Hà Nội - 27/11/97 - Theo bản tin của Thông Tín Viên Adrian Edwards của hãng Reuters, vào đầu tuần này, vẫn có hàng trăm giáo dân Công Giáo tỉnh Ðồng Nai tiếp tục biểu tình. Tuy nhiên giới chức nhà nước Việt Nam vẫn giữ im lặng và không một bản tin Việt Nam nào được đăng tải về những vấn đề này.
Dân cư của những vùng biểu tình cho Thông Tín Viên của hãng Reuters biết, cuộc biểu tình được tiếp tục khi dân chúng lại một lần thứ hai trong tháng này, chận hẳn một đoạn đường Quốc Lộ trên tuyến giao thông Nam Bắc vào đầu tuần này.
Khoảng đầu tháng 11/97, có khoảng 10,000 giáo dân tỉnh Ðồng Nai biểu tình trước văn phòng chính quyền Huyện Thống Nhất để chống lại việc chính quyền địa phương tham ô và lấy đất của giáo hội cách bất công. Ðược biết có nhiều người đã bị thương và nhà của các viên chức nhà nước bị đốt cháy. Chính quyền đã phải nhờ đến sự can thiệp của Ðức Giám Mục Xuân Lộc, Ðức Cha Nguyễn Minh Nhật, để xin những người biểu tình giải tán.
Cũng vào khoảng giữa tháng 11/97, đồng bào Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình lại nổi dậy một lần nữa. Công an nhà nước Việt Nam đã cho các thông tín viên của hãng Reuters hay, là dân chúng đã bắt giữ hơn 20 viên chức nhà nước để làm con tin, 5 ngày sau dân chúng mới chịu thả ra.
Các thành viên của bộ chính trị trung ương Ðảng Cọng Sản là Phạm Thế Duyệt và Lê Minh Hương đã được phái tới các vùng có biến động để cứu xét tình hình. Một thành viên thường trực trong Mặt Trận Tổ Quốc là Nguyễn Túc đã được phái vào Ðồng Nai để làm xoa dịu tình hình. Mặt Trận Tổ Quốc là một thành phần tổ chức chính trị xã hội của Ðảng Cọng Sản đương quyền.
Những cuộc biểu tình thường rất ít xảy ra ở Việt Nam bởi vì chính quyền nhà nước và công an kiểm soát và ngăn chận rất gắt gao. Tuy nhiên, trong năm nay, liên tục đã xảy ra mấy vụ biến động lớn từ Bắc chí Nam. Ðây cũng là một biểu lộ của dân chúng để vùng dậy đòi lại cho được quyền tự do và hạnh phúc.
Cọng Sản Việt Nam thường rêu rao là Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam độc lập tự do hạnh phúc. Nhưng từ ngày nhà nước Cọng Sản Việt Nam cầm quyền, tình hình kinh tế của Việt Nam đã bắt đầu suy sụp, tiền tệ của Việt Nam sụt giá thấp đến độ chưa từng thấy (100 đồng US dollar tương đương với hơn 1 triệu 3 trăm ngàn đồng Việt Nam). Dân chúng trong nước vẫn thất nghiệp và đói kém. Ðất đai và tài nguyên của Việt Nam nay phải nhờ đến các nước láng giềng như Ðại Hàn, Singapore, Ðài Loan đến đầu tư khai thác. Rất nhiều đồn điền cao su và đồn điền trà của Việt Nam nay đã trở thành những đồn điền trà U Long hay sân golf của người Ðài Loan, Singapore. Nhân dân Việt Nam nay phải chịu những sỉ nhục bởi các chủ Ðài Loan, Ðại Hàn:
- Theo những bản tin của báo Công Giáo Dân Tộc khoảng cuối năm 1996, rất nhiều công nhân Việt Nam bị các chủ ngoại quốc lấy giày đập lên đầu, bị bắt đứng phạt ngoài nắng...
- Theo bản tin của tờ nhật báo China Post của Ðài Loan số ra ngày 26/10/1997, nhân viên bảo vệ của hãng đồ lót Vi Hao của Ðài Loan tại Việt Nam, lấy cớ là các công nhân Việt Nam ăn cắp quần lót nên đã bắt tất cả các cô công nhân Việt Nam phải tuột quần ra cho nhân viên bảo vệ xem trước khi ra về khỏi cổng công xưởng.
- Theo bản tin của tờ nhật báo China Post của Ðài Loan số ra ngày 20/9/1997, hàng ngàn cô gái trẻ Việt Nam phải chấp nhận bán thân làm vợ cho những người Ðài Loan tàn tật hoặc già cả, với mục đích là để được rời khỏi đất nước Việt Nam.
- Theo những báo cáo ở Ðài Loan cho biết, rất nhiều cô dâu Việt Nam tại Ðài Loan bị chồng bắt phải đi làm gái mãi dâm hoặc phục vụ gia đình chồng như những người nô lệ. Theo báo cáo của văn phòng Ðại Diện Ðài Loan tại Sàigòn cho biết, đa số những chú rể Ðài Loan tới Việt Nam lấy vợ đều là những người tàn tật, hoặc bị bệnh tâm thần, hoặc già cả hoặc thất học.
Có phải Tự Do của xã hội chủ nghĩa là đàn áp nhân dân? Hạnh Phúc của xã hội chủ nghĩa là chấp nhận làm nô lệ cho các nước láng giềng? Ðộc Lập của xã hội chủ nghĩa là mời các nước láng giềng tới khai thái và đầu tư để sỉ nhục nhân dân? ... Dân tộc Việt Nam có nên cứ như thế mà tiếp tục sống, hay phải vùng lên để dành lại cho được một nền tự do và hạnh phúc chân chính?
(VietMissio sưu tầm và lược dịch từ những tài liệu tiếng Anh và tiếng Tàu)