GOSPELNET
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


TIN MỪNG: Lc 24, 46 – 53

NHỮNG LỜI CHỈ BẢO SAU HẾT CHO CÁC TÔNG ÐỒ

"Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Ðấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này. Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống."

Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỉ, và hằng ở trong Ðền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa."

SUY NIỆM:

Từ các bản văn Thánh Kinh của Phụng Vụ hôm nay, chúng ta có thể rút ra được những điều quan trọng nào cho đời sống Ðức Tin ? Làm thế nào để chúng ta thực hiện Sứ Mạng Làm Chứng ?

1. Từ các bản văn Kinh Thánh của Phụng Vụ hôm nay, chúng ta có thể rút ra những điều quan trọng sau đây cho đời sống Ðức Tin:

·       Ðức Giê-su Ki-tô chịu khổ nạn và phục sinh là các sự kiện nằm trong chương trình, kế hoạch của Thiên Chúa và được thực hiện bằng Sức Mạnh của Thánh Thần Thiên Chúa. 

·       Chúa Thánh Thần, hay Thần Khí của Thiên Chúa là ân ban của Cha và là quà tặng đã được Ðức Ki-tô long trọng hứa ban cho các môn đệ. Thần Khí sẽ giúp các môn đệ và các Ki-tô hữu hiểu được Mầu Nhiệm của Ðức Giê-su Ki-tô đã được mặc khải trong Thánh Kinh. Vì thế muốn trở thành môn đệ đích thực của Ðức Giê-su chúng ta cần phải có Thánh Thần trong tâm hồn.

·       Cùng với Thánh Thần, Ðức Giê-su ban cho chúng ta một sứ mạng cao cả và quan trọng: đó là làm chứng về Ðức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa nhập thể làm người, đã chịu chết và đã phục sinh và được Thiên Chúa tôn vinh trên tất cả và đặt Người làm Ðức Chúa muôn dân muôn loài và làm đầu Hội Thánh là Thân Thể của Ðức Giê-su Ki-tô.

2. Chúng ta thực hiện Sứ Mạng Làm Chứng:

·       Trước tiên chúng ta có chia sẻ xác tín của các Giám Mục của chúng ta không ? Tại Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu các ngài đã quả quyết rằng "nếu trong thiên niên kỷ thứ nhất của Ki-tô giáo, Thập Giá đã được trồng trên đất Âu Châu, trong thiên niên kỷ thứ hai, Thập Giá được trồng trên đất Mỹ Châu và Phi Châu, thì trong thiên niên kỷ thứ ba, Giáo hội sẽ được một mùa gặt bội thu trên lục địa rộng lớn và tràn trề sức sống này." ( Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á, số 1 ).

·       Ðể có được một mùa gặt bội thu, chúng ta có đồng quan điểm với các ngài về việc dành ƯU TIÊN cho việc Loan Báo tức Làm Chứng không ? ( Xem THGHTCA số 19 ) Dành Ưu Tiên cho việc Loan Báo hay Làm Chứng có nghĩa là mối bận tâm trước nhất và lớn nhất của chúng ta phải là việc Loan Báo Tin Mừng ! Có nghĩa là chúng ta đầu tư trí tuệ, tài năng, tiền của, thời gian, sức lực nhiều nhất, trước nhất cho việc Loan Báo ấy !

·       Thứ đến, chúng ta đã hiểu rõ thế nào là Loan Báo chưa ? thế nào là Làm Chứng chưa ? Loan báo hay Làm Chứng theo THGHTCA ( số 19 ) trước hết là công khai loan báo Ðức Giê-su là Chúa, hay nói rõ hơn như Ðức Phao-lô VI và được Ðức Gio-an Phao-lô II nhắc lại trong Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng, số 22: "Không có việc Loan Báo Tin Mừng thực sự, nếu trong đó người ta chưa công bố tên, giáo lý, cuộc đời, các lời hứa, Nước Trời và Mầu Nhiệm của Ðức Giê-su Na-da-rét, Con Thiên Chúa"

·       Vậy chúng ta có thể rút ra một kết luận hết sức cụ thể cho cuộc sống là muốn loan báo về Ðức Giê-su, người Ki-tô hữu phải biết về "giáo lý, cuộc đời, các lời hứa, Nước Trời và Mầu Nhiệm của Ðức Giê-su Na-da-rét, Con Thiên Chúa". Biết ở đây không chỉ là lý thuyết, kiến thức; mà biết ở đây chủ yếu là kinh nghiệm đời sống nội tâm, gắn bó chặt chẽ và thâm sâu với Thiên Chúa nhập thể làm người và hiện đang sống và hoạt động giữa chúng ta. Có sự hiểu biết ấy, chúng ta mới có thể nói về Người như nói về Ðức Chúa và Bạn Thân của mình. Vì thế mà Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam nói chung và Ðức Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Sài-gòn nói riêng đã đề nghị các giáo xứ, các hội đoàn, các nhóm, các gia đình hãy chú tâm vào việc học hỏi, lắng nghe, suy niệm và chia sẻ Lời Chúa trong sinh hoạt của mình trong Năm Thánh 2000 vừa qua và trong năm 2001 là năm đầu của Thế Kỷ 21 và của Thiên Niên Kỷ thứ ba này ! Lắng nghe Lời Chúa để sống Lời Chúa; Sống Lời Chúa để Rao Giảng Lời Chúa: đó chính là nội dung Thư Mục Vụ của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam năm 2000 và đáng lẽ phải là "chương trình hành động" của toàn Giáo Hội Việt Nam !

·       Cuối cùng, đi vào hành động cụ thể mỗi người phải biết cách Làm Chứng và tìm ra mọi cơ hội cho công việc cao cả này:

§       Làm Chứng về Ai ? Làm Chứng về Ðức Giê-su Ki-tô là Chúa, về Thiên Chúa là Cha yêu thương, về Chương Trình Cứu Ðộ của Người, về Giới Răn yêu Thương, về giá trị siêu việt và bình đẳng của con người, về tình Huynh Ðệ giữa mọi người, mọi dân tộc !

§       Làm Chứng như thế nào ? ( hay bằng cách nào ? ) Làm Chứng bằng nhiều cách: lời nói, việc làm, sách báo, thái độ, cử chỉ, lời cầu nguyện, hy sinh, thời giờ, tiền của, trí tuệ… !

§       Làm Chứng ở đâu ? Làm Chứng trong gia đình, trường học, cơ quan xí nghiệp và ngoài xã hội !

§       Làm Chứng cho ai ? Làm Chứng cho những người sống chung quanh và tiếp xúc với chúng ta hằng ngày !

§       Làm Chứng khi nào ? Làm Chứng bất cứ khi nào: lúc thuận lợi cũng như khi gặp khó khăn !

                                                  Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI

CÂU TRUYỆN:

NHỮNG GÌ TÔI BIẾT VỀ ÐỨC KI-TÔ

Sau đây là một cuộc đối thoại độc đáo giữa một người tân tòng Công Giáo và một người vô thần:

--    Anh đã theo đạo Công Giáo rồi sao ?

--    Vâng, nói đúng và rõ hơn, tôi đã xin theo Ðức Ki-tô.

--       Thế thì chắc anh biết rất nhiều về ông ta, vậy anh hãy nói cho tôi biết ông ta sinh ra trong quốc gia nào ?

--    Rất tiếc là tôi đã có học những chi tiết này trong một khóa Giáo Lý, nhưng tôi lại quên mất !

--       Thế khi chết, ông ta được bao nhiêu tuổi ?

--    Tôi không nhớ rõ lắm nên cũng không dám nói.

--       Vậy, anh có biết ông ta đã thuyết giảng bao nhiêu bài, có bao nhiêu tác phẩm ông ta để lại, nói chung, về cuộc đời sự nghiệp của ông ta ?

--       Như vậy, anh biết quá ít, quá mơ hồ để có thể quả quyết là anh đã thật sự đi theo ông Ki-tô !

--    Anh nói đúng một phần. Tôi rất hổ thẹn vì mình đã biết quá ít về Ðức Ki-tô. Thế nhưng, điều mà tôi biết rất rõ là thế này: 3 năm trước, tôi là một tên nghiện rượu, sáng say chiều xỉn, nợ lút đầu lút cổ. Gia đình tôi xuống dốc một cách kinh khủng. Mỗi tối, khi tôi trở về nhà, vợ và các con tôi đều tức giận và buồn tủi. Thế mà, bây giờ thì tôi đã dứt khoát bỏ rượu và đã cố gắng trả được hết nợ nần, gia đình tôi đã tìm lại được hạnh phúc, các con tôi ngông ngóng chờ tôi về nhà mỗi tối sau giờ làm ca. Tất cả những điều này, không ai khác hơn, chính Ðức Ki-tô đã làm cho tôi. Và đó là tất cả những gì tôi biết về Người...

CHỨNG TỪ:

CHA PHÊ-RÔ, TÔNG ÐỒ CỦA NGƯỜI PHONG

Mùa xuân năm 1856, cha Phê-rô ( Peerke Donders ), vốn là một Linh Mục triều, sau này sẽ xin vào Dòng Chúa Cứu Thế Hà-lan, sau 14 năm làm Tông Ðồ cho người nô lệ, nay được bổ nhiệm làm cha sở cho những người bệnh phong tại trại Batavia, xứ Surinam, một thuộc địa của người Hà-lan tại Nam Mỹ. Batavia là một Giáo Xứ với những vấn đề xung đột căng thẳng từ rất lâu giữa các cha sở, cha phó tiền nhiệm và người bệnh. Không một Linh Mục nào ở được nơi đây quá 1 năm, nhưng với cha Phê-rô, thời gian ấy sẽ là 27 năm mục vụ, không kể 4 năm ngài về ở trong Dòng rồi lại quay trở lại với trại Ba-ta-vi-a, cho tới khi ngài qua đời vì căn bệnh viêm thận cấp tính năm 1887.

Ngay từ đầu, cha Phê-rô đã bắt tay ngay vào việc cải thiện hoàn cảnh vật chất thảm hại tại đây. Bác sĩ Van Hasselaar sau khi lần đầu tiên đến thăm trại đã kể lại: "Chỉ nhìn người cùi không thôi cũng là một việc kinh khủng rồi: không thể nào hình dung nổi những con người ở đây, thân thể họ đã trở nên sần sùi, da họ giống như vỏ cây liễu già, phần lớn mũi miệng đều bị lở loét làm cho giọng nói bị khản đặc..."

Thật vậy, tay chân và các bộ phận khác bị thối rữa ngay khi người bệnh còn sống, bốc lên mùi hôi thối lờ lợ như mùi xác chết trong những căn chòi lợp lá dừa mà họ trú thân, đến nỗi có lần các nhân viên của một ủy ban y tế do cha Phê-rô mời đến giúp, đã không kềm được, phải phóng vội ra khỏi những căn chòi khủng khiếp ấy để nôn thốc nôn tháo.

Cha Phê-rô ghi lại: "Bên trong những căn chòi giống như chuồng lợn ấy, người bệnh ngủ ngay dưới đất. Nền đất hút lấy phần lớn máu mủ của họ. Vì thiếu y tá, họ phải giúp đỡ lẫn nhau nên thường xuyên ở trong tình trạng nhiễm trùng và dơ bẩn. Lương thực cũng thiếu trầm trọng, nước thì phải đi lấy từ xa. Còn củi để nấu bếp phải tự đi vào rừng chặt lấy..."

Trong khi đó, ban lãnh đạo lại có thái độ hết sức tàn nhẫn, họ bảo: "Nếu bọn hủi này có chết bớt đi vì đói và bệnh càng tốt !" Cha Phê-rô can đảm đấu tranh chống lại tình trạng này, ngài đặt thêm giường và lót ván dưới nền các căn chòi. Còn thức ăn thì ngài đành chỉ biết chia sẻ phần lớn những gì của chính ngài cho những người đói nhất. Về phần những người chết, ngài thuyết phục ban lãnh đạo cấp cho họ một cỗ áo quan cho tử tế. Còn lại những gì không xin được, ngài tự mình làm lấy.

Sau khi dành những giờ đầu tiên trong ngày cho Thánh Lễ và cầu nguyện, cha Phê-rô đi thăm người bệnh và đặc biệt quan tâm đến những người bị bỏ rơi nhất và những người mới đến.

Ngài không chỉ bằng lòng với những lời nói đạo đức để an ủi, nhưng còn xắn tay áo đi bổ củi, xách nước, nâng đỡ thân thể thối rữa của họ để họ được uống nước. Ngài quét nhà, đổ rác, giặt quần áo đầy mủ máu, rửa các vết thương ghê sợ. Khi viên quản đốc cảnh giác cha về khả năng lây nhiễm, ngài chỉ trả lời gọn một câu: "Có gì mà sợ !"

Cha Phê-rô cũng chú trọng đến mặt mục vụ thiêng liêng. Do tình trạng sống vô vọng như thế, các bệnh nhân ở đây hầu như không còn biết đến ý thức luân lý là gì nữa. Nghiện rượu, vô luân, ăn cắp, ganh tỵ, cãi cọ, ẩu đả, nổi loạn, bấp chấp luật lệ chung...

Cha Phê-rô nhận ra vấn đề Ơn Cứu Ðộ con người toàn diện ở đây vượt quá những chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, thuốc men, sức khỏe và cả cái chết nữa. Và cha đã sống và làm việc hoàn toàn hướng về Thiên Chúa và người đồng loại khốn khổ.

Sau này, vị giám đốc trại phong đã phải nhận xét: "Từ khi Ky-tô giáo, do lòng nhiệt tình của các Thừa Sai, được giảng dạy ở đây, dân chúng không còn gây khó khăn cho chúng tôi trong việc duy trì luật pháp trật tự. Phong hóa và đời sống nhân bản đã thay đổi hẳn, đến mức ta có cảm tưởng đứng trước những con người hoàn toàn khác !"

Ðến năm 1867 khi đã xin vào Dòng Chúa Cứu Thế, cha Phê-rô lại xin giúp thêm những thổ dân da đỏ và những nô lệ da đen sống chui nhủi trong các khu rừng rậm. Cứ 6 tháng một lần, ngài tạm rời trại phong Ba-ta-vi-a để vượt sông suối thác ghềnh đi tìm họ, dạy đạo và rửa tội cho họ. Ðến cuối tháng 12 năm 1886, khi đã 77 tuổi, sức khỏe tuy đã cạn kiệt, cha vẫn cố gắng đi thăm lần chót tất cả những người phong, giải tội, trao Mình Thánh Chúa. Rồi cùng với Họ Ðạo, cha cử hành Lễ Giáng Sinh. Ngày 31 tháng 12, ngài còn giảng lần cuối cùng rồi mới nằm liệt giường vì chứng viêm thận vào giai đoạn cuối.

Rạng sáng ngày 6 tháng 1 năm 1887, cha Bakker một Linh Mục Thừa Sai già đã nhiễm bệnh phong, xức dầu cho cha Phê-rô. Ðến thứ tư ngày 12 tháng 1, ngài nói: "Kiên nhẫn thêm một chút nữa nhé, tôi sẽ được về với Chúa vào trưa thứ sáu, lúc 3 giờ chiều" Thật vậy, đúng trưa thứ sáu 14.1.1887, cha Phê-rô Donders đã trút hơi thở cuối cùng, thọ 78 tuổi. Lễ an táng diễn ra ngay hôm sau, những người bệnh phong đều theo sau linh cữu, người thì chống nạng, kẻ thì lết cho đến tận huyệt mộ ngay dưới chân một cây Thánh Giá lớn.

Quả thật, nhìn lại cuộc đời cha Phê-rô, những người cùng thời và ngày nay đều phải thốt lên: "Chúa đã ghé mắt đoái nhìn phận nghèo hèn của tôi tớ Chúa, và Ðấng Toàn Năng đã làm nơi cha Phê-rô những việc vĩ đại !"  Và sau gần 100 năm, ngày 14 tháng 1 năm 1982, cha Phê-rô Donders( 1809 – 1887 ) tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, đã được Ðức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô đệ nhị phong Chân Phúc tại Rô-ma.

Theo tài liệu của LM. LÊ TRUNG NGHĨA, DCCT.

CẦU NGUYỆN:

NƠI NGÀI DỪNG LẠI

Sáng hôm nay, con được làm bạn đường cùng đi với Chúa về làng. Con cứ thắc mắc mãi: ở nhà quê thì có gì vui đâu mà lại đi tổ chức... du lịch ? Vậy mà ngang qua một bờ đê, Chúa đã dừng lại để lội xuống ruộng, đón lấy tay cầy đằng sau con trâu gầy còm của một bác nông dân. Rồi Chúa lại còn cùng tát nước với họ vào một mảnh ruộng khác đang khô nước. Chúa làm một cách say mê vui vẻ trong khi nắng đã lên cao, trời nóng dần đến mức như đổ lửa... Con cũng đành phải làm theo Chúa mà miệng thì cứ lẩm bẩm: đúng là đang đâu lại đi chuốc vào thân những vất vả cực nhọc ! Rõ khổ !

Ðến quá trưa, Chúa chia tay với những người dân cầy chất phác và vui tính sau khi uống một bát nước vối họ mời. Chúa quay lại bảo con: "Nào, chúng mình về một khu ngoại thành đi !" Con cứ chắc mẩm trong bụng rằng: thế nào Chúa cũng sẽ tìm một quán nước có máy lạnh dành cho khách du lịch để nghỉ ngơi...

Vậy mà, vừa gặp một tốp thợ đang thi công một đoạn quốc lộ, Chúa lại đã ghé vào, xắn tay áo xin cùng làm với họ. Chúa cũng xúc đá, cũng đội sọt cát trên vai, hoặc lăn một thùng hắc ín đến lò nấu dã chiến bên vệ đường... Cứ thế, vừa làm Chúa vừa trò chuyện thân tình với họ, mặc cho mồ hôi muối túa ra ướt đẫm lưng áo. Con lại cũng đành phải làm theo Chúa, cố tình chọn một việc nhẹ nhất cho đỡ mệt, hơi sức đâu mà đánh liều với thứ công việc khổ sai như thế.

Xập tối, Chúa chia tay với cánh thợ bộc trực và gân guốc sau khi rít một điếu thuốc rê với họ. Chúa lại bảo con đi  tiếp đến một thị trấn nhỏ gần đó. Con cứ ngỡ phen này thì thế nào Chúa cũng sẽ phải tìm một khách sạn để nghỉ ngơi và dùng cơm tối, đói bụng lắm rồi còn gì...

Thế mà khi ngang qua một vùng ven thị trấn, Chúa lại bảo con ghé vào thăm một làng phong. Ở đây, Chúa đã ngồi xuống bên những bệnh nhân tật nguyền, xúc cơm đổ thuốc, lau mặt thay áo cho họ, mặc cho những vết thương lở loét của họ bốc lên mùi hôi tanh ghê sợ. Chúa còn đến tận giường để an ủi nâng đỡ một cụ già đang hấp hối sau đời gánh chịu căn bệnh đau đớn cùng nỗi tủi nhục bị con cháu và xã hội xua đuổi... Con cũng đành phải làm theo Chúa, nhưng chỉ là phụ giúp giặt khăn rót nước hoặc lấy bông băng đưa cho Chúa...

Mãi đến khuya, Chúa mới chịu chia tay với những người phong cùi sau khi vuốt mắt cho cụ già vừa qua đời. Về lại thành phố, con đang thầm lo: không biết Chúa còn định đi những đâu nữa đây, khổ quá đi mất ! Du lịch mà cứ như là một chuyến công tác xã hội từ thiện, biết vậy, hôm nay con đã chẳng nhận lời theo Chúa đi lang thang vạ vật như thế này...

Thế rồi, ngang qua một nguyện đường nhỏ bé của một dòng tu, Chúa bảo con: "Mình cùng vào cầu nguyện một chút nhé !" Con thở phào yên tâm ! Nhưng tối khuya thế này, ai mà mở cửa cho vào ?  Không ngờ Chúa dừng lại trước cánh cửa lớn Nhà Thờ, quỳ xuống thềm và bắt đầu cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha của Người: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha..."

Ðến lúc này thì con mới chợt hiểu tất cả để lặng lẽ quỳ xuống bên Chúa, lòng bật lên lời tâm nguyện: "Con cố gắng cúi mình khiêm nhu, xuống dấu chân nơi Ngài dừng lại, nhưng sâu hút vô ngần Ngài ơi, vẫn không sao chạm được..."

Lm. LÊ QUANG UY 1997, phỏng theo ý thơ RABINDRANATH TAGORE

THÔNG TIN:

THÔNG TIN MỚI VỀ 3 HỌC SINH NGHÈO CẦN ÐƯỠC TRỠ GIÚP

Chúng tôi lại mới nhận được thông tin của cô Phan Mỹ Linh, giáo viên lớp 6 trường Trung Học Cơ Sở Ðông Thạnh, huyện Hóc Môn, về 3 em học sinh trong lớp của cô phụ trách, GOSPELNET đã trợ giúp ngay được cho mỗi em 300.000 đồng để các em kịp đóng khoản nợ học phí với nhà trường. Nay chúng tôi lại nhận được thư cầu cứu thêm của cô giáo cho 3 em học sinh khác trong lớp cô phụ trách, cũng có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, đó là các em:

1. ÐỖ CAO TRÍ: sinh năm 1988, học sinh khá lớp 6 trường Ðông Thạnh, ngụ tại số 125 ấp 4 xã Ðông Thạnh, huyện Hóc môn, cha làm thợ hồ, mẹ bị thất nghiệp, đã cố gắng nhưng không đủ tiền đóng học phí, còn thiếu 120.000 đồng.

2. TRẦN MINH TUẤN: sinh năm 1988, học sinh khá lớp 6 trường Ðông Thạnh, ngụ tại số 5 / 19 ấp 6 xã Ðông Thạnh, huyện Hóc Môn, cha mẹ đều làm rẫy, đã cố gắng nhưng không đủ tiền đóng học phí, còn thiếu 70.000 đồng.

3. NGUYỄN NGỌC THANH XUÂN: sinh năm 1988, học sinh khá lớp 6 trường Ðông Thạnh, ngụ tại số 5 / 19 ấp 6 xã Ðông Thạnh, huyện Hóc Môn, cha mẹ đều làm rẫy, đã cố gắng nhưng không đủ tiền đóng học phí, còn thiếu 50.000 đồng.

GOSPELNET đã trợ giúp ngay số tiền 240.000 đồng trích từ số 500.000 đồng của bạn MK QUỐC DUY mới gửi cho chúng tôi, để các em "trả nợ" học phí của nhà trường, kịp trước khi kết thúc năm học 2000 – 2001. Cô giáo Linh cũng sẽ tìm dịp thuận tiện để chụp chung với 3 em Ðặng Ngọc Tiến, Nguyễn Ngọc Hải, Nguyễn Thị Phượng ( đợt trước ) và 3 em Ðỗ Cao Trí, Trần Minh Tuấn và Nguyễn Ngọc Thanh Xuân ( đợt này ) để thông qua GOSPELNET ngỏ lời biết ơn thật thà nhất đến ông bà NP TIEU PHUONG ( đã giúp đợt trước ).

Ước mong 6 em nêu trên sẽ được quý ân nhân nhận trợ giúp học bổng năm học lớp 7 sắp tới để các em và gia đình được vững dạ an lòng mà vượt qua nghịch cảnh. Học bổng này dự kiến là: 9 tháng x 50.000 đồng = 450.000 đồng cho mỗi em.

THÔNG TIN THÊM VỀ BẠN HỌC SINH PHẠM VĂN ÐỒNG

GOSPELNET mới nhận được một lá thư ngắn viết tay, đề ngày thứ ba 22.5.2001 của em Phạm Văn Ðồng ( đã nêu trên GOSPELNET số 8 ) như sau:

Kính gửi GOSPELNET và ông bà NP TIEU PHUONG, con xin cảm ơn cha và ông bà, con đã nhận được qua anh Phan Tấn Hiển, số tiền 800.000 đồng ( tương đương 50 USD ) mà ông bà NP TIEU PHUONG đã muốn trợ giúp cho con trong thời gian chuẩn bị thi tốt nghiệp Phổ Thông và kỳ thi tuyển vào Ðại Học sắp tới đây. Con hứa sẽ cố gắng học hành thật tốt để không phụ lòng cha và ông bà. Con, Phạm Văn Ðồng"

THÔNG TIN THÊM VỀ CHÁU BÉ NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY

Như đã nêu rõ trong GOSPELNET số 8, hồ sơ xin mổ tim của cháu bé Tường Vy đang chờ được Hội Ðồng Viện Tim xét duyệt với mức xin giảm phí là 950 USD ( chúng tôi đã đành phải xin đăng ký tự nguyện đóng góp 50 % viện phí tức là 900 USD để thủ tục xét duyệt sẽ được nhanh hơn là xin miễn giảm 100 % ). Hiện tại gia đình và cháu bé vẫn được các soeurs Ða-minh Rosa Lima gửi trọ tại nhà một người quen tại Hòa Hưng để dễ đi lại với Viện Tim. Sức khỏe cháu trồi sụt bất thường.

Chúng tôi đang cố gắng liên hệ với soeur Quỳnh Dao và soeur Hà Thanh, dòng Phan Sinh Thừa Sai Ðức Mẹ, để nhờ can thiệp cho cháu bé sớm được mổ, cho dù có phải vì vậy mà phải xin đóng toàn bộ 100 % viện phí, chỉ cốt bảo đảm tính mạng cho cháu.

Chúng tôi cũng được giáo sư Nguyễn Ðăng Trúc, Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ ở Pháp gửi E-Mail báo tin bác sĩ Alain Carpentier, người sáng lập Viện Tim, cũng sắp về Việt Nam. Chúng tôi sẽ cố gắng làm mọi cách để thủ tục xét duyệt " chạy" nhanh hơn... Xin mọi người cầu nguyện đặc biệt cho cháu Tường Vy. Có thông tin gì mới, chúng tôi sẽ đăng trên GOSPELNET số 11 sắp tới.

THÔNG TIN MỚI VỀ CHÁU BÉ HỒ THỊ MINH NGỌC

GOSPELNET vừa nhận được E-mail đề ngày thứ năm 24.5.2001 của bạn PHẠM HÙNH CÚC gửi cho các bạn trong Nhóm Mai Khôica đoàn Tâm Ca tại Hoa Kỳ với nội dung như sau:

"Hôm qua nhận được email của cha Uy, Cúc chưa dám thông báo với các bạn ngay. Sáng nay trên đường đi làm Cúc nghĩ về nó, và khi vào hãng đọc được forward E-mail của bạn MK Thanh Hải gửi cho MK, rồi E-mail trả lời của Luci. Nếu các bạn có thể đóng góp vào để giúp cho cháu Minh Ngọc mổ tim thì quá tốt ( các bạn có thể mở Gospelnet số 9 ra xem, nếu ai không có, Cúc sẽ copy lại, gửi cho mọi người đọc ). Tiền cứ gửi về Cúc và chúng ta sẽ thực hiện giống như lúc giúp cho cháu Tường Vy vậy. Ðịa chỉ gửi check cho Cúc: Cuc Pham Than, 1804 Darnell St, Libertyville, IL 60048.

Có một điều Cúc suy nghĩ sau khi đọc được Gospelnet của cha Uy sau này là: Gospelnet như là cái phao để các người cần giúp đỡ bám vào. Cái phao đó có khá nhiều người bám vào, nên không phải là điều dễ gánh. Tiền gửi về giúp VN tuy là giá trị của 1.850 USD khá cao so với ở nơi đây, nhưng chi phí cho các cuộc mổ thì không ít. Nhưng không giúp thì thấy một sinh mạng khi có thể có cơ hội cứu sống mà vì không có đủ tiền chi phí mà phải bị mất đi thì quả là một điều thương tâm vô cùng. Cái phao Gospelnet có nổi được không thì phải nhờ vào tất cả mọi người. Nhất là những bạn đang sinh sống ở các nước không phải là VN. Chúng ta có cái may mắn nhiều hơn các bạn và đồng bào bên nhà vì dù sao chúng ta mỗi ngày không bị cái nghèo khổ túng thiếu khó khăn bám víu lấy mình. Cúc không nói là chúng ta không có những lo lắng suy tư hay khó khăn riêng. Nhưng dù sao, phải nhìn nhận là chúng ta không đến nỗi phải đi vào ngõ cụt như đồng bào cần giúp đỡ của mình bên nhà.

Suy nghĩ của Cúc là làm thế nào để có thể giúp cho chương trình Gospelnet được sống lâu dài. Tại sao chúng ta cần giúp cho Gospelnet sống ? Chỉ vì Cúc nhận thấy đây là một chương trình hữu ích, giúp đỡ được đồng bào của mình ở VN, những người kém may mắn, còn nghèo khổ khó khăn. Chắc các bạn cũng có cùng nhận xét như Cúc. Cúc hiểu được khả năng của chúng ta có hạn và nhu cầu thì vô hạn, nhưng chúng ta cũng không thể làm ngơ. Các bạn có ý kiến đóng góp nào không ? Xin hãy cùng nhau suy nghĩ và góp ý kiến cho nhau để chúng ta có thể cùng nhau giúp cho cái phao Gospelnet được nổi, để cho niềm hy vọng của những người cần bám vào luôn chiếu sáng.

Rất mong nhận được những đóng góp của các bạn. Thứ nhất là giúp đỡ cấp bách cho cháu bé Minh Ngọc có điều kiện để mổ tim. Và thứ hai là suy nghĩ làm sao để giúp cho cái phao Gospelnet có thể nổi một cách vững vàng mãi mãi. Thân ái, Phạm Huỳnh Cúc."

GOSPELNET cũng đã ngỏ lời thêm qua E-Mail ( viết không có dấu chữ ) với bạn Hùnh Cúc, các bạn Nhóm Mai Khôi và ca đoàn Tâm Ca với một đề nghị cụ thể như sau:

HUYNH CUC VA CAC BAN MAI KHOI – TAM CA THAN MEN,

THAT CAM DONG KHI THAY CAC BAN DA NHIET THANH HUONG UNG LOI KEU GOI CUA GOSPELNET. PHAI NOI LA CAC BAN SE CON BI UY "QUAY RAY" LIEN TUC, HET CAS NAY DEN CAS KHAC. XIN CAC BAN HIEU CHO LA O VIET NAM, UY CUNG VAN DONG XIN QUYEN GOP LUNG TUNG KHAP NOI, THAM CHI CO NHIEU LUC UY VA CAC CHA PHAI VET SACH CA TIEN LE, TIEN BOI DUONG DI GIANG CAM PHONG CHO CAC DONG TU HOAC CHO CAC GIAO XU, NHUNG VAN KHONG BAO GIO DU.

RO RANG LA GOSPELNET PHAI NHO VAO 70 % SU TRO GIUP CHIA SE LA NHUNG AN NHAN O NUOC NGOAI. CO NHUNG CHUONG TRINH, VI YEU CAU CUA NGUOI GIUP MA UY KHONG DANG LEN GOSPELNET NEN KHONG AI BIET, CHU THAT RA DA CO QUA NHIEU TRUONG HOP UY VA CAC CHA TRONG DONG DA VA DANG LAM, KHONG THE DUNG DUNG MA LAM NGO DUOC TRUOC NHIEU THAM CANH. CUNG TA ON CHUA LA DA CO KHA NHIEU NGUOI HIEU DUOC CONG VIEC CUC" CUA UY VA CAC CHA DANG LAM NEN DA NHAN LOI CONG TAC DE... "DEM MUOI TIN MUNG MA DO AO VAO BIEN DOI MENH MONG".

TRONG CHUYEN MA BAN HUYNH CUC DA NEU LEN, UY XIN DE NGHI HET SUC CU THE NHU THE NAY DE DO NANG GANH CHO CAC BAN:

1.     XIN CAC BAN HAY MO RONG RA VOI CA NHUNG NGUOI THAN TRONG GIA DINH, NHUNG NGUOI QUEN BIET VA HANG XOM, NHU VAY NGUON TRO GIUP SE LON HON VA LAU DAI HON LA CHI DUNG LAI O ANH EM NHOM MAI KHOI VA CA DOAN TAM CA CHUNG MINH.

2.     XIN CAC BAN VA NHUNG NGUOI HAO TAM AY, MOI NGAY CHI CAN DE DANH RA DUNG 1 USD, BO VAO MOT CON HEO DAT TIET KIEM, BEN NGOAI DE CHU: GOSPELNET.

NHU VAY MOI THANG, CU MOT NGUOI SE CO DUOC 30 USD, MOT GIA DINH 4 NGUOI LA DA DUOC 120 USD. NEU CONG THEM 2 NGUOI QUEN BIET NUA LA DUOC THEM 60 USD. TONG CONG CU MOI BAN MK DA GOP DUOC 180 USD MOT THANG ROI.

NEU CO KHOANG 10 BAN MK CONG TAC LA DA DUOC 1.800 USD TRONG MOT THANG. CON
SO TO LON DEN KHONG NGO ! 1.800 USD TINH RA TIEN VN LA DUOC HON 25 TRIEU. NEU CAN MO TIM CHO MOT CHAU BE BENH NHAN, THI MOI THANG GOSPELNET GIUP DUOC MOT NGUOI. NEU DUNG DE GIUP HOC BONG CHO CAC SINH VIEN HOAC HOC SINH NGHEO THI CU 50.000 VND MOT EM TRONG MOT THANG, THI CHUNG TA GIUP DUOC DEN 500 EM... NHU VAY MOI NGUOI CHI HY SINH TIET KIEM 1 USD MOI NGAY THI CHUNG TA SE LAM DUOC RAT NHIEU VIEC HUU ICH !

XIN CAC BAN DUNG NGHI LA LAM MOI CHUYEN DO CHO RIENG UY, KEO SE CO LUC... NOI NONG MA LEN AN UY THAM TE, VI DO SE LA MOT GANH NANG AM ANH MOI NGAY VAO DAU OC CUA CAC BAN VON DI DA QUA CANG THANG VI CONG AN VIEC LAM VA NHUNG CHUYEN TRONG GIA DINH CAC BAN. NHUNG NEU CAC BAN NGHI LA DANG LAM CHO NHUNG NGUOI NGHEO, LAM CHO CHUA, CHO GOSPELNET, CHO THA NHAN, DAC BIET LA NHUNG NGUOI DANG LAM VAO NGHICH CANH. KHI AY, CAC BAN SE THAY NHE NHANG VUI VE, Y NHU DANG CHOI MOT "TRO CHOI LON" THEO CHAM NGON CUA HUONG DAO ( SCOUT ): "GIUP ICH MOI NGUOI BAT CU LUC NAO".

VA KHI AY, "CHIEC PHAO" GOSPELNET SE KHONG NHUNG NOI LEN DUOC TREN MAT BIEN
DOI MENH MONG, MA LAI CANG NGAY CANG TO RA, LON HON, DE CHO CANG NHIEU NGUOI
KHON KHO CO THE BAM VAO, Y NHU DANG BAM VAO CHUA VAY..."

Tạ ơn Chúa, như vậy là sau khi GOSPELNET khởi đầu mở một "tài khoản" ( account ) cho bé Hồ Thị Minh Ngọc với số tiền trợ giúp của ông bà KHÚC HỮU CHẤP đổi ra tiền VN được 2.500.000 đồng ( đã nêu trên GOSPELNET số 9 là khoảng 150 USD và 200.000 đồng ), thì hy vọng sau lời kêu gọi của bạn PHẠM HUỲNH CÚC, account chan chứa yêu thương này sẽ có thể được mọi người quan tâm chia sẻ trợ giúp để cháu MINH NGỌC sớm được mổ tim.

Và nếu như quý độc giả EPHATA, GOSPELNET, mỗi người cũng thử làm theo cách thức tiết kiệm vừa đề nghị cụ thể trên đây, chúng ta sẽ có thể giúp nhiều hơn, nhanh hơn cho biết bao nhiêu trường hợp khác đang và sẽ cần được chúng ta "truyền tin" Tin Mừng qua hành động chia sẻ dễ thương mà hiệu quả này. Xin chân thành tạ ơn Chúa và biết ơn mọi người.

Và đến 19g50 chiều thứ bảy 26.5.2001, khi số GOSPELNET này chuẩn bị được đưa lên Internet, chúng tôi nhận được E-Mail của bạn MK PHẠM HUỲNH CÚC báo tin Quỹ Mổ Tim cho bé Hồ Thị Minh Ngọc đã được khai trương với 30 USD của đôi bạn MK THÔNG + XUÂN DIỄM. Như vậy, tổng cộng chúng ta đã có được 2.500.000 VND và 30 USD. Trong tuần lễ tới, khi nhận được những thông tin mới, chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải trên GOSPELNET số 11 sẽ ra ngày Chúa Nhật 3.6.2001.

THÔNG TIN VỀ HỌC BỔNG CHO 50 EM HỌC SINH NGHÈO Ở MIỀN BẮC

 


01

TRỊNH MINH TÂM

02

NGUYỄN VĂN HÙNG

03

ÐÀM THỊ THƠM

04

DƯƠNG VĂN HẢI

05

DƯƠNG THỊ NGÂN

06

TRẦN ÐÌNH NAN

07

TRẦN VĂN HUÂN

08

NGUYỄN VĂN KHÔI

09

HOÀNG TRỌNG HỮU

10

TRỊNH VĂN ÐOÀN

11

NGUYỄN VĂN NGUYÊN

12

NGUYỄN VĂN QUẢNG

13

NGUYỄN VĂN KHA

14

NGUYỄN THỊ TÂM

15

NGUYỄN VĂN LỊCH

16

NGUYỄN VĂN ÐỨC

17

NGUYỄN VĂN ÐỨC

18

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

19

TRƯƠNG THỊ HƯƠNG

20

PHAN VĂN VIỆT

21

NGUYỄN VĂN DIỆM

22

NGUYỄN TRƯỜNG TAM

23

PHAN THÚY HƯỜNG

24

BÙI VĂN VIỆT

25

NGUYỄN THỊ THÚY

26

NGUYỄN THỊ YẾN

27

NGUYỄN VĂN BA

28

NGUYỄN THỊ MINH

29

THÂN VĂN TRIỂN

30

THÂN VĂN HƯỚNG

31

NGUYỄN VĂN KHÁNH

32

NGUYỄN VĂN DUY

33

NGUYỄN VĂN CHIẾN

34

NGUYỄN THỊ HÀ

35

TRẦN VĂN ÐOÀN

36

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

37

VŨ THỊ HUYỀN

38

NGUYỄN THỊ HỒNG

39

TRẦN VĂN HOÀN

40

VŨ VĂN QUÝ

41

NGUYỄN VĂN HỒNG

42

NGUYỄN THỊ VI

43

NGUYỄN VĂN THẢO

44

VƯƠNG NGỌC HOÀN

45

NGUYỄN VĂN LUẬN

46

NGUYỄN THỊ THỦY

47

TRẦN ÐỨC NGHĨA

48

NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC

49

NGUYỄN THỊ TÚ

50

NGUYỄN VĂN HÙNG


Danh sách này được các soeurs Dòng Ða-minh cộng đoàn Xuân Hòa thuộc miền Rosa Lima đề nghị từ tháng 9 năm 2000. Mỗi em xin được giúp 50.000 VND một tháng, vì hoàn cảnh gia đình của các em ở vùng nông thôn miền Bắc quá nghèo. Như vậy, mỗi tháng cần phải có tất cả 2.500.000 VND để trợ giúp. Từ đó đến nay, chúng tôi đã cố gắng quyên góp các nơi ( trong đó có bạn MK TRẦN HUYỀN TRÂN đã gửi về vào tháng 2 năm 2001 giúp số tiền 150 USD ) để lo liệu cho em.

Ðến giữa tháng 5 năm 2001, Linh Mục HOÀI CHƯƠNG, SDB, và Nhóm LỬA VIỆT đã nhờ người cầm về giúp 700 USD, đổi ra tiền Việt Nam sẽ được hơn 98.000.000 VND, tính ra sẽ giúp được cho 50 em gần tròn 4 tháng. Chúng tôi sẽ nhanh chóng chuyển số tiền này ra cho soeur Bề Trên Tê-rê-xa NGUYỄN THỊ XUÂN CẬY, địa chỉ số 118 Nhà Dòng Xuân Hòa, Ðại Xuân, Quế Võ, Bắc Ninh. Số điện thoại: 0241.863.841.

Thay mặt tất cả các em ở miền Bắc, GOSPELNET xin biết ơn Cha Hoài Chương và Nhóm Lửa Việt. Hy vọng chương trình trợ giúp này sẽ còn được tiếp tục lâu dài.

Mọi thông tin và trợ giúp, xin quý độc giả và ân nhân liên hệ với GOSPELNET qua đường E-Mail: uy1959@yahoo.com hoặc qua đường dây điện thoại số 090.34.09.14.