GOSPELNET
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


SINH NHẬT ÐỨC TRINH NỮ MA-RI-A – THỨ BẢY 8.9.2001

Giáo Hội mừng kính ngày sinh nhật Ðức Ma-ri-a từ thế kỷ thứ sáu. Ngày sinh nhật được chọn trong tháng Chín vì Giáo Hội Ðông Phương bắt đầu niên lịch phụng vụ từ tháng 9. Ngày mùng 8 là vì lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội là ngày 8 tháng 12 ( chín tháng trước ).

Kinh Thánh không đề cập gì đến việc sinh hạ Ðức Ma-ri-a. Tuy nhiên, bản văn mà người ta cho là phúc âm nguyên thủy của Thánh Gia-cô-bê có đề cập đến sự kiện này. Bản văn này không có giá trị lịch sử, nhưng nó cho thấy quá trình sùng đạo của Ki-tô hữu. Theo bản văn, bà An-na và ông Gio-a-kim vì hiếm muộn nên cầu xin cho được một đứa con. Họ được hứa cho một người con mà trẻ này sẽ giúp hình thành kế hoạch cứu chuộc trần gian của Thiên Chúa. Câu truyện trên ( cũng như nhiều câu truyện khác troứuc sách Tin Mừng ) cho thấy sự hiện diện quan trọng của Thiên Chúa trong cuộc đời Ðức Ma-ri-a ngay từ đầu.

Thánh Augustin nối kết việc sinh hạ của Ðức Ma-ri-a với công trình cứu chuộc của Chúa Giê-su. Thánh nhân nói trái đất hãy vui mừng và bừng sáng vì việc sinh hạ Ðức Ma-ri-a. "Ngài là bông hoa trong cánh đồng mà từ đó đã nẩy sinh hoa huệ quý nhất vùng châu thổ. Qua sự sinh hạ của ngài, bản chất mà chúng ta thừa hưởng từ cha mẹ đã thay đổi."

Chúng ta có thể xem việc sinh hạ của mỗi một người là lời mời gọi đem hy vọng đến cho thế gian. Qua tình yêu, hai cha mẹ đã cộng tác với Thiên Chúa trong công việc sáng tạo. Họ có thể đem lại hy vọng cho một thế giới lao nhọc. Vì mỗi một đứa con đều có thể trở nên máng chuyển tình yêu và bình an của Thiên Chúa đến cho thế giới.

Ðiều này thật đúng với Ðức Ma-ri-a. Nếu Ðức Giê-su là sự biểu lộ tuyệt đối của tình yêu Thiên Chúa thì Ðức Ma-ri-a là điềm báo của tình yêu ấy. Nếu Ðức Giê-su đã hoàn tất công trình cứu chuộc thì Ðức Ma-ri-a là bình minh hé mở của công trình ấy.

Việc mừng sinh nhật đem lại niềm vui cho chính cá nhân cũng như gia đình, bạn hữu. Ngoài việc giáng trần của Ðức Giê-su, việc sinh hạ Ðức Ma-ri-a đã đem lại niềm vui lớn lao nhất cho nhân trần. Mỗi khi chúng ta cử mừng sinh nhật của ngài, chúng ta có thể hy vọng chắc chắn là sự bình an trong tâm hồn chúng ta và trong thế giới sẽ gia tăng.

"Ngày hôm nay bà An-na hiếm muộn vỗ tay reo mừng, trái đất bừng sáng, các vua hát mừng, các tư tế hân hoan chúc lành, toàn thể vũ trụ vui mừng, vì ngài là hoàng hậu và là nàng dâu tinh khiết của Chúa Cha đã nẩy sinh từ gốc Jesse" ( phỏng theo Kinh Nhật Tụng của Ðông Phương ).

Tài liệu của giáo sư PHẠM HÙNG SƠN

CHÚA NHẬT 23 C THƯỜNG NIÊN 9.9.2001

TIN MỪNG:

TỪ BỎ HẾT NHỮNG GÌ MÌNH CÓ

Có rất đông người cùng đi đường với Ðức Giê-su. Người quay lại bảo họ: "Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được".

Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không ? Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chê cười mà bảo: "Anh ta đã khởi công xây, mà chẳng có sức làm cho xong việc".

Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng ? Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà. Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được".

SUY NIỆM:

DẤN THÂN BƯỚC VÀO CON ÐƯỜNG TỪ BỎ

Hôm nay chúng ta cử hành Chúa Nhật 23 Thường niên năm C. Bài Tin Mừng Chúa Nhật này nói với chúng ta về sự từ bỏ và việc đắn đo suy tín để đi theo Chúa. Nếu muốn thực sự theo Chúa, chúng ta không thể không chấp nhận hai điều kiện này. Ði theo Chúa là để được sống đời đời. Vì vậy muốn sống đời đời chúng ta phải đi theo Chúa.

TỪ BỎ:

Ðầu bài Tin Mừng, Chúa nói phải dứt bỏ, cuối bài Chúa lại nói phải từ bỏ để đi theo Người. Không phải ngẫu nhiên mà Người nói như thế, lời nói nhằm một chủ đích rõ rệt: đó là phải từ bỏ.

Khi nói đến từ bỏ thì ai cũng ngại, nhất là từ bỏ những gì gắn liền với mình nhất, như người thân, họ hàng, nhà cửa, tiền bạc, các thứ thú vui, và gay go hơn cả: từ bỏ chính con người của mình. Chúng ta có những tấm gương lớn về sự từ bỏ nơi tổ phụ Áp-ra-ham và các Tông Ðồ. Tổ phụ Áp-ra-ham đã từ bỏ tất cả, ngay người con độc nhất tổ phụ cũng bằng lòng từ bỏ luôn. Các Tông Ðồ khi được gọi cũng đã bỏ thuyền, bỏ lưới, bỏ gia đình mà đi theo Người.

Ðộng lực nào đã xui khiến các ngài làm như thế, nếu không phải là Chúa. Chúa kêu gọi. Hấp lực của Chúa thật mạnh mẽ và lòng quảng đại của các ngài cũng thật lớn lao. Chính Chúa đã thu hút và ban cho các ngài một tấm lòng quảng đại như thế.

Ði theo Chúa phải chấp nhận hy sinh nhiều lắm. Như nói ở trên, từ bỏ tự nhiên ai cũng ngại. Nhưng nếu dừng lại suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ thấy Chúa gọi thì Người cũng ban ơn cho chúng ta chấp nhận hy sinh, từ bỏ để đáp ứng lời kêu mời của Người. Chúa hỏi các Tông Ðồ có muốn bỏ Người mà đi, Tông Ðồ trưởng Phê-rô đã mau mắn trả lời là không vì bỏ Người các ông biết đi với ai, bởi vì chỉ mình Người mới có lời ban Sự Sống.

Chúa đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ tất cả những gì chúng ta quý nhất mà đi theo Người. Thực ra chúng ta không muốn bỏ, nhưng thiết thực phải bỏ.

Vậy chúng ta bỏ thế nào ?

Trước hết là từ bỏ con người của mình cùng với những gì gắn liền với nó là ý riêng sự tự donhững điều mình ưa thích, khi những thứ đó đi ngược lại với lời dạy của Chúa hay làm cho mình cách xa Người.

Lời Chúa dạy trong sách Thánh, đặc biệt trong sách Tin Mừng cao siêu nghĩa lý, nhưng thường không hợp với ý thích chung của người ta nên ít người theo. Nay theo là chúng ta đi vào một con đường khác với người ta, nhưng lại là con đường đưa tới Sự Sống. Vì vậy, muốn theo con đường này, tự mình phải xác tín về giá trị của sách Thánh, của Tin Mừng. Tiếp đến là dấn thân bước vào con đường từ bỏ, khi xa cách những gì làm vấy bẩn lương tâm, gây bất ổn cho tâm hồn hay cầm chân mình ở lại trong sự lười biếng và sống một cách tầm thường hay buông thả.

ÐẮN ÐO SUY TÍNH:

Ði theo Chúa là phải từ bỏ. Ðây là một đòi hỏi gắt gao. Vì vậy, chúng ta phải đắn đo suy nghĩ cho kỹ xem mình có đáp ứng được chăng. Chúa dùng hai hình ảnh trong bài Tin Mừng hôm nay để làm nổi bật sự cần thiết phải suy tính như một người xây nhà, như ông vua bày binh bố trận chống lại quân thù. Một người phải tính xem có đủ tiền để xây xong nhà không, một người nghĩ xem có đủ binh mã, lương thực để giao tranh với quân thù cho đến chiến thắng hay không.

Ngày xưa việc suy tính đắn đo này dành cho thời dự tòng. Thời đó, thường khôn lớn rồi người ta mới vào Ðạo. Trước khi vào Ðạo phải mất thời gian chừng hai năm để học Ðạo và đo sức mình. Ngày nay, nhiều người vào Ðạo từ bé, lớn lên mới học Giáo Lý. Mà học Giáo Lý cũng sơ sài thôi. Một số khác khi lớn rồi mới vào Ðạo. Thường đây là trường hợp của những người vào Ðạo để tiến tới hôn nhân. Mục đích người ta nhắm là hôn nhân chứ không phải những đòi hỏi cốt yếu của Ðạo, thành ra Giáo Lý cũng biết vậy thôi, không lấy gì làm sâu sắc, và sự đắn đo suy tính có lẽ cũng không được chín chắn. Ðây là một điều cần suy nghĩ lại.

Bởi vậy, bổn phận của chúng ta hiện nay là xác quyết lại mạnh mẽ lời chúng ta cam kết, hay vú bõ đỡ đầu cam kết thay cho chúng ta, là từ bỏ ma quỷ cùng những sự dối trá nó bày đặt. Ðây là một lời xác quyết quan trọng làm nổi bật sự đắn đo suy tính của chúng ta. Lời cam kết đó cho thấy chúng ta dứt khoát đứng về phía Chúa rồi, không còn lựa chọn nào khác nữa.

Bởi vậy chúng ta phải cố gắng trung thành mà theo cho đến cùng. Lời cam kết này luôn nhắc nhở chúng ta về tính nghiêm túc của đời một con người đã lãnh Bí Tích Thánh Tẩy. Bí tích này đặt người tín hữu vào vị trí riêng rất đòi hỏi, khiến người ấy không còn được sống như trước khi thụ tẩy nữa. Cũng vì thế thánh Phao-lô không ngần ngại gọi các tín hữu là các thánh của Thiên Chúa ở nơi này nơi kia, hiểu theo nghĩa là những người được thánh hiến.

KẾT LUẬN:

Chúa đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ mình vác thánh giá mà theo Người. Tuy đòi hỏi nhưng đó là một đòi hỏi tự do không ép buộc. Ai muốn thì đáp lại, ai không muốn thì tùy ý, nhưng một khi đã muốn thì phải đi cho đến cùng. Chính Bí Tích Thanh Tẩy đã nói lên ý muốn tự do của mỗi người. Lãnh bí tích Thánh Tẩy là chúng ta thành tín hữu. Hễ đã là tín hữu thì nhất thiết phải từ bỏ những gì trái ngược với lời cam kết của mình, để theo Chúa Ki-tô. Theo Chúa Ki-tô là con đường đảm bảo cho chúng ta được sống muôn đời. Ðó mới là mục đích tối hậu của mỗi người chúng ta.

MINH HỌA:

Văn hào Dostoievsky lúc 20 tuổi đã cho ra đời cuốn sách đầu tiên của ông với tựa đề là "Dân Nghèo", sách được rất nhiều người đọc và ca tụng. Vì cuốn sách này ông bị buộc tội là phản động chống Nga hoàng. Ông và một số người khác bị bắt và bị kết án tử hình. Nhưng về sau án được đổi thành tù chung thân và những người thụ án bị đày sang Sibérie. Dostoievsky bị giam tù ở đây bốn năm và phải ngưng viết lách trong 10 năm kể từ ngày bị đi tù.

Tù đày đã không làm cho ông nhụt chí và tàn phá đời mình, mà trái lại càng làm cho ông thêm mạnh sức và có uy tín lớn. Có người hỏi ông, ông lấy quyền nào mà lên tiếng thay cho nhân dân. Ông xăn tay áo lên giơ hay cổ tay còn in dấu vết xiềng xích mà nói: "Ðây là quyền của tôi". Bạn bè tỏ vẻ thương hại và buồn cho ông, nghe ông nói: "Nhà tù đã cứu tôi. Nhờ nhà tù tôi đã thành một con người hoàn toàn mới. Sibérie và nhà tù đã trở thành niềm vui lớn lao cho tôi. Ở đó tôi đã có thể sống một cuộc đời trong sạch và hạnh phúc. Tôi đã tới đó như đã tới một trường học tốt. Ở đó tôi đã thấy tôi rõ hơn và đã học để hiểu Chúa Ki-tô..."

Phải chăng từ bỏ, tù đày thử thách cũng có thể là những cơ hội làm chúng ta thêm kiên vững để có sức thắng vượt ?

ÁP DỤNG:

Chúng ta có thể áp dụng tinh thần từ bỏ này mỗi ngày, một cách vui tươi phấn khởi, khi nghĩ và tin rằng từ bỏ làm cho chúng tanên vững mạnh. Giúp chúng ta làm chủ được mình. Làm chủ được mình là đạt được tự do; đó là một sự thiện rất cao quý.

Thí dụ chúng ta có thể từ bỏ mình khi giữ những điều răn của Chúa, khi làm đầy đủ các bổn phận trong bậc đời của mình, khi tập cho mình biết giữ lời hứa, không sai hẹn, đúng giờ và làm kỹ những việc mình phải làm.

Chúng ta có thể từ bỏ mình, khi cố tập một thói quen tốt, khi bằng lòng chịu rầy rà mất thời giờ để giúp đỡ người khác, bằng ý kiến xây dựng, hay bằng những việc phục vụ nho nhỏ.

Khi làm như vậy, chúng ta sẽ cảm nghiệm được một cách thích "làm tôi Chúa là cai trị".

Lm. ÐỖ XUÂN QUẾ, OP


CHỨNG TỪ:

TỰ NGUYỆN LÀM NÔ LỆ

Thánh Giáo Hoàng Grê-gô-ri-ô Cả ( Grégoire le Grand ) thế kỷ thứ 6 có thuật lại một chứng từ sống động về sự "tự hủy mình ra không" của thánh Paulino, Giám Mục giáo phận Nola vùng Florencia nước Ý.

Thánh Paulino sinh năm 353 và mất vào năm 431. Khi quân Vandales nước Ðức tràn sang xâm lược nước Ý, đã bắt một số đông các cư dân khỏe mạnh ở đây bán cho bọn buôn nô lệ. Ðức Giám Mục Paulino đã đem toàn bộ tài sản riêng của gia đình vốn có gốc quý tộc, để chuộc lại tự do cho rất nhiều người. Nhưng đến khi ngài chẳng còn gì nữa thì có một người đàn bà nghèo khổ đáng thương đến khóc lóc van nài: "Lạy ngài, xin hãy cứu lấy đứa con trai duy nhất của con !" Ðức Cha Paulino đành đau xót thú nhận: "Nhưng tôi có thể làm được gì bây giờ ? Tôi đã dùng cạn hết số tiền tôi có để chuộc lấy những kẻ bất hạnh như con của bà mất rồi !" Người phụ nữ quỵ xuống vì tuyệt vọng.

Thánh nhân thầm cầu nguyện rồi quyết định tiến đến, đỡ bà lên mà bảo: "Thôi, bà cứ yên tâm, tôi không còn tiền nữa, nhưng tôi sẽ xin được làm nô lệ thay cho con trai của bà !" Người mẹ bừng lên niềm hy vọng, nhưng chợt tái mặt đi, kêu lên thảng thốt: "Không, không thể như thế được, ngài là Giám Mục cơ mà ?" Ðức Cha ngước mắt đăm đăm nhìn trời, ngài nhỏ nhẹ nói: "Tại sao lại không thể được nhỉ ? Chính Con-Thiên-Chúa cũng đã chẳng tự nguyện trở nên nô lệ vì tất cả chúng ta đó sao ? Hơn nữa, con trai của bà còn trẻ, anh ta có thể mất kiên nhẫn chịu đựng trong cảnh lầm than tủi nhục của đời nô lệ, và vì thế anh ta có thể mất cả Ðức Tin. Còn tôi thì trái lại, tôi tin Chúa sẽ giúp tôi giữ gìn được cả hai, linh hồn và thể xác..."

Thế là thánh Giám Mục Paulino xin nhập vào đoàn người nô lệ. Ngài nói với tên chủ nô là ngài có biết nghề làm vườn rất thông thạo. Hắn quả đang có mối cần mua một người như thế, hắn liền chấp thuận đổi lấy ngài mà thả cho anh thanh niên được về với mẹ...

Sau một thời gian, người chủ đã mua thánh Paulino từ đoàn nô lệ, nhận ra ngài là một người đức độ khôn ngoan, hằng ngày ông thường tìm dịp để nói chuyện với ngài và dần dần học biết giáo lý Ðức Ki-tô. Một hôm, thánh nhân báo cho ông biết nhà vua xứ Vandales đang lâm trọng bệnh sắp chết, và chắc chắn sẽ chịu sự phán xét của Thiên Chúa về những việc tàn bạo đã làm.

Lời tiên báo này được truyền tới tai nhà vua, ông ta hốt hoảng, vội cho mời thánh nhân và hỏi xem ngài là ai, tại vì sao lại rơi vào kiếp nô lệ ? Hiểu rõ được sự tình, vua hồi tâm sám hối, ra lệnh trả tự do vị Giám Mục cùng tất cả những người bị bắt nô lệ ở thành Nola. Vua còn giúp cho họ một chiếc thuyền lớn chở đầy lương thực để trở về cố hương bình an...

Trích NỐI LỬA CHO ÐỜI tập 2

CÂU TRUYỆN:

TỜ GIẤY TRẮNG VÀ CÂY VIẾT

Khi nhắc đến ông Leonardo da Vinci, chúng ta thường nghĩ ngay đến những phát minh khoa học và những bức họa nổi tiếng của ông. Nhưng chúng ta có biết đâu rằng để giải trí ông còn sưu tầm hay đặt nên những câu truyện, như câu truyện sau đây về cuộc đối đáp tưởng tượng của tờ giấy trắng và cây viết:

Có tờ giấy trắng nọ nằm ù lì trên bàn giấy với bao đồng bạn từ nhiều năm tháng. Nhưng rồi một hôm, nó được chọn đem ra giữa bàn và chịu cảnh cây viết với mực đen ngòm vẽ lên nó không biết bao nhiêu là những dấu hiệu mà nó không hiểu gì cả. Nó phàn nàn cây viết như sau: "Tại sao anh lại làm thế ? Anh vẽ trên mình tôi những dấu làm tôi mất đi sự trắng sạch ban đầu. Anh làm nhục tôi như thế này sao ? Anh làm hư cả cuộc đời tôi !"

Nhưng cây viết trả lời cho tờ giấy trắng: "Không ! Anh giấy hiểu lầm tôi rồi. Tôi không làm dơ anh đâu ! Tôi vẽ lên những dấu hiệu, những giòng chữ, kể từ nay anh không còn là mộtø tờ giấy vô dụng nữa, mà anh đang mang trên mình một sứ điệp ! Anh trở thành kẻ cộng tác với con người, lưu giữ những tư tưởng cao siêu của con người, vì thế anh sẽ được con người nâng niu bảo vệ. Anh sẽ được sống mãi để trợ giúp con người.

Tờ giấy chưa kịp trả lời cây viết thì nó bỗng nhìn thấy một bàn tay con người quơ lấy những tờ giấy trắng khác, mà nay đã trở thành vàng đục, già cỗi và đầy bụi bặm, rồi quăng vào ngọn lửa bên cạnh. Tờ giấy trắng đầy chữ viết mới hiểu được hành động vừa rồi của cây viết và lấy làm sung sướng vì được trở thành như một cộng tác viên và lưu giữ kho tàng trí khôn con người.

Cuộc đời mỗi người chúng ta có thể được sánh như tờ giấy trắng kia. Nếu không chấp nhận từ bỏ chính mình đi cùng với những ý riêng, sở thích và đam mê, và rồi sẵn sàng mở ngỏ, để cho bàn tay của Thiên Chúa viết vào đó những giòng chữ, những chương trình hành động, thì sẽ không được hạnh phúc trở thành người cộng tác với Thiên Chúa, trở thành kẻ lưu truyền sự khôn ngoan của Thiên Chúa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tờ giấy không hiểu được hành động của cây viết vẽ những dấu lạ trên mình nó, nó cứ ngỡ nó bị người ta làm khổ, làm cho vấy bẩn. Con người chúng ta chắc chắn cũng sẽ không thể nào thấu hiểu hết ý định của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. Thái độ từ hủy, cúi đầu tuân phục và suy tôn quyền năng Thiên Chúa là thái độ khôn ngoan hợp lý nhất để đưa con người đến hạnh phúc. Chúng ta hãy thử xem !

Theo radio VERITAS

CẦU NGUYỆN:

DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ GÃY TAY

Bài thơ cầu nguyện này được viết trong một dịp tôi đi tĩnh tâm, có một dì phước đã đưa cho tôi mượn một cây Thập Giá, nhưng đôi tay Chúa Giê-su thì lại bị gãy không biết từ bao giờ...


Con yêu dấu, hãy nhìn lên thập giá,

Con thấy không, Thầy đã gãy đôi tay !

Con muốn chăng: làm chi thể của Thầy

Ðể thay thế đôi tay Thầy đã mất ?

Bàn tay này...

Ðã chạm đến vết thương nơi người hủi,

Ðã vuốt lên mi mắt của người mù

Ðã nắm tay người con gái Giai-rô

( Tay cô lạnh vì không còn sự sống... )

Con muốn chăng: áp con tim nóng bỏng

Vào vết thương lở loét của nhân gian,

Vào đêm đen, vào cái chết thế trần ?

Con có muốn làm một người như thế ?

Con có muốn trọn đời làm chi thể

Ðể cho Thầy cứu cha những đau thương,

Ðể cho Thầy tỏa sáng cõi thiên đường,

Và can thiệp để hồi sinh nhân loại... ?

Bàn tay ấy...

Ðã hai lần bẻ bánh hầu nuôi sống đám đông,

Ðã giương cao Bánh Thánh để nuôi dưỡng gian trần,

Ðã trao ban ân tình cho Giu-đa bội phản...

Con có muốn, con ơi, con có muốn

Bẻ bánh mình hầu chia sẻ quanh con,

Bước theo Thầy như của lễ tinh thần,

Và chết đi cho mọi người được sống ?

Con có muốn mở lòng con thật rộng,

Hầu đi tìm người bạn lánh xa con ?

Con nói đi, con có muốn hay không ?

Muốn thay thế đôi tay Thầy đã gãy ?

Con hãy nhớ: đôi tay ngày xưa ấy

Từng rửa chân cho môn đệ thân tình,

Rồi hôm sau đã phải chịu đóng đinh,

Treo thân thể của Thầy lên thập giá...

Con có muốn làm đôi tay của Thầy

Cho anh em chà đạp,

Cho mọi người trấn áp,

Cho thiên hạ đóng đinh,

Ðể giúp Thầy hy sinh giương cao trên thập giá,

Hầu hoàn thành phép lạ là kéo thế gian lên ?

Con thấy chăng: đôi tay Thầy đã mất,

Thầy làm sao cứu vớt được gian trần ?

Thầy cần con, con có biết hay chăng ?

Con từ chối... thì Thầy đành thất bại !

"Thầy chí thánh, chí nhân và chí ái,

Từ đáy lòng hèn nhát của con đây,

Lệ trào mi, con xin đáp lời Thầy:

Vâng, lạy Chúa, xin như lời Ngài dạy..."

"Không ! Lạy Chúa, không đâu...

Ðây không phải là một lời quả quyết hoặc anh hùng,

Ðây chỉ là tiếng thét của yêu thương...

Con lạy Chúa: xin đừng tin con vội !"

 

TRẦN DUY NHIÊN


THÔNG TIN:

THÔNG TIN VỀ CÁC KHOẢN TIỀN CÁC ÂN NHÂN MỚI GỬI VỀ

Ngày thứ hai 3.9.2001, GOSPELNET đã nhận được qua bà VŨ THỊ NHẠNông bà NGUYỄN VĂN NGỰ số tiền 100.000 VND từ cô NHÀN, một tín hữu Ðạo Tin Lành, và 750.000 VND từ HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁOMỘT SỐ TU VIỆN, TU HỘI ÐỜI PHÚC ÂM CỦA GIÁO XỨ XÂY DỰNG, Quận Tân Bình, Sài-gòn. Chúng tôi cũng nhận được qua các soeurs Dòng Mến Thánh Giá Ðà Lạt ( cộng đoàn Lê Văn Sỹ ) số tiền 200.000 VND của bà TRẦN THỊ ÐÀO, là phụ huynh học sinh của trường Mẫu Giáo do các Srs phụ trách. Tổng cộng là 1.050.000 VND để trợ giúp cho các trường hợp ngặt nghèo của GOSPELNET. Xin biết ơn tất cả mọi chia sẻ quý báu của quý vị.

THÔNG TIN VỀ CHỊ TRẦN THỊ THỨC CẦN  CÓ MỘT XE LĂN ÐỂ MƯU SINH

GOSPELNET vừa nhận được Mail của Sr. Tuyết Trinh, Dòng Ða-minh Rosa de Lima giới thiệu một trường hợp ngặt nghèo cần được trợ giúp như sau:

Ðây là một gia đình nghèo, không phải là Công giáo, hiện cư ngụ tại xã Sông Rây, Long Khánh. Chồng là anh Nguyễn Ngọc Thái, 45 tuổi, vợ là chị TRẦN THỊ THỨC, 47 tuổi. Cả hai đều bị nhiễm chất độc màu da cam. Năm 1970, do chiến tranh mà chị Thức bị mất các ngón của bàn chân phải và mất cẳng chân trái và cha mẹ đều chết. Năm 1987, hai anh chị thành hôn với nhau. Hai đứa con song sinh đầu tiên chết ngay sau 3 ngày vì bị dị tật. Hai đứa con tiếp theo, một cháu 13 tuổi, hiện đang học lớp 7, cũng đã bị nhiễm bệnh, còn một cháu 9 tuổi, đang học lớp 3 thì sức khỏe bình thường ( ảnh kèm theo ). Gia cảnh anh chị hiện nay hết sức khó khăn, không có mảnh đất nhỏ nào để canh tác, thu nhập chỉ nhờ một gánh rau chị được anh chở xe đạp ra ngồi bán ngoài chợ, nếu có ai thuê mướn lao động thì anh đi làm thêm. Ngôi nhà của anh chị lại mới bị sụp đổ do cơn lốc vừa qua. Nguyện vọng của anh chị là có được một chiếc xe lăn để mưu sinh và có thể tìm cách dựng lại ngôi nhà.

GOSPELNET đã liên hệ với anh Phạm Văn Lượng ở Huynh Ðoàn Ki-tô các bệnh nhân và người khuyết tật để trợ giúp ngay cho gia đình chị TRẦN THỊ THỨC: một chiếc xe lăn và trợ giúp thêm số tiền 1.050.000 VND ( do các ân nhân ở Giáo Xứ Xây Dựng quyên góp ) để dựng lại căn nhà và lo liệu cho 2 con trai vào năm học mới.

 

THÔNG TIN THÊM VỀ HỌC BỔNG AN THỚI ÐÔNG

Như trong GOSPELNET số 24 đã nêu, chúng tôi đã tìm lại được danh sách các em học sinh nghèo tại điểm truyền giáo An Thới Ðông, huyện Cần Giờ (đăng trên GOSPELNET số 16 ), theo đó, cha Hoàng Minh Ðức đã nhận được 1.200.000 VND đợt đầu cho hai tháng 5 và 6 năm 2001 ( 12 em, mỗi em 50.000 VND một tháng ). Nay chúng tôi xin gửi thêm 1.200.000 VND trợ giúp cho hai tháng 7 và 8 năm 2001.

THÔNG TIN MỚI VỀ QUỸ HỌC BỔNG MANG TÊN ÐÔNG THẠNH

Cô giáo PHAN MỸ LINH, giáo dân Nhà Thờ Ða-minh Gò Vấp, điện thoại: 08.9.852.727, đang dạy môn Văn cho 6 lớp các khối lớp 6 và 8 của trường Trung Học Cơ Sở Ðông Thạnh, huyện Hóc Môn, có gửi đến GOSPELNET một danh sách xin được trợ giúp cho các em học sinh nghèo thuộc xã Ðông Thạnh, mỗi em được 50.000 VND một tháng. Sau 3 lần trợ giúp trước đây, chúng tôi quyết định mở một quỹ học bổng mang tên HỌC BỔNG ÐÔNG THẠNH gồm 12 em như sau:

1.       NGUYỄN THỊ PHƯỠNG, sinh 1988, học lực khá, cha mẹ làm ruộng mướn, thuộc diện Xóa Ðói Giảm Nghèo, cư ngụ tại số 3 / 52 ấp 1 xã Ðông Thạnh, Hóc Môn.

2.       ÐẶNG THỊ NGỌC TIỀN, sinh 1988, học lực khá giỏi, cha mẹ làm phụ hồ, không có nhà ở, phải ở trọ tại số 6 / 13 A ấp 6 xã Ðông Thạnh, Hóc Môn.

3.       ÐỖ CAO TRÍ, sinh 1988, học lực khá, cha mẹ làm ruộng mướn, cư ngụ tại số 125 B ấp 7 xã Ðông Thạnh, Hóc Môn.

4.       TRẦN MẠNH TUẤN, sinh năm 1989, học lực khá, cha mẹ làm rẫy, quá đông con, cư ngụ tại số 5 / 19 ấp 5 xã Ðông Thạnh, Hóc Môn.

5.       NGUYỄN NGỌC HẢI, sinh năm 1987, học lực khá, cha mẹ làm rẫy, cư ngụ tại số 4 / 23 B ấp 6 xã Ðông Thạnh, Hóc Môn.

6.       HUỲNH PHƯỚC BÌNH, sinh năm 1989, học lực giỏi, cha bán vé số, mẹ làm rẫy mướn, thuộc diện Xóa Ðói Giảm Nghèo, không có địa chỉ cư ngụ ổn định.

7.       NGUYỄN THỊ KIM NƯƠNG, sinh năm 1987, học lực khá, cha làm phụ hồ, mẹ đi mót lúa, quá đông con, thuộc diện Xóa Ðói Giảm Nghèo, cư ngụ tại số 2 / 26 B ấp 1 xã Ðông Thạnh, Hóc Môn.

8.       PHAN TUẤN PHƯỚC, sinh năm 1988, học lực khá, cha bán ve chai, mẹ làm lao công, cư ngụ tại số 13 B ấp 6 xã Ðông Thạnh, Hóc Môn.

9.       NGUYỄN THỊ HỒNG MY, sinh năm 1988, học lực khá, cha mẹ ly dị, sống với ông nội làm nghề lượm ve chai, cư ngụ tại số 361 / 68 / 59 ấp 2 xã Ðông Thạnh, Hóc Môn.

10.    TRƯƠNG VĂN QUÂN, sinh năm 1988, học lực khá, cha mất, mẹ làm thuê, sống một mình với bà nội, đã phải nghỉ học một năm vì gia đình quá nghèo, cư ngụ tại số 9 / 12 / 6 B ấp 2 xã Ðông Thạnh, Hóc Môn.

11.    VY THẾ PHONG, sinh năm 1986, học lực khá, cha mẹ ly dị, mẹ mới mất, sống với một em trai, cư ngụ tại số 215 / 15 B ấp 1 xã Nhị Bình, Hóc Môn.

12.    NGUYỄN THỊ THANH LOAN, sinh năm 1987, cha mất sức lao động, mẹ đi lượm ve chai, phải nghỉ học từ lớp 5, cư ngụ tại số 4 C ấp 6 xã Tân Xuân, Hóc Môn.

GOSPELNET quyết định trợ giúp ngay số tiền 600.000 VND ( mỗi em 50.000 VND ), trong đó có 100.000 VND của gia đình hai bạn MK PHAN TẤN HIỂN và ÐÀI TRANG nhận trợ giúp thường xuyên cho 2 em ). Riêng trường hợp hai em Nguyễn Thị Hồng My ( số 9 ) và Trương Văn Quân ( số 10 ) vẫn chưa có được số tiền mỗi em 250.000 VND để đóng học phí đầu năm học 2001 – 2002 và các khoản tiền khác do nhà trường quy định, chúng tôi đã trích quỹ giúp ngay tổng số tiền là 500.000 VND. Rất mong quý độc giả gần xa nhận lời trợ giúp thường xuyên hàng tháng cho 10 em còn lại.

THÔNG TIN MỚI VỀ MỘT BẠN SINH VIÊN CẦN ÐƯỠC TRỠ GIÚP

GOSPELNET vừa nhận được thư của anh Phạm Văn Lượng thuộc Huynh Ðoàn Ki-tô các Bệnh Nhân và người Khuyết Tật trong đó có chuyển một nội dung giới thiệu của cô giáo Bùi Thị Hồng Nga, cũng là người khuyết tật, địa chỉ 91 / 31 đường 30.4, Hưng Lợi, Cần Thơ, điện thoại: 071.838.427. Cô Nga trình bày một hoàn cảnh rất cần được chia sẻ trợ giúp như sau:

Bạn sinh viên VÕ ÐỨC TOÀN, năm thứ nhất khoa Thủy Công Ðồng Bằng, trường Ðại Học Cần Thơ, người Công giáo, hiện cư ngụ tại số 251 / 28 đường Trần Ngọc Quế, Xuân Thành, Cần Thơ. Gia cảnh bạn Toàn hết sức nghèo, đã từng phải tự ôn luyện 3 năm mới thi đậu Ðại Học, bây giờ đậu rồi lại không biết lo đâu ra tiền học phí năm đầu tiên.

GOSPELNET vừa nhận được E-mail tối thứ ba 4.9.2001 của ông bà Phạm Bình Thuận ( Hoa Kỳ ) nhận trợ giúp 1.800.000 VND cho bạn Võ Ðức Toàn. Chiều thứ tư 5.9.2001, chúng tôi đã tạm ứng số tiền này, nhờ anh Trần Văn Trung thuộc Câu Lạc Bộ Hướng Nghiệp Khuyết Tật Sài-gòn sẽ về Cần Thơ Chúa Nhật 9.9.2001 và mang đến tận tay cho cô giáo Bùi Thị Hồng Nga chuyển cho bạn Toàn, kịp vào đầu năm học. Xin thay mặt em Toàn để tỏ lòng ghi ơn đối với ông bà Phạm Bình Thuận.

THÔNG TIN VỀ QUỸ CỨU TRỠ LŨ LỤT

Theo nguồn tin của Thông tấn Pháp AFP phát đi ngày 2.9.2001, thì hiện tại trong vùng đồng bằng sông Mê Công thuộc Miền Nam Việt nam, cơn lũ lụt hiện tại là đã làm thiệt mạng ít nhất 25 người, trong đó có 22 trẻ em. Ðây là cơn lũ lụt cao độ thứ nhì trong vòng 40 năm qua. Tổng cộng có đến 80.000 ngôi nhà của dân chúng trong vùng đã bị chìm ngập dưới làn nước và 33.000 ngôi nhà khác dân chúng sống trong đó cũng đang cần được di chuyển đi nơi khác. Cơn lũ lụt năm 2000 đã từng làm 407 người thiệt mạng, số thương vong cao nhất về nhân mạng kể từ năm 1961.

Hôm thứ tư 31.8.2001 vừa qua bắt đầu niên học mới, nhưng hiện tại 278 trường học trong vùng phải đóng cửa hoặc vì lụt hay vì các học sinh không thể tới trường được. Mùa mưa còn tiếp tục cho tới tháng 10 và hiện tại số trẻ em chết ở mức độ cao, nên các nhà chức trách cũng cảnh báo cha mẹ các em về nguy cơ tình trạng cho các em chơi vơi một mình không ai chăm sóc trong vùng lũ lụt. Năm vừa qua đã có tổng cộng 291 em bị chết đuối trong tổng số 407 người thiệt mạng.

Tại Việt nam trong năm vừa qua lũ lụt đã biến vùng Mekong đồng bằng sông Cửu Long thành một biển nước nội địa nhỏ trong 3 tháng trời mà từ vệ tinh nhân tạo có thể nhìn rõ ra được. Ðây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam bị lũ lụt đánh hại. Năm kia 1999 tại miền Trung, lũ đã làm thiệt mạng gần 600 người.

Trên đây là lược trích bản tin của VietCatholic ngày 3.9.2001. GOSPELNET xin mở lời kêu gọi tất cả quý độc giả gần xa cùng chúng tôi chuẩn bị mở một QUỸ CỨU RỠ LŨ LỤT theo 2 hướng: Trợ giúp quần áo và lương thực cấp thời trong những ngày bị lũ ( tháng 10 và 11.2001 ) và tổ chức đoàn y bác sĩ và nha sĩ khám bệnh phát thuốc miễn phí sau lũ ( tháng 12.2001 ). Hiện tại, chúng tôi đã có được 500 chiếc áo thung có cổ mua bằng số tiền 100 USD trong quỹ thường trực của GOSPELNET ( giá ủng hộ chỉ có 3.000 VND một chiếc ). Xin quý độc giả rộng lòng ủng hộ chia sẻ về tiền bạc và hiện vật. Khi nào có chuyến đi cứu trợ, chúng tôi sẽ thông báo ngay.

THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH QUÀ TẶNG SỰ SỐNG

Vừa qua, GOSPELNET có nhận được từ bạn kỹ sư TRẦN KIÊN, một độc giả từ Hà Nội, một bản văn mang tên QUÀ TẶNG SỰ SỐNG. Xin gửi đến quý độc giả toàn bộ nội dung như sau:

Quà Tặng Sự Sống là gì ? Mỗi người còn sống cũng như khi qua đời đều có thể hiến tặng các mô hay bộ phận thân thể mình cho người còn sống đang cần để chữa trị bệnh. Chúng ta đã có ngày hiến máu nhân đạo và giờ đây nữa là hiến mô, tạng. Ðó là Quà Tặng Sự Sống, món quà vô giá cho người bệnh, cho xã hội và cộng đồng; nó phù hợp với pháp luật và đạo lý của Việt Nam. Các điều kiện cơ bản của Quà Tặng Sự Sống nói trên là tự nguyện, không vụ lợi. Quà tặng được tiếp nhận và chuyển giao một cách hợp pháp, chặt chẽ trong các cơ sở y tế chính thức, có đủ các phương tiện kỹ thuật bảo quản để đảm bảo cho người nhận.

Một cuộc hội thảo quốc gia với chủ đề HIẾN THÂN THỂ và HIẾN MÔ – CHUYỂN GIAO SỰ SỐNG do Hội Hình Thái Học Việt Nam sẽ được tổ chức tại Trường đại học Y – Dược  Sài-gòn, số 217 An Dương Vương, Quận 5, Sài-gòn, thời gian vào các ngày 21, 22 tháng 12.2001. Mọi đăng ký hiến tặng và trao đổi xin gặp: Bác sĩ Phan Bảo Khánh, Bộ Môn Giải Phẫu, điện thoại: 08.8.558.411 và 08.8.552.304, Email: yds@hcm.vnn.vn Bác sĩ Trần Công Toại, Trung Tâm Ðào Tạo Và Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế, số 520 Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Sài-gòn, điện thoại: 08.8.652.663, Email: drtoai@bdvn.vnn.net

THÔNG TIN VỀ CÔNG VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG

GOSPELNET cũng nhận được thông tin của cô Phạm Ngọc Linh, độc giả ở Gx. Hàm Long, Hà Nội, có thiện chí muốn giới thiệu việc làm cho các bạn trẻ. Các bạn có thể liên hệ với Công ty BẢO HIỂM CHINFON MANULIFE ( CMIC ). Ðặc biệt tại các văn phòng mới lập tại Ðà Nẵng và Cần Thơ, công ty luôn cần tuyển người làm vị trí bán Bảo Hiểm Nhân Thọ, hưởng tiền lương theo những hợp đồng bán được.

Cần Thơ xin gặp anh Trần Minh Chánh tại Guess House, 41 Châu Văn Liêm, ÐT: 071.814.551.

Sài-gòn xin gặp chị Lâm Quỳnh Chi tại VP 1, lầu 12 tòa nhà Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Q. 1. ÐT: 08.8.257.722, hoặc tại VP 2, Formach Building, 549 – 551 Nguyễn Tri Phương, Q. 10. ÐT: 09.8.660.226.

Ðồng Nai, xin đến tòa nhà VMEP, Khóm 5, F. Tam Hiệp, Biên Hòa, Ðồng Nai, ÐT: 061.911.175

Ðà Nẵng, xin đến lầu 7, Daesco Business Center, 155 Trần Phú, Q. Hải Châu, ÐT: 0511.892.807.

Hà Nội, xin đến VP 1, lầu 12 và 13 tòa nhà Prime Center, 53 Quang Trung, Q. Hai Bà Trưng, ÐT: 04.9.432.956, hoặc VP 2, lầu 16 tòa nhà Daeha, 360 Kim Mã, ÐT: 04.7.716.668.

Tiêu chuẩn tuyển dụng:

Nam hoặc nữ, từ 30 hoặc 25 tuổi nếu đã lập gia đình. Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học, ưu tiên cho người đã xong Ðại Học. Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại địa phương. Có ít nhất từ 2 – 3 năm kinh nghiệm trong lãnh vực bán hàng tiếp thị hoặc quản lý. Có kỹ năng thiết lập quan hệ rộng rãi với mọi người, giao tiếp ứng xử tốt. Có xe gắn máy.

Mẫu hồ sơ tuyển dụng gồm:

§    1 đơn xin việc theo mẫu của công ty.

§    1 bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương.

§    1 bản sao hộ khẩu thường trú hoặc giấy chứng nhận KT3 có chứng thực sao y bản chính.

§    2 bản sao Chứng Minh Thư.

§    1 bản sao bằng cấp có công chứng.

§    ảnh 3 x 4.