TIN
MỪNG: Lc 23, 35 – 43
ÐỨC GIÊ-SU BỊ NHỤC MẠ VÀ NGƯỜI GIAN PHI SÁM HỐI
Khi ấy dân chúng đứng nhìn, còn các thủ
lãnh thì buông lời cười nhạo: "Hắn đã cứu người khác, thì
cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Ðấng Ki-tô, của Thiên Chúa, là
người được tuyển chọn !" Lính tráng cũng chế giễu Người.
Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: "Nếu ông là
vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi !"
Phía
trên đầu Người, có bản án viết: "Ðây là vua người
Do-thái".
Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập
giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Ðấng Ki-tô sao !
Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với !" Nhưng tên kia
mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên
Chúa, mày cũng không biết sợ ! Chúng ta chịu như thế này là đích
đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái
!"
Rồi
anh ta thưa với Ðức Giê-su: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước
của ông, xin nhớ đến tôi !" Và Người nói với anh ta: "Tôi
bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng".
SUY NIỆM 1
* Câu hỏi gợi ý:
1. Ý
nghĩa về vương quyền của Ðức Giê-su Ki-tô.
2. Ðược tham dự vào chức vụ vương đế của
Ðức Ki-tô, chúng ta phải sống như thế nào?
* Suy tư gợi ý:
1.
Ý
nghĩa về vương quyền Ðức Kitô
Các
bài đọc hôm nay đều quy hướng về chủ đề "Ðức Ki-tô là vua vũ trụ"
* Sách
Sa-mu-en quyển 2 thuật lại việc vua
Ða-vít được xức dầu tấn phong làm vua toàn thể Is-ra-en. Ðây là vị vua
sáng giá nhất trong lịch sử dân Chúa. Chính nơi dòng dõi vị vua này,
Chúa Cứu Thế, Ðấng muôn dân mong đợi, đã giáng sinh .
* Thư
Cô-lô-sê nhấn mạnh hình ảnh Chúa Giê-su là Ðầu. Ngài là Trưởng Tử
của vương quốc ánh sáng. Nơi Người muôn vật được tạo thành, trên
trời cũng như dưới đất, hữu hình với vô hình. Nhờ máu Người đổ ra
trên thập gía mà muôn loài được hòa giải với mình, và Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi
loài.
* Hội
thánh, khi xếp lễ Chúa Giê-su Ki-tô Vua vào cuối chu kỳ phụng vụ,
cũng có ý nhấn mạnh vai trò của Ðức Ki-tô, Ðấng là đầu và là sau
hết (An-pha và O-mê-ga). Ngài là trung gian duy nhất giao hòa loài
người tội lỗi với Thiên Chúa.
* Ðặc
biệt Tin Mừng Thánh Lu-ca hôm nay cho chúng ta hình ảnh Ðức Giê-su trong thân phận giống như
một tội nhân. Ngài chịu sỉ nhục, đánh đòn và kết cục là cái chết trần trụi trên thập gía. Phía
trên đầu Người có bản án viết:" Ðây là vua người Do Thái."
* Ðức Giê-su Ki-tô là vua, nhưng không
như các vua chúa thuộc các chế độ phong kiến, quân chủ trần gian.
Người là vua theo truyền thống Thánh Kinh từ Cựu ước: Vua là người
thay mặt Thiên Chúa cai trị dân trong yêu thương và công lý. Vì thế
vua là người chở che, bênh vực những người nghèo cô thế cô thân
(bà góa, trẻ thơ, ngoại kiều) bị quan quyền, địa chủ áp bức bóc lột.
Vua Giê-su Ki-tô sống trong cảnh đơn sơ, nghèo hèn không hề biết đến
cảnh nhung lụa sa hoa. Vua Giê-su Ki-tô tỏ vương quyền của mình nơi hài
nhi nằm trong máng cỏ Bê-lem. Vua Giê-su Ki-tô xác định vương quyền của mình trước Ðại hội
đồng Do thái kết án tử hình
Người. Và vua Giê-su Ki-tô tỏ vương quyền của mình trên thập giá, vì ở đấy Tình Yêu đạt
mức độ cao nhất, tuyệt hảo nhất. Vua Giê-su Ki-tô đã đổ hết máu mình ra mà cứu độ chúng sinh. Vua
Giê-su Ki-tô cai trị là để cho vũ trụ hài hòa với thiên nhiên đã
được Thiên Chúa tạo dựng trong tình thương và quyền năng. Vua Giê-su
Ki-tô cai trị là để mọi người, nhất là những người nghèo và bị loại
trừ- vui hưởng bình an, hạnh phúc.
2.Ðược
tham dự vào chức vụ vương đế của Ðức Kitô, chúng ta phải sống như
thế nào?
Giáo lý dạy chúng ta rằng: khi chịu phép Thánh Tẩy, chúng
ta trở thành chi thể của Ðức Giê-su Ki-tô và tham dự vào chức vụ tư
tế, ngôn sứ và vương đế của Người. Tham dự vào chức vụ vương đế
của Ðức Giê-su Ki-tô không có nghĩa là chúng ta có quyền "làm vua
làm chúa" thiên hạ, sống trên đầu trên cổ người khác. Trái lại
tham dự vào chức vụ vương đế của Ðức Giê-su Ki-tô có nghĩa là chúng
ta được tham dự vào sứ mạng phục vụ của Người. Tham dự vào chức vụ
vương đế của Ðức Giê-su Ki-tô có nghĩa là chúng ta có nghĩa vụ bênh
vực người nghèo, người cô thế cô thân, người bị đàn áp bóc lột
bởi cường quyền ác bá. Tham dự vào chức vụ vương đế của Ðức Giê-su
Ki-tô có nghĩa là chúng ta được mời gọi trở thành kẻ hầu người hạ,
tôi tớ của anh em đồng loại. Tham dự vào chức vụ vương đế của Ðức
Giê-su Ki-tô còn có nghĩa là chúng ta hoạt động hết sức, hết khả
năng để mở mang Nước Chúa tức mở rộng phạm vi cai trị của Vương
Quyền Chúa.
Muốn được như thế, chúng ta
phải có tinh thần khiêm tốn, quên mình, phục vụ tha nhân và Nước
Chúa của chính Ðức Giê-su Ki-tô. Trong cụ thể, chúng ta sống chức vụ
vương đế trong gia đình máu mủ, trong gia đình thiêng liêng, trong giáo xứ và giáo hội, trong khu
xóm và xã hội. Chúng ta càng hy sinh cho người khác, càng phục vụ
người khác thì chúng ta càng sống vai trò làm vua theo nghĩa Thánh
Kinh, theo nghĩa mạc khải. Chúng ta càng giúp cha mẹ, vợ chồng, con
cái, anh em chị em trong gia đình riêng của mình cũng như giúp giáo dân trong giáo xứ, người
dân trong khu xóm, trong xã hội sống công bình, chính trực, đoàn kết,
yêu thương, bác ái bao nhiêu là chúng ta càng mở rộng Nước Chúa
Ki-tô bấy nhiêu.
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, xin
Chúa hãy làm vua tâm hồn con, để lòng trí con luôn hướng về Chúa,
con mắt con luôn nhìn ngắm Chúa, miệng lưỡi con hằng chúc tụng ngợi
khen Chúa, tâm trí con luôn suy niệm Lời Chúa, cuộc sống con luôn lấy
đời sống của Chúa làm mẫu mực noi theo!
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, xin Chúa hãy làm vua gia đình con, để
mọi người thân của con sống mật thiết gắn bó với Chúa, sống luật
Phúc Aâm của Chúa!
Lạy
Chúa Giê-su Ki-tô xin Chúa hãy làm vua gia đình thiêng liêng của con
để anh chị em chúng con ai nấy đều sống dưới sự che chở của Chúa và
hăng say phục vụ Nước Chúa. Amen.
P. Ðamiano Ðinh
Ngọc Thiệu và Giêrônimô Nguyễn
Văn Nội
1.Chúa Giêsu, Vua tình yêu : Ngày 11/
12/ 1925, dịp kết thúc năm thánh cứu độ, Ðức Piô XI long trọng công
bố thiết lập lễ Chúa Giêsu Vua. Cử hành lễ Chúa Giêsu Vua, chúng ta
tuyên xưng quyền năng và vinh quang của Chúa Giêsu. Thế nhưng, Tin
Mừng lễ Chúa Giêsu Vua không cho
chúng ta thấy một vị vua uy quyền với hào quang như chúng ta thường
thấy qua sách vở hay phim ảnh, mà ngược lại chỉ thấy một con người
rơi vào hoàn cảnh thê thảm. Chúa Giêsu bị chính quyền đạo đời kết
án, bị treo trên thập giá như một tội phạm. Các thủ lãnh Do thái cười nhạo Ngài. Các
quân lính chế diễu Ngài. Kẻ trộm bên tả Ngài thì chê trách, xỉ nhục
Ngài. Hình ảnh Vua Giêsu mà Tin mừng phát họa làm ta liên tưởng tới
hình ảnh cựu tổng thống Najibullah bi quân Taliban treo trên cột đèn
giao thông (năm 1996 phe Taliban vào
Kabul bắt cựu tổng thống Najibullah, cột vào xe tải kéo lê trên đường
phố cho đến chết rồi treo cổ lên cột đen giao thông).
Ðâu
là khuân mặt Vua Giêsu ? Muốn nhìn ra Vua Giêsu, cần phải bỏ đi kiểu
cách suy nghĩ trần thế và nhìn bằng con mắt đức tin. Lúc đó chúng ta
sẽ thấy Vua Giêsu khong phải là vị vua quyền uy thống trị với những
oai phong trần thế. Một kiểu cai trị mà Chúa Giêsu chối từ.
Tin
mừng ghi lai : Sau khi hoá bánh ra nhiều, dân chúng hồ hởi phấn khởi
muốn suy tôn Ngài lên ngai vua, một vị vua quyền uy theo nghĩa trần thế
đức Giêsu đã trốn lên núi ( x.Ga 6,15).
Ðức Giêsu là Vua với
cung cách một vị vua tình yêu va phục vụ. Ngài dùng tình yêu va hy sinh
để cứu độ nhân loại khỏi vòng tội lỗi. Yêu thương đồng nghĩa với trao
ban. Trao cho nhau một tặng vật, là trao một phần yêu thương. Trao cho
nhau chính mình, là trao trọn vẹn tình yêu, là tận hiến, là yêu đến
cùng. Chúa Giêsu đã nói về tình yêu ấy :"Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của
người dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga. 15,13).
Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá diễn tả hùng hồn và sâu sa
nhất tình yêu tận hiến,tình yêu đến cùng. Với cái nhìn đưc tin, việc
Chúa Giêsu tình nguyện hiến dâng trên thập giá là biểu tượng một
tình yêu trao ban đến cùng, một
tình yêu hiến tặng trọn vẹn : Chúa Giêsu quả là Vua tình yêu.
Các môn đệ Chúa Giêsu vì thiếu cái nhìn
đức tin nên đã không nhận ra tình yêu lớn lao đó, họ sợ hãi bỏ rơi
vị Thầy như là Ngài thất bại.
Người trộm bên hữu đã nhận ra vị vua tình
yêu, nên anh ta xin với Ngài nhớ đến anh khi vào vương quốc của Ngài. Quả thật anh trộm
lành đã tuyên xưng vị vua tình yêu
chiến thắng. Tình yêu đã chiến thắng mọi trở ngại : Trở ngại thứ
nhất là những lời thách thức của
những người đòi một vị vua uy quyền. Họ đòi Ngài dùng quyền
năng xuống khỏi thâp giá. Trở ngại thứ hai là cái chết khổ đau.
Chính tình yêu chiến thắng của Vua Giêsu đã cứu chuộc chúng ta, đã nối kết chúng ta lại với thiên Chúa như thánh Phaolô đã xác
quyết :" Nhờ máu Chúa Giêsu đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã giao
hòa với mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời".(Cl. 1,20).
2.Sống trong vương quốc yêu thương : Khi ta nhận ra đức Giêsu là Vua tình yêu,
chúng ta cần ghi nhận một số dấu chỉ để nhờ đó chúng ta biết được
bản thân chúng ta có thuộc về vương quốc yêu đó hay không.Chúng ta
chú ý 2 dấu chỉ :
- Dấu chỉ 1: Dấn thân theo Vua Giêsu: Trên thập giá Vua Giêsu đã dấn thân
mang lấy tất cả tội lỗi nhân
loại, gánh chịu mọi khổ đau, nhục nhã. Nhờ sự dấn thân này, nhân
loại được hưởng ơn cứu độ.Ngày nay, là thần dân của Vua Giêsu,
chúng ta cũng cần theo con đường dấn thân chia sẻ những bất hạnh của
những con người cô đơn, bệnh tật, già yếu, nghèo khổ, thất bại trong
cuộc đời.Chia sẻ bang những lần viếng thăm, những lời ủi an, và nếu
có thể bằng sự chia sẻ tiền của.
- Dấu chỉ
2: Sống tình huynh đệ : Vua Giêsu nói : " Người ta cứ dấu này
mà biết chúng con là "dân ta", là chúng con có lòng thương nhau"
Chúa Giêsu là Vua tình yêu. Con đường Vua
Giêsu đi, là con đường tình yêu. Ðó cũng là con đường mỗi người
chúng ta đi để theo Ngài .
Không có con đường nào khác. Con đường tình
yêu là con đường thập giá.Tình yêu không thánh giá, tình yêu không
hy sinh là tình yêu trong tiểu thuyết, tình yêu trên màn hình tivi. Vì
ảo tưởng cho rằng: tình yêu không hy sinh, không thánh giá, nên nhiều
va chạm với thực tế, nhiều người đã vỡ mộng, dẫn tới cảnh gia đình
tan nát, xã hội nhiễu nhương.
Vua Giêsu đã yêu và đã chết vì tình yêu.
Chính Ngài kêu gọi chúng ta chết đi cho những tự ái, những hờn giỗi,
những hiềm tỵ, những nhỏ nhen, những thù hằn để tất cả những thứ
đó thành chất bón cho cây tình yêu đơm hoa kết trái . Cầu xin Vua Giêsu giúp chúng ta tiến
bước trên con đường tình yêu mà Ngài đã khai mở và đang vẫy gọi
chúng ta.
Lm ÐINH HOÀN NĂNG
SUY NIỆM 3
Quốc Vương không có
sức mạnh của vũ khí
Trong
tất cả những gì đã viết về Chúa Ki-tô, có lời nào bi đát hơn lời
của Thánh Gioan ở lời tựa sách Tin Mừng: "Ngài đã đến nơi nhà
Ngài mà người nhà Ngài đã không tiếp nhận" ( Ga 1, 11 ). Bêlem không có chổ cho Ngài sinh hạ,
Nazareth không có chỗ cho Ngài sinh sống, Giêrusalem không có chỗ cho
Ngài chết.
Bốn
mươi ngày sau khi Ngài sinh hạ, cụ già Simêon đã nói với Mẹ Ngài : "Ngài
sẽ là dấu gợi lên chống đối"(
Lc 2,34 ). Ðó là một kiểu nói khác chứng thực điều Thánh Gioan
đã nói. Chưa được hai tuổi, Ngài
đã bị binh lính Hêrôđê lùng sục để sát hại. Suốt những năm
tháng rao giảng Tin Mừng Ngài cũng bị hiểu lầm, bị ghen ghét, bị kết
án loại trừ và bị đóng đinh khổ giá. "Nếu thế gian ghét các con,
hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước các con".
Nhưng Chúa Ki-tô đã chọn
Thập Giá làm phương thế thực hiện Ơn Cứu rỗi. Thập Giá được tạo
nên do hai thanh gỗ, một nằm và một đứng. Thanh nằm tượng trưng cho
sự chết và sự hận thù, ghen ghét của thế gian ; thanh đứng tượng
trưng cho tình yêu và sự sống vươn cao, hai thanh bắc ngang nhau tượng
trưng cho sự tương phản giữa sự sống - sự chết; giữa vui –buồn; cười
– khóc; hận thù - thứ tha; ghen ghét – yêu thương; giữa ý muốn của
con người và ý muốn của Thiên Chúa. Ðặt thanh sự sống và tình yêu
lên thanh sự chết và oán thù là cách duy nhất để làm nên một thập
giá.
Chúa Ki-tô lên Ngôi Vua vũ trụ trên thập giá để
thiết lập vương quyền Nước Thiên Chúa. Vì vậy Giáo hội đã chọn bài
Tin Mừng Ðức Giêsu bị đóng đinh trên
Thập giá giữa hai người trộm cướp cho Lễ Chúa Ki-tô Vua Vũ Trụ.
Nói đến vua,
ta thường nghĩ đến con người uy quyền, đầu đội vương miện, mình mặc
cẩm bào, ngồi trên ngai vàng xét xử trăm họ.Ngày nay,người ta còn
nói đến vua xe hơi, vua bóng đá, vua dầu lửa, vua vi tính… Ðó là những
thần tượng giàu có, sang trọng của con người thời đại. Ðức Giêsu là
vua không phải theo kiểu trần thế, vương quyền của Ngài không theo
kiểu chính trị. vương quyền Chúa Giêsu là vương quyền tình yêu.
Bài
Tin Mừng hôm nay đưa ta về với Ðức Giêsu trên Thập Giá.Vị Vua bị lăng
nhục, các thủ lãnh thế gian cười nhạo, lính tráng chế diễu, một
trong hai kẻ gian phi cũng tranh thủ nhục mạ. Những lời chế diễu cũng
là những thách thức và cám dỗ gay gắt. Chẳng lúc nào Chúa làm Vua
rõ bằng lúc này, tấm bảng trên Thập giá ghi : " Ðây là Vua Do
thái". Nhưng kiểu làm Vua của Ngài thật khác thường : không có
vương miện mà chỉ có vòng gai, không có cẩm bào mà chỉ có trần trụi
nhơ nhuốc,không có câu tán tụng mà chỉ có lời nhạo báng khinh chê.
Bị treo trên Thập giá, Ðức Giêsu nghe những lời mời mọc rất ngọt
ngào và tinh vi như các cơn cám dỗ của Satan buổi đầu "Nếu ông là
Ðức Ki-tô thì hãy cứu lấy mình.Hãy xuống khỏi thập giá" ( Mt
27,40 ). Chỉ cần xuống khỏi thập giá là chinh phục được mọi người,
từ giới lãnh đạo đến những người chưa tin.Chỉ cần xuống khỏi Thập
giá là có ngay được một thành công rực rỡ. Nhưng Ðức Giêsu đã
không xuống khỏi Thập giá. Cứu lấy mình là điều Ngài chẳng hề nghĩ
đến. Chính vì Ngài là Con thật của Chúa Cha, nên Ngài không tự ý
xuống khỏi Thập giá, như xưa Ngài đã từ chối nhảy xuống từ nóc Ðền
Thờ.
Ðức
Giêsu không muốn chúng ta tin Ngài vì những màn trình diễn ngoạn mục.
Ngài muốn chúng ta tin, vì Ngài đã buông mình cho Cha, đón nhận cái
chết với niềm vâng phục tín thác. Chính vào lúc hấp hối, mọi sự
tưởng như sụp đổ, Vị Vua Bị Ðóng Ðinh lại hé lộ vương quyền của
mình cho anh trộm lành có lòng thống hối, tin tưởng :" Hôm nay,anh
sẽ được ở với Tôi trên Thiên Ðàng" ( Lc 23,43 ). Như thế kẻ gian
phi lại là người đầu tiên được Ơn Cứu Ðộ nhờ cái chết thập giá
của Ðức Giêsu.
Mừng
Lễ Chúa Giêsu Ki-tô, Vua Vũ trụ, người Ki-tô hữu muốn khước từ
những thần tượng trần thế, muốn để Ngài làm vua vũ trụ của lòng
mình.Người Ki-tô hữu muốn đưa Ngài đi vào mọi lãnh vực của cuộc
sống: văn chương, khoa học nghệ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội …để
xây đắp hoà bình và tình thương cho trần thế.
Vương
quốc Chúa Giêsu không có sức
mạnh của vũ khí và quân đội mà chỉ có sức mạnh của yêu thương và
tha thứ, vương quốc ấy không có tên trên bản đồ thế giới, nhưng lại
ở trong trái tim con người. Chỉ những ai tin và sống trong tình thương
Thiên Chúa mới thuộc vương quốc của Ngài.
Cầu
nguyện :Lạy Chúa Giêsu là vua Tình yêu, Chúa đã yêu
thế giới đến nổi đã ban chính sự sống mình, Xin Chúa chiếm hết tất
cả con người chúng con từ tư tưởng, lời nói, việc làm, để chúng con
không còn thuộc về thế giới của bóng tối, của tội lỗi, nhưng thuộc
về vương quyền của Chúa, là vương
quyền của sự sống và chân lý, của ân sủng và thánh thiện, của công lý và hoà bình. Amen.
HỮU AN
CẦU NGUYỆN
Lạy
Chúa, xin lắng nghe con,
Con
chưa bao giờ trò chuyện với Chúa,
Nhưng
bây giờ thì con ước ao được nói với Chúa:
"Chúa ơi, Chúa có khỏe không ?"
Lạy
Chúa, xin lắng nghe con,
Thiên
hạ người ta bảo rằng Ngài không tồn tại !
Và như
một thằng ngốc, con đã tin như vậy.
Thế
rồi, chiều hôm kia, ở dưới đáy hố bom,
Con đã
nhìn thầy khung trời bao la của Ngài.
Bỗng
dưng con nhận ra bọn họ đã nói dối, đã lừa gạt con !
Nếu
con biết bỏ chút thời giờ để nhìn ngắm mọi sự Chúa đã dựng nên,
Thì con đã thấy rõ rằng: Họ đã từ chối gọi một
con mèo là một con mèo !
Lạy Chúa, con thầm tự hỏi:
Không biết Chúa có chịu bắt tay con một cái không
?
Thế nhưng, con cảm nhận rằng Chúa đã hiểu.
Thật kỳ lạ, con đã phải đến tận cái chốn địa
ngục này
Mới có được diễm phúc để thấy mặt Ngài.
Bây giờ thì con đâm ra yêu Ngài dữ dội,
Ðó là điều hôm nay con muốn Ngài thấu tỏ !
Và lúc này đây, cho dù trận chiến sắp xẩy ra có
ác liệt đến thế nào đi nữa,
Biết đâu đấy, rất có thể là con sẽ đến Nhà
Chúa ngay chiều nay ?
Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa thành bạn hữu
của nhau,
Và con tự hỏi, lạy Chúa, Chúa có chịu đứng đợi
con ở ngưỡng cửa không ?
Ơ kìa, con đã khóc.
Con mà lại chảy nước mắt được ư ?
Ồ, giá như con đã được biết Ngài sớm hơn...
Nhưng mà thôi, con phải đi đây.
Thật kỳ diệu, từ khi con gặp Ngài, con không còn
sợ chết nữa !
Con xin tạm biệt Chúa, Chúa nhé...
CHỨNG TỪ
NGƯỜI ÐƯỌC ÂN XÁ
Trong một buổi lễ tổ chức vào ngày
26.11.1986, thống đốc tiểu bang New Mexico là Toney Anaya đã giảm án tử
hình cho tất cả 5 tử tội trong tiểu bang thành án tù chung thân, vì
cho rằng án từ hình là một án vô nhân, vô luân, nghịch cùng Thiên
Chúa và không thích hợp với một xã hội văn minh.
Tất cả 5 tử tội vừa được giảm án đều đã
từng phạm tội sát nhân và đối với họ quyết định của thống đốc
Anaya là một quyết định kịp thời, vì thống đốc Anaya chỉ còn quyền
hành đến ngày 31.12.1986 là ngày nhiệm kỳ thống đốc của ông chấm dứt.
Nếu không được thống đốc Anaya ân giảm, cả 5 tử tội này khó lòng
thoát chết vì vị tân thống đốc sẽ nhậm chức vào ngày 1.2.1987 là
Garrey Carruthers đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ luật tử hình của tiểu
bang.
Kinh Thánh cho biết: "Mọi người đều đã phạm tội"
( Rm 3, 23 ) và "lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta là cái chết"
( Rm 6, 23 ). Vì vậy, tất cả
,nhân loài đều đã lãnh án tử hình, hay nói cách khác, là con người,
tất cả chúng ta đều là tử tội trước mặt Thiên Chúa. Nhưng Chúa Cha
yêu thương, đã sai đấng Ðức Giê-su xuống trần chịu chết thay cho chúng
ta, do đó chúng ta đã được Thiên Chúa ân xá. Lời Chúa chép: "Ðức Ki-tô đã chết vì chúng ta
ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi. Ðó là bằng chứng
Thiên Chúa yêu thương chúng ta" ( Rm 5, 8 ). Chúa Giê-su phán: "Ai nghe
lời tôi và tin vào Ðấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời, và
khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết mà bước vào cõi sống" (
Ga 5, 24 ).
CÂU TRUYỆN
BÀ MẸ GIÀ NHẪN NẠI
Bà cụ Thảo dạo ấy tuy đã ngoài 70, nhưng
nhìn bà, người ta vẫn lầm tưởng bà chỉ mới 60, vẫn còn sung sức lắm.
Bà sung sức thật, vì bà đang phấn đấu để đưa đứa con trai cuối cùng
của bà sang Mỹ. Các con của bà đã ra đi theo diện ODP và đều học
hành làm ăn khá giả. Tất cả tình thương của bà, con tim bà, và kho
nước mắt của bà hầu như chỉ còn dành cho đứa con trai út ở bên quê
nhà, một đứa con hư đốn, nghiệp ngập xì ke ma túy, đã từng làm cho
gia đình bà đau xót phá sản.
Cho dẫu con cái và họ hàng ngăn cản, bà
cụ Thảo vẫn ra sức vận động để đưa đứa con hoang đàng sang đoàn tụ
với bà, với các anh chị em của nó. Bà cố gắng học tiếng Anh, cố
nhét vào bộ óc già lão những chi tiết về lịch sử Hoa-kỳ, những
chuyện khô khan chả ích lợi gì cho tuổi già của bà, thế nhưng đó lại
là chiếc chìa khóa cho bà thi đậu quốc tịch, điều kiện cần thiết để
đứng ra bảo lãnh con mình. Bao nhiêu tiền lương hưu, tiền con cái kính
biếu, bà cẩn thận gửi hết vào ngân hành để dành cho tương lai của
đứa con ngỗ nghịch.
Và bà cụ Thảo đã thành
công trong việc đưa con trai bà sang Mỹ, trước sự ngỡ ngàng, vừa thán
phục về một tấm lòng người mẹ nhẫn nại, vừa ái ngại cho sự khôn
ngoan của bà. Quả thế, chỉ một thời gian ngắn sau khi đặt chân đến
Mỹ, dù đã được bà khuyên nhủ dạy dỗ bằng nước mắt, đứa con trai
út của bà đã bất chấp tất cả, nướng sạch số tiền mẹ dành dụm
vào các sòng bạc, dính vào xì ke, rồi tham gia vào bọn xã hội đen.
Cuối cùng nó bị bắt, bị kết án tù chung thân... Lại một lần nữa,
mặc cho con cái họ hàng ngăn cản, bà cụ tội nghiệp lại nỗ lực
vượt qua cái giới hạn của tuổi già sức yếu, để mỗi tuần đi thăm
nuôi con mình. Không ai chịu chở bà đi thì bà đón xe buýt. Không ai
góp tiền thì bà nhịn ăn bớt tiêu để có thể có chút quà cho con của
bà.
Thế rồi một ngày kia, bà đã kiệt sức
ngất xỉu trên xe buýt khi đang trên đường đến nhà tù của tiểu bang.
Người ta vội chở bà đi bệnh viện cấp cứu. Trong cơn hấp hối, bà chỉ
tha thiết mong một điều: "Cho tôi
được gặp con trai tôi lần cuối..." Oái oăm thay, án tù chung thân
của con bà đã không cho bà được toại nguyện. Bà đã lịm đi rồi tắt
thở mà đôi môi khô héo vẫn mấp máy gọi tên đứa con hoang đàng !
Gương sống của bà cụ Thảo đã khiến nhiều người quen biết khâm phục,
tuy nhiên, chính một vài người con trong gia đình bà lại xầm xì trách
móc: "Phải chi mẹ đừng dại dột đưa
thằng mất dạy sang đây !"
Mẹ Già 2000 tuổi đời mang tên Giáo Hội
của chúng ta ngày hôm nay vẫn đang nhẫn nại tìm cách đưa con mình vào
"Ðất Hứa", vẫn đang kiên trì "thăm nuôi" những đứa con hư đốn ngỗ nghịch
của mình bằng chính thức ăn Hằng Sống, cho dù những đứa con khác của
bà, những kẻ tự cho mình là công chính, những kẻ thành đạt trong xã
hội và Giáo Hội, vẫn cứ xầm xì phê phán sự khôn ngoan của Mẹ Già.
Mẹ Già Giáo Hội vẫn trung tín với lời căn
dặn, với gương sống trung tín của Chồng mình là Ðức Giê-su Ki-tô.
Trong khi chúng ta khinh miệt và loại trừ những kẻ lỡ sa vòng tội
lỗi vốn cũng là anh chị em của chúng ta, dứt khoát không chấp nhận
cho họ được ngồi cùng một bàn ăn với chúng ta, được cùng "bẻ một
tấm Bánh và uống chung một chén Rượu" với chúng ta, được cùng chôn
chung một nghĩa trang với chúng ta... thì Ðức Giê-su lại đi la cà, giao
du ăn uống với hạng gái điếm và thu thuế ( x. Lc 19, 7 ) vốn là
những hạng người bị xã hội Do-thái thời của Ðức Giê-su ruồng bỏ
căm ghét.
Ngay đến những người
trong họ hàng của Ðức Giê-su cũng thắc mắc bực mình về cái kiểu yêu
thương và sự khôn ngoan của Người, họ tìm cách bắt Người vì họ cho
rằng Người đã bị mất trí ( x. Mc 3, 21 ). Và rồi trong cơn hấp hối
trên Thập Giá, Ðức Giê-su đã không gọi tên các ông Phê-rô,
Gia-cô-bê... vốn là các Tông Ðồ thân thiết bao năm, mà chỉ mấp máy
đôi môi, hứa Nước Trời cho tên trộm cướp đang cùng chịu án tử hình !
Lạy Chúa Giê-su, xin ban cho chúng con trái
tim rộng mở để có thể đón nhận tất cả mọi người, dẫu có là thế
nào đi nữa, cũng là những anh chị em của chúng con.
Theo DAILY BREAD, Mùa
Chay 5.3.2000
George
Washington, tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, là một người cao to.
Sống ở cái thời mà một người đàn ông Mỹ trung bình chỉ cao có 1,67 m( thấp hơn hiện nay khoảng 7, 6
cm), Washington cao đúng 1,9 m.
Thêm vào đấy, Washington có đôi tay to bè và rất hãnh diện về sức
khỏe của mình.
Năm
1755, trong chiến dịch tranh cử vào
Hội Ðồng bang Virginia, một trong số các bài nói chuyện của ông đã
gây khó chịu cho một người có tên là Thomas Payne. Người này đã chụp
lấy một nhánh cây mại châu và đập Washington cao to hơn anh ta nhiều,
quật Washington nhào xuống đất.
Hôm
sau Washington đến quán rượu ưa thích của Payne và xin gặp mặt. Payne
nghĩ anh ta sẽ bị thách đấu tay
đôi. Nhưng Washington xin lỗi anh ta về những điều gây khó chịu trong
bài nói chuyện và xin bắt tay thân hữu.
Mặc dù Washington có thể dễ dàng trả
thù, và có người đã tin rằng Washington sẽ được minh chứng, nhưng ông
đã chọn cách dùng sức mạnh của mình để đoàn kết hơn là để chia rẽ.
Washington có cả sức mạnh thể lý lẫn tinh thần. Hành động của
ông đã chuyển sự kiện từ vùng đất đánh nhau sang vùng đất bình thường.
Bắt
chước Washington, chúng ta hãy thực thi sức mạnh đạo đức và thánh
thiện. Hãy nhanh chóng xin lỗi khi chúng ta xúc phạm hoặc gây tổn
thương cho người khác. Làm như thế,
chúng ta tạo nên sự hòa hợp và đoàn kết hơn là góp phần gây bất
hòa và chia rẽ. Chúa luôn ban cho chúng ta " những chiến thắng vĩ
đại" khi chúng ta hành động với lòng can đảm đạo đức và thánh
thiện.
TRẦN THỊ NHÂM
(Dịch từ Internet)
QUỲ XUỐNG CẦU NGUYỆN
Hôm ấy Ozanam,
một sinh viên, bước vào một Nhà Thờ cổ ở thủ đô Paris để tìm một
chút thanh thản cho tâm hồn. Ðứng cuối ở Nhà Thờ, anh nhìn thấy một
bóng đen đang quì cầu nguyện nơi hàng ghế đầu. Ðến gần, Osaman mới
nhận ra đó chính là nhà bác học André Marie Ampère ( 1775 – 1836 ).
Chàng sinh viên không ngừng theo dõi cử chỉ cầu nguyện của vị giáo sư
vật lý và hoá học nói trên. Khi ông đứng dậy ra về, chàng liền
bước tới phòng làm việc của ông.
Thấy chàng thanh niên
đứng trước cửa phòng dáng vẻ rụt rè, giáo sư Ampe liền cất tiếng
hỏi: "Này, người bạn trẻ, anh cần gì đó ? Tôi có thể giúp anh
giải một bài toán vật lý nào không ?" Chàng thanh niên nhỏ nhẹ
trả lời: "Thưa giáo sư, con là một sinh viên khoa văn chương. Con
dốt khoa học lắm. Xin giáo sư cho phép con được hỏi một chút về vấn
đề đức tin mà thôi." Giáo sư Ampère khiêm tốn đáp lại: "Ðức
tin là môn yếu nhất của tôi. Nhưng nếu được giúp ích cho anh về điều
gì, tôi sẽ lấy làm hân hạnh." Chàng sinh viên lại hỏi: " Thưa
giáo sư, người ta có thể vừa là nhà bác học vĩ đại vừa là một tín
hữu cầu nguyện bình thường được chăng ?"
Giáo sư Ampère ngỡ ngàng
trước câu hỏi vừa nêu. Với cặp môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả
lời: "Chúng ta chỉ vĩ đại khi cầu nguyện mà thôi !"
Câu trả lời vừa nêu
của giáo sư Ampère gợi lại câu nói thời danh của nhà toán học kiêm
triết gia Blaise Pascal ( 1623 – 1662 ), khi ông nói: "Con người vĩ
đại khi quỳ cầu nguyện." Thực ra, câu nói đó chỉ có ý nghĩa
nhờ ánh sáng Ðức Tin do chính Chúa Giê-su chiếu giãi khi Người trả
lời một loạt những câu hỏi do các môn đệ nêu ra với Người.
QUANG UY (
Sưu tầm )
CHIA
SẺ
MỘT CUỘC VẬN ÐỘNG QUỐC TẾ VÌ TÌNH NGƯỜI
Nguyệt san Reader’s Digest, một tạp chí uy tín hàng
đầu trong làng báo thế giới, mỗi tháng phát hành trên 20 ấn bản
khác nhau, với hàng triệu độc giả khắp nơi, trong số mới nhất tháng
11.1998, ký giả Malcolm Mc Connell đã tường thuật một chuyện khó tin
nhưng có thật mới xảy ra. Và câu chuyện về tình người này rất có ý
nghĩa với xã hội thực dụng hôm nay. Trước đây hai thập niên, có lẽ
nó chỉ là một ước mơ vô vọng không tưởng, khó có thể xảy ra, nếu
thế giới chưa có mạng lưới thông tin toàn cầu Internet như hiện nay.
Dưới nhan đề "Angels
On The Internet" (
Những Thiên Thần Trên Mạng Lưới Thông Tin Toàn Cầu ), ký
giả Malcolm Mc Connell kẻ lại: Anh Ðặng Dũng Tâm ( Yongxin Deng ), 31 tuổi, là
một sinh viên Trung Quốc được học bổng du học về ngành địa chất tại
trường University of Western Australia, Thành phố Perth, Úc Châu.
Một biến cố đau thương thật bất ngờ xảy đến đã
làm anh vô cùng bối rối lo lắng ! Số là ngày 11 tháng 10, 1997, vợ
anh là chị Hán Ðơn ( Han Dan ),
từ thị trấn Urumqi tại
quê nhà bên Trung Quốc, cách xa 5.500 dậm, đã vội vã gửi điện tín
báo tin cho chồng biết: con trai duy nhất của họ, bé Triệu Hán ( Shao Han ), 3 tuổi, nguồn hy vọng
và tương lai của gia đình, mà họ thường thân mật gọi bé là Thọ Thọ ( Shao Shao ), có nghĩa là "Nụ
Cười", đang trong tình trạng nguy kịch ! Bác sĩ cho biết một
ngăn trong trái tim ( ventricle ) của bé đã ngưng hoạt động, không thể
chuyển máu đi các nơi ! Căn bệnh nguy hiểm này có thể tăng áp huyết
cao ( hypertension ) và tác hại cho hai lá phổi. Với khả năng chữa trị
hiện nay tại Trung Quốc, các bác sĩ đã bó tay và thất vọng !
Nhận được tin sét đánh này, anh Ðặng Dũng Tâm
quá đau khổ bồn chồn lo sợ nhưng không thất vọng. Anh nghĩ trong hoàn
cảnh thập tử nhất sinh này, anh phải làm tất cả những gì có thể
được, nếu con anh không thoát được bàn tay của tử thần, thì ít ra
cũng xa rời được lưỡi hái của hắn phần nào hay phần ấy. Ðàng khác,
anh tin tưởng vào phương pháp chữa trị tiến bộ vượt bậc, với những
bước đi bằng đôi hia bảy dậm của nền khoa học Âu Mỹ hiện nay. Thế
rồi anh Tâm đánh liều xử dụng máy điện toán phóng một điện thư ( E
Mail ) vào mạng lưới thông tin toàn cầu Internet với lời cầu cứu
khẩn cấp: "Con trai duy nhất yêu quý của chúng tôi là bé
Triệu Hán, 3 tuổi, đang trong tình trạng nguy kịch vì nghẽn tim bẩm sanh
( serious congenital heart disease ). Vợ chồng chúng tôi tha thiết van
nài mọi người trên thế giới hãy cầu nguyện và ra tay cứu giúp.
Chúng tôi muôn vàn cảm tạ."
Cách xa nửa vòng trái đất, bà Mary Anne Wehland, cư
ngụ tại thành phố Pendleton, tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ, tình cờ ghé
thăm mạng lưới thông tin toàn cầu Internet, bất ngờ đọc được lời
cầu cứu khẩn cấp của anh Tâm nói con trai họ đang nguy kịch vì bệnh
tim bẩm sinh. Chính những giòng chữ "nguy kịch vì bệnh tim bẩm
sinh" đã làm bà Mary Anne xúc động nghẹn ngào, vì trước đó
chính con trai bà là bé David, 12 tuổi, cũng đã phải giải phẫu ba lần
vì căn bệnh tương tự như bé Thọ Thọ, con anh chị Tâm. Thật không hẹn
mà gặp, bà Mary Anne tức tốc gửi ngay một điện thư sang Úc cho anh
Tâm, bà hứa sẽ làm tất cả những gì có thể, để cứu bé Thọ Thọ như
chính bà đã lo cho con mình.
Bà Mary Anne nghĩ muốn cứu bé thì với bất cứ giải
pháp nào phải đưa bé từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ, vì tại đất nước khoa
học tiên tiến này mới hy vọng có đủ phương tiện y khoa tối tân
giành giật bé với lưỡi hái của tử thần. Thế rồi bà Mary Anne và anh
Tâm liên tiếp gửi hàng trăm điện thư trên mạng lưới thông tin toàn
cầu đi khắp nơi tường trình sự việc. Trong đó có Hiệp Hội Phụ Huynh
về Tim, gồm các cha mẹ có con em bị bệnh tim bẩm sinh và ông bà Bo
Sandberg, một cặp vợ chồng hăng say hoạt động cho nhân quyền tại
Thụy Ðiển yêu cầu giúp đỡ. Trong khi bệnh tình bé Thọ Thọ ngày càng
nguy kịch, ngày 7.11.1997, anh Tâm phải bỏ dở việc học, từ Úc châu
bay về Trung Quốc thì hàng trăm điện thư khắp thế giới tới tấp gửi
đến khích lệ anh chị. Anh chị xúc động không ngờ trên thế giới lại
có nhiều người có tâm hồn cao thượng như vậy !
Sau khi hàng trăm điện thư gửi tới các bệnh viện
Hoa Kỳ, bà Mary Anne bất ngờ nhận được tin bác sĩ nhi khoa Juan Alejos,
Giáo sư trường University of California, đang phục vụ tại Bệnh viện Nhi
đồng thành phố Los Angeles, hứa sẽ tận tình chữa trị, vì theo lời ông:
"Chúng ta không thể nào đang tâm bỏ rơi em bé đáng thương này
!" Mỗi năm bác sĩ Juan Alejos thường hướng dẫn nhiều phái
đoàn y tế Ðại học UCLA đến chữa bệnh miễn phí tại Peru và các nước
Nam Mỹ, nên thông cảm hoàn cảnh anh chị Tâm, ông nhận chữa trị miễn
phí cho con họ với điều kiện gia đình được di chuyển đến thành phố Los
Angeles, Hoa kỳ.
Nhưng làm thế nào có đủ tiền cho ba vé máy bay
khứ hồi từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ ? Ðó là vấn đề to lớn nan giải
quay cuồng trong đầu óc bà Mary Anne Wedland. Trong khi mấy tháng qua,
bà chỉ xin được vỏn vẹn vài trăm dollars, còn anh chị Tâm vay mượn bà
con họ hàng nội ngoại cũng chỉ có 2.000 dollars. Trong hoàn cảnh tiến
thoái lưỡng nan này, bà Mary Anne quyết định táo bạo như đánh một canh
bạc: vừa tiến hành thủ tục đưa gia đình anh chị Tâm sang Hoa Kỳ vừa
phóng thêm hàng trăm điện thư đi khắp nơi cầu cứu.
Thật là một may mắn không ngờ xảy đến ! Bà
Brenda Isaacs Booth, một nữ tài tử điện ảnh tại Los Angeles bất ngờ
đọc được điện thư của bà Mary Anne. Một sự trùng hợp kỳ lạ: bà
Brenda cũng có cháu trai tên Liam, 20 tháng, mới được giải phẫu bệnh
nghẽn tim nay đang bình phục, hứa sẽ vận động tài chánh. Trong vài
ngày, bà Brenda đã lạc quyên trong gia đình được 9.500 dollars, cộng
chung với một số ân nhân từ Michigan, từ Úc châu gửi tới.
Thế là với số tiền gần 10.000 dollars, ngày
30.1.1998, gia đình anh chị Tâm đã đáp máy bay từ Trung Quốc đến Hoa
kỳ. Ðón anh chị và cháu bé tại phi trường Los Angeles, những người
chưa bao giờ gặp gỡ quen biết nói chi đến họ hàng thân thuộc, bà
Brenda xúc động nói trong nghẹn ngào thấy bé quá gày yếu xanh xao: "Làm
sao tôi có thể đành lòng không giúp anh chị như tôi đã từng lo cho
con tôi ?"
Nhưng cha ông ta thường nói: "Họa vô đơn
chí. Phúc bất trùng lai !" Nào có ai ngờ, bệnh tim của bé
Thọ Thọ lại biến chứng ! Bác sĩ Juan Alejos, người tình nguyện chữa
trị miễn phí, thấy áp huyết quá cao ảnh hưởng trực tiếp đến hai lá
phổi nên không thể giải phẫu được ! Ông liền cầu cứu bác sĩ Hillel
Laks, bác sĩ trưởng Trung Tâm Tim Mạch đại học UCLA, cũng là người đã
giải phẫu cho bé Liam, con nữ tài tử điện ảnh Brenda. Theo bác sĩ
Hillel Laks, trong trường hợp nguy hiểm này phải áp dụng phương pháp
"Dacron Band" trên mạch máu phổi, để hạn chế bớt dòng máu
đưa vào phổi, và sau khi áp huyết cao giảm mới giải phẫu được. Nhưng
muốn thực hiện ca giải phẫu nguy hiểm này, sau khi giảm bớt nhiều chi
phí, phải tốn trên 100.000 USD.
Nhưng đào đâu ra số tiền lớn lao này ! Một lần
nữa đầu óc nữ tài tử Brenda lại quay cuồng với những con số qúa to
lớn ! Bà Brenda liền liên lạc với Nhật báo Los Angeles Times. Một bài
báo với lời kêu gọi được đăng trên nhật báo danh tiếng này. Ngày
hôm sau, đài Truyền hình NBC trong Chương trình "Today" chạy một
hàng tin kêu gọi khán thính giả giúp đỡ.
Ông Frederic D.Rosen, Giám đốc công ty CEO, tình cờ
coi truyền hình NBC, xúc động trước lời kêu gọi liền gửi một chi
phiếu 25.000 USD. Ngoài ra ông còn khuyến khích người bạn, ông Richard
Riordan, Thị Trưởng thành phố Los Angeles, đóng góp thêm. Trong lúc đó,
bác sĩ Hillel Larks cũng nhận được nhiều chi phiếu của rất nhiều vị
ân nhân ẩn danh, từ thành phố Los Angeles, New York, Chicago, các tiểu
bang Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới tới tấp gửi đến.
Tổng cộng số tiền lên tới 110.000 USD, vượt quá
con số không ai ngờ ! Quá xúc động trước những tấm lòng vàng của
Tình Người Vượt Không Gian, anh chị Tâm chỉ biết nói: "Làm sao
vợ chồng chúng tôi có thể đền ơn tất cả những vị ân nhân mà chúng
tôi không bao giờ quen biết ?"
Và ngày 14.4.1998, một cuộc giải phẫu tim nguy
hiểm kéo dài nhiều giờ để giành giật với tử thần do bác sĩ Hillel
Laks thực hiện cho bé Thọ Thọ đã thành công mỹ mãn. Lúc đó người
ta thấy đôi mắt của anh chị Tâm đỏ hoe ! Những giọt lệ từ từ rơi
trên gò má vì nghẹn ngào sung sướng, sau những tháng dài sống trong
hồi hộp lo sợ !
Sau 6 tuần lễ điều trị tại bệnh viện, nữ tài tử
Brenda đón bé Thọ Thọ và anh chị Tâm đến thăm gia đình, để hai bé
Liam và Thọ Thọ chơi chung với nhau trước khi trở về Trung Quốc. Riêng
chị Hán Ðơn, mẹ bé Triệu Hán, lại nói: "Từ nay, cái tên gọi
thân mật Thọ Thọ của bé mới đích thực là Nụ Cười với mọi người". Nụ
Cười của Tình Người Vượt Không Gian.
Trích bài viết của Lm. TRẦN QUÝ THIỆN, lấy từ
bản tin của thầy Phạm Hùng Sơn
TÂM
SỰ CUỐI THÁNG 11
TÌNH YÊU VÀ CHỮ
HIẾU
1. "Cha tôi đã làm giấy hiến xác cho khoa học, cả nhà tôi ai
cũng đã biết ước nguyện của cha tôi. Thế nhưng, chỉ đến khi cah tôi
nhắm mắt lìa đời rồi, vấn đề mới trở nên phức tạp. Nhìn cha tôi
nằm yên trên giường, chúng tôi mới hỏi nhau :
-
Hậu sự của cha
sẽ thế nào?
Như những
người khác, thì chỉ là một trong hai con đường để chọn : An táng hoặc
Hỏa táng. Còn cha tôi, ước vọng của cha tôi là muốn để lại tấm thân
này cho khoa học, hay đúng hơn là cho ai đang cần đến. Mẹ tôi và các
anh chị em lại không nỡ lòng nào để đem cha tôi đi cho người ta mổ
xẻ. Thế là cả nhà tôi đành thất lễ với cha tôi, là đem cha
tôi đi Hỏa táng như nhiều người, rồi gởi hài cốt vào nhà thờ…
2. Trên đây là một đoạn
tâm sự của một người con trước sự ra đi của cha mình. Cô biết ước mơ
của cha mình là tốt lắm, nhưng vì lòng Hiếu thảo, vì tình thương Cha –
con, khiến người còn sống đã không làm tròn ước mong của người đã
mất. Việc Hiến xác nghe ra còn quá mới đối với nhiều người, khiến
cho khi mới nghe đã làm họ cảm thấy chói tai.
Những người khác, khi nghe đến việc Hiến
xác, họ thận trọng hơn, và đặt ra vấn đề : "Tôi rất muốn Hiến xác
cho y khoa với mục đích nhân đạo. Khoa học có thể lấy ra các phần
thân thể của tôi để hiến tặng cho người nào đang cần đến. Nhưng còn
gia đình tôi, vợ con tôi sẽkhông an lòng, khi họ chưa được tận mắt
thấy tôi được mồ yên mả đẹp. Do đó, tôi đề nghị thế
này : khi tôi chết, gia đình tôi sẽ giao xác tôi cho trường Ðại học y
khoa để được khám nghiệm và lấy đi những cơ phận nào còn có thể sử
dụng được cho các bệnh nhân đang cần đến. Và xin nhà trường Ðại học
y khoa cho một cái hẹn là sau bao lâu, ba ngày hay mười ngày sau chẳng
hạn, gia đình tôi được nhận những gì còn lại của tôi đưa về Hỏa
táng, cho mọi người thân của tôi được an tâm…"
Quả thật, đây là ước mơ của nhiều gia
đình đang có người thân muốn Hiến xác. Kính mong nhận được hồi đáp
một cách có tình có lý, vừa thỏa mãn được ước mơ cao quí của người
chết là trong TÌNH YÊU, họ sẵn sàng cống hiến thân xác cho khoa học,
cho các bệnh nhân nan y, đồng thời người còn sống cũng được đền đáp
CHỮ HIẾU, mà họ muốn dành cho cha mẹ, cho người thân của họ. Thực
tế là khi một người vừa mới qua đời, người nhà thông báo cho Bác sĩ
Trưởng khoa Phẫu thuật (Trường Ðại học y Tp.HCM) và Bác sĩ sẽ cho
nhân viên đến nhận xác với các hồ sơ bệnh lý của người qua đời và
một cách nào nhanh nhất, trường Ðại học Y sẽ giải phẫu tử thi, lấy
ra cặp mắt, quả tim, thận, gan, lách… để được bảo quản tốt chờ ghép
lại cho ai đó đang cần hoặc lấy ra phần não bộ dành cho sinh viên
học hỏi… Phần xương thịt còn lại thì trao về cho gia đình Hỏa táng hoặc
An táng tùy ý. Còn những ai có thể Hiến xác luôn, gia đình đã an
tâm, thì Trường Ðại học sẽ đảm trách việc Hỏa táng luôn sau khi đã
sử dụng theo yêu cầu người Hiến xác.
3. Con người ta có hai phần : phần Hồn và phần Xác, khi Linh
hồn đã ra khỏi xác, thì cái xác chỉ có một cách là trở thành tro
bụi, cát bụi, hoặc thiêu hoặc chôn. Nhưng khi hiểu ra rằng lúc này
còn nhiều người đang cần một con mắt sáng, một trái tim mạnh khỏe,
một quả thận, một lá gan… còn tốt để thay thế, thì cuộc đời họ sẽ
hạnh phúc biết bao, thì việc Hiến xác cho khoa học sẽ trở thành dễ
dàng, được nhiều người hưởng ứng.
Hơn nữa Giáo lý Công giáo dạy rằng :
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Do đó, một số người lại
nghĩ rằng, họ phải bảo toàn xác thân họ, để chờ ngày sau sống lại.
Nhưng thực tế thì lại không phải vậy, việc ngày sau xác loài người
sẽ sống lại đã trở thành một tín điều (trong Kinh Tin Kính). Và chúng
ta phải hiểu là sau này khi sống lại, con người chúng ta sẽ không
còn mặc lấy cái xác có đủ ba phần là đầu, mình và tay chân này
nữa, vì đo là cái thân xác hay chết. Và khi sống lại cái thân xác
của ta sẽ trở thành thân xác không hay chết, thân xác bất tử (1Cor
15, 54), thân xác giống Chúa, để Ngài ở đâu, ta cũng sẽ ở đó với
Ngài.
Vì thế cái
thân xác mà ta đang có đây, nếu thiêu đốt đi hoặc chôn cất đi thì
nó đều trở về với tro bụi, cát bụi cả, hoặc ta có hiến tặng cho ai
sử dụng thì sau này khi xác loài người sống lại, ta cũng vẫn được
sống lại như vậy. Và rồi sự trao hiến cơ phận, trao hiến thân xác
của ta, khi nó chưa bị hư nát sẽ còn là một quà tặng mà ta dành lại
cho người còn sống, món quà tặng này chắc chắn Chúa sẽ không quên,
và Ngài sẽ đều trả lại cho ta gấp trăm, gấp ngàn trong ngày sau
hết.
(Huynh đoàn Kitô Người
Bệnh và Khuyết Tật)
THÔNG TIN
Xin
goi den anh gia dinh Trong - Binh (da xin tro cap va chi Binh chua benh ung thu
hach)
Tuy co
thuyen giam rat nhieu, nhung co le kho qua khoi , chi co the keo dai theo thoi
gian tuy suc khoe tam thoi. Xin cam on va cau chuc anh em hanh phuc trong phuc
vu.
Joshuyta (Bắc Giang)