TIN MỪNG: Lc 10, 38 – 42
Trong khi Thầy trò đi đường, Ðức Giê-su
vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào
nhà. Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân
Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục
vụ. Cô tiến lại mà nói: "Thưa
Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao ? Xin
Thầy bảo nó giúp con một tay !" Chúa đáp: "Mác-ta ! Mác-ta ơi ! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện
quá ! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt
nhất và sẽ không bị lấy đi".
SUY NIỆM:
HOẠT ÐỘNG VÀ
CHIÊM NIỆM
Ðã có một thời không ít người đã dựa vào đoạn
Tin Mừng này để chứng minh có hai lối sống khác nhau trong cuộc đời
người tông đồ : lối sống hoạt động với cuộc sống nhập thế, dấn
thân phục vụ con người, nhất là những người nghèo đói khổ đau và
lối sống chiêm niệm dành cho những người xuất thế, ẩn dật trong bốn
bức tường tu viện, vui với những tiếng hát lời kinh tối sáng. Ðối
với họ hai lối sống này không chỉ tách biệt nhau mà còn đối lập
nhau nữa. Và dĩ nhiên luôn kèm
theo nhận định : đời sống cầu nguyện chiêm niệm luôn quan trọng hơn vì
Chúa đã nói rõ : "Em con đã chọn phần tốt nhất".
Tôi
nhớ có một lần chút nữa là tôi bị bỏ đói khi nói với các bà mẹ
Công Gíao kiểu này: "Các bà (lo lắng bận rộn) nhiều chuyện quá, coi
chừng Chúa rầy đó !". Mấy bà mẹ lo bếp núc cười mỉa mai : "Không có
những bà Matta lo ăn uống như tụi con, liệu các cha có còn sức để
mà giảng dạy không !"
Mới đây trong Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu (Ecclesia in Asia,
1999) khi nói về bổn phận phải rao giảng TM của mọi tín hữu, ÐGH gợi
lên một cái nhìn mới cho chúng ta, các Kitô hữu linh mục, tu sĩ, giáo
dân : Muốn có một đời sống Kitô
hữu đích thực, mọi người cần xác tín rằng : việc truyền giáo (còn
gọi là Phúc Âm hóa) vừa là một
hoạt động có chiêm niệm (nghĩa là hoạt động đã được chiệm niệm,
cầu nguyện và thi hành trong tinh thần cầu nguyện), vừa là một chiêm niệm có hoạt động
(nghĩa là không phải chỉ chiêm niệm cầu nguyện suông mà thôi, nhưng
là chiêm niệm và cầu nguyện về hoạt động và hướng tới hoạt động (GHTAC
23). Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng nói vậy nhưng với kiểu
khác hơn : "cầu nguyện thế nào thì sống như vậy" (GLHTCG 2725). Phải
có lửa cháy thì mới đốt sáng cho người khác. Không có lấy gì mà
cho. (Nemo dat quod non habet)
Toàn bộ phần PVLC hôm nay cho ta hiểu thế
nào là một người có đời sống tông đồ thực thụ :
Trong bài đọc
1, sách Sáng Thế ghi lại câu chuyện Ðức Chúa đã đến gặp ông Apraham
tại cụm sồi Mambrê qua hình ảnh ba người khách lạ. Với lòng hiếu
khách, vợ chồng ông và các tôi tớ đã mau mắn ân cần tiếp đãi các
vị khách quí : Bà đã lấy ba thúng bột mà nhồi làm bánh. Ông đã lấy
sữa chua, sữa tươi và bắt một con bê mềm và ngon làm thịt cho khách
dùng; Oâng lại còn đứng hầu đang khi khách dùng bữa. Ðiều này đã
làm đẹp lòng Chúa và Ngài đã thưởng ông : " Sang năm, tôi sẽ trở
lại thăm ông, và khi đó Xara vợ ông sẽ có một con trai." (St
18,1-10a)
Ngài ý thức mình được Thiên Chúa ủy thác, và đã cố gắng trở
thành người phục vụ HT qua việc hy sinh chịu khổ trong công việc giảng
dậy để giúp moi người nên hoàn thiện trong Ðức Kitô.(Cl 1,24-28)
Chị em Matta và Maria đón tiếp ÐG. Mỗi người mỗi cách.
Maria thì giữ chân Chúa bằng việc ngồi bên
chân Ngài với tâm thế lắng nghe của người tông đồ đích thực (Lc 7,38
và 8,35). Chị không làm gì, không nói gì,
chỉ ngồi nghe. Chị đón tiếp
ÐG với một phong cách tốt nhất. Nhìn chị người ta có thể dám nói
ngược lại rằng chính chị đã được DG tiếp đón.
Matta thì khác, chị giữ chân Chúa bằng
những việc bép núc, ăn uống. Chị nghĩ rất thực tế : "Có thực mới
vực được đạo." R. Meynet chú giải rõ thêm : "Mátta tiếp đón DG vào nhà. Chúa vừa bước vào thì chị đã bỏ
mặc Ngài ở đó để lo trâm công nghìn việc khác. Vịn cớ phục vụ
Ngài, chị tất bật lo lắng mọi sự chỉ trừ Chúa ra. Việc phục vụ của
chị lấn lướt cả vị khách của chị. Chị lăng xăng, lo lắng sợ rằng mình
không tiếp đãi đúng mức vị khách mà chị hết lòng yêu thương, quí
trọng". Cũng may vẫn còn cô em ngồi hầu chuyện Chúa, chứ không
thì vào nhà Bêtania khác gì vào quán ăn bên đường !
Vấn đề phải đặt ra cho Matta và những
người hiếu hoạt như chị, đó là cần phân biệt việc chính yếu với
việc phụ tùy. Cần rõ đâu là việc Chúa muốn, đâu là việc mình
muốn. Thường ta dễ nhìn thấy và đánh giá cao công việc phục vụ của
mình. Có lẽ Macta cũng chủ quan nghĩ
và nhận định như vậy nên chị đã tỏ ra bực bội khiếu nại với
Chúa: "Xin Thầy bảo nó giúp con một
tay". Nhưng thật bất ngờ khi DG cho biết ý kiến của Ngài. " Matta ơi ! con băn khoăn lo lắng nhiều
chuyện quá. Chỉ có một chuyện cần thiết thôi, Maria đã chọn phần
tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.". DG muốn ta đừng quên rằng ta
buộc phải tránh mọi điều xấu nhưng không buôc phải làm mọi việc
tốt. Ðơn giản chỉ vì chúng ta không thể (không khả năng) làm như vậy.
Cần biết chọn lựa để bớt đi những điều tuy tốt nhưng không thực sự
cần thiết. Lời DG như phán quyết của trọng tài : điều quan trọng
nhất của người môn đệ là phải lắng nghe lời Chúa. Nhiều lần DG đã
cảnh cáo thói quá lo lắng này (Lc 12,11 ; 12,22-26 ; 8,14 ; 21,34). Thực
ra lo lắng không hẳn là xấu nhưng phải đề cao cảnh giác vì nó khiến
người môn đệ quên đi điều chính yếu.
Về vấn đề này, có một tấm gương hết sưc
thuyết phục chúng ta, đáng chúng ta noi gương bắt chước. Ðó là DGH
Gioan Phaolô 2, vị cha chung của chúng ta. Cuộc sống của ngài quả là
một sự phối hợp hài hòa giữa chiêm niệm và hoạt động. Một hoạt
động có chiêm niêm và một chiêm niệm có hoatï động. Tìm trong cuốn "Ðức Giáo Hoàng John Paul II và lịch
sử bị che đậy trong thời đại chúng ta", Nhà Xuất bản Công an Nhân
dân, Hà Nội 1999, ta sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị chứng minh
#0 năm làm GH là 30 năm chiêm niệm và hoạt động không ngơi nghỉ để
thi hành sứ vụ Phúc âm hóa trong bối cảnh thế giới và Giáo hội
hôm nay :
Con người hoạt động :
Ðây là chương trình làm việc một ngày của
ÐGH :
6 giờ
15 : cầu nguyện một mình
trong phòng cầu kinh.
7 giờ :
tiếp chung các trợ
lý và nữ tu, các người làm.
7 giờ
30 : 10 phút cầu
nguyện một mình.
8 giờ :
ăn sáng cùng với
khách và trợ lý.
9 giờ : vào
phòng làm việc, xem lại lịch làm việc đọc và viết.
11 giờ
: tiếp các Giám mục quan chức nước
ngoài.
1giờ
30 : ăn trưa.
3
giờ : phút chợp mắt trên ghế bành.
3 giờ
15 : suy gẫm trong lúc đi
dạo trên thềm cung điện.
4 giờ :
viết lách.
6 giờ :
tiếp riêng các viên
chức của Vatican và Curia.
7 giờ
30 : ăn tối.
9 giờ :
trở lại phòng làm
việc, đọc và viết.
10 gìờ
30 : Cầu nguyện trong phòng
cầu kinh.
11 giờ
30 : đi ngủ (Sđd trg 635-636).
Cách
điều hành trực tiếp và đi lại các nơi của Ðức Gioan Phaolô 2 đã làm
các quan chức của Rôma phải sửng sốt. Ðó là cách điều hành
thông qua các mối quan hệ người với người, không phải thông qua
các biện pháp quan liêu hành chính, đối với toàn thể Giáo hội. Buổi
tiếp chuyện buổi sáng chẳng hạn, đã trở thành dịp để Giáo
hoàng gặp gỡ các tín đồ đến từ khắp nơi trên thế giới… Sau buổi
tiếp chuyện chung, Ngài thường cùng khách thưởng thức bữa sáng… Ngài
cũng duy trì bữa ăn trưa cùng các viên chức của Curia và với
các Giám mục đến từ khắp các nơi trên thế giới… cứ năm năm một
lần… Ðây là bữa ăn có một không hai cho hầu hết bốn nghìn Giám mục
được cởi mở với Giáo hoàng của họ… Có bữa ăn biến thành hội nghị
chuyên đề về vô số các chủ đề, từ triết học tới toán học, vật
lý … Bữa ăn tối có thể cuốn Giáo hoàng vào các cuộc thảo
luận chi tiết các kế hoạch cho các chuyến đi sắp tới… hoặc xem xét
tình hình về giới tu sĩ, điều luôn làm Giáo hoàng lo lắng : Các linh
mục có quan hệ tốt với các giám mục không ? Họ có tuân phục
không ?… Khi bị cuốn vào câu chuyện, Ngài thường nhìn xa xăm như thể
để tập trung tốt hơn, hoặc đôi khi Ngài khom mình trên mặt bàn, đầu
đặt giữa hai tay chống xuống bàn, cứ như ngài đang ở trong một thế
giới khác, khi cuộc nói chuyện bao bọc quanh Ngài" (Sđd trg 637, 638, 639).
Ta cũng đừng quên điều này
là trong cuộc đời GH của Ngài cho tới nay, Ngài đã thực hiện 95
chuyến công du mục vu tại hầu hết các nước trên thế giới, điều mà
không một vị GH nào trước đây đã
làm.ï Một cuộc sống đầy ắp những công việc nhu thế thì giờ đâu mà
cầu nguyện. Vậy mà ÐGH vẫn được coi là một con người cầu nguyện
Con người cầu nguyện :
Khi còn là đại chủng sinh,
Wojtyla đã tỏ ra ham thích cầu nguyện. Các bạn đã trêu chọc và ghi
trên một tấm thiệp ghim vào cánh cửa phòng Ngài : "Wojtyla, vị thánh tương lai" (Sđd
trg 127).
Khi làm linh mục, Ngài tâm sự
với linh mục bạn : "Nếu
thiếu vắng một đời sống nội tâm sâu sắc, một linh mục sẽ biến thành
một nhân viên văn phòng lúc nào không biết, và nơi truyền giáo sẽ
biến thành một văn phòng xứ tẻ nhạt, chỉ giải quyết những rắc rối
hàng ngày"(Sđd trg 138).
Năm 1958, khi Rôma, theo yêu
cầu của Hồng Y Wyszynski, bổ nhiệm Ngài làm Giám mục phó ở Krakow,
Ngài ký giấy chấp nhận ngay, không như hầu hết các vị khác thường
xin cầu nguyện để tìm thánh ý Chúa rồi trả lời sau. Nhưng sau khi ký
giấy, người ta thấy một linh mục đến tu viện và hỏi một nữ tu nhà
nguyện đâu, rồi linh mục ấy vào quỳ trước bàn thờ. "Một giờ trôi qua, rồi một giờ nữa.
Một nữ tu sĩ rồi vài người nữa, đến và đi trong im lặng. Vào khoảng
giờ ăn tối tiếng đồn bắt đầu lan ra rằng người linh mục im lặng kia
là giáo sư Wojtyla, và các nữ tu sĩ quyết định mời ăn cơm. Nhưng linh
mục không rời khỏi chỗ mình. Mẹ bề trên của tu viện đi đến để nhìn
vào trong nhà nguyện thì thấy Wojtyla vẫn trầm mặc, hai tay ôm lấy
đầu. Tối đó Ngài không ăn gì cả, khi các nữ tu sĩ đi ngủ, Ngài vẫn
còn ở nhà thờ. Ngài đã tiếp tục cầu nguyện trong 8 giờ đồng hồ"
(Sđd trg 155).
Năm 1967 Ngài nhận chức Hồng
Y. Chương trình hàng ngày là : "Vào
lúc năm rưỡi sáng, Người đã ở trong nhà nguyện nhỏ trong khu nhà
riêng. Khoảng 7 giờ, Ngài đi tới nhà thờ Francisca ở bên kia đường,
cầu nguyện trong một khoảng thời gian dài. Ngài trở về vào lúc 8
giờ để ăn sáng. Sau đó lại tới nhà nguyện nhỏ, đóng cửa lại, làm
việc, cầu nguyện và đọc cho đến 11 giờ… Sau 11 giờ, Tổng Giám mục
tiếp tại phòng làm việc của Ngài bất kỳ ai muốn nói chuyện với
Ngài" (Sđd trg 220).
Khi hay tin Ðức Gioan Phaolô 1
qua đời vào sáng sớm ngày 29-9-78, lúc đó Ngài mới bỏ một thìa
đường vào tách trà. "Ngài sững
người và tái đi, cánh tay phải vẫn giơ lên. Trong im lặng, tiếng động
duy nhất có thể nghe được là tiếng cái thìa rơi xuống mặt bàn… rồi
Ngài giam mình trong ngôi nhà nguyện nhỏ suốt mấy tiếng đồng hồ"
(Sđd trg 265).
Ðứng trước việc sức khỏe của
Ngài gần đây đang xấu đi, "Ngài
dành nhiều thời gian sống của mình cho việc cầu nguyện hơn bao giờ
hết. Ngay sau khi ngừng làm việc thì Ngài lại bắt đầu cầu nguyện… Cả
ngày Ngài cầu nguyện : sau khi dậy vào lúc 5 giờ sáng, ngài cầu
nguyện 2 giờ đồng hồ trong nhà nguyện nhỏ trước khi cử hành đại lễ
; Ngài cầu nguyện trước và sau bữa trưa, trước và sau bữa tối. Ngài
cầu nguyện hầu như liên tục cả ngày. Ngay cả trong lúc ngồi trên xe
của Giáo hoàng, Ngài cũng bỏ tràng hạt chậm rãi lần các hạt cho
đến phút chót khi bước ra khỏi xe. "Domine non sum dignus",
Ngài thầm thĩ khi tiếng vỗ tay xung quanh Ngài ập đến…" (Sđd trg
900). Bằng lời cầu nguyện, Giáo hoàng tự cho phép mình được siêu
thoát. "Ðó là sự tìm kiếm nhằm
đồng nhất với ý muốn của Chúa Trời" (Sđd trg 901). Chính Ngài
đã có dịp giải thích rằng : "Cầu
nguyện có nghĩa là đi ngang qua một loạt sân khấu, từ đau đớn đến
bình thản, từ tập trung đến buông xuôi… cầu nguyện bắt đầu từ sự
đối thoại và đạt tới một điểm nơi mà chỉ có một mình Chúa hành
động : "Chúng ta bắt đầu với ấn tượng rằng đó là sáng
kiến của mình, thế nhưng đó luôn luôn là sáng kiến của Chúa ở bên
trong chúng ta" (Sđd trg 80)…
Tóm
lại, Ðức Giáo hoàng rất coi trọng và cũng rất ham thích việc cầu
nguyện chiêm niệm, không phải để xuất thế hay siêu thoát, mà để
hiệp nhất với CG, hiểu biết ý Người và hoạt động theo ý Người. Mọi
sáng kiến hoạt động của Ngài đều phát xuất từ đó : Thông điệp,
Tông huấn, Tông thư… Thượng HÐGM, các Hội nghị, các cuộc viễn du mục
vụ, các cuộc gặp gỡ các phái đoàn hành hương, gặp gỡ đại kết hay
liên tôn… đều vừa được Ðức Giáo hoàng thực hiện trong chiêm niệm
và cầu nguyện.
Lạy Chúa, với Chúa nhật vừa qua, chúng con
đã ý thức được nhiệm vụ của mình trong bối cảnh Việt Nam hôm nay.
Với Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu, ÐGH nhắc nhở chúng con : Mỗi
Kitô hữu phải là nhà truyền giáo. Không rao giảng bằng môi miệng
nhưng phải dùng chính đời sống Kitô hữu đích thực của mình như một
cách loan báo TM hữu hiệu nhất. Ở VN này một người có lòng đạo đức
đích thực rất dễ được kính trọng và nghe theo.
Với Lời Chúa trong Chúa nhật hôm nay,
chúng con hiểu rằng không thể có lòng đạo đức này nếu không quí
trọng những giây phút "ngồi bên Chúa" như chị Maria hôm nay. Bóng đèn
không gắn liền với nguồn điện làm sao cháy sáng, làm sao soi sáng
cho ai.
Xin giúp chúng con biết xây dựng cho mình
một cuộc sống luôn gắn kết hoạt động với chiêm niệm giống như vị
cha chung của chúng con : một hoạt
động có chiêm niệm (nghĩa là chỉ hoạt động khi đã cầu nguyện),
và một chiêm niệm có hoạt động
(nghĩa là chiêm niệm về hoạt động và hướng tới hoạt động).
Cụ thể xin giúp chúng con, cách riêng
những người trẻ hôm nay, biết quí trọng việc cầu nguyện tôi sáng,
và siêng năng tham dự Thánh lễ mỗi ngày Chúa nhật để lòng Tin Cậy
Mến nơi chúng con được củng cố và hăng say ra đi thực hiện công việc
của một người được sai đi. Amen
Lm. Gs NBL,CT
CHỨNG TỪ:
XIN CHO CON TRỞ NÊN
Sau đệ nhất thế chiến trải ra từ năm 1914 đến năm 1918,
khắp nơi trên mảnh đất châu Âu, những người dân ly tán còn sống
sót đều trở về làng quê cũ, họ gạt nước mắt và sẵn sàng đổ mồ
hôi để nỗ lực hàn gắn những vết thương chiến tranh và xây dựng
cuộc sống trong hòa bình.
Tại một thị trấn nọ, tất cả nhà cửa, phố xá, ruộng vườn
đều đã tan hoang đổ nát. Một nhóm bạn trẻ bước vào ngôi Nhà Thờ
thân yêu ngày xưa, nay chỉ còn lại bốn vách tường và mái ngói tương
đối là đứng vững, còn bên trong là những gạch vữa, gỗ đá vỡ vụn.
Họ tìm thấy pho tượng Chúa Giê-su nằm sóng sượt dưới đất, chỉ còn
có thân mình là nguyên vẹn. Tuy thế, họ vẫn dọn dẹp quang quẻ Cung
Thánh, rồi đặt bức tượng trên một chiếc bàn con, trung tâm điểm cho
những buổi cử hành phụng vụ của giới trẻ. Và các bạn trẻ đã ghi
lại được một lời cầu nguyện bộc phát của một thiếu nữ, trong một
lần họ cùng nhau ngồi quây quần thinh lặng suy niệm lâu giờ trước
tượng Chúa Giê-su như sau:
"Lạy Chúa,
Xin cho chúng con trở thành đôi mắt của
Chúa,
Ðể chúng con diễn tả được tình
yêu thương của Chúa.
Xin biến chúng con trở thành đôi tay của
Chúa
Ðể chúng con nâng đỡ phục vụ
anh chị em.
Xin cho chúng con trở thành đôi chân của
Chúa,
Ðể chúng con sẵn sàng đến với
tha nhân.
Xin biến chúng con trở thành con tim của
Chúa,
Ðể chúng con biết thật sự yêu
thương mọi người."
Theo nội san ÁNH SÁNG của CÐM, số 1. 1999
CẦU NGUYỆN:
Xin
tim con nhắc hoài nhắc mãi:
Con
ước ao Ngài, chỉ mình Ngài thôi.
Mọi
ham muốn đêm ngày làm con xao lãng,
Ðều
giả dối, trống rỗng đến tận căn.
Từ
đáy thẳm vô thức trong con
cũng
vọng vang tiếng kêu than khẩn khoản:
"Con
ước ao Ngài, chỉ mình Ngài thôi".
Vẫn
mưu tìm an nghỉ trong đó,
Dù
con nổi loạn chống trả tình Ngài
nhưng
vẫn cứ kêu than khẩn khoản:
"Con
ước ao Ngài, chỉ mình Ngài thôi".
Thơ RABINDRANTH TAGORE, bản dịch của một sư huynh
La-San.
CÂU TRUYỆN:
SỐNG CẦU NGUYỆN
Cứ mỗi
lần Chúa Giê-su cảnh cáo nhân loại sẵn sàng để chờ đợi Ngài đến
thì Chúa đều nhắc đến việc cầu nguyện: "Anh em hãy tỉnh thức và
cầu nguyện vì anh em không biết ngày giờ nào Con Người lại đến".
Hãy tỉnh
thức và cầu nguyện vì tinh thần thì nhanh nhẹn yêu thích điều tốt
lành, nhưng xác thịt lại nặng nề không tuân theo mệnh lệnh tinh thần,
không dễ dàng làm điều tốt mà tinh thần muốn. Thánh Phao-lô tông
đồ nơi thơ thứ nhất gởi giáo đoàn Tx 5,17 đã khuyên các tín hữu phải
cầu nguyện luôn không bao giờ ngừng. Thế nhưng làm sao mà cầu nguyện
luôn không bao giờ ngừng? Bởi vì trong ngày sống, mỗi người chúng ta
còn có biết bao là việc bổn phận phải làm: Bổn phận của người cha
người mẹ trong gia đình, bổn phận của người con thảo hiếu phải giúp
đỡ cha mẹ và lo việc học hành ở trường... Hẳn một số người chúng
ta đã biết câu truyện vui về cuộc đối thoại giữa 2 người bạn thân
đều nghiện hút thuốc, hút không bao giờ ngưng nghỉ đến độ hút cả
trong giờ cầu nguyện. 2 người quyết định với nhau là sẽ đi bàn với
cha linh hướng và sẽ hoàn toàn tuân phục mệnh lệnh của ngài. Sau
thời gian xa nhau gặp lại thì một người đã bỏ hút thuốc, còn người
kia thì vẫn còn ung dung hút thuốc như thường. Lấy làm lạ người đã
bỏ thuốc hỏi anh bạn mình:
- Này anh! Anh đã nói làm sao
với cha linh hướng mà nay anh vẫn còn hút thuốc như thường vậy?
Người bạn trả lời:
- Có gì lạ đâu, tôi đã hỏi cha
linh hướng như thế này: "Thưa Cha, khi con hút thuốc, con cầu
nguyện được không?" Cha linh hướng trả lời: "Khi hút thuốc
thì vẫn cầu nguyện được". Thế là tôi cứ hút! Và đang khi hút
thuốc, tôi cầu nguyện. Còn anh, anh đã hỏi cha linh hướng làm sao mà
bây giờ không hút thuốc nữa.
Người bạn bỏ thuốc trả lời:
- Tôi hỏi cha linh hướng như thế
này: "Khi cầu nguyện thì con có được hút thuốc hay không?"
Cha linh hướng đã trả lời là không. Chính vì thế mà tôi đã bỏ thuốc
để cầu nguyện.
Mỗi người chúng ta có thể sống
cầu nguyện liên lỉ, sống hướng tâm hồn về cùng Thiên Chúa và đồng
thời chu toàn công việc bổn phận hằng ngày và dâng công việc làm
đó cho Thiên Chúa. Không phải một mình ta sống, nhưng ý thức rằng có
Chúa hiện diện sống trong ta và cùng làm việc đó với ta.
Lạy Chúa, xin giúp
con biết dành ra mỗi ngày một vài giây phút đặc biệt cho Chúa. Xin
hướng dẫn con trở về với Chúa. Xin Chúa đến ngự trong tâm hồn con
giúp con sống tốt lành, sống cầu nguyện liên lỉ không bao giờ ngừng. Lạy Chúa, con yêu
mến Chúa! Amen.
(Trích từ Ðài Veritas).
THÔNG TIN: