Tự Sắc Của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô
Chúa Giêsu Thẩm Phán Nhân Từ
Mitis Iudex Dominus Iesus
Về việc cải tổ thủ tục pháp lý
đối với các vụ án tuyên bố sự vô hiệu của hôn nhân trong bộ Giáo Luật
Bản dịch việt ngữ của:
Linh Mục John Baptist Lê Ngọc Dũng, Giáo Phận Nha Trang
và Linh Mục Joseph Hoàng Văn Sỹ, Giáo Phận Quy Nhơn
Vài Tố Tụng Ðặc Biệt
Ðề Mục 1: Tố Tụng Hôn Nhân
Chương 1:
Những Vụ Án Tuyên Bố Hôn Nhân Bất Thành
Tiết 1: Tòa Án Có Thẩm Quyền
Ðiều 1671
1. Do luật riêng, các vụ án hôn nhân của những người đã được Rửa Tội, thuộc quyền thẩm phán Giáo Hội.
2. Các vụ án liên quan đến những hiệu lực thuần túy dân sự của hôn nhân thuộc quyền thẩm phán dân sự, trừ khi luật địa phương ấn định rằng thẩm phán Giáo Hội có thể cứu xét và giải quyết chính các vụ án đó, nếu các vụ án ấy được giải quyết như là vấn đề phụ và tùy tòng.
Ðiều 1672
Ðối với những vụ án về sự bất thành của hôn nhân mà Tông Tòa không dành riêng cho mình, thì các tòa án có thẩm quyền là:
10 Tòa án tại nơi đã cử hành hôn nhân;
20 Tòa án tại nơi mà một hoặc cả hai bên có cư sở hay bán cư sở;
Ðiều 1673
1. Trong mỗi giáo phận và cho những vụ án bất thành của hôn nhân mà không bị luật minh nhiên loại trừ, thẩm phán của tòa án cấp một là Giám Mục giáo phận, ngài có thể đích thân hay nhờ những người khác thi hành quyền xét xử, chiếu theo qui tắc của luật.
2. Trong giáo phận Giám Mục phải thiết lập tòa án giáo phận để xử những vụ án bất thành của hôn nhân miễn là vẫn giữ nguyên năng quyền của Giám Mục đó được xúc tiến tại một tòa án giáo phận lân cận hoặc liên giáo phận.
3. Những vụ án về sự bất thành của hôn nhân phải được dành cho hiệp đoàn gồm ba thẩm phán. Chánh án tòa hiệp đoàn phải là giáo sĩ; những vị còn lại cũng có thể là giáo dân.
4. Giám mục có trách nhiệm, nếu không thể thiết lập tòa án hiệp đoàn trong giáo phận hay trong giáo phận lân cận được chọn theo quy tắc của ~2, phải ủy thác những vụ án cho một thẩm phán giáo sĩ duy nhất, và nơi nào có thể được, vị này phải mời hai hội thẩm có đời sống liêm khiết, thành thạo trong khoa luật pháp hay nhân văn, được Giám Mục chuẩn nhận cho nhiệm vụ này; vị thẩm phán duy nhất có thẩm quyền thi hành những chức năng dành cho hiệp đoàn, cho vị chánh án hay cho báo cáo viên, trừ khi rõ ràng là trái ngược.
5. Ðể được hữu hiệu, tòa án cấp hai luôn luôn phải là hiệp đoàn, theo như quy định của ~3 nói trên.
6. Việc kháng án được thực hiện từ tòa án cấp một lên tòa án cấp hai của Tổng Giám Mục giáo tỉnh, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của những điều 1438-1439 và 1444.
Tiết 2: Quyền Kháng Nghị Hôn Nhân
Ðiều 1674
1. Những người có năng cách kháng nghị hôn nhân là:
10 những người phối ngẫu;
20 công tố viên, khi sự bất thành của hôn nhân đã trở thành công khai, nếu hôn nhân không thể thành sự hóa, hoặc không thích hợp nếu thành sự hóa.
2. Hôn nhân nào đã không bị kháng nghị khi hai người phối ngẫu còn sống, thì cũng không thể kháng nghị khi một trong hai bên hay cả hai đã chết, trừ khi vấn đề thành sự của hôn nhân là vấn đề tiên quyết để giải quyết một cuộc tranh tụng khác hoặc ở tòa án Giáo Hội hoặc ở tòa án dân sự.
3. Nhưng nếu một người phối ngẫu chết trong khi vụ án chưa ngã ngũ, thì phải giữ điều 1518.
Tiết 3: Khởi Sự Và Thẩm Cứu Vụ Án
Ðiều 1675
Trước khi nhận xét xử vụ án, thẩm phán phải chắc chắn rằng hôn nhân đã đổ vỡ không còn sửa chữa được, đến nỗi không thể tái lập đời sống chung vợ chồng.
Ðiều 1676
1. Sau khi nhận đơn thỉnh cầu (libellus), nếu xét thấy đơn có một nền tảng nào đó, thì Ðại Diện tư pháp phải chấp đơn và, bằng một sắc lệnh đính kèm ở cuối chính đơn này, truyền gửi một bản sao để thông báo cho bảo hệ viên và, nếu đơn không được cả hai bên ký tên, thì thông báo cho bị đơn và cho người ấy thời hạn mười lăm ngày để bày tỏ ý kiến của mình về điều thỉnh cầu.
2. Quá thời hạn nêu trên, sau khi đã nhắc nhở một lần nữa cho bên kia bày tỏ ý kiến nếu thấy thích hợp, và sau khi đã nghe ý kiến của bảo hệ viên, Ðại Diện tư pháp phải ra sắc lệnh xác định thể thức nghi vấn và quyết định vụ án phải được xử theo thủ tục thông thường hay theo thủ tục ngắn gọn hơn theo những điều 1683-1687. Sắc lệnh này phải lập tức được thông báo cho các bên và cho bảo hệ viên.
3. Nếu định xử vụ án theo thủ tục thông thường, Ðại Diện Tư Pháp, cũng với sắc lệnh đó, thu xếp việc thiết lập thẩm phán đoàn hoặc một thẩm phán duy nhất với hai hội thẩm theo quy định của điều 1673~4.
4. Tuy nhiên, nếu định xử theo thủ tục ngắn gọn hơn, Ðại Diện Tư Pháp tiến hành chiếu theo qui tắc của điều 1685.
5. Thể thức nghi vấn phải xác định xem hôn nhân thành sự bị kháng nghị vì lý do nào hoặc vì những lý do nào.
Ðiều 1677
1. Bảo hệ viên, các luật sư của các bên và cả công tố viên, nếu các vị này tham gia tố tụng, đều có quyền:
10 có mặt trong lúc thẩm vấn các bên, các người làm chứng và các giám định viên, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1559;
20 xem các án từ tư pháp, ngay cả khi những án từ đó chưa được công bố, và nghiên cứu các tài liệu do các bên cung cấp.
2. Các bên không được tham dự cuộc thẩm vấn được nói đến ở 1,10.
Ðiều 1678
1 Trong những vụ án hôn nhân bất thành, lời tự thú tư pháp và những lời khai của các bên, mà sự đáng tin của họ cũng có thể được cũng cố bởi các nhân chứng, có thể được thẩm phán đánh giá là có hiệu lực chứng minh đầy đủ, sau khi vị này đã cứu xét tất cả những dấu hiệu và những yếu tố cũng cố, miễn là không có những yếu tố khác phủ định chúng.
2. Trong những vụ án này, lời khai của một nhân chứng duy nhất có thể đáng tin hoàn toàn, nếu đó là một nhân chứng có phẩm cách cung khai về những điều được thực hiện theo chức vụ của mình, hoặc những sự kiện về người và sự việc gợi lên điều ấy.
3. Trong những vụ án về sự bất lực hay về hà tì ưng thuận do bệnh tâm thần hoặc do những bất thường thuộc bản chất tâm lý, thẩm phán phải nhờ đến sự giúp đỡ của một hay nhiều giám định viên, trừ khi hoàn cảnh cho thấy rõ việc giám định không cần thiết; còn trong những vụ án khác, phải giữ những quy định của điều 1574.
4. Mỗi khi thẩm cứu vụ án mà thấy có một nghi vấn rất hữu lý về hôn nhân bất hoàn hợp, sau khi nghe ý kiến các bên, tòa án có thể đình hoãn vụ án về sự bất thành, bổ túc việc thẩm cứu để xin miễn chuẩn hôn nhân thành nhận, và sau đó chuyển những án từ đến Tông Tòa, kèm theo đơn xin miễn chuẩn của một hay của hai người phối ngẫu, cùng với ý kiến của Tòa án và của Giám Mục.
Tiết 4: Bản Án, Những Kháng Nghị Và Thi Hành
Ðiều 1679
Bản án lần đầu tiên tuyên bố hôn nhân là bất thành, khi mãn các thời hạn được ấn định trong những điều 1630-1633, có hiệu lực thi hành.
Ðiều 1680
1. Bên nào cảm thấy mình bị thiệt hại, cũng như công tố viên và bảo hệ viên, đều có tố quyền xin tiêu hủy bản án hoặc kháng cáo chống lại bản án đó theo những điều 1619-1640.
2. Mãn thời hạn luật ấn định cho việc kháng cáo và tiến hành kháng cáo, tòa án cấp trên sau khi đã nhận được các án từ tư pháp, phải thiết lập tòa án hiệp đoàn, chỉ định bảo hệ viên và nhắc nhở các bên bày tỏ ý kiến trong một thời hạn quy định; mãn thời hạn đó, nếu kháng cáo rõ ràng chỉ là trì hoãn, thì tòa án hiệp đoàn xác nhận bản án của tòa án cấp một bằng sắc lệnh.
3. Nếu việc kháng cáo được chấp nhận, phải tiến hành cùng cách thức giống như ở tòa cấp một, với những thích nghi cần thiết.
4. Nếu ở cấp kháng cáo người ta đưa ra một lý do mới khiến hôn nhân bất thành, thì tòa án có thể chấp nhận lý do đó và xét xử như ở tòa án cấp một.
Ðiều 1681
Nếu một bản án đã có hiệu lực thi hành, có thể thượng cầu toà án cấp ba bất kỳ lúc nào để xin xử lại vụ án chiếu theo quy tắc của điều 1644, bằng cách trưng ra những chứng cứ mới hay những lý do mới và quan trọng trong thời hạn nhất định là ba mươi ngày, kể từ ngày nộp đơn kháng án.
Ðiều 1682
1. Sau khi bản án tuyên bố hôn nhân bất thành có hiệu lực thi hành, thì những người mà hôn nhân của họ được tuyên bố là bất thành có thể tái hôn, trừ khi lệnh cấm tái hôn được ấn định thêm bởi chính bản án hoặc bởi Ðấng Bản Quyền địa phương.
2. Ngay sau khi bản án có hiệu lực thi hành, vị Ðại Diện Tư pháp phải thông báo bản án đó cho Ðấng Bản Quyền địa phương nơi hôn nhân đã được cử hành. Vị này phải quan tâm, sớm hết sức, ghi chú việc công bố hôn nhân không thành và những lệnh cấm kèm theo, nếu có, vào sổ hôn phối và sổ rửa tội.
Tiết 5: Tố Tụng Hôn Nhân Ngắn Gọn Hơn Trước Giám Mục
Ðiều 1683
Chính Giám Mục giáo phận có thẩm quyền xét xử những vụ án hôn nhân bất thành với thủ tục ngắn gọn hơn mỗi khi:
10 Ðơn thỉnh cầu được cả hai người phối ngẫu đệ trình hay do một trong hai bên, với sự đồng ý của bên kia;
20 Những sự kiện về người và về sự việc, được xác thực bởi các chứng cứ hoặc tài liệu mà không cần phải điều tra hay thẩm cứu kỹ lưỡng hơn, và chúng phải làm cho sự bất thành được sáng tỏ.
Ðiều 1684
Ðơn thỉnh cầu được xét xử theo thủ tục ngắn gọn hơn, ngoài những điều được liệt kê ở điều 1504, phải:
10 trình bày vắn tắt, đầy đủ và rõ ràng những sự kiện làm nền tảng cho sự thỉnh cầu;
20 chỉ ra các chứng cứ mà thẩm phán có thể thu thập được ngay;
30 đính kèm những tài liệu làm căn cứ cho thỉnh cầu.
Ðiều 1685
Vị Ðại diện tư pháp, bằng cùng một sắc lệnh, phải ấn định thể thức nghi vấn, chỉ định thẩm cứu viên và hội thẩm và triệu tập tất cả những ai phải tham dự cho một giai đoạn phải được tiến hành theo nguyên tắc điều 1686 không quá ba mươi ngày sau.
Ðiều 1686
Thẩm cứu viên, phải cố gắng hết sức thu thập các chứng cứ chỉ trong một giai đoạn, và phải ấn định thời hạn mười lăm ngày để trình bản các ý kiến bảo vệ dây hôn phối và bản biện hộ của các bên, nếu có.
Ðiều 1687
1. Sau khi nhận được các án từ, Giám Mục Giáo phận tham khảo ý kiến của thẩm cứu viên và hội thẩm, cân nhắc các ý kiến của bảo hệ viên cũng như những biện hộ nếu có của các bên, và nếu thấy đạt đến sự chắc chắn luân lý về sự bất thành của hôn nhân, thì ngài tuyên bố bản án. Nếu không thấy, ngài đưa vụ án về lại thủ tục thông thường.
2. Toàn bộ bản án với các lý do phải được thông báo sớm hết sức cho các bên.
3. Ðể chống lại bản án của Giám Mục thì được kháng án lên tòa án của Tổng Giám mục giáo tỉnh hay lên Tòa Thượng Thẩm Roma; nếu bản án do Tổng Giám mục giáo tỉnh ban hành, thì được kháng án lên tòa án của Giám Mục cao niên hơn trong giáo tỉnh; và chống lại bản án của một Giám Mục mà không có bề trên nào dưới Ðức Giáo Hoàng Roma, thì được kháng án tòa án của Giám Mục đã được ngài chỉ định cách cố định.
4. Nếu rõ ràng chỉ là kháng án trì hoãn, Tổng Giám Mục giáo tỉnh hay Giám Mục nói ở ~3, hoặc Niên Trưởng tòa Thượng Thẩm Roma, phải ra sắc lệnh khước từ ngay từ đầu; ngược lại, nếu kháng án được chấp nhận, thì gửi trả vụ án về xử ở cấp hai theo thủ tục thông thường.
Tiết 6: Tố Tụng Dựa Trên Tài Liệu
Ðiều 1688
Sau khi đã nhận một đơn thỉnh cầu chiếu theo quy tắc của điều 1676, Giám Mục giáo phận hay Ðại Diện tư pháp hoặc vị thẩm phán được chỉ định, bỏ qua những thể thức của tố tụng thông thường, trừ việc triệu tập các bên ra tòa và sự can thiệp của bảo hệ viên, có thể tuyên bố hôn nhân bất thành bằng một bản án, nếu có một tài liệu không thể bị phản đối hay khước biện chứng minh rằng chắc chắn có một ngăn trở tiêu hôn hay thiếu thể thức giáo luật, miễn là tài liệu này phải hiển nhiên và phải xác tín rằng ngăn trở đã không được miễn chuẩn hoặc người đại diện đã không có ủy nhiệm thư hữu hiệu.
Ðiều 1689
1. Nếu bảo hệ viên, nhận định cách khôn ngoan rằng những thiếu sót được nói ở điều 1688 hoặc việc thiếu phép chuẩn là điều không chắc chắn, thì phải kháng án lên thẩm phán của tòa án cấp hai; các án từ phải được chuyển lên thẩm phán tòa án cấp hai, và phải thông báo bằng văn bản cho vị này biết đó là một tố tụng dựa trên tài liệu.
2. Bên nào cảm thấy mình bị thiệt hai, thì bên đó có toàn quyền kháng án.
Ðiều 1690
Với sự can thiệp của bảo hệ viên và sau khi nghe các bên, thẩm phán tòa án cấp hai phải quyết định cũng một cách thức nói đến ở điều 1688, xem có phải xác nhận bản án hay không hoặc có phải giải quyết vụ án theo cách thông thường của luật hay không, trong trường hợp này, thẩm phán gởi trả vụ án về tòa án cấp một.
Tiết 7: Những Quy Tắc Tổng Quát
Ðiều 1691
1. Trong bản án, phải nhắc nhở cho các bên biết những nghĩa vụ luân lý hay cả những nghĩa vụ dân sự mà bên này phải có đối với bên kia và đối với con cái họ trong việc cấp dưỡng và giáo dục.
2. Không được áp dụng việc xử án hộ sự khẩu biện cho những vụ án tuyên bố hôn nhân bất thành được nói đến ở những điều 1656-1670.
3. Trong những vấn đề khác liên quan đến thủ tục, phải áp dụng những điều luật về những việc xử án nói chung và về việc xử án hộ sự thông thường, trừ khi bản chất sự việc không cho phép, miễn là vẫn giữ nguyên những quy tắc đặc biệt liên quan đến những vụ án về tình trạng nhân thân và những vụ án có dính dáng tới công ích.
Làm tại Roma, Ðền Thánh Phêrô, ngày 15 thánh 8, lễ Ðức Mẹ Lên Trời năm 2015, năm thứ ba Giáo Hoàng.
Phanxicô
(Chuyển dịch Việt ngữ do Lm. JB Lê Ngọc Dũng
Ðại Diện Tư Pháp Gp. Nha Trang
Tái chỉnh sửa ngày 23-3-2016)
Art. 1: The Competent Forum and Tribunals
The Competent Forum
Can. 1671
1. Marriage cases of the baptized belong to the ecclesiastical judge by proper right.
2. Cases regarding merely the civil effects of marriage belong to a civil magistrate, unless the particular law establishes that such cases, if carried out in an incidental or accessory manner, can be recognized by and determined by an ecclesiastical judge.
Can. 1672. In cases regarding the nullity of marriage not reserved to the Apostolic See, the competencies are: 10 the tribunal of the place in which the marriage was celebrated; 20 the tribunal of the place in which either or both parties have a domicile or a quasi-domicile; 30 the tribunal of the place in which in fact most of the proofs must be collected.
Can. 1673
1. In each diocese, the judge in first instance for cases of nullity or marriage for which the law does not expressly make an exception is the diocesan bishop, who can exercise judicial power personally or through others, according to the norm of law.
2. The bishop is to establish a diocesan tribunal for his diocese to handle cases of nullity of marriage without prejudice to the faculty of the same bishop to approach another nearby diocesan or interdiocesan tribunal.
3. Cases of nullity of marriage are reserved to a college of three judges. A judge who is a cleric must preside over the college, but the other judges may be laypersons.
4. The bishop moderator, if a collegial tribunal cannot be constituted in the diocese or in a nearby tribunal chosen according to the norm of ~2, is to entrust cases to a sole clerical judge who, where possible, is to employ two assessors of upright life, experts in juridical or human sciences, approved by the bishop for this task; unless it is otherwise evident, the same single judge has competency for those things attributed to the college, the praeses, or the ponens.
5. The tribunal of second instance must always be collegiate for validity, according to the prescript of the preceding ~3.
6. The tribunal of first instance appeals to the metropolitan tribunal of second instance without prejudice to the prescripts of cann. 1438-1439 and 1444.
Art. 2: The Right to Challenge a Marriage
Can. 1674
1. The following are qualified to challenge a marriage: 10 the spouses; 20 the promoter of justice when nullity has already become public, if the convalidation of the marriage is not possible or expedient.
2. A marriage which was not accused while both spouses were living cannot be accused after the death of either one or both of the spouses unless the question of validity is prejudicial to the resolution of another controversy either in the canonical forum or in the civil forum.
3. If a spouse dies while the case is pending, however, can. 1518 is to be observed.
Art. 3: The Introduction and Instruction of the Case
Can. 1675. The judge, before he accepts a case, must be informed that the marriage has irreparably failed, such that conjugal living cannot be restored.
Can. 1676
1. After receiving the libellus, the judicial vicar, if he considers that it has some basis, admits it and, by a decree appended to the bottom of the libellus itself, is to order that a copy be communicated to the defender of the bond and, unless the libellus was signed by both parties, to the respondent, giving them a period of fifteen days to express their views on the petition.
2. After the above-mentioned deadline has passed, and after the other party has been admonished to express his or her views if and insofar as necessary, and after the defender of the bond has been heard, the judicial vicar is to determine by his decree the formula of the doubt and is to decide whether the case is to be treated with the ordinary process or with the briefer process according to cann. 1683-1687. This decree is to be communicated immediately to the parties and the defender of the bond.
3. If the case is to be handled through the ordinary process, the judicial vicar, by the same decree, is to arrange the constitution of a college of judges or of a single judge with two assessors according to can. 1673, ~4.
4. However, if the briefer process is decided upon, the judicial vicar proceeds according to the norm of can. 1685.
5. The formula of doubt must determine by which ground or grounds the validity of the marriage is challenged.
Can. 1677
1. The defender of the bond, the legal representatives of the parties, as well as the promoter of justice, if involved in the trial, have the following rights: 10 to be present at the examination of the parties, the witnesses, and the experts, without prejudice to the prescript of can. 1559; 20 to inspect the judicial acts, even those not yet published, and to review the documents presented by the parties.
2. The parties cannot be present at the examination mentioned in ~1, n. 1.
Can. 1678
1. In cases of the nullity of marriage, a judicial confession and the declarations of the parties, possibly supported by witnesses to the credibility of the parties, can have the force of full proof, to be evaluated by the judge after he has considered all the indications and supporting factors, unless other elements are present which weaken them.
2. In the same cases, the testimony of one witness can produce full proof if it concerns a qualified witness making a deposition concerning matters done ex officio, or unless the circumstances of things and persons suggest it.
3. In cases of impotence or defect of consent because of mental illness or an anomaly of a psychic nature, the judge is to use the services of one or more experts unless it is clear from the circumstances that it would be useless to do so; in other cases the prescript of can. 1574 is to be observed.
4. Whenever, during the instruction of a case, a very probable doubt arises as to whether the marriage was ever consummated, the tribunal, having heard both parties, can suspend the case of nullity, complete the instruction for a dispensation super rato, and then transmit the acts to the Apostolic See together with a petition for a dispensation from either one or both of the spouses and the votum of the tribunal and the bishop.
Art. 4: The Judgment, its Appeals and its Effects
Can. 1679. The sentence that first declared the nullity of the marriage, once the terms as determined by cann. 1630-1633 have passed, becomes executive.
Can. 1680
1. The party who considers himself or herself aggrieved, as well as the promoter of justice and the defender of the bond, have the right to introduce a complaint of nullity of the judgment or appeal against the sentence, according to cann. 1619-1640.
2. After the time limits established by law for the appeal and its prosecution have passed, and after the judicial acts have been received by the tribunal of higher instance, a college of judges is established, the defender of the bond is designated, and the parties are admonished to put forth their observations within the prescribed time limit; after this time period has passed, if the appeal clearly appears merely dilatory, the collegiate tribunal confirms the sentence of the prior instance by decree.
3. If an appeal is admitted, the tribunal must proceed in the same manner as the first instance with the appropriate adjustments.
4. If a new ground of nullity of the marriage is alleged at the appellate level, the tribunal can admit it and judge it as if in first instance.
Can. 1681. If a sentence has become effective, one can go at any time to a tribunal of the third level for a new proposition of the case according to the norm of can. 1644, provided new and grave proofs or arguments are brought forward within the peremptory time limit of thirty days from the proposed challenge.
Can. 1682
1. After the sentence declaring the nullity of the marriage has become effective, the parties whose marriage has been declared null can contract a new marriage unless a prohibition attached to the sentence itself or established by the local ordinary forbids this.
2. As soon as the sentence becomes effective, the judicial vicar must notify the local ordinary of the place in which the marriage took place. The local ordinary must take care that the declaration of the nullity of the marriage and any possible prohibitions are noted as soon as possible in the marriage and baptismal registers.
Art. 5: The Briefer Matrimonial Process before the Bishop
Can. 1683. The diocesan bishop himself is competent to judge cases of the nullity of marriage with the briefer process whenever:
10 the petition is proposed by both spouses or by one of them, with the consent of the other;
20 circumstance of things and persons recur, with substantiating testimonies and records, which do not demand a more accurate inquiry or investigation, and which render the nullity manifest.
Can. 1684. The libellus introducing the briefer process, in addition to those things enumerated in can. 1504, must: 10 set forth briefly, fully, and clearly the facts on which the petition is based; 20 indicate the proofs, which can be immediately collected by the judge; 30 exhibit the documents, in an attachment, upon which the petition is based.
Can. 1685. The judicial vicar, by the same decree which determines the formula of the doubt, having named an instructor and an assessor, cites all who must take part to a session, which in turn must be held within thirty days according to can. 1686.
Can. 1686. The instructor, insofar as possible, collects the proofs in a single session and establishes a time limit of fifteen days to present the observations in favor of the bond and the defense briefs of the parties, if there are any.
Can. 1687
1. After he has received the acts, the diocesan bishop, having consulted with the instructor and the assessor, and having considered the observations of the defender of the bond and, if there are any, the defense briefs of the parties, is to issue the sentence if moral certitude about the nullity of marriage is reached. Otherwise, he refers the case to the ordinary method.
2. The full text of the sentence, with the reasons expressed, is to be communicated to the parties as swiftly as possible.
3. An appeal against the sentence of the bishop is made to the metropolitan or to the Roman Rota; if, however, the sentence was rendered by the metropolitan, the appeal is made to the senior suffragan; if against the sentence of another bishop who does not have a superior authority below the Roman Pontiff, appeal is made to the bishop selected by him in a stable manner.
4. If the appeal clearly appears merely dilatory, the metropolitan or the bishop mentioned in ~3, or the dean of the Roman Rota, is to reject it by his decree at the outset; if the appeal is admitted, however, the case is remitted to the ordinary method at the second level.
Art. 6: The Documentary Process
Can. 1688. After receiving a petition proposed according to the norm of can. 1677, the diocesan bishop or the judicial vicar or a judge designated by him can declare the nullity of a marriage by sentence if a document subject to no contradiction or exception clearly establishes the existence of a diriment impediment or a defect of legitimate form, provided that it is equally certain that no dispensation was given, or establishes the lack of a valid mandate of a proxy. In these cases, the formalities of the ordinary process are omitted except for the citation of the parties and the intervention of the defender of the bond.
Can. 1689
1. If the defender of the bond prudently thinks that either the flaws mentioned in can. 1688 or the lack of a dispensation are not certain, the defender of the bond must appeal against the declaration of nullity to the judge of second instance; the acts must be sent to the appellate judge who must be advised in writing that a documentary process is involved.
2. The party who considers himself or herself aggrieved retains the right of appeal.
Can. 1690. The judge of second instance, with the intervention of the defender of the bond and after having heard the parties, will decide in the same manner as that mentioned in can. 1688 whether the sentence must be confirmed or whether the case must rather proceed according to the ordinary method of law; in the latter event the judge remands the case to the tribunal of first instance.
Art. 7: General Norms
Can. 1691
1. In the sentence the parties are to be reminded of the moral and even civil obligations binding them toward one another and toward their children to furnish support and education.
2. Cases for the declaration of the nullity of a marriage cannot be treated in the oral contentious process mentioned in cann. 1656-1670.
3. In other procedural matters, the canons on trials in general and on the ordinary contentious trial must be applied unless the nature of the matter precludes it; the special norms for cases concerning the status of persons and cases pertaining to the public good are to be observed.
* * *
The provision of can. 1679 will apply to sentences declaring the nullity of marriage published starting from the day this motu proprio comes into force.
Attached and made part hereof are the procedural rules that we considered necessary for the proper and accurate implementation of this new law, which must be observed diligently to foster the good of the faithful.
What we have established by means of this motu proprio, we deem valid and lasting, notwithstanding any provision to the contrary, even those worthy of meriting most special mention.
We confidently entrust to the intercession of the blessed and glorious ever Virgin Mary, Mother of mercy, and of the Holy Apostles Peter and Paul, the active implementation of this new matrimonial process.
Given in Rome, near the tomb of Saint Peter, on the 15th day of August, the Assumption of the Blessed Virgin Mary, in the year 2015, the third of our pontificate.
Francis