, như Ðức Maria? Chính lòng tin sẽ sưởi ấm tình yêu
gia đình. Khổ đau sẽ không thiếu. Nhưng nếu có đức tin, đức tin sẽ an
ủi ta nhiều hơn, giúp ta chấp nhận nghịch cảnh dễ hơn. Ðiều quan
trọng: chính khi ta tin vào Thiên Chúa, đức tin sẽ giúp tình yêu của
ta bền vững, các thành viên trong gia đình biết yêu mến nhau hơn.
Lm JB NGUYỄN
MINH HÙNG
THÁNH GIA, MẪU
GƯƠNG MỌI THỜI
(
GOSPELNET, số 42 - 30.12.2001 ) Vào cuối thế kỷ 19, Ðức Giáo hoàng Leô XIII tỏ
ý định muốn chọn một vị thánh quan thầy để phù trợ chở che cho toàn
Giáo hội. Một cuộc nghiên cứu sâu rộng đời sống nhiều vị thánh
được tiến hành. Các thánh giáo hoàng và giám mục được chú ý trước
tiên. Thứ đến là các vị thánh thừa sai, tử đạo, hiển tu. Bao cuộc
thăm dò, tường trình, thảo luận diễn ra sôi nổi. Những chứng tích
hào hùng của các ngài được trưng dẫn và so sánh. Nhưng cuối cùng
Ðức Leô đã chọn một vị thánh mà cuộc đời được xếp vào hạng thầm lặng
nhất, không một bài viết và cũng chẳng một bài giảng. Ðó chính là
thánh Giuse, cha nuôi của Chúa Giêsu và là phu quân của Mẹ Maria.
Ðức Giáo hoàng chỉ đơn
giản lý luận rằng: Thiên Chúa đã tin tưởng ký thác Ðức Giêsu cho
Thánh Giuse coi sóc, nên chẳng có gì là nghịch lý khi ký thác Giáo
hội của Ðức Giêsu cho thánh nhân chở che.
Thánh kinh đã ghi nhận
vai trò độc đáo của vị gia trưởng Giuse khi đương đầu với bao phong ba
xảy đến cho gia đình. Trước những hiểm nguy đe doạ tính mạng Hài nhi
Giêsu, Thánh Giuse và Ðức Maria đã lập tức đưa Con lên đường rời
khỏi quê hương yêu dấu, đến tị nạn nơi vùng đất Ai cập xa lạ. Rồi
khi biết tin kẻ tìm giết Hài nhi Giêsu là Hêrôđê đã qua đời, ông
bà liền đem Con hồi hương. Nhưng lúc thấy Arkhêlao, con vua Hêrôđê
nối ngôi cha mình làm vua xứ Giuđa, thì các ngài lại đưa trẻ Giêsu về
Galilê hầu giữ gìn an toàn tính mạng cho Con.
Bao cuộc viễn du gian nan
vất vả cùng bao nỗi lo lắng đầy vơi tâm hồn, nhưng Giuse và Maria vẫn
không chùn bước, miễn sao thánh ý Thiên Chúa được hiện thực mới
thôi. Ðức Maria, con người của niềm tin, đã yêu mến Thiên Chúa với
trọn xác hồn, một lòng xin vâng để Thiên ý được thành sự. Thánh
Giuse, người mang danh "công chính,"
vì luôn trung thành với luật Chúa, đã bước theo lời chỉ dẫn của Ngài
trong hết mọi sự. Từ biến cố "nhận
Maria về nhà mình" cho đến việc "đưa Hài nhi trốn sang Ai cập," từ sự kiện "đem con trẻ và mẹ Người về đất
Israel" cho đến hành trình "lánh
sang địa phận xứ Galilê," tất cả đều là để thực thi điều
Thiên Chúa phán dạy.
Riêng Ðức Giêsu, tại
làng Nazaret thuộc xứ Galilê, Ngài đã lớn lên dưới mái ấm gia đình.
Ba năm công khai rao giảng Tin Mừng so với thời gian cư ngụ tại Nazaret
chỉ là 1 phần 10 ngắn ngủi. Trong suốt 30 năm, Ðức Giêsu đã lớn lên,
trưởng thành, và vững bước vào đời trong vòng tay thân ái của Ðức
Mẹ và Thánh Giuse. Phải chăng điều đó cũng nói lên tầm ảnh hưởng
quan trọng của đời sống gia đình: để con cái được an toàn lớn lên và
tăng trưởng đầy đủ về thể xác lẫn tinh thần, để con cái được trở
nên những thành viên hữu ích cho Giáo hội và xã hội, gia đình chính
là nhân tố căn bản và vườn ươm cần thiết vô cùng.
Vô phúc làm sao khi
những đứa con không có một mái ấm gia đình để sống và phát triển!
Bất hạnh làm sao bao mái gia đình bị tan nát vì phân ly hay rối vợ rối
chồng!
Ðức Giáo hoàng Gioan
XXIII, trong một lá thư gởi cha mẹ nhân ngày mừng ngũ tuần của mình
có đoạn: "Thưa ba mẹ, hôm nay
con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức tước trong Hội
Thánh, được đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không có trường học
nào dạy dỗ và làm ích cho con bằng hồi được ngồi trên chân ba
mẹ."
Ðức Hồng y Nguyễn Văn
Thuận cũng từng viết: "Chủng
viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia
đình Công giáo. Không vị giám đốc tài ba nào, hay chuyên môn đến
đâu, có thể thay thế cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương
lai Hội thánh và xã hội cũng rung rinh sụp đổ."
Như thế, những rối loạn
xã hội, những khủng hoảng Hội thánh, tất cả đều do ảnh hưởng từ
khủng hoảng và rối loạn trong gia đình. Củng cố gia đình, thánh hoá
nền tảng căn bản đó là bước đi cần thiết để tái lập trật tự xã
hội và thế giới. Nhưng dựa vào đâu để củng cố và thánh hoá?
Thánh Gia chính là mẫu
gương cho mọi gia đình. Mái ấm sẽ thành hình khi người ta biết lắng
nghe tiếng Chúa, bước theo đường Ngài chỉ bảo. Giới luật yêu thương,
cha mẹ phải là người nêu gương sáng trước nhất trong việc thực thi.
Về phần con cái, sẽ
không có dung mạo nào tuyệt vời và đáng bước theo cho bằng dung mạo
của Ðức Giêsu, người Con "hằng
tùng phục hai ông bà" và không ngừng vâng theo thánh ý
Thiên Chúa Cha. Ðến khi trút hơi thở cuối cùng trên thánh giá, Ngài
vẫn không hề quên bổn phận chăm sóc bậc "sinh thành" qua
việc trao phó Mẹ Maria cho người môn đệ thân tín nhất là Gioan: "Này là Mẹ con" (Gn 19:27) và
thi hành đến cùng ý Cha: "Mọi
sự đã hoàn tất" (Gn 19:30), "Lạy Cha, Con phó hồn con trong tay Cha" (Lc23:46).
Gia đình sẽ hạnh phúc,
tiếng cười sẽ vang lên, bình an sẽ ngự trị, khi cha mẹ và con cái
biết nỗ lực sống trọn vẹn vai trò của mình. Vai trò đó sẽ thật sự
trọn vẹn khi người ta kính mến Thiên Chúa.
Dù cha mẹ hay con cái,
không ai lại không có bậc sinh thành. Thế nên bất cứ ai cũng cần
lắng nghe đoạn sách Ðức Huấn Ca sau đây:
"Ai yêu mến cha mình,
thì đền bù tội lỗi
Ai thảo kính mẹ mình, thì
như người thu được một kho tàng.
Ai thảo kính cha mình, sẽ
được vui mừng trong con cái.
Khi cầu xin, người ấy sẽ
được nhậm lời
Ai thảo kính cha mình, sẽ
được sống lâu dài.
Hỡi kẻ làm con, hãy
gánh lấy tuổi già cha ngươi,
Chớ làm phiền lòng
người khi người còn sống... (Hc 3: 3-17)
Chắc chắn sống chân
thành với bổn phận làm con như thế sẽ là điều đẹp lòng Thiên Chúa
vô cùng. Và ân phúc của trời cao sẽ không ngừng tuôn đổ trên
những gia đình đang nỗ lực bước theo mẫu gương sáng ngời của Thánh Gia
Giêsu, Maria, Giuse.
Lm. Bùi Quang Tuấn, CSsR
( Theo Nguyệt san Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp)
CẦU NGUYỆN :
( GOSPELNET, số 42 - 30.12.2001 ) Dẫn vào cầu nguyện: Trào lưu
toàn cầu hóa đang kéo theo rất nhiều thách đố cho các giá trị văn
hóa xã hội và tôn giáo ngay nơi mái ấm gia đình, ta hãy đặt mình
dưới gương ngời sáng của Mẹ Maria, của Thánh Cả Giuse và của
Chúa Giêsu tại Na-da-rét và hãy
nguyện xin:
1-
Chúa Giêsu / Ngôi Lời Nhập Thể / luôn là hiện
thân của Tình Yêu Thiên Chúa / đến cứu chuộc loài người. / Người
cứu chuộc ta / với trọn cuộc sống trần thế / như / qua cuộc bách hại / do bạo chúa /
Hê-rô-đê./ qua cuộc tị nạn nơi Ai Cập [1].
/ Ta hãy xin Chúa / ban sức mạnh / giúp ta đảm nhận lấy / mọi
hoàn cảnh / của cuộc sống / như Chúa để cho xảy ra / hầu làm vinh
danh Chúa. Chúng con cầu xin Chúa.
2- Noi gương Mẹ
Maria / Người Nữ Tỳ của Thiên Chúa / cũng như noi gương Thánh Cả Giuse
/ Ðấng luôn sẵn sàng / lên đường / theo tiếng Chúa gọi./ Ta hãy xin
Chúa giúp ta / biết lắng nghe / tiếng Chúa nói với ta / sâu thẳm /
ngay nơi cõi lòng ta / để ta thực thi ý Chúa. Chúng con cầu
xin Chúa.
3- Chúa Giêsu
/ luôn là tấm gương / để mọi người / trong gia đình ta soi. / Chính Chúa
dạy ta / nên học cùng Chúa / ở
khiêm nhường / và hiền lành / thực trong lòng [2].
Ta hãy xin Chúa / uốn nắn lòng ta / để ta nên giống Chúa. Chúng con cầu xin Chúa.
4- Ðối diện /
với mầu nhiệm Thiên Chúa / là Cha nhân lành / hằng bao bọc / chở che
/ đàn con dưới thế. / Ta hãy xin Chúa dìu dắt / để ta nương tựa vào
Chúa và được bình an. Chúng con cầu xin Chúa.
5-
Ta hãy đến / với Mẹ Maria, / xin Mẹ cầu bầu cùng
Chúa cho ta / nghiệm được biết bao hồng ân / Chúa hằng đổ xuống trên
ta [3]/
để với lòng biết ơn / sâu xa / ta đáp lại / cho tương xứng. Chúng con cầu xin Chúa.
Kết thúc:
Lạy Chúa, các gia đình Kitô hữu chúng con ước ao làm tác nhân, cho
công cuộc Tin Mừng hóa giữa thế giới hôm nay. Xin thương giúp các gia
đình chúng con trở nên như men trong bột với tư cách là "Giáo Hội tại
gia". Chúng con cầu xin nhờ Chúa Kitô Chúa chúng con.
Nhóm tác giả
"Cùng Nhau Tìm Hiểu và Chia sẻ Ðời Sống Tin
Mừng"
( GOSPELNET, số 42 - 30.12.2001 ) Vào một đêm xấu trời
không trăng không sao giữa thế giới chiến tranh thứ hai, một hàng
không mẫu hạm của quân lực Hoa Kỳ đang di chuyển qua lại ở miền nam
Thái Bình Dương. Người ta tắt hết các đèn chiếu sáng vì sợ tầu ngầm
của địch quân phát hiện mục tiêu. Thế rồi, một chiếc phi cơ phát
xúat từ hàng không mẫu hạm từ lâu nhưng nay không biết đang ở đâu
trong bầu trời tối đen như mực. Một chiếc phi cơ khác được lệnh cất
cánh để đi tìm chiếc phi cơ mất tích. Vô vọng1 Ðể khỏi bị đại dương
bao la nuốt mất, người ta cần một chỗ đáp an toàn. Ðó là hy vọng duy
nhất lúc này. Trong óc của vị hạm trưởng lóe lên một sự liều lĩnh
táo bạo ghê sợ. Oâng hạ
lệnh:"Bật đèn lên". Lập tức, một chiếc máy bay nhẹ nhàng đáp xuống
trên boong hàng không mẫu hạm như con chim câu bay về tổ.
Giống như thế, tại Belem,
cũng có thể nói là với một cách táo bạo, Thiên Chúa đã ra
lệnh:"Hãy thắp sáng thế gian lên". Và Ðức Giêsu đã sinh ra đời. Một
luồng sáng mới bắt đầu soi rọi để đây lui bóng tối của trần gian,
của tội lỗi và của tuyệt vọng. Ví
tựa hàng không mẫu hạm được thắp sáng trong đại dương tối đen,
Ðức Kitô cũng đã đến với nhân loại tội lỗi như làAùnh sáng trần
gian. "Tôi là ánh sáng trần gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong
bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống."(Ga 8,12). Nơi
khác, thánh Gioan còn viết:"Bóng tối đang qua đi và ánh sáng thật đã
tỏ rạng".(1Ga.2,8). Khi Ðức Kitô là Ðấng Cứu Ðộ vào thế gian cũng giống như bình minh
rạng ngời nơi chân trời của lịch sử nhân loại.
"Thiên Chúa ta đầy lòng
tréc ẩn
Cho vầng đông từ chốn
cao vời viếng thăm ta,
Soi những ai ngồi trong
tăm tối
Và trong bóng tử thần,
Dẫn ta bước vào đường
nẻo bình an"
(Lc 1,78-79)
Trong ân huệ khôn tả, Thiên Chúa Cha đã cho con Ngài chịu chết
trên thập gía để cứu chúng ta khỏi bóng tối đời đời. Quả là một
sứ điệp cho Mùa Giáng Sinh và cho mỗi ngày trong năm mới Nhâm Ngọ
này.
CÂU TRUYỆN:
CÓ NGHE TIẾNG CHIM HÓT KHÔNG?
( GOSPELNET, số 42 - 30.12.2001 ) Miền Ấn Ðộ theo Ấn Giáo đã tạo ra một
hình ảnh tuyệt diệu để diễn tả tương quan giữa Thượng Ðế và tạo vật
của Ngài. Thượng Ðế đã làm cho tạo vật nhảy múa. Chính Ngài là vũ
công, tạo vật là vũ khúc. Vũ khúc khác với vũ công, tuy nhiên vũ
khúc không thể tồn tại nếu không có vũ công. Bạn không thể mang
vũ khúc về nhà trong một chiếc hộp, như ý bạn muốn. Khi vũ công
ngưng thì vũ khúc cũng ngừng.
Trên đường tìm kiếm Thượng Ðế, con người
suy tư quá nhiều, nghĩ ngợi quá nhiều, nói năng quá nhiều. Cho dẫu
khi họ nhìn vũ khúc đó mà họ gọi tạo vật, họ cũng chỉ để hết ngày
giờ suy tư và bàn tán (với mình hay với người khác), nghĩ ngợi, phân
tích và triết lý dông dài. Toàn những chữ là chữ. Toàn tiếng động
và tiếng động mà thôi.
Bạn hãy im hơi lặng tiếng để đắm mình trong
vũ khúc. Bạn chỉ việc nhìn: một ngôi sao, một đóa hoa, một chiếc lá
úa, một con chim, một viên đá... Bất cứ yếu tố nào kết thành vũ
khúc cũng đều quan trọng cả. Bạn hãy nhìn, hãy lắng nghe, hãy cảm
nhận, hãy đụng chạm, hãy thưởng thức. Chắc chắn không sớm thì muộn
bạn cũng sẽ nhận chân Thượng Ðế, Ngài chính là vị vũ công!
Có
một đệ tử ngày nào cũng than vãn với thiền sư một câu như sau:
"Thầy đã giấu con bí quyết tối hậu của thiền." Anh ta không
chấp nhận việc thiền sư không chịu trả lời. Ngày kia, thiền sư dắt
anh đi dạo dọc theo sườn đồi. Khi họ đang thong thả sánh bước thì nghe
một con chim hót.
Thiền
sư hỏi: "Con có nghe con chim hót không?"
Ðệ
tử trả lời: "Dạ có."
"Này,
bây giờ con đã rõ là thầy không giấu giếm con điều gì."
Ðệ
tử trả lời: "Dạ,"
Nếu bạn đã thực sự nghe một con chim hót,
nếu bạn thực sự nhìn thấy một thân cây... thì bạn đang có khả năng
hiểu biết vượt qua ngôn từ và khái niệm.
Bạn
nói gì? Bạn bảo rằng mình đã nghe hằng chục con chim hót và thấy
hằng trăm cây rừng ư? À! Có đúng là bạn đã nhìn thấy cây rừng hay
chỉ nhìn thấy cái nhãn hiệu mà thôi? Khi bạn nhìn một cây rừng và
thấy một cây rừng, thì bạn chưa thực sự nhìn thấy cây. Khi bạn nhìn
một thân cây và thấy một phép lạ, lúc bấy giờ bạn mới nhìn thấy
cây thực sự! Lòng bạn có bao giờ tràn ngập niềm hân hoan thinh lặng
khi nghe tiếng hót của một con chim chưa?
Nguyên
tác: Anthony de Mello
Dịch
giả: Ðỗ Tấn Hưng và Trần Duy Nhiên
THÔNG TIN:
THÔNG TIN VỀ HỔ
TRỠ TRẺ EM MỪNG CHÚA GIÁNG SINH
Trong những
ngày chuẩn bị đón Chúa Giê-su sinh ra, chúng tôi đã được nhóm bạn
trẻ Công giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ do cha Phạm Minh Cường linh hướng hổ
trợ 2000 USD, để hổ trợ cho trẻ em mồ côi có được ngày lễ Giáng
Sinh ấm no.
Với số tiền đó, chúng
tôi đã hổ trợ như sau :
-
Nhóm
trẻ đường phố Ðiểm Tim, Sài gòn 2.000.000
đ
-
Nhóm
trẻ đường phố Ðiểm Tim, Hà
Nội 1.000.000
đ
-
Nhóm
trẻ đường phố Thảo Ðàn, Sài gòn 1.000.000
đ
-
Nhóm
trẻ dân tộc K’ Ho ở Ðức Trọng, Lâm Ðồng 1.000.000
đ
-
Nhóm
Anh Hài, Huế 600.000 đ
-
Một
số trẻ em đơn lẽ 500.000 đ
-
Một
em 9 tuổi bị tai nạn
160.000 đ
-
Nhóm
Ninh Phát, Lê Minh Xuân 1.800.000
đ + 100 USD
-
Trẻ
em nghèo người Kinh và dân tộc ở Nam Ban, Lâm Ðồng 100 UISD
-
Mái
ấm trẻ mồ côi do chị Ðơn phụ trách, Sài gòn 400 USD
-
Hai
bé gái lỡ có thai phải sống xa nhà để sinh con, do sơ Quế,OP phụ
trách 100 USD
Tổng số tiền đã sử dụng: 8.060.000 đ và 700 USD.
Thay mặc cho các em, chúng tôi chân thành cám ơn các
bạn trẻ và cha linh hướng. Kính chúc Quý vị tiếp tục được Chúa ban
tràn đầy ân sủng và được Người sử dụng như cách tay yêu thương của
Người cho nhân loại.