Thời Ðiểm
Hồng Ân
Tiến Vào
NGÀN NĂM THỨ BA
Bài Dẫn
Nhập Mở Ðầu
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Prepared for internet by
Vietnamese Missionaries in Taiwan
Ngàn năm thứ ba đang
đến ("Tertio Millennio Adveniente") với chung
lịch sử loài người và
với riêng Kitô giáo. Vâng, không
còn bao lâu nữa chúng ta sẽ
bước vào một thời điểm
mới, hoàn toàn mới, đó
là một Thời Ðiểm Hồng
Ân, thời điểm sau đúng
2000 năm Thiên Chúa mạc khải tình
yêu thần linh vô cùng toàn hảo
của Ngài ra cho loài người, hay
nói một cách vắn gọn song có
vẻ romantic hơn, tức là Thiên
Chúa tỏ tình với loài người,
qua Mầu Nhiệm Nhập Thể và Cứu
Chuộc của Chúa Giêsu Kitô, Con Ngài.
Thế nhưng, đối
với "Thiên Chúa là tình yêu"
(1Jn.4:8,16) "làm việc cho tới nay" (Jn.5:17)
thì lúc nào cũng là Thời
Ðiểm Hồng Ân, vì lúc nào
Ngài cũng yêu thương, lúc nào
Ngài cũng muốn ban ơn, cũng "muốn
mọi người nhận biết chân
lý và được cứu rỗi"
(1Tim.2:4). Do đó, chỉ có loài người
chúng ta vốn "yêu tối tăm hơn
ánh sáng" (Jn.3:19) có nhận ra tình
Ngài yêu thương và có "yêu
mến Thiên Chúa vì Ngài là
Ðấng yêu chúng ta trước"
(1Jn.4:19) hay chăng, thì thời điểm
đúng 2000 năm cứu chuộc này
mới thực sự là một Thời
Ðiểm Hồng Ân cho loài người
trần tục chúng ta và của Kitô
hữu tin tưởng chúng ta, bằng
không nó cũng sẽ qua đi giống
hai ngàn năm trước như đối
với 97% dân số Á Châu ngoài
Kitô giáo hiện nay.
Như thế, bất cứ
lúc nào trong cuộc đời của
mỗi người chúng ta, dù chúng
ta là dân ngoại hay Kitô hữu,
nhận ra tình yêu Thiên Chúa và
trở về với Ngài thì đó
là Thời Ðiểm Hồng Ân.
Tuy nhiên, Năm 2000 là một Thời
Ðiểm Hồng Ân hết sức
đặc biệt và hơn bao giờ
hết, bởi vì đó là một
Năm Thánh (bắt đầu có từ
thời Ðức Bônifaciô VIII
năm 1300), một biến cố chung của Kitô
giáo, một cuộc mừng kỷ niệm
đại thể (the great jubilee) của toàn
thể Giáo Hội Chúa Kitô, được
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II khởi
xướng ngay từ khi ngài mới
bắt đầu chăn dắt Giáo Hội
hoàn vũ (qua Thông Ðiệp "Ðấng
Cứu Chuộc Nhân Trần" ngày 4-3-1979)
và phác họa chương trình dọn
mừng (qua Tông Thư "Ngàn Năm Thứ
Ba Ðang Ðến", 10-11-1994), với mục
đích là để giúp con cái
mình có dịp lãnh nhận tối đa
Hồng Ân Thiên Chúa:
"Ðối với
Giáo Hội, thực sự việc mừng
kỷ niệm chính là việc mừng
năm hồng ân này của Thiên Chúa
('năm hồng ân' được tiên
tri Isaia nói đến), một năm thứ
tha các tội lỗi cùng các hình
phạt bởi đó mà ra, một
năm hòa giải sự tranh giành giữa
các thành phần, một năm cải
thiện gấp bội và làm việc thống
hối theo bí tích cũng như không
theo bí tích. Truyền thống của các
năm mừng kỷ niệm gồm có
việc ban những ân xá rộng rãi
hơn những lúc khác... Vào những
dịp này, Giáo Hội công bố năm
hồng ân của Thiên Chúa, và
Giáo Hội cố gắng làm sao cho tất
cả mọi tín hữu có thể được
lợi ích bởi hồng ân ấy".
(Tông Thư Ngàn Năm
Thứ Ba Ðang Ðến TT/NNTBÐÐ,
đoạn 14.
Những chữ in đậm
là do tự ý của người
dịch).
Chính vì "Năm 2000 là
một Thời Ðiểm Hồng Ân
hết sức đặc biệt và hơn
bao giờ hết" để Giáo Hội
có thể "giúp cho con cái mình có
dịp lãnh nhận tối đa Hồng Ân
Thiên Chúa" như vừa nhận định
phản ánh đúng lời Ðức
Thánh Cha trên đây, mà qua Sắc
Dụ "Mầu Nhiệm Nhập Thể" (SD/MNNT) ngày
29/11/1998, Ðức Thánh Cha đã
long trọng công bố và truyền dạy
về việc mở đóng Thời
Ðiểm Hồng Ân và cách thức
khai mạc Thời Ðiểm Hồng Ân
vô tiền khoáng hậu có một không
hai trong lịch sử Giáo Hội này
như sau:
"Ta chỉ thị sẽ phải
Mừng Kỷ Niệm Ðại Thể Năm
2000 bắt đầu vào Lễ Vọng Giáng
Sinh năm 1999, bằng việc mở cửa
thánh của Vương Cung Thánh Ðường
Phêrô ở Vatican. Chớ gì
Giáng Sinh 1999 đối với mọi
người là một lễ đầy
ánh sáng, một dạo khúc cho một
cảm nghiệm sâu xa về ân sủng
và tình thương của Thiên Chúa,
một dạo khúc sẽ được
tiếp tục cho tới khi kết thúc
Năm Mừng Kỷ Niệm vào ngày
Lễ Hiển Linh của Chúa Giêsu Kitô,
Chúa chúng ta, 6/1/2001" (SD/MNNT: 6)
Ngài còn cẩn thận cắt
nghĩa rõ ràng ý nghĩa của
việc mở cửa năm thánh (mà
lần đầu tiên đã được
thực hiện tại Vương Cung Thánh
Ðường Chúa Cứu Thế
Rất Thánh ở Lateranô năm 1423)
này đúng như mục đích của
Thời Ðiểm Hồng Aân cho một
cuộc mừng kỷ niệm cứu chuộc
như sau:
"Việc mở cửa
thánh này gợi lên cho thấy một
cuộc vượt từ tội lỗi
đến ân sủng mà mọi Kitô
hữu được kêu gọi để
hoàn thành... Việc nhấn mạnh đến
cánh cửa là để nhắc lại
trách nhiệm của mỗi tín hữu
trong việc phải vượt qua ngưỡng
cửa của nó. Việc vượt
qua ngưỡng cửa tức là
việc tuyên xưng rằng Chúa Giêsu
Kitô là Chúa; đó là việc
kiên cường đức tin nơi
Người để sống một sự
sống mới Người đã
ban cho chúng ta. Nó là việc quyết
định sử dụng tự do để
chọn lựa cũng như để can đảm
gạt bỏ tất cả mọi sự, với
ý thức rằng cái mình sẽ
được là sự sống thần
linh (x.Mt.13:44-46). Chính trong tinh thần này
mà Giáo Hoàng là người
đầu tiên sẽ bước qua cửa
thánh vào nửa đêm về
sáng ngày 24 rạng 25 tháng 12 năm
1999" (SD/MNNT: 8)
Vì "việc mở cửa
thánh này gợi lên cho thấy một
cuộc vượt từ tội lỗi
đến ân sủng" mà bên trong cửa
thánh này là cả một kho tàng
của lòng xót thương, một lòng
xót thương của một người
"Cha giầu lòng thương xót" (2Cor.1:3)
chẳng những thứ tha tội lỗi
mà còn thứ tha cả tai vạ đáng
bị trừng phạt bởi tội lỗi
nữa, một kho tàng xót thương
được mở ra cho những
ai tin tưởng tìm về với
"Ðấng trọn lành trên trời"
(Mt.5:48) trong những lúc như Thời
Ðiểm Hồng Ân là Ðại Năm
Thánh 2000 này:
"... Ân xá là một
trong những yếu tố cấu tạo nên
Cuộc Mừng Kỷ Niệm. Aân xá
là biểu hiệu mức độ viên
mãn của tình thương Thiên Chúa,
Ðấng hiến ban cho mọi người
tình yêu của Ngài, được
diễn đạt qua việc thứ tha tội
lỗi. Việc làm hòa với Thiên
Chúa không có nghĩa là không
còn những hậu qủa lưu tồn
của tội lỗi mà chúng ta cần
phải thanh tẩy nữa. Chính vì thế
ân xá mới trở thành quan
trọng, vì nó là một diễn đạt
cho ?tất cả tặng ân của tình
thương Thiên Chúa? (Sắc Dụ Aperite
Portas Redemptori ngày 6/1/1983 của Ðức
Thánh Cha Gioan Phaolô II). Nhờ ân
xá, tội nhân thống hối được
xá giải hình phạt tạm bởi
tội đã được thứ
tha vì có lỗi" (SD/MNNT: 9)
Như thế, ý nghĩa đích
thực của Thời Ðiểm Hồng
Ân đối với chung con người
trần gian chúng ta cũng như đối
với riêng thành phần Kitô hữu
tin tưởng chúng ta là con cái
Thiên Chúa trong lòng Giáo Hội Chúa
Kitô, như đầu bài đã
nhận định, ở tại việc chúng
ta cần phải nhận biết và yêu
mến Thiên Chúa là Ðấng đã
yêu chúng ta trước, thì Năm
Thánh 2000 mới thực sự trở
nên Thời Ðiểm Hồng Ân
cho chúng ta và của chúng ta, đúng
như lời Ðức Thánh Cha Gioan
Phaolô II cũng đã xác quyết:
"Tự bản chất
của mình, Năm Thánh là thời
điểm chúng ta được kêu
gọi để cải thiện đời
sống" (SD/MNNT: 11)
Chính vì thế, trong giai đoạn
dọn mừng Năm Thánh 2000 xa (1994-1996)
cũng như gần (1997-1999), Ðức
Thánh Cha Gioan Phaolô II luôn nhắc nhở
và nhấn mạnh với con cái mình
ý nghĩa cải thiện thiết yếu
và cấp bách này, chẳng hạn
qua những lần tiêu biểu sau đây:
"Cánh cửa thánh
của cuộc mừng năm 2000 phải là
một biểu hiệu rộng hơn cánh cửa
của các cuộc mừng trước
đây, bởi vì, nhân loại trong
khi tiến đến đích điểm
này phải bỏ lại sau lưng không
phải chỉ một thế kỷ mà cả
một ngàn năm. Thế nên, Giáo
Hội phải thực hiện cuộc vượt
qua này với một ý thức
rõ ràng về những gì đã
xẩy ra cho Giáo Hội trong 10 thế kỷ
qua. Giáo Hội không thể nào bước
qua ngưỡng cửa của một thiên
niên mới mà không thôi thúc
con cái mình, nhờ việc thống
hối, thanh tẩy những lỗi lầm
qúa khứ cũng như những bất
trung, bất nhất và hành động
chậm chạp. Công nhận những yếu
đuối qúa khứ là một hành
động tự trọng và can đảm,
giúp chúng ta tăng cường đức
tin, làm cho chúng ta tỉnh táo để
đối diện với những cám
dỗ và thử thách hiện tại,
cũng như để đương đầu
với chúng" (TT/NNTBÐÐ: 33)
"Cuộc Mừng Năm
2000, trước hết, là một lời
kêu mời khẩn thiết tất cả
mọi người Kitô hữu trong việc
tái quyết tâm thánh hóa cuộc
sống".
(Sứ điệp ngày
9-11-1996 gửi Hội Nghị Quốc Tế
lần thứ 7
của tổ chức The Catholic
Fraternity of Covenant Communities and Fellowships;
tuần san L'Osservatore Romano, ấn
bản Anh ngữ, ngày 20/11/1996).
"Nỗ lực cần
phải có cho việc tổ chức bề
ngoài thì đáng khen; thế nhưng
nó phải được kèm theo một
cuộc sửa soạn nội tâm để
dọn lòng đón nhận các tặng
ân của Chúa. Trước hết,
chúng ta phải nhận thức lại cảm
quan về Thiên Chúa, và phải công
nhận vai trò chủ tể của Ngài
trên tạo vật cũng như trong lịch
sử. Ðiều này sẽ đưa
chúng ta tới việc tái xét mà
mỗi người chúng ta, bằng một
xác tín chân thành và yêu
mến, phải qui hướng tư tưởng
và chọn lựa của mình theo lòng
mong ước trong việc tìm kiếm sự
viên trọn của đức ái siêu
nhiên".
(ngỏ lời ngày
12/2/1998 với đại biểu sửa
soạn cho Năm Thánh 2000;
tuần san L?Osservatore Romano, ấn
bản Anh ngữ, ngày 11-3-1998).
"Việc tưởng
niệm ngàn năm giáng sinh của Chúa
Kitô đưa chúng ta đến tâm
điểm của mầu nhiệm Cứu
Chuộc: 'Apparuit gratia Dei et Salvatoris nostri Jesu Christi' (Ti.2:13).
Chính Thiên Chúa là Ðấng kêu
gọi tất cả mọi dân tộc không
trừ ai, để chia sẻ những
hoa trái của công cuộc cứu chuộc
đạt được và lan truyền
khắp trái đất nhờ tác
động mầu nhiệm của Chúa Thánh
Thần. Cuộc Mừng Kỷ Niệm Ðại
Thể kêu gọi chúng ta sống lại
giây phút ân sủng này, đồng
thời nhận thức rằng tặng
ân cứu chuộc phải được
kèm theo bằng việc cải thiện cõi
lòng để làm cho con người
hòa giải với Chúa Cha và trở
về với niềm hiệp thông của
tình yêu Ngài".
(ngỏ lời ngày
12/2/1998 với đại biểu sửa
soạn cho Năm Thánh 2000;
tuần san L?Osservatore Romano, ấn
bản Anh ngữ, ngày 11-3-1998).
"Cuộc Mừng Kỷ
Niệm là một biến cố của Giáo
Hội theo sự quan phòng của Thiên
Chúa. Tuy nhiên, tự bản chất
của mình, cuộc mừng kỷ niệm
này không phải là cùng đích
mà chỉ là phương tiện - trong
việc long trọng cử hành tưởng
niệm mầu nhiệm Nhập Thể của Con
Thiên Chúa, ơn cứu độ của
chúng ta - để thôi thúc Kitô
hữu cải thiện và canh tân nội
tâm. Ðược kiên cường
trong đức tin, họ mới có
thể công bố sứ điệp Phúc
Âm bằng cả tấm lòng nhiệt thành,
và mới chứng tỏ cho thấy
rằng việc chấp nhận Phúc Âm
là đường lối để
dựng xây một thế giới càng
nhân bản hơn nhờ ở Kitô
giáo".
(ngỏ lời ngày
12/2/1998 với đại biểu sửa
soạn cho Năm Thánh 2000;
tuần san L?Osservatore Romano, ấn
bản Anh ngữ, ngày 11-3-1998).
"Ðức bác
ái cũng phải trở nên một
đại lộ dẫn chúng ta đến
đích điểm Ðại Năm Thánh.
Ðể đến được điểm
hẹn này, chúng ta cần phải làm
sao đối diện với chính mình
và thực hiện một cuộc khảo
sát gắt gao lương tâm của mình,
một điều kiện không thể châm
chước cho việc cải thiện sâu
xa, một việc cải thiện có thể
làm biến đổi đời sống
của chúng ta và ban cho nó một ý
nghĩa đích thực, khiến cho thành
phần tín hữu có thể yêu
mến Thiên Chúa hết lòng, hết
linh hồn và hết sức mình, và
yêu thương tha nhân như bản thân
mình (x.Lk.10:27)"
(sứ điệp gửi
giới trẻ Công Giáo thế giới
ngày 26-11-1995,
The Pope Speaks, vol 41, No. 3 May/June 1996)
Tuy nhiên, để có thể
cải thiện một cách hoàn toàn,
rõ ràng và chính xác hơn,
Ðức Thánh Cha đã nêu
lên những câu hỏi giúp con cái
mình tự vấn như sau:
"Vì thế, Cuộc Mừng
Kỷ Niệm thôi thúc mỗi người
giáo dân Kitô hữu tự vấn
mình bằng một số câu hỏi căn
bản: Tôi đã sống Bí Tích
Rửa Tội ra sao? Tôi đang đáp
lại ơn gọi của tôi như thế
nào? Tôi đã sống Bí Tích
Thêm Sức ra sao? Tôi đã sinh
hoa kết trái chưa cho các tặng ân
và đoàn sủng của Thần Linh?
Chúa Kitô có luôn luôn là
?Ngài? trong cuộc sống của tôi hay
chăng? Tôi có là một phần tử
hoàn toàn và gắn bó với
Giáo Hội là mầu nhiệm hiệp thông
truyền giáo như ý của Ðấng
Sáng Lập và như được
thể hiện theo Truyền Thống lưu tồn
của Giáo Hội không? Trong những
chọn lựa của mình, tôi có
trung thành với chân lý được
Huấn Quyền Giáo Hội truyền dạy
chăng? Cuộc sống hôn nhân, gia đình,
nghề nghiệp của tôi có thấm
nhuần giáo huấn của Chúa Kitô
không? Việc tôi dấn thân làm
việc xã hội và chính trị có
dựa vào các nguyên tắc Phúc
Aâm và học thuyết xã hội của
Giáo Hội chăng? Tôi đã đóng
góp gì trong việc kiến tạo những
lối sống xứng với con người
hơn cũng như trong việc hội nhập Phúc
Aâm vào lòng những biến động
cả thể đang diễn ra hiện nay chưa?"
(ngỏ lời ngày
1-3-1999 với Hội Ðồng Tòa Thánh
về Giáo Dân;
tuần san L?Osservatore Romano, ấn
bản Anh ngữ, ngày 10-3-1999).
Lý do tại sao con người
phải kỹ lưỡng vấn tâm
để có thể thực hiện một
cuộc cải thiện hoàn toàn, rõ
ràng và chính xác như được
Ðức Thánh Cha gợi ý trên
đây đó là vì tình trạng
sống đạo của thành phần con
cái Giáo Hội mà ngài đã
nhận thấy một cách đau lòng
thế này:
"Chúng ta làm sao có
thể bỏ qua được sự kiện
bất hạnh là có nhiều Kitô
hữu quên đi hứa quyết rửa
tội của mình bằng việc sống trong
tình trạng khô đạo, chiều theo
việc hòa nhập với thế giới
đã bị tục hóa? Làm sao chúng
ta không thể kể đến những
tín hữu, trong lúc chủ động
theo đường lối riêng của
mình nơi các cộng đồng giáo
hội, bị kéo theo trào lưu tương
đối của luồng văn hóa hiện
đại và cảm thấy thứ văn
hóa này khó lòng mà chấp
nhận được các giáo huấn
về tín lý và luân lý của
Giáo Hội, các giáo huấn mà
mọi tín hữu được mời
gọi để gìn giữ".
(ngỏ lời ngày
1-3-1999 với Hội Ðồng Tòa Thánh
về Giáo Dân;
tuần san L?Osservatore Romano, ấn
bản Anh ngữ, ngày 10-3-1999).
Vậy, để có thể
phục hồi cơn khủng hoảng đức
tin này nơi con cái của mình, Ðức
Thánh Cha Gioan Phaolô II đã kêu gọi
thực hiện đặc biệt một trong
những phương thế thực tế
và hết sức khẩn thiết hiện
nay đó là việc học hỏi giáo
lý, như sau:
"Thiếu học hỏi giáo
lý hay kém gắn bó với đức
tin làm cho thành phần đã lãnh
nhận bí tích rửa tội không
chuẩn bị để đương đầu
với những nguy hiểm thực sự
của trào lưu tục hóa, của chủ
trương luân lý tương đối
hay của khunh hướng khô khan nguội
lạnh, sẽ đưa đến một nguy
cơ tai hại trong việc làm mất đi
lòng đạo đức sâu xa được
thể hiện tốt lành nơi những
việc Kitô giáo tôn sùng thịnh
hành cao qúi và tốt lành. Bởi
thế Tôi đề nghị với
qúi huynh, trước Cuộc Mừng
Kỷ Niệm Ðại Thể, hãy đề
xướng một giai đoạn mới
về giáo lý để giúp cho con
người đương thời nhận
thức được mầu nhiệm
Thiên Chúa cũng như mầu nhiệm
riêng của họ, và để dưỡng
nuôi việc cầu nguyện, chúc tụng
cũng như tạ ơn về tặng ân
Nhập Thể của Chúa Giêsu Kitô
cùng công cuộc cứu chuộc của
Người"
(ngỏ lời ngày
19/2/1998 với Hội Ðồng Giám
Mục Tây Ban Nha đợt 3
dịp các ngài sang chầu
ÐTC và viếng mộ hai Thánh Phêrô
và Phaolô
tuần san L'Osservatore Romano, ấn
bản Anh ngữ, ngày 11-3-1999).
Chính Ðức Thánh
Cha đã làm gương trong việc đích
thân giảng dạy giáo lý cho con cái
mình vào các ngày thứ tư
hằng tuần tại Ðại Thính Ðường
Phaolô, kể từ ngày 5-9-1979, ngay trước
khi ngài ban bố Tông Huấn Catechesi Tradendae
về Giáo Lý trong Thời Ðại
của Chúng Ta ngày 16-10-1979, để ôn
lại cho con cái tất cả những
gì thuộc về đức tin chân
chính và tông truyền của Kitô
giáo đang trở nên thách đố
khủng khiếp cho trí óc con người
văn minh tân tiến về khoa học thực
nghiệm và kỹ thuật tiện nghi, nhất
là phần giáo lý về chính
Năm Thánh 2000 để dọn lòng cho
họ.
"Năm 2000 giờ đây
đã gần kề. Bởi thế
Tôi muốn lợi dụng dịp này
để qui những bài giáo lý
Thứ Tư hằng tuần về những
đề tài sẽ trực tiếp giúp
chúng ta hiểu biết hơn ý nghĩa
của Cuộc Mừng Kỷ Niệm, nhờ
đó chúng ta sống Cuộc Mừng
Kỷ Niệm này một cách thấm thía
hơn. Trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ
Ba Ðang Ðến, Tôi đã xin tất
cả mọi phần tử của Giáo
Hội 'hãy mở lòng mình ra cho
những khơi động của Thần
Linh', để sửa soạn 'cử hành
Cuộc Mừng Kỷ Niệm với một
đức tin mới mẻ và một
sự tham gia bao rộng' (đoạn 59). Lời
kêu mời này càng ngày càng
trở nên khẩn thiết hơn khi ngày
lịch sử đó đang tiến tới.
Thật vậy, biến cố này diễn
ra như một lằn mức phân chia giữa
hai thiên niên với một giai đoạn
mới đang bừng lên tương
lai của Giáo Hội cũng như của
nhân loại. Chúng ta phải sửa
soạn cho biến cố này trong ánh sáng
của đức tin. Ðúng thế,
đối với các tín hữu,
cuộc vượt qua từ đệ nhị
sang đệ tam thiên niên không phải
chỉ là một chặng đường
trong cuộc tiến hành không ngừng
nghỉ của thời gian, mà còn là
một dịp đáng kể để nhận
thức rõ hơn dự án của
Thiên Chúa đang giãi bày trong lịch
sử của loài người"
(Lời Ðức
Thánh Cha Gioan Phaolô II mở đầu
cho loạt bài giáo lý Năm Thánh
2000, được bắt đầu từ
ngày 19-11-1997;
tuần san L'Osservatore Romano, ấn
bản Anh ngữ, ngày 26-11-1997).
Như thế, từ phương
diện tiêu cực là việc cải
thiện đời sống để có
thể tối đa lãnh hưởng tình
thương của Thiên Chúa trong Thời
Ðiểm Hồng Ân, Kitô hữu
đã tiến thẳng vào chính trọng
tâm của Thời Ðiểm Hồng
Ân:
"Mục tiêu chính yếu
của Cuộc Mừng Kỷ Niệm, đó
là 'việc kiên cường đức
tin cũng như kiên cường chứng
tá của Kitô hữu' (Tông Thư
Ngàn Năm Thứ Ba Ðang Ðến,
đoạn 42)"
(Lời Ðức
Thánh Cha Gioan Phaolô
trong bài Giáo Lý Năm
Thánh 2000 ngày 18/3/1998;
tuần san L'Osservatore Romano, ấn
bản Anh ngữ, ngày 25-3-1998).
Ðúng thế, để
củng cố đức tin cho con cái
của mình, nhất là vào trước
Thời Ðiểm Hồng Ân Năm
Thánh 2000 này, Ðức Thánh Cha
Gioan Phaolô II đã khai triển loạt bài
giáo lý chủ đề rất sâu
xa bao rộng. Ngài đã đi từ
lãnh vực nhân loại học siêu
nhiên, sang lãnh vực thần học đức
tin, đến lãnh vực vũ trụ
học siêu việt.
Về lãnh vực
nhân loại học siêu nhiên, Ðức
Thánh Cha đã dùng 5 năm trời
(1979-1984) để khai triển đề tài
"tình yêu con người theo ý định
của Thiên Chúa". Ðề tài này
có thể được chia ra làm
ba phần, phần nhất được
bắt đầu bằng một loạt 23 bài
giáo lý về sự hiệp nhất
nguyên thủy giữa người nam
và người nữ theo sách Khởi
Nguyên, vào các ngày thứ tư
hằng tuần trong khoảng thời gian từ
ngày 5-9-1979 đến ngày 2-4-1980. Sau đó
chuyển sang phần hai với 41 bài giáo
lý về phúc cho ai có lòng trong
sạch theo bài giảng trên núi và
thư thánh Phaolô, thời khoảng
từ ngày 16-4-1980 đến ngày
6-5-1981. Trước khi sang phần ba, loạt
bài giáo lý bị gián đoạn
vì sức khỏe của Ðức
Thánh Cha sau khi ngài bị ám sát
hụt từ ngày 13-5-1981, và đã
được xen kẽ bằng 3 bài
chia sẻ của ngài, thời khoảng
từ ngày 14-10-1981 đến 28-10-1981,
liên quan đến việc ngài bị ám
sát và lòng thứ tha. Cuối
cùng phần ba đã được
bắt đầu với 50 bài về
thần học hôn nhân và độc
thân theo ý nghĩa phục sinh của thân
xác, thời khoảng từ ngày
11-11-1981 đến ngày 4-7-1984. Loạt bài
giáo lý về tài "tình yêu
con người theo ý định của
Thiên Chúa" cuối cùng được
kết thúc bằng 12 bài, thời
khoảng từ ngày 11-7 đến 21-11-1984,
về việc ôn lại Thông Ðiệp
"Sự Sống Con Người" của Ðức
Thánh Phaolô VI.
Về lãnh vực
thần học đức tin, Ðức
Thánh Cha Gioan Phaolô II đã diễn
giải toàn bộ giáo lý theo Kinh Tin
Kính, trong đó có phần về
Thiên Chúa Ba Ngôi, về Giáo Hội
và Ðức Maria. Riêng phần về
Thiên Chúa Ba Ngôi là đối
tượng cho 3 năm cuối cùng của
riêng thế kỷ 20 và của chung thiên
niên thứ hai, Ðức Thánh
Cha đã hướng dẫn về Chúa
Cha với 58 bài, vào các ngày
thứ tư hằng tuần trong thời
khoảng từ ngày 20-3-1985 đến
ngày 20-8-1986, Chúa Con với 99 bài,
thời khoảng từ ngày 27-8-1986
tới ngày 19-4-1989, và Chúa Thánh
Thần với 80 bài, thời khoảng
từ ngày 26-4-1989 đến ngày
3-7-1991. Tuy nhiên, trước khi đi thẳng
vào chủ đề Chúa Ba Ngôi, Ðức
Thánh Cha đã dẫn nhập bộ Giáo
Lý Kinh Tin Kính này bằng 8 bài,
từ ngày 5-12-1984 đến 13-3-1985, về
những chân lý đức tin và
luân lý Kitô giáo trong toàn bộ
giáo lý.
Về lãnh vực
vũ trụ học siêu việt, theo Ðức
Thánh Cha, vấn đề thật ra đã
nằm ngay ở phần kết của kinh
Tin Kính, liên quan đến việc phục
sinh của thân xác cũng như đến
sự sống đời đời.
Căn cứ vào đó, cũng
có thể nói phần về nhân loại
học siêu nhiên đã được
nằm ngay ở đầu kinh Tin Kính,
liên quan đến việc Thiên Chúa
tạo dựng, trong đó có con người,
một con người cần phải được
tân tạo trong Giáo Hội mà mô
phạm tuyệt hảo là Mẹ Maria. Bởi
thế, sau loạt bài Giáo Lý về
Thiên Chúa Ba Ngôi, Ðức Thánh
Cha đã bắt đầu bằng loạt
bài Giáo Lý về Giáo Hội và
về Mẹ Maria. Về Giáo Hội, có
137 bài giáo lý vào các ngày
thứ tư hằng tuần kéo dài
trong thời khoảng từ ngày 10-7-1991
đến ngày 3û0-8-1995, và về
Mẹ Maria, có 70 bài giáo lý kéo
dài trong thời khoảng từ ngày
6-9-1995 tới ngày 12-11-1997. Vừa chấm
dứt loạt bài về Mẹ Maria, Ðức
Thánh Cha đã khéo rẽ ngang sang
loạt bài Giáo Lý Năm Thánh
2000, bắt đầu từ thứ tư
19-11-1997.
Loạt bài Giáo Lý
Năm Thánh 2000 (19/11/1997-15/12/1999) này (đã
được nguyệt san Dân Chúa Mỹ
Châu và nguyệt san Hiệp Nhất của
Cộng Ðồng CG/VN Giáo Phận Orange phổ
biến từ tháng 1-1998) có ba phần:
phần về Chúa Giêsu Kitô (từ
bài 1 đến 15), phần về Chúa
Thánh Thần (17-43), và phần về
Thiên Chúa Cha (44-78).
(Bài Dẫn Nhập Mở
Ðầu này, trừ phần cuối
cùng trực tiếp liên quan đến
loạt bài giáo lý của Ðức
Thánh Cha Gioan Phaolô II, đã được
phổ biến vào tháng 5/1999, trên Nguyệt
San Hiệp Nhất của Cộng Ðồng Công
Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, California
Hoa Kỳ, cũng như trên Nguyệt San Dân
Chúa Úc Châu)
TGP Los Angeles ngày 25-3-1999,
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL
e-mail:
Caotantinh@aol.com