Khai tâm Việt-ngữ

Huỳnh Văn Công

Trần Thị Vân

 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

I- Ý niệm tổng quát

"Ða số các bạn trẻ (trình độ tiếng Việt thấp) cần chúng ta một chương trình khai tâm về cách đọc và viết tiếng Việt. Nếu trong vài ngày mà chúng ta giúp được chúng qua ngưỡng cửa này thì đúng là kinh nghiệm quí giá cho chúng ta và cũng là ơn ích cụ thể cho các bạn trẻ". Trích thơ của giáo sư Nguyễn Ðăng Trúc (Trung tâm văn hóa Nguyễn Trường Tộ) gởi mục sư và bà Huỳnh Văn Công, giáo sư ông Ðoàn Xuân Kiên ngày 26-05-2003.

"Việc các trẻ có nguồn gốc ngoại quốc được học ngôn ngữ và văn hóa riêng của chúng là quan trọng. Do việc làm chúng tin tưởng vào ngôn ngữ và văn hóa riêng, chúng sẽ hành xử tốt hơn ở trường. Chúng phải có thể tham gia xứng đáng vào xã hội Hòa Lan với bản lãnh riêng, ngoài ra chúng còn học được những sự khác nhau về văn hóa và bản lãnh để hiểu biết hơn". Trích Ði học ở Hòa Lan (phần Việt Ngữ trang 12) do Bộ giáo dục và Khoa học Hòa Lan xuất bản tháng 12 năm 1986.

Vì tầm quan trọng bảo lưu ngôn ngữ, văn hóa và để các bạn trẻ đọc thông, viết thạo, nhờ đó qua các sách báo, hiểu được tinh hoa và khí phách hào hùng của dân tộc dù phải tạm dung nơi xa lạ, sống cảnh ly hương. Chúng tôi xin vui lòng đảm nhiệm vỡ lòng Việt-ngữ trong chương trình Ðại học hè 2003 như 15 năm qua đã thể hiện tại vương quốc Hòa Lan. Thân mời các bạn trẻ hưởng ứng lời mời gọi và cũng xin quí vị phụ huynh tiếp sức duy trì sự học hỏi của con em cho được kết quả mong muốn.

 

II- Chuẩn bị:

21 - Làm quen:

* giới thiệu giáo chức đảm trách và thành phần các bạn trẻ theo học.

* tuổi tác và trình độ học vấn.

* sinh ngữ đang theo học.

22 - Trắc nghiệm:

* nhận dạng mẫu tự Việt nam và mẫu tự ngôn ngữ đang học tại nơi tạm dung (Anh-Pháp-Ðức, Hòa Lan v.v...).

* thăm dò cách phát âm, đánh vần, tập đọc và viết.

* Những dị đồng của mẫu tự Việt ngữ và ngôn ngữ khác:

- Thêm mẫu tự: ê - ă - â - ô - ơ - đ ...

- Bớt mẫu tự: f - j - z - w ...

- Cách phát âm chưa thống nhất : d / gi - ch / tr ...

- Từ ngữ địa phương: hoa / bông - quả / trái - thuyền/ ghe ...

23 - Tài liệu giáo khoa:

* có nhiều sách giáo khoa lần lượt xuất bản từ năm 1935 đến nay; ta có thể chọn một, vài sách để áp dụng:

- Quốc văn giáo khoa thư (Nha học chính)

- Vần Việt ngữ (Một nhóm giáo viên)

- Vần quốc ngữ giáo khoa (Nguyễn Văn Hồ, Nguyễn Thành Trung)

- Vần Xuân Thu (Nhà sách Xuân Thu)

- Vần Việt ngữ (Bùi Văn Bảo)

- Em học Việt ngữ (Nguyễn Thị Hoàng)

- Em học Việt ngữ (Minh Văn Xuân Tước)

- Em học Việt ngữ (Nguyễn Thị Tuyết Long)

- Ðánh vần mau (Khuyết danh)

- Học kỹ đọc đúng (Phạm Thị Tú Minh , Nguyễn Văn Thế, Ðoàn Xuân Kiên)

- Các trích dẫn để thực hành.

 

III - Bài học Việt ngữ (đơn giản): Việt ngữ có 39 mẫu tự, 5 dấu và 6 giọng.

31 - Nguyên âm: có 12 nguyên âm và gọi như vậy vì tự nó có âm và thành tiếng (từ). Căn cứ theo vị trí của lưỡi khi phát âm và từ dể đến khó, được chia thành nhóm như sau:

- i - (y) - ê - e : nguyên âm trước

- u - ơ - (â) - a - (ă): nguyên âm giữa

- u - ô - o : nguyên âm sau.

32 - Phụ âm: có 27 phụ âm (16 phụ âm đơn và 11 phụ âm kép) và gọi như vậy vì tự nó không thành tiếng (từ) mà phải ghép với nguyên âm mới thành. Cũng căn cứ theo vị trí của lưỡi khi phát âm và từ dể đến khó được chia thành nhóm như sau:

- B (bờ) - P (pờ) - M (mờ): âm hai môi.

* P không bao giờ đứng trước một nguyên âm.

- V (vờ) - ph (phờ): âm môi răng.

- Ch (chờ) - D (dờ) - Gi (zờ) - X (xờ): âm hai răng.

- Ð (đờ) - T (tờ) - Th (thờ): âm răng nứu (nứu là phần lợi u lên của vòm miệng).

- L (lờ) - N (nờ) - R (rờ) - Tr (trờ): âm nứu.

- C (cờ) - K (cờ) - G (gờ) - gh (gờ) - Kh (khờ) - Nh (nhờ): âm cúa

* C - G: chỉ đi trước các nguyên âm a, u, ư, o, ô, ơ.

* K - Gh: chỉ đi trước các nguyên âm i, e, ê.

- Ng (ngờ) Ngh (ngờ): âm cúa mềm.

* Ng chỉ đi trước các nguyên âm a, u, ư, o, ô, ơ.

* Ngh chỉ đi trước các nguyên âm i, e, ê.

- H (hờ): âm tiểu thiệt

- Qu (quờ): âm hai môi.

33 - Dấu: có 5 dấu là  ' (sắc)  ` (huyền)  ? (hỏi)  ~ (ngã)  . (nặng)

34 - Giọng: Mỗi dấu trên được thêm vào nguyên âm và hợp với một nguyên âm không dấu thành 6 giọng; thí dụ:

- a á à ả ã ạ

- u ú ù ủ ũ ụ

35 - Vần:

- Vần theo nguyên âm đơn: a - e - i ...

- Vần theo nguyên âm kép đôi: ai - ui - ưu ...

- Vần theo nguyên âm kép ba: oai - uyê - iêu ...

36 - Ghép vần (ráp vần, đánh vần):

* nguyên âm (đơn, kép đôi, kép ba) ghép với phụ âm đầu và thêm dấu thành tiếng (từ); thí dụ: má - núi - xoài:

* a - m - ma - ' - má.

* ui - n - nui - ' - núi.

* oai - x - xoai - ` - xoài.

b- vần theo nguyên âm và phụ âm cuối:

* nguyên âm (đơn, kép đôi, kép ba) ghép với phụ âm cuối, rồi ghép với phụ âm đầu và thêm dấu thành tiếng (từ); thí dụ: cát - nước - tuyết:

* a - t- at - c - at - cat- ' - cát.

* uơ - c- ươc - n - ươc - nươc - ' - nước.

* uyê - t - uyêt - t- uyêt - tuyêt - ' - tuyết.

c- Liệt kê các vần:

* i = iu ia iêu it ich in inh im iêm iêc iêt ip iêp iên iêng

y = ya yêu yêt yêm yên yêng

ê = êu êm êp êt êch ên ênh

e = eo ec et ep eng em

* ư = ưi ươi ưu ươu ưa ưc ưt ươm ươc ươt ưn ưng ươp ươn ương

ơ = ơi ơt ơn ơm ơp

â = âu ây âm âp âc ât ân âng

a = ai ay ao au ac at an ang am ap ach anh

ă = ăc ăt ăp ăn ăng ăm

* u = ui uôi uơ ua ut uy uây uya uc ut um uôm up uôc uôt uôn uông

un ung uât uyu uân uây uênh uêch uyêt uyên uyn uynh uyt uych

o = oi oa oe oai oay oao oeo ot oc om on ong oac oat oăc oăt op

oap oet oen oan oang oăn oăng oam oăm oach oanh

ô = ôi ôt ôc ôp ôn ôm ông

37 - Kinh nghiệm riêng: hầu hết trẻ em từ 6 tuổi trở lên và các bạn trẻ đều đã học các mẫu tự ngôn ngữ đang học tại quốc gia tạm dung (Âu - Mỹ) vì vậy các em đã biết cách phát âm, biết đọc.

Vì Việt-ngữ cũng từ nguồn gốc La-tinh nên cách phát âm có phần giống nhau; nhân đó nên lợi dụng sự học hỏi của trẻ để dạy sẽ dể dàng hơn và trẻ lảnh hội nhanh chóng hơn. Người hướng dẫn sẽ giúp các trẻ điều chuẩn giọng đọc cho thích hợp với Việt ngữ!

 

Tạm kết: Thời gian hạn hẹp nên chúng tôi theo phương pháp thực hành đơn giản nhất để các bạn trẻ dể hiểu điều học hỏi như phần khai tâm. Mong rằng các phụ huynh nhắc nhở, giúp đở để các em đạt kết quả tốt hơn hầu duy trì những giá trị cao cả của dân tộc. Ðây cũng là tâm nguyện của Trung tâm văn hóa Nguyễn Trường Tộ và mỗi chúng ta trong bảo lưu ngôn ngữ và văn hóa vậy.

 

Huỳnh Văn Công

Trần Thị Vân

 


Last updated July 7, 2003, by Giáo Sư Nguyễn Ðăng Trúc

Trung Tâm văn hóa Nguyễn-Trường-Tộ

13 g rue de l'ILL F- 67116 Reichstett, France

Tel 00 33 3 88205822

E-mail trucdang@evc.net

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page