TIN MỪNG: Lc 2,
1-14
Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô
ra chiếu chỉ,truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Ðây là
cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm
tổng trấn xứ Xy-ri-a. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên
tuổi. Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê, lên
thành Bê-lem,miền Giu-đê, là thành vua Ða-vít, vì ông thuộc về nhà
và gia tộc vua Ða-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã đính
hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai.
Khi hai người đang ở đó, thì
bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng,
lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ,vì hai ông bàkhông tìm
được chỗ trong nhà trọ.
Trong vùng ấy, có những người
chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Và kìa sứ
thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung
quanh,khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em
đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm
nay, một Ðấng Cứu Ðộ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Ða-vít,Người
là Ðấng Ki-tô Ðức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra
Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng
cỏ".
Bỗng có muôn vàn thiên binh
hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:
Vinh danh Thiên Chúa trên
trời,
ình an dưới thếcho loài người
Chúa thương.
SUY NIỆM:
BÌNH AN NOEL !
Noel đã đến, tưng bừng và
rộn rã. Có những xứ đạo, nhà nhà làm máng cỏ. Có máng cỏ cao
bằng tòa nhà hai tầng lầu. Suốt hai bên đường toàn máng cỏ là máng
cỏ, đồ sộ, độc đáo. Aùnh sáng điện xối xả như thác lũ. Những dòng
suối nhân tạo chảy gập ghềnh. Ðủ thứ trang trí và đồ chơi lạ mắt.
Cả thành phố kéo nhau về đây xem máng cỏ, mặt đường không còn chỗ
chen chân suốt cả cây số.
Không những xứ Ðạo, cả
những nơi chưa có Ðức Tin người ta cũng ăn mừng Noel. Bánh trái, tiệc
tùng, văn nghệ, nhảy múa. Giữa cảnh tưng bừng đó, nghe có lũ trẻ
con hát nghêu ngao :
Ở làng
Bêlem trong chuồng bò lừa
Cứu
Chúa đã sinh ra rất mực hiền hòa. Halleluia…
Hình như giữa làng bêlem đó
với cảnh tượng ăn mừng của phố phường ngày nay có cái gì tương phản.
Cái "rất mực hiền hòa" của Chúa Hài Nhi đã chinh phục thế gian, và
thế gian đã mang đủ thứ của ngon vật lạ làm quà tặng Chúa. Tặng
nhiều quà thế gian quá, lại phải gỡ ra từng lớp thế gian để tìm lại
"Cứu Chúa rất mực hiền hòa". Vẫn như lời thánh ca :
Chúng ta
đi tìm Con Chúa ra đời
Người
sinh ra giữa mùa rét đêm đông
Chúng ta
đi tìm Con Chúa ra đời
Người
sinh ra ở nơi nào, biết không?
Một trẻ sơ sinh trong chuồng
bò lừa, hai vợ chồng nghèo bơ vơ, e rằng Bêlem ngày xưa và nhiều
người ngày nay sẽ nhìn bằng nửa con mắt. Gia đình này chẳng có gì để
làm cao với đời vậy mà không đâu bình an bằng. Không đâu mà tình
yêu thương đầy tràn như thế. Và cũng chỉ có trẻ thơ ấy đi cho đến
tận cùng của kiếp người, khiến cho dù bất hạnh tới đâu, không một
ai bị hất hủi, ruồng bỏ. Cũng chỉ có trẻ thơ ấy có giải đáp cho mọi
câu hỏi, mọi thao thức của mọi người :
Sinh làm
con trẻ vấn trong vuông khăn
Chúa
chính là Thiên Chúa dưỡng nuôi muôn dân. Halleluia
Chính "con trả vấn trong vuông
khăn" đó là khuôn mặt của Thiên Chúa với con người hôm nay.
Lễ Noel năm nay nghe nói ở
Bêlem buồn lắm. Không khí căng thẳng cực kỳ giữa hai cộng đồng
Israel và Palestine. Có thể nói là chiến tranh rồi. Mọi vẻ lễ hội,
mọi liên hoan bề ngoài đều hủy bỏ. Khách thập phương cũng lánh nạn,
khôgn còn lui tới nữa. Lại một lần nữa "Cứu Chúa rất mực hiền
hòa", "Con trẻ vấn trong vuông khăn" chẳng đáng kể là gì đối với
thù hận và đạn bom. Và Chúa cũng chẳng đáng kể là gì ở nhiều nơi
khác, với nhiều người khác, những người mà bà mẹ trẻ Maria cảm
thấy là người "lòng trí kiêu căng" (Lc 1, 51)
Nhưng, Chúa ơi, máng cỏ ngày
nay cũng nhiều hơn xưa. Trong mỗi nhà thờ, dưới mỗi mái nhà tín hữu,
trong lòng những Kitô hữu, Chúa lại hiện ra trong khó nghèo, bình an,
trìu mến. Và trong ngày đại lễ này, Gospelnet xin hiệp thông với các
mục đồng ngày này, ở khắp mọi nơi trên thế gian, cách riêng với
các bạn nghèo mà Gospelnet có vinh dự quen biết, để cùng ca hát và
chúc mừng nhau :
"Vinh
Danh Thiên Chúa trên trời cao thẳm
Và dưới
đất bình an cho loài người được Chúa đoái thương"
Có lẽ chưa bao
giờ tôi khát khao sự cứu độ một cách mãnh liệt cho bằng hiện nay.
Tôi xác tín sự cứu độ luôn rất cần cho tôi. Tôi cảm thấy sự cứu
độ cũng luôn rất cần cho anh chị em, cho chính Hội Thánh và cho nhân
loại.
Sự cứu độ,
mà tôi nói đây, không chủ yếu là cứu thoát khỏi những nghịch cảnh,
những nguy cơ, những yếu đuối, những bấp bênh đủ loại vốn đi liền
với thân phận con người, nhưng là cứu thoát khỏi tội lỗi và những
đường lối lầm lạc dẫn chúng ta tới sự băng hoại nhân phẩm, tàn
phá gia đình, hỗn loạn xã hội và huỷ hoại khả năng xây dựng nếp
sống công bình bác ái ở đời này, cũng như khả năng đi vào cuộc
sống hạnh phúc vĩnh cửu đời sau.
Một sự cứu
độ như thế quả là quá sức chúng ta. Rất may cho chúng ta, vì chúng ta
có thể tìm được sự cứu độ nơi Chúa Giêsu. Người là Ngôi Hai Thiên
Chúa. Người giáng trần để Cứu Ðộ chúng ta. Người là Ðấng Cứu Thế
của chúng ta.
Nhìn vào hang
đá, nơi Chúa Cứu Thế Giáng Sinh, chúng ta thấy một tình yêu bao la cao
cả và một hy sinh lớn lao vô bờ. Từ đó việc cứu độ được hiểu như
một việc của tình yêu và của hy sinh.
Với tình yêu
và hy sinh, từ bỏ mình, tuyệt đối thực hiện thánh ý Chúa Cha, Ðấng
cứu thế đã trở nên một đền thờ sống động, để chúng ta có thể vào
nơi đó, mà thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần và trong chân lý.
Với yêu thương
và hy sinh, hiến cuộc sống mình đền tội cho nhân loại, Ðấng Cứu Thế
đã trở nên của lễ xứng đáng, để chúng ta hiệp thông vào đó, mà
xin Thiên Chúa ban ơn tha thứ cho mình và cho kẻ khác.
Với yêu thương
và hy sinh, khiêm nhường trọn vẹn vâng phục Chúa Cha cho đến chết,
Ðấng Cứu Thế đã trở nên nguồn sức mạnh, để chúng ta nương tựa vào
đó, mà thắng vượt quyền lực ma quỉ, biết chọn Chúa và trung thành
với Chúa trong mọi tình huống.
Chúa Giêsu
Kitô đã và đang cứu độ chúng ta bằng yêu thương và hy sinh như thế.
Chúng ta sẽ được hưởng ơn cứu độ đó, nếu chúng ta biết đón nhận và
cộng tác vào. Ðón nhận cách nào, cộng tác cách nào?
Thưa cách đơn
giản nhất là mở tâm hồn chúng ta ra bằng yêu thương và hy sinh.
Khi đọc kinh,
tham dự thánh lễ, nghe Lời Chúa, chúng ta thực hiện các việc ấy với
tất cả tình yêu vô vị lợi, và chấp nhận mọi hy sinh Chúa muốn, nhất
là từ bỏ cái tôi kiêu căng hẹp hòi của mình. Như thế là chúng ta
mở tâm hồn ra.
Khi chúng ta
phục vụ người khác, chúng ta hãy thực hiện đúng lúc, đúng việc,
đúng cách, với lòng yêu thương kính trọng chân thành kẻ khác và với
những hy sinh cần thiết. Như thế là chúng ta mở tâm hồn ra.
Khi chúng ta
xây dựng bản lãnh chính mình và thăng tiến đời mình, chúng ta hãy
thực hiện theo mô hình Ðức Kitô và nhờ Ðức Kitô, Ðấng đã chọn con
đường yêu thương và hy sinh. Như thế là chúng ta mở tâm hồn ra.
Ngày
nay, ma quỉ càng tìm cách đánh phá công việc cứu độ của Chúa Giêsu.
Ðánh phá khắp nơi, cả trong chính Hội Thánh. Ðánh phá đủ cách, cả
bằng những việc mang danh đạo đức, nhưng không có thực chất đạo đức.
Ðánh phá đủ các mặt: tôn giáo, tự do, văn hoá, xã hội, kinh tế,
cả về nhân bản.
Khi
ý thức rằng chúng ta đang đi tìm ơn cứu độ, và nguồn ơn cứu độ không
đến từ ma quỉ, nhưng chỉ đến từ Ðức Giêsu Kitô, chúng ta sẽ tỉnh thức
và cầu nguyện rất nhiều. Khi tỉnh thức và cầu nguyện, chúng ta sẽ
được Chúa ban ơn, để có thể nhận ra đâu là cạm bẫy của ma quỉ, và
đâu là Tin Mừng của Chúa Giêsu.
Tôi
nghĩ rằng: chúng ta đang bước vào một tương lai có nhiều thử thách và
có nhiều bất ngờ đáng e ngại. Vì thế, tôi xin anh chị em điều này:
Hơn bao giờ hết, hãy nhìn lên Ðức Giêsu Kitô. Hãy tin Người là Ðấng
cứu độ. Hãy gắn bó với Người, bởi vì Người là đường, là sự thực
và là sự sống. Hãy cộng tác với Người bằng tình yêu và hy sinh.
Hãy cầu nguyện với Người, bởi vì Người thương yêu chúng ta và gần
gũi chúng ta.
Với
những suy nghĩ trên đây, tôi xin thân ái cầu chúc anh chị em một lễ
Giáng sinh đầy Tin Mừng Cứu Ðộ của Chúa Giêsu, Ðấng Cứu Ðộ chúng
ta.
Từ Thiên Chúa toàn năng đến Thiên
Chúa Tình Yêu
Giáng Sinh! Một trang mới được mở ra cho lịch sử
nhân loại. Trong mùa Giáng Sinh, người ta nói nhiều đến biến cố long
trời lở đất của một Ngôi Hai trở thành hài nhi yếu ớt trong sự
nghèo hèn của chuồng bò Bêlem, nhưng đồng thời cũng nói đến những
vinh quang vang dội mà các thiên thần chúc tụng và ba vua thờ lạy.
Tất cả những điều đó thật sự là cảm động và đáng vui đáng mừng.
Nhưng có một điều ít ai nghĩ đến trong mùa Giáng Sinh đó là biến cố
này mặc khải về gương mặt thật của Thiên Chúa. Dù muốn dù không,
ta cũng phải suy nghĩ về câu nói ‘sáo mòn’ của thánh Gioan : ‘Và Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm’ (Ga
1,14). Ðể có thể nghe câu nói
sáo mòn ấy dưới một khía cạnh mới, ta hãy tạm đổi lại. ‘Và Tình Yêu đã trở thành Xác Thịt’;
Tình Yêu ấy chính là tình yêu của Thiên Chúa Duy Nhất, hay cụ thể
hơn, đấy là Tình Yêu của Thiên Chúa Cha : ‘Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một...’
(Ga 3,16) Vì thế, thay vì suy nghĩ đến Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, hôm
nay chúng ta hãy suy nghĩ về hình ảnh của Thiên Chúa qua biến cố này.
Toàn bộ lịch sử Mặc Khải là một quá trình dẫn
con người từ một Thiên Chúa toàn năng, toàn quyền đến một Thiên
Chúa Tình Yêu. Chúng ta phải đọc lại biến cố Giáng Sinh cũng như đọc
lại toàn bộ Kinh Thánh theo cái nhìn đó. Lẽ tự nhiên từ ngày đầu
lịch sử, con người quan niệm Thiên Chúa là một Ðấng toàn năng. Chúng
ta cứ đặt mình vào vị thế của những con người đầu tiên trên mặt đất
thì sẽ hiểu ngay lập tức. Họ được quăng vào một thế giới đầy hiểm
nguy, và đời sống họ thật mỏng manh. Họ phải đối mặt với bao nhiêu
đe dọa do thú dữ, bão tố, thiên tai, bệnh tật: Ðương nhiên là họ
phải đi tìm một quyền năng để bảo vệ họ. Những người sơ khai đã
từng thần thánh hóa tất cả những gì mà họ cảm thấy là một sức
mạnh: sấm sét, mặt trời, cây cối, mặt trăng, v.v.
Nhưng khái niệm về quyền năng, về sức mạnh là
một khái niệm hàm hồ: một sức mạnh có thể làm điều tốt cũng như
điều xấu: ta hãy nhớ lại năng lượng nguyên tử xem. Sức mạnh ấy đã
giúp con người qua nhà máy điện, tàu ngầm... nhưng cũng không ai quên
hai trái bom nguyên tử đã tàn phá Hiroshima và Nagasaki, hay thảm họa
Tchernobyl. Hãy nhớ lại chính quyền Mỹ: họ thực sự có sức mạnh; và
nếu ta cố tình quên đi chiến tranh VN trong quá khứ thì ta không thể
nào quên rằng, hiện nay, tại Afghanistan, hàng trăm ngàn người đang bị
sức mạnh ấy tiêu diệt. Do đó, trước một quyền năng, một sứùc mạnh
ghê gớm, lương dân đã cúng tế, khẩn cầu để đừng chọc giận các vị
thần ấy. Ðấy là chưa nói đến những sức mạnh của thiên nhiên đã
từng tàn phá quê hương chúng ta năm này qua năm khác với những trận
bão táp cuồng phong, với những kỳ mưa dầm lũ lụt.
Thiên Chúa đầu tiên trong Cựu ước cũng mang
hình dạng của loại thần đầy quyền lực đó. Người là Thiên Chúa các
đạo binh, Người ra tay quyền lực hủy diệt những phường gian ác. Người
là đấng đã phán vớùi Môsê: "Ngươi
không thể thấy mặt Ta, vì không ai thấy được mặt Ta mà vẫn còn sống»
(Xh 33,20) Mỗi lần vọng phục sinh,
ta thường nhắc lại biến cố Biển Ðỏ, để nhớ lại cách Người cứu dân
Do Thái, nhưng đồng thời cũng ca ngợi sức mạnh tiêu diệt của Người:
Nhiều nơi, cộng đoàn công giáo vẫn hân hoan hát lại bài ca của dân
Do Thái ca tụng một Thiên Chúa quyền lực theo đoạn 15 sách Xuất
Hành: Ca vang muôn lời ca, ta ca ngợi
Chúa, vì uy danh Người cao cả, chiến mã với kỵ binh Người đã quăng
chìm đáy biển... Tay phải người, lạy Yavê, ra oai sức mạnh. Tay phải
người, đánh tan quân thù. Bởi kiêu uy vũ bão của Người, Người cho
phiến loạn bổ nhào. Bởi khí nộ Người, nước đã ùn ùn thành đống....
Nghe mà khiếp ! Thật là khác xa với Vị
thiên Chúa là Cha của Ðức Giêsu. ‘Ðấng
cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt,
và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.’ (Mt
6,45)
Lịch sử thánh là hành trình đi từ một Thiên
Chúa quyền lựïc như thế đến Thiên Chúa Tình yêu. Trong quá trình
chuyển biến này, các ngôn sứ đã gợi ý về một Thiên Chúa trung
thành với chính Mình nên sẵn sàng tha thứù. Một trong muôn ngàn ví
dụ: « Vì Ðức Yavê đã phán thế
này: Ta sẽ đối xử với ngươi như ngươi đã đối xử với ta, ngươi đã
khinh rẻ lời thề mà hủy bỏ Giao Ước. Nhưng Ta sẽ nhớ Giao Ước mà ta
đã kết với ngươi vào những ngày thơ bé của ngươi ; Ta sẽ giữ
vững cho ngươi giao ước đến muôn đời...Ta sẽ giữ vững Giao ước của Ta
với ngươi, và ngươi sẽ biết Ta là Yavê, ngõ hầu ngươi ghi nhớ mà xấu
hổ và không còn dám mở miệng trước cái hổ nhục ngươi cảm thấy khi
Ta ân xóa cho ngươi tất cả những gì ngươi đã từng làm »(Ed 16,
59tt)
Và cuối cùng, Chúa Giêsu đến trong thân phận
của một hài nhi bất lực để mặc khải rằng Thiên Chúa là Cha. Lịch
sử của sự hoán cải từ một Thiên Chúa quyền lực, quyền năng, toàn
năng đến một Thiên Chúa tình yêu, xét cho cùng, cũng là lịch sử của
chúng ta. Chúng ta cũng phải hoán cải từng ngày để đến với một
Thiên Chúa là Cha của Ðức Giêsu, một Thiên Chúa tình yêu. Hay nói
cách khác, Tình Yêu là Thiên Chúa ; bởi vì bảo rằng Thiên Chúa
là Tình yêu thì có nghĩa là nói rằng Thiên
Chúa đơn thuần chỉ là Tình Yêu.
Thiên Chúa chỉ là tình yêu:
Mọi sự đều hệ tại ở tiếng chỉ đó. Chúng ta hãy
nhìn điều này qua cái nhìn loại suy để sự thật được phô bày một
cách rõ hơn. Thiên Chúa có phải là Ðấng quyền năng không? Không,
Thiên Chúa chỉ là tình yêu. Ðừng bảo rằng Thiên Chúa là Ðấng quyền
năng. Thiên Chúa có phải là Ðấng vô cùng không? Không, Người chỉ
là Tình Yêu, xin đừng nói gì khác. Thiên Chúa có phải là Ðấng khôn
ngoan không? Không. Ðấy là điều mà tôi gọi là cái nhìn loại suy.
Ðối với mọi câu hỏi về bản chất Thiên Chúa, câu trả lời sẽ là
‘không’. Không! Thiên Chúa chỉ là Tình Yêu.
Bảo rằng Thiên Chúa là Ðấng quyền năng, có
nghĩa là xem bản chất Thiên Chúa là quyền lực, nhưng quyền lực thì
có thể hủy diệt. Cứ xem lại quyền lực của Hitler, ông hủy diệt
6.000.000 Do Thái đấy. Nhiều người xem bản chất Thiên Chúa là toàn
năng rồi sau đó nói thêm: Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Không, như
thế là sai. Cái toàn năng của Thiên Chúa là cái toàn năng của tình
yêu, chính Tình Yêu mới toàn năng. Ðôi khi người ta bảo rằng; Thiên
Chúa có thể làm được mọi sự. Không, Thiên Chúa không thể làm được
mọi sự. Thiên Chúa chỉ có thể làm điều gì mà tình yêu có thể làm
thôi. Người không thể hủy diệt, không thể ghét bỏ, không thể xua
đuổi ai. Người ‘Cha nhân hậu’ không thể không chia của cải cho đứa
con thứ khi nó đòi, dù là đòi một cách vô lý; Người cũng không
thể không tha thứ nó khi nó trở về, vì đói rách chứ cũng chẳng phải vì yêu thương Cha.
Nhưng Giáo lý dạy chúng ta rằng Chúa là Ðấng
Toàn Năng, Chúa là đấng vô cùng. ‘Tôi
tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng...’ (theo bản kinh cũ ta
vẫn đọc: là Cha phép tắc vô cùng).
Thế thì chẳng lẽ giáo lý sai sao ?
Thưa không, nhưng tất cả những phẩm chất ấy chỉ là phẩm chất
của Thiên Chúa chứ không phải bản chất của Người. Người là Cha. Chỉ
có Tình Yêu mới là bản chất của Người.
Vì thế tôi đề nghị đặt lại mọi giá trị của Thiên Chúa như sau:
Thiên Chúa là Tình yêu và Tình yêu đó là một tình yêu toàn năng,
vô cùng, khôn ngoan, công bình, trọn tốt, trọn lành... ‘Thiên Chúa là Tình yêu toàn năng’
hay ‘Thiên Chúa là Cha toàn năng’
chỉ là hai cách tuyên xưng của một chân lý duy nhất.
Tình yêu toàn năng là gì ? Là một tình yêu
đi đến cùng. Sức mạnh của tình yêu là có thể đi đến cái chết, là
chết đi cho người mình yêu. Là tha thứ cho người mình yêu. Tất cả
chúng ta đều có kinh nghiệm đau đớn khi đối diện với sự gãy đổ trong
gia đình, trong bằng hữu: chúng ta biết rằng tha thứ là một điều khó
khăn đến độ nào. Cần phải có nhiều sức mạnh lắm mới có thể tha
thứ được. Thực sự tha thứ.
Tình yêu vô cùng là gì? Là một tình yêu không
còn giới hạn. Là con người, mỗi khi yêu thương ai, chúng ta muốn nên
một với người mình yêu. Mình với ta
tuy hai mà một. Nhưng bởi lẽ con người luôn có giới hạn nên thảm
kịch vẫn còn đó: Ta vớùi mình tuy
một mà hai. Còn Thiên Chúa là tình yêu vô cùng nên Người có
thể trở nên một với con người: và
Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm.
Ðặc tính của tình yêu.
Nhưng rốt cục, tình yêu là gì ? Cố nhiên
không phải là trở nên đa cảm ủy mị. Nói mãi về tình yêu mà không
đi vào các đặc tính rồi mãi sẽ thành ra một cái gì ngô ngố. Vấn đề
là đi tìm đặc tính của tình yêu. Ai
yêu thương đích thực thì trở
nên nghèo khó, lệ thuộc và khiêm nhường. Và vì Thiên Chúa là Tình
yêu nên Người Nghèo khó, lệ thuộc và khiêm nhường.
Ðây là điều làm ta choáng váng. Và đó cũng
là điều mà ta phải cảm nhận; nếu không; chúng ta chưa phải là người
của Ðức Kitô, chúng ta vẫn thờ phượng một vị thần nào đó chứ
không phải là những người con của Cha trên trời, và cũng là Cha
của Ðức Giêsu.
Thiên Chúa
nghèo.
Kinh nghiệm cho ta thấy rằng không thể nào yêu
thương mà không thấy mình nghèo đi. Dù là tình yêu nhân loại rất
giới hạn, chúng ta cũng có thể dựa vào đó mà hình dung được tình
yêu vô biên của Thiên Chúa. Khi một người nam nhìn một người nữ với
một cái nhìn tình yêu thì anh ta có thể nói gì nào ? Câu nói nào
sẽ diễn đạt được cái nhìn ấy ? Hẳn phải là câu này: « Em
là tất cả của anh, em là tất cả hạnh phúc của anh ». Nếu em là
tất cả, thì có nghĩa là anh không là gì cả. Thiếu em, anh là một
người nghèo. Sự giàu sang phong phú của anh không ở trong anh, mà ở
trong em. Sự giàu sang của anh chính là em, và anh là một người nghèo.
Nếu điều này đúng đối với tình yêu tương đối
của con người thì lại càng đúng biết bao đối với tình yêu tuyệt đối
của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Ðấng nghèo tuyệt đối. Trong Người
không hề có một dấu vết nào là chiếm hữu.
Hình ảnh này quả thật là khá xa lạ với suy
nghĩ thường ngày của chúng ta. Nhưng đó là cốt lõi của Công giáo.
Có những người ngoài công giáo nghĩ về Kitô giáo một cách không
nghiêm túc, nhưng cũng có những Kitô hữu nghĩ về đạo mình một cách
không nghiêm túc. Và Kitô hữu nghiêm túc là người khẳng định rằng
Thiên Chúa nghèo.
Thiên Chúa
lệ thuộc
Và Thiên Chúa nghèo thì kéo theo Thiên Chúa lệ
thuộc. Chúng ta thử suy nghĩ bằng phản chứng. Ta hãy tưởng tượng một
cái nhìn yêu thương của người vợ nhìn chồng mình. Không thể nào người
vợ này nói với chồng: em yêu anh, nhưng dĩ nhiên, nếu anh được bổ
nhiệm lên vùng đèo heo hút gió, thì em sẽ ở lại thành phố. Nói
cách khác em muốn nói rằng em yêu anh nhưng em sống đời sống độc
lập, không tùy thuộc vào anh. Một thái độ như thế không thể nào xảy
ra được. Yêu thương là lệ thuộc: em yêu anh, và em sẽ theo anh đến
chân trời góc bể, em muốn lệ thuộc vào anh. Trong tình yêu chân chính
luôn luôn ngầm chứa ý muốn lệ thuộc lẫn nhau. Vì sao những xã hội
phương tây người ta thay đổi tình yêu xoành xoạch? Ấy là vì mỗi người
miệng nói rằng yêu nhưng vẫn không muốn từ bỏ cái tự do của mình,
không ai muốn lệ thuộc người kia. Và trong tình yêu, người nào yêu
nhiều hơn thì người ấy càng lệ thuộc hơn. Ðối với con người đã thế
thì đối với Thiên Chúa, Ðấng chỉ là Tình Yêu, điều này lại được đẩy
đến mức độ vô biên. Nếu Thiên Chúa chỉ là Tình Yêu, thì người là
Ðấng lệ thuộc hơn ai hết. Trong dụ ngôn người cha nhân hậu, người cha
lệ thuộc vào đứa con thứ của mình. Nếu nó không về, ông sẽ khóc,
nếu nó về, ông mở tiệc ăn mừøng. Ngày nào nó chưa về, ông không
làm gì được, ngoài việc ra ngõ đứng chờ...
Nhưng hãy lưu ý điều này. Có hai thứ lệ thuộc.
Ðứa con sơ sinh lệ thuộc mẹ mình hay người mẹ lệ thuộc đứa con? Trên
bình diện sự sống, sự tồn vong, thì đứa con tùy thuộc mẹ mình, nhưng
trên bình diện tình yêu thì người mẹ lệ thuộc người con. Sự lệ thuộc
của đứa con chẳng liên quan gì đến tình yêu cả. Nếu mẹ không cho nó
bú, dĩ nhiên là nó đói, nó khóc, sự sống nó bị đe dọa. Nhưng nếu
mẹ thực sự yêu con thì chính người mẹ lệ thuộc người con. Khi đứa con
khó thở, bệnh hoạn, thì bà mẹ không sống nổi nữa, bà lệ thuộc con
mình. Thiên Chúa là đấng lệ thuộc hơn bất cứ ai, nhưng lệ thuộc trong
tình yêu, chứ không phải trong sự sống, trong hiện hữu của Người.
Thiên Chúa
khiêm nhườøng
Và cũng bởi vì Thiên Chúa chỉ là tình yêu nên
Người cũng là Ðấng khiêm nhường nhất. Ở đây cũng xin nói ngay để
tránh mọi sự hiểu lầm. Tôi nói: Thiên Chúa khiêm nhường, không theo
nghĩa rằng Người là thấp kém hay hèn yếu. Chúng ta khiêm nhường khi
ý thức mình thấp kém, yếu hèn, hay ít ra mình không cao trọng hơn bất
cứ một ai khác. Nhưng Thiên Chúa thì không phải thế, sở dĩ Người
khiêm nhường là bởi vì trong tình yêu thì không thể nào có một tương
quan từ trên xuống, một cái nhìn trịch thượng. Chúng ta cứ thử lấy
một ví dụ trong thế giới nhân loại. Làm sao có thể tin rằng một
người nam yêu một người nữ, khi người ấy nói: «Anh yêu em, nhưng hãy
nhớ là anh ở tầng lớp trên, anh là tiến sĩ vật lý còn em mới tốt
nghiệp cấp hai thôi.» Một cái nhìn từ trên xuống dưới như thế thì
làm sao là một cái nhìn tình yêu. Và chúng ta phải suy nghĩ đến thái
độ yêu thương của chúng ta. Nhiều khi phải cần cả cuộc đời mới hiểu
rằng việc Nhập thể của Thiên Chúa là một biểu hiện của tình yêu
theo nghĩa là Thiên Chúa thể hiện đặc tính khiêm nhườøng của Người.
Cha của
Chúa Giêsu
Ðấy chính là vị Thiên Chúa mà Ðức Giêsu đã
mặc khải: Người là Cha của Ðức Giêsu và là Cha chúng ta. Người chỉ
là Tình Yêu, và do đó, Người nghèo, Người lệ thuộc và Người khiêm
nhường. Vì sao ta dám quả quyết như thế, bởi lẽ có ai thấy được Chúa
Cha đâu? Ðúng như vậy. Nhưng tất cả chúng ta đều nhớ lời Chúa Giêsu
ngỏ với Philip trong bữa tiệc ly: «Ai
thấy Thầy là đã thấy Cha». Vì thế, chúng ta đừøng tưởûng tượng
về Chúa Cha, nhưng hãy nhìn Chúa Giêsu để thấy Chúa Cha.
Trên đồi Can-vê, bao nhiêu người bảo Ngài hãy
chứng tỏ quyền năng bằng cách xuống khỏi thập giá, nhưng Ngài vẫn
chết trên ấy một cách bất lực. Nếu Ngài chứng tỏ quyền lựïc của
mình, Ngài sẽ không mặc khải cho chúng ta một Thiên Chúa Cha chỉ là
Tình Yêu, mà vẽ cho chúng ta một Vị thần hung hăng nào đó. Và vị
thần đó chắc chắn không phải là Cha của Ngài.
Ta hãy nhìn lại đời sống của Chúa Giêsu để
thấy được Chúa Cha. Chúa Giêsu là một người nghèo: nghèo từ lúc
sinh ra ởû Bêlem, nghèo trong cuộc sống rày đây mai đó không có một
hòn đá gối đầu, nghèo đến độ phải để cho môn đệ bứt bông lúa mà
ăn, nghèo đến độ không tiền nộp thuế, nghèo đến độ chết mình trần
trên thập giá. Cái nghèo vật chất đó nói lên rằng Chúa Cha nghèo,
vì yêu thương.
Chúa Giêsu là người lệ thuộc. Lệ thuộc những
môn đệ vì họ không bao giờ hiểu gì, lệ thuộc dân chúng đói không
có gì ăn, lệ thuộc Giu-đa khi ông chỉ điểm Ngài...
Và Chúa Giêsu cũng là Ðấng khiêm nhường.
Không phải vì Ngài đã phán ‘hãy
học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng’ nhưng vì
Ngài đã sống bằng hàng với mọi người. Ngài đến vớùi kẻ ngư phủ
thất học, kẻ phong cùi, đui mù, Ngài chịu đóng đinh ngang hàng với
các tên trộm. Và ngay với môn đệ Ngài, Ngài đã quỳ xuống rửûa
chân. Và qua đó Ngài cho thấy hình ảnh của Thiên Chúa là Cha muôn
đờøi quì gối dưới chân con cái mình.
Mặc khải gây bàng hoàng nhất của biến cố
Giáng Sinh chính là mặc khải đó. Chúa Giêsu không đến để chết hầu
làm vừa lòng một Vị Thần Thịnh Nộ và đầy quyền lực sanh sát, nhưng
đến để nói rằng Cha của Ngài là đấng yêu thương nghèo, lệ thuộc,
và khiêm nhường. Và vì yêu thương đến độ vô biên, nên Ngài cũng đã
nghèo đến vô cùng, nghèo đến không còn cả mạng sống, Ngài lệ
thuộc vô biên nên con người muốn đối xửû vớùi Ngài thế nào cũng
được, và Ngài khiêm nhườøng đến vô biên, nên Ngài chưa hề mởû
miệng trách cứù một ai, mà chỉ biết thứ tha, xin thứ tha cho họ vì họ
không biết việc họ làm.
Lời xin thứ tha đó có vang đến tai chúng ta hôm
nay không? Chúng ta đã tôn thờ Thiên Chúa nào? Chúng ta vẫn còn thờ
một quyền lực nào đó hay thực sự là con của Cha trên trời? Chúng ta
phải trở lại với điều cốt lõi của đứùc tin mình. Phải nghiêm túc
hiểu lờøi thánh Irênê, giám mục thành Lyon, đã nói từø thế kỷ thứ
ba: Thiên Chúa làm người để cho con
người làm Thiên Chúa.
Ngày nào chúng ta chưa làm Thiên Chúa thì ngày
ấy chúng ta vẫn chưa có thể xem rằng mình là người có đạo, vì Tình
Yêu Thiên Chúa vẫn chưa chạm đến chúng ta.
Vì vậy chúng ta phải sống tình con đối với Cha
bằng cách trở nên như Người trong cuộc sống hằng ngày. Nói cách
khác, sống với tư cách là con đối với Cha của Ðứa Giêsu, nghĩa là
sống nghèo, lệ thuộc, và khiêm nhường.
Chúng ta phải trởû nên nghèo: phải hiểu rằng
tất cả những gì chúng ta có từ của cải vật chất đến tài năng tinh
thần, kể cả sức khoẻ và thậm chí mạng sống, đều là những món quà
cho không, và chúng ta phải trả về cho Thiên Chúa bằng cách sử dụng
những ân ban đó vì lợïi ích của anh em nhân loại của mình.
Chúng ta phải trở lên lệ thuôâïc. Không nhữõng
lệ thuộc Thiên Chúa về sự tồn vong của mình, mà còn lệ thuộc trong
tình yêu đối với mọi người. Phải cảm thấy đau cái đau của tha nhân,
đói cái đói của đồng loại, khát cái khát của những người chung
quanh.
Chúng ta phải trở nên khiêm nhườøng, vì như thánh
Phaolô đã viết cho giáo đoàn Côrintô ‘Có điều gì mà anh em lại không nhận lãnh đâu? Và nếu đã là
nhận lãnh thì vì sao lại vênh vang tự đắc như là không hề nhận lãnh ?’(Cr
4,7). Vâng, mọi sự đều là ân ban, kể cả tình yêu của chúng ta đối
với Chúa và đối với đồng loại.
Chớ gì Giáng Sinh đầu tiên của thiên niên kỷ
này là dịp để chúng ta thay đổi cái nhìn của mình về Thiên Chúa, để
thấy rằng Thiên Chúa Chỉ Là Tình
Yêu, và rồi từ đó chúng ta chỉ
sống cho Tình Yêu trong thái độ nghèo nàn, lệ thuộc, khiêm nhường
đối với mọi người, ở mọi bình diện: từ gia đình đến xã hội, từ
công giáo đến mọi tôn giáo, từ đồng bào trên tổ quốc mình đến
toàn thể nhân loại khắp nơi trên mặt đất. Như thế chúng ta sẽ làm
chứùng cho Thiên Chúa Tình Yêu;
và Tình Yêu đó là một Tình Yêu
toàn năng, vĩ đại, vô biên, công bình, trọn tốt, trọn lành ....
vân vân và vân vân.
Trần Duy Nhiên
CHỨNG TỪ:
Nếu Chúa Giêsu phải sinh ra
trong thế giới tân tiến này thì Ngài phải sinh ra qua chúng ta.
Trong suốt thế chiến thứ hai,
việc du hành bằng máy bay và máy truyền hình vẫn còn nằm trong tình
trạng ấu trĩ sơ đẳng. Vào một Lễ Giáng Sinh nọ trong kỳ thế chiến
có một gia đình trẻ gồm bố mẹ và những đứa con ra ngoài trời chơi
trò nặn ra người đàn ông tuyết. Bỗng nhiên một chiếc máy bay bay vù
trên đầu họ. Bà mẹ vội hét to với các con: "Cậu các con đang ở
trên đó, tất cả chúng ta hãy vẫy tay lên. Có thể cậu ấy sẽ thấy
chúng ta". Các đứa bé liền nhảy lên nhảy xuống và la khản cả cổ
họng. Vài giây sau, chiếc máy bay đã bay qua, đứa nhỏ nhất mới quay
về phía Bố hỏi: "Người ta làm sao leo lên trời để bước vào máy bay
hả Bố? Bố nó liền cắt nghĩa rằng hành khách không cần phải leo lên
trời để vào máy bay, mà máy bay từ trời đến với các hành khách.
Câu chuyện trên là một minh
hoạ tuyệt đẹp cho ý nghĩa ngày lễ Giáng Sinh hôm nay. Mừng lễ Giáng
Sinh là mừng sự kiện: chúng ta phải leo lên tận trời cao để đến với
Chúa, mà Chúa đã từ trời ngự đến với chúng ta. Mừng lễ Giáng Sinh
là mừng sự kiện đã xảy ra vào một thời điểm lịch sử theo dự định.
Thiên Chúa vô biên đã vượt qua một lằn ranh không thể tưởng tượng
nổi để đích thân bước vào thế giới chúng ta. Ðứng trước giấc mơ
không ai dám mơ mộng này, trí khôn của chúng ta phải bàng hoàng. May
mắn thay, một văn sĩ Kitô giáo đã giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm
này. Oâng chỉ nói đơn giản: "Chỉ có tình yêu mới làm nên được những
điều kỳ diệu ấy".
Thật thế, cách đây 2000 năm,
Chúa Giêsu như một vì sao vĩ đại đã từ trời xuống thắp sáng màn đêm
tăm tối của trần gian. Bài học thứ nhất của tiên tri Isaia trong
thánh lễ nửa đêm mở đầu với những lời sau đây: "Dân tộc bước đi
trong u tối đã nhìn thấy ánh chúa chứa chan. Sự sáng đã bùng lên lan
tràn trên những người đang sống trong miền thâm u ảm đạm" (Is 9: 2).
Và phúc âm trong thánh lễ
hôm nay nói về Chúa Giêsu như là "Aùnh sáng thật.. đến… soi sáng
muôn loài". Bài Phúc Aâm còn thêm.. "Aùnh sáng dọi vào tăm tối và
tăm tối không thể dập tắt nó được". Hình ảnh Giáng Sinh của Chúa
là hình ảnh ngọn đèn toả sáng giữa đêm đen. Hình ảnh này có ý nghĩa
đặc biệt đối với Viktor Frankl, một tù nhân Ðức Quốc xã trong thế
chiến thứ hai.
Một buổi sáng nọ, ngay từ
tờ mờ sớm. Viktor Frankl và một vài tù binh khác đang phải đào cuốc
trên miếng đất khô cằn lạnh lẽo. Frankl viết trogn cuốn Mán s search
For mean-ing (Con người đi tìm kiếm ý nghĩa) như sau: "Hừng đông chung
quanh chúng tôi màu xám xịt, bầu trời trên cao xám xịt, đám tuyết
xám xịt trong ánh sáng nhạt nhoà buổi bình minh, quần áo đám tù binh
bạn tôi đang bận cũng xám như khuôn mặt họ vậy.. Tôi đang phấn đấu
tìm cho ra một lý do để cắt nghĩa những nỗi đau đớn và cái chết lần
chết mòn của chúng tôi.
Ðang khi mải miết đấu tranh
trong cơn lạnh thảm khốc để tìm ra ý nghĩa cho những đau khổ của mình.
chợt Frankl xác tín rằng có một lý do ẩn tàng cho những đau khổ đó
dù chàng ta chưa hoàn toàn hiểu
được. Frankl mô tả điều xảy ra sau đó:
"Vào lúc ấy, từ một căn
nhà nông dân đang ở đàng xa, có một ngọn đèn nổi bật lên phía chân
trời giống như một hoạ sĩ nào đó vẽ nó lên giữa khung cảnh xám xịt
thê lương ấy". Lập tức trong trí Frankl loé lên những lời sau đây từ
trong phúc Aâm: "Aùnh sáng chiếu rọi vào tăm tối, và tăm tối không
bao giờ dập tắt nó được".
Frankl nói rằng cảm nghiệm
này đã thay đổi tận căn toàn bộ đời sống tù tội của chàng. Nó đem
lại cho chàng niềm hy vọng ở nơi mà trước đây chỉ tòan là tuyệt
vọng.
Cảm nghiệm của Viktor Frankl
minh hoạ chủ điểm thứ hai của lễ Giáng Sinh. Mừng Lễ Giáng Sinh là
mừng sự kiện Chúa Giêsu bước vào thế giới đen tối của chúng ta, và
niềm hy vọng cũng ùa theo Ngài. Trước khi Chúa Giêsu đến trần thế,
nhân loại lâm vào tình trạng rất giống tình cảnh của Frankl. Họ đang
phấn đấu tìm ra lý do tại sao họ phải khổ đau, phải chết lần chết
mòn. Nhưng sau khi Chúa Giêsu bước vào trần thế, người ta bỗng khám phá
ra lý do nỗi đâu khổ của mình, mặc dù họ không thể hoàn toàn hiểu
thấu được.
Và điều đó dẫn chúng ta đến
chủ điểm thứ ba, cũng là chủ điểm sau cùng của lễ Gíang Sinh này.
Chúa Giêsu là gì đối với
nhân loại vào thời của Ngài thì Ngài cũng muốn chúng ta là như thế
đối với nhân loại vào thời đại chúng ta. Chúng ta cũng phải là một
chùm ánh sáng giữa màn đêm tăm tối. Chúng ta phải là tia hy vọng
cho quần chúng đang tuyệt vọng. Văn sĩ người Anh John Ruskin đã để lại
cho chúng ta một hình ảnh thật tuyệt vời về điều mà Chúa Giêsu muốn
chúng ta phải làm trong thế giới chúng ta hôm nay. Vào thời Ruskin
người ta vẫn chưa khám phá ra điện. Ðường phố về đêm thường được
thắp sáng bằng những ngọn đèn dâu. Các thợ đốt đèn trong thành phố
phải đi đốt từng chiếc đèn này qua chiếc đèn khác bằng một ngọn
đuốc sáng trong tay.
Khi Ruskin đã là một cụ già,
một đêm nọ, ông đang ngồi chơi trước cửa sổ nhà ông. Ngang qua thung
lũng đàng trước, có một con đường chạy băng qua một sườn đồi. Ruskin
có thể nhìn thấy bó đuốc của người đốt đèn đang thắp sáng các ngọn
đèn, ông chỉ thấy bó đuốc của người ấy và một vệt dài ánh sáng
người ấy để lại sau mình. sau vài phút suy nghĩ, Ruskin quay về phía
người ngồi cạnh ông và bảo: "Ðó là một minh hoạ tuyệt đẹp về Kitô
hữu. Có thể người ta chẳng bao giờ nhận biết người thợ ấy,cũng
chẳng bao giờ gặp anh, mà cũng chẳng bao giờ thấy anh, nhưng họ đều
biết anh ta đã đi qua thế giới của họ nhờ vào chuỗi ánh sáng anh để
lại phía sau mình.
Lễ Giáng Sinh mời gọi mỗi
người chúng ta hãy làm cho thế giới chung quanh mình điều Chúa Giêsu
đã làm cho thế giới thời Ngài, tức là trở nên ngọn đèn rọi sáng
giữa tăm tối, trở thành tia hy vọng cho đám dân đang nằm trong tuyệt
vọng. Nếu Chúa Giêsu phải sinh ra vào thế giới hôm nay, thì chắc hẳn
Ngài phải sinh ra qua chúng ta đó. chúng ta phải làm chùm sáng giữa
đêm đen, là tia hy vọng giữa trần gian đầy tuyệt vọng này.
Chúng ta phải làm sao để lời
mời gọi của Lễ Giáng Sinh hôm nay toả lan ra. Chúng ta phải làm sao
để mọi người đều nhận được quà tặng của Lễ Giáng Sinh, đó là an
bình trên trái đất và thiện chí đến muôn người.
Ðể kết thúc, chúng ta hãy
dâng lời Cầu nguyện trích từ
Thánh Vịnh đáp ca trong thánh lễ Gíang Sinh buổi sáng. Xin vui
lòng lắng nghe và hiệp ý cũng tôi.
Chúa là vua, trái đất hãy
vui mừng,
Hải đảo hãy hân hoan.
Trời cao kể lại sự công
chính Ngài,
Và mọi dân tộc nhìn thấy
vinh quang Ngài.
Aùnh sáng lan toả trên người
công chính,
Và hoan lạc chan hoà cho kẻ
lòng ngay.
Hãy vui mừng trong Chúa,
Hỡi những người công chính
Và hãy cảm tạ thánh danh
Ngài".
Ngày 7/10/2001, chiến tranh
bắt đầu giáng xuống Afghanistan. Ephata VN ra số ngoại lệ (Hors-série)
ngày 9/10 để hiệp thông và cầu nguyện. Trong muôn vàn thảm cảnh để
hiệp thông và cầu nguyện, chúng tôi cũng đặc biệt "xin hiệp thông
và cầu nguyện với 8 anh chị em đã bị bắt giữ ở Afghanistan về tội
truyền bá Ðạo Kitô. Anh chị em đã muốn thắp lên và mang ngọn lửa
tình thương của Chúa và cuộc sống khốc liệu này. Anh chị em đã muốn
làm chiên đi giữa bầy sói. Từ Việt Nam, chúng tôi xúc động theo dõi
bước chân can đảm của anh chị em, nhìn bóng anh chị em mất hút dần
trong rừng gươm súng. Hôm nay, anh chị em đã chìm nghỉm trong chiến tranh,
trở thành hạt giống gieo xuống lòng đất. Khi nào tan cơn khói lửa,
chẳng biết có được thấy lại bóng dáng người đi loan báo Tin Mừng,
hay phải tìm anh chị em ở một cõi nào khác?"
Tạ ơn Chúa ! Nỗi khắc khoải
này đã được giải tỏa sớm hơn và vui hơn nhiều so với điều chúng tôi
tưởng. Xin thuật lại tin này làm quà Noel. Ngày 14/11 vừa qua, 8 người
này đã được phóng thích ở Ghazni, cách Kabul 80 cây số về phía nam.
Chúng ta đã được nhìn thấy gương mặt rạng rỡ và niềm vui của thân
nhân cùng bè bạn đón tiếp họ.
8 người này, 2 nam và 6 nữ,
gồm 2 người Mỹ, 2 người Uùc và 4 người Ðức thuộc tổ chức Shelter now
International, trụ sở ở nước Ðức. Họ bị chính quyền Taliban tố cáo là
giảng đạo Kitô, một trọng tội đối với Taliban. Sáng sớm ngày 13/11,
quân Taliban chạy trốn khỏi thủ đô Kabul. 8 người này tưởng mình sẽ
được phóng thích, nhưng họ lại bị lùa lên xe và đưa về hướng sào
huyệt Kandahar ở phía nam. Một trong số 8 người, ông Taubmam chia sẻ :
"Chúng tôi nghĩ… chắc không sống sót được." Quá nửa đêm thì xe dừng
lại và 8 tù nhân bị nhốt trong
một container bằng thép. Oâng Taubmam kể : "Trời lạnh kinh khủng. Họ
khóa chặt container và bỏ mặc chúng tôi đấy cho đến sáng, không có
chăn mền gì cả. Chúng tôi run cóng suốt đêm".
Sáng 14, họ bị giải đến một
nhà tù hôi hám ở Ghazni. Vừa bị tống lao thì máy bay Mỹ đấn dội bom
khu vực. Một giờ sau, dân địa phương nổi lên đánh úp quân Taliban.
Không lâu sau đó, Liên Quân Miền Bắc tiến đến cửa nhà tù. Taubmam
nhớ lại : "Họ mở tung cửa, chúng tôi lo rằng quan Taliban đến áp
giải chúng tôi đi Kandahar. Thật là kinh sợ".
8 người ngạc nhiên sung sướng
khi họ ra đường và được dân địa phương đón tiếp như những người hùng.
Quân Taliban đã chạy trốn. Từ trong nhà dân chúng òa ra chào đón ôm
chầm lấy họ. Cho đến lúc đó họ vẫn chưa biết có 8 người nước ngoài
trong tù. Quân Liên Minh Phương Bắc gọi Uûy ban Hồng thập tự quốc tế
và che chở 8 người cho đến khi 8 máy bay trực thăng của Mỹ đến đón
họ ngày 15/11. 16 người Afghanistan làm việc cho Shelter now cùng bị giam
giữ với người nước ngoài, nhưng họ được phóng thích khi lực lượng
Liên Minh Phương Bắc tiến vào Kabul.
Tổng thống Bush bày tỏ sự
hài lòng vì 8 người được giải thoát. Trước đó Taliban đã nhiều lần
muốn sử dụng 8 người này làm quân bài để mặc cả và thương lượng,
nhưng ông Bush nhất mực từ chối.
Về phía Taliban, các Thẩm
phán Tòa án tối cao đã hoãn phiên xử 8 người vô thời hạn, với lý
do lòng hận thù đối với các cuộc oanh kích của Mỹ có thể làm sai
lệch cán cân công lý.
Dù đã trải qua nhiều khổ sở
và hãi hùng, khi nhìn lại 3 tháng gian nan ấy, các nhà truyền giáo
vẫn giữ được sự thanh thản ! Heather Mercer nói : "Xét hòan cảnh như
thế, thì Taliban đối xử với chúng tôi vẫn tốt đấy."
Dù thế nào, 8 nhà truyền giáo
đi qua chiến tranh và lao tù rồi trở về với tự do là một tin vui.
Chiến tranh chưa chấm dứt, ít ra bom đạn cũng thưa dần trên một phần
lãnh thổ Afghanistan. Khói lửa tan loãng cho phép bắt đầu kiểm lại
cái gì mất, cái gì còn, cái thua, cái được. Trong số những cái còn,
cái được, chúng tôi thấy kết cuộc bình an cho sự thử thách của 8
nhà truyền giáo là một tín hiệu của hy vọng. Tưởng rằng sinh mạng
của họ cùng với ánh sáng đức tin họ mang nơi mình sẽ bị hủy diệt
trong bom đạn. Nhưng những sinh mạng mong manh và ánh sáng hiền hòa ấy
đã vượt qua bão táp.
Một tin vui nữa là 3 chị tiểu
muội Chúa Giêsu sống ở Kabul cũng vẫn bình an.
3 chị tiểu muội, 8 nhà truyền
giáo, những đốm lửa nhỏ của Chúa Kitô : "Ðiều đã thành sự nơi
Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. Aùnh sáng
chiếu soi trong bóng tối, và bóng tôi đã không diệt được ánh sáng"
(Ga 1, 3 – 5)
(Trong bài có sử dụng thông tin của báo chí
nước ngoài : The Asian Wall Street Journal, 16-18/11/2001 và Newsweek
26/11/2001)
THÔNG TIN:
GIỌT NẮNG, GIỌT MƯA
Hòa bình ơi,
còn xa…
Một ngày trước khi Giáo Hội Công Giáo ăn chay và
cầu nguyện cho hòa bình the lời kêu gọi của Ðức Thánh Cha Gioan
Phaolô II, tức ngày 13/12, có 3 sự kiện lớn đáng chú ý :
1.
Nước Mỹ rút khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo
(ABM) ký năm 1972 với Liên Xô để triển khai hệ thống phòng thủ tên
lửa quốc gia (NMD). Dư luận liền xôn xao về khả năng tái sinh cuộc
chạy đua vũ trang.
2.
Israel tuyên bố cắt đứt mọi tiếp xúc với chính
quyền Palestine, xe tăng và máy bay tấn công dữ dội vào các cơ quan của
chính quyền Palestine, tiếp theo sau vụ khủng bố tại Israel ngày 13/12
làm 11 người chết.
3.
Tòa nhà quốc hội của Aán Ðộ bị quân khủng bố tấn
công. Quan hệ giữa Aán Ðộ và Pakistan vốn đã hằn học lài càng trở
nên căng thẳng.
Những biến cố trên đây xảy ra vào lúc Afghanistan
còn chưa nguôi bom đạn, càng làm rõ những nguy cơ và thù hận trên
thế giới ngày nay bi đát và nguy hiểm biết chừng nào. Quả thật Ðức
Thánh Cha có lý để kêu gọi ăn chay và cầu nguyện. Ðồng thời đó
cũng là một cơn thử lửa đối với dân Chúa đang chuẩn bị phát động
lớn cuộc tìm kiếm hòa bình.
***
Phản ứng của
một độc giả tuần báo Times
"Nếu người Hồi giáo trên thế giới cảm nận được
nỗi bàng hoàng xé lòng hàng triệu người Mỹ khi họ chứng kiến đồng
bào của mình chết thảm trong những cuộc tấn công ngày 11/9; nếu
người Mỹ cảm nhận được tâm trạng giận dữ và tuyệt vọng từng giây
từng phút trong đời người Palestine; và nếu người Palestine hiểu được
cảm giác mất an ninh ám ảnh những người sống trong các khu định cư Do
Thái như thế nào, thì đã xong được một nửa cuộc đấu tranh chống
khủng bố" – Mohammed yumus Dhaka (Times 19/11/2001)
Ðồ án "Ðường Tre" do kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu
chủ nhiệm, Công ty Xây dựng Kiến trúc Miền Nam (ACSA) thiết kế, đoạt
giải nhất trong cuộc thi thiết kế xây dựng khu tưởng niệm vua Hùng
gần xa lộ Hà Nội. Ðừơng rộng 10m, dài 360m đi vào Ðền Vua Hùng, hai
bên trồng 2 hàng tre ngà. Ði trong con đường này người đi lễ không
nhìn thấy cảnh vật xung quanh để tập trung suy nghĩ và lắng đọng khi
nhớ tới lịch sử cha ông. Ði bộ bình thường đến Ðền chính mất từ 15 –
20 phút, nếu đi chậm để suy tư và tưởng niệm mất từ 25 – 30 phút.
Thời gian đủ để người đi lễ gạt bỏ những vướng bận trong lòng, thanh
thản suy tư về nơi mình đi tới…
Trích
Tuổi Trẻ Chủ Nhật 16/12/2001
***
Một nữ tu người Việt Nam vừa được Liên Hiệp Quốc
tuyên dương là nhân viên thiện nguyện xuất sắc tiêu biểu
(International Volunteer of the year) trong năm quốc tế Thiện nguyện
viên. Sr Mary Nguyễn Thị Thanh Thủy, Dòng Mercy Brisbane, bang Queensland,
Uùc, là nhân viên Hội Hồng Thập Tự quốc tế của Uùc, làm việc thiện
nguyện tại bệnh viện Hararé, Zimbabué. Chị đang chăm sóc cho 300 em cô
nhi đã bị nhiễm HIV –Aids. Chị Thủy sẽ nhận giải thưởng vào Lễ Giáng
Sinh 2001 (Theo Vietcatholic, 5/12/2001)
Ở quận 3 Sàigòn, các người phụ trách Lớp Giáo Lý
Thiếu Nhi xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp đang vui mừng. Họ còn nhớ lại chị
Thủy trước những năm 1980 là một cô bé đi học Giáo Lý và sau đó
thành một Hướng dẫn viên Giáo Lý cho các em.
***
Bà con giáo dân dân tộc Mường, giáo xứ Phỉnh Hồ,
tỉnh Yên Bái đang vui mừng vì lần đầu tiên sau gần 40 năm họ có linh
mục quản xứ. Linh mục Micae Trần Văn Thìn, người Yên Bái, vừa được
thụ phong linh mục ngày 20/11 vừa qua.
Ðựơc biết miền bắc, tại giáo phận Hưng Hóa, đã 30
năm nay không có linh mục. Hiện nay 2/3 trong số 40 giáo xứ của giáo
phận vẫn không có linh mục. (Theo tin UCAN)
***
Saigon, cũng như một số thành phố lớn khác ở Việt
Nam, đang lên cơn sốt xây cất. Nhà mới mọc lên như nấm. Ðôi khi vài
tháng không qua một đoạn đường, trở lại thì không còn nhận ra cảnh
cũ.
Có phải vì thế mà năm nay máng cỏ Nhà Thờ Ðức Mẹ
Hằng Cứu Giúp có nhiều ngụ ý. Người ta thấy những ngôi nhà mới
đẹp đẽ mọc lên, người trong nhà sang trọng đứng sau cửa kính nhìn ra
túp lều tranh xiêu vẹo nhưng đầy ánh sáng : ở đó có Chúa Hài Ðồng,
Ðức Mẹ và Thánh Giuse. Trên nền trời xanh hiện lên hàng chữ : "Ngài
đã đến nhà mình mà người nhà chẳng chịu đón nhận…"
Lời Chúa nói cho ai? Saigon? Việt Nam? Thế giới?
***
Một thanh niên tâm sự : "Mỗi lần Noel là mình lại
nhớ nhà. Nhớ mà không về quê được. Mình không có đạo, nhưng không
khí Noel gợi lên nỗi thèm khát sự ấm cúng. Mình đi xa tìm một nhà
thờ nào đó, đứng lẫn vào đám đông, rồi qua quận 8 xem hang đá cho
đến sáng" (Xuân Phu ghi nhận).
PV
HOÀI niệm :
MỤC ÐỒNG NĂM
2000…
KỶ NIỆM NOEL 2000
Ở HÀ NỘI
Noel năm ngoái ở Hà Nội, không biết Chúa xui khiến
thế nào mà một nhóm trẻ bụi đời Hà Nội lọt vào Tu viện Mến Thánh
Giá ở phố Nhà Chung.
Hà Nội, cũng như nhiều thánh phố khác, có lắm trẻ
em lang thang. Có khi là mồ côi, có khi gia đình tan vỡ, em bé hận đời
đi ra vỉa hè thành phố. Có khi nghèo đói quá nên tha hương cầu thực,
kiếm tiền nuôi em…
Chúng đánh giày, bán báo, bán bưu ảnh v.v… lê la
đầu đường cuối phố, ở bờ hồ, trong công viên. Tuổi đời chưa bao
nhiêu mà đứa nào cũng có tâm sự u uất, nặng nề. Và tất nhiên đủ
thứ nguy cơ rình rập chúng.
Nhưng ở Hà Nội cũng như nhiều thành phố khác, có
những đồ đệ trẻ của Chúa Kitô, tình nguyện sống chung với trẻ đường
phố; cung cấp cho chúng một mái ấm những đêm mùa đông, và tình
người.
Năm 2000, ý tưởng thành hình, tại sao Noel chỉ có
bánh kẹo, quà cáp và trố mắt nhìn người giàu ăn chơi?… Tại sao
không đi viếng máng cỏ? Một ngọn gió đông đưa ý tưởng này vào Tu
Viện kín cổng cao tường của các chị dòng Mến Thánh Giá. Sr Bề Trên
nhiệt tình ủng hộ.
Thế là chiều 25/12, 20 đứa con của đường phố và mấy
người bạn bè đến viếng thăm Tu viện. Ðáng lẽ là 26 nhưng có 6 em
gái ngủ ngoài hè bị công an bắt nhốt mất 2 đứa, 4 đứa kia sợ quá
không biết trôi dạt đi nơi nào mất.
Nói cho ngay, phút tiếp xúc đầu tiên không hoàn
toàn dễ dàng. Với các em nhỏ 10 – 12 tuổi thì không có vấn đề, xông
vào nhà ngay. Nhưng mấy em lớn hơn, 14 – 15 tuổi e dè hơn nhiều, ngồi
lại ngoài gốc cây.
Chính sự niềm nở của các nữ tu đã biến thành nhịp
cầu. Các chị chia thành từng nhóm ngồi lẫn với các em hỏi chuyện,
ăn kẹo, trái cây, uống trà. Các chị trẻ thì ca hát. Xét cho cùng,
dưới cái vẻ bề ngoài bất cần đời, cái mà các em thiếu vẫn là một
chút thân thương dịu dàng. Tấm lòng của các nữ tu bắt được nhịp cầu.
Các em nhỏ nhất hồn nhiên đứng lên đóng góp tiết
mục văn nghệ. Ðến lượt các em lớn bỏ lại ngàoi sân nét mặt lầm lì
nối gót lên sân khấu.
Kết thúc là hoạt cảnh Giáng sinh của các chị trẻ
và đệ tử. Tối hôm trước vừa diễn trong khuôn viên chủng viện trứơc
mấy ngàn khán giả. Hôm nay trong Tu viện chỉ có 10 khán giả cũng
diễn lại đầy đủ như hôm qua, với trang phục, âm thanh, ánh sáng. Ðức
Mẹ, Thánh Giuse, Chúa Hài Nhi, Thiên thần, Mục đồng… không thiếu một
ai.
Hoạt cảnh diễn xong thì đi viếng máng cỏ. Lại một
quang cảnh long trọng nữa. Cả Tu viện xếp hàng đôi, các diễn viên
còn đang mang đầy đủ trang phục, những đôi cánh thiên thần mở đường,
vừa đi vừa hát thánh ca. Có nữ tu trẻ không sao giấu nổi thổn thức.
Cứ nghĩ không bao giờ nữ tu nhu mì đạo đức chan hòa được với bụi
đời. Vậy mà giữa ngày Noel lại gặp mục đồng thứ thiệt bên máng cỏ
Chúa. Bêlem không phải chuyện ngày xưa đâu
Ra về, một em khoảng 14 tuổi nhận xét : "Chẳng có ở
đâu người ta tử tế và tôn trọng tụi em như ở đây, sang năm đến
nữa."
Từ ngày đó, lũ trẻ vẫn lăng xăng đi qua phố Nhà
Chung, thùng đánh giầy hay sấp báo trên tay. Phía Tu viện thì cửa vẫn
kín, tường vẫn cao. Nhưng bọn chúng biết đằng sau bức tường ấy, "các
cô" là những người bạn. Thỉnh thoảng, đặc biệt là những dịp lễ Tết,
chúng gõ cửa vào chơi. Ðôi bên gặp nhau tay bắt mặt mừng, ra vẻ cố
tri.
Năm nay lại đến Noel…
VŨ