Thời Ðiểm Hồng Ân

Loạt Bài Giáo Lý Năm Thánh 2000
của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển ngữ

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan


Bài 29 (Thứ Tư ngày 26-8-1998)

Con Người được mời
hiệp thông với Thiên Chúa

Lịch sử cứu độ là việc Thiên Chúa từ từ thông mình ra cho con người, một cuộc thông mình đạt đến tột đỉnh của nó nơi Ðức Giêsu Kitô. Thiên Chúa Cha, trong Lời làm người, muốn chia sẻ sự sống riêng mình cho mọi người: đại ý là Ngài muốn thông mình ra. Việc thông mình thần linh này được thực hiện trong Thánh Linh, mối liên kết yêu thương giữa vĩnh hằng và thời gian, giữa Ba Ngôi và lịch sử.

Nếu Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người trong Thần Linh của Ngài, thì về phần mình con người được dựng nên như một chủ thể để có thể chấp nhận việc thông mình thần linh này. Con người - như truyền thống tư tưởng Kitô giáo chủ trương - là "capax Dei": khả năng nhận biết Thiên Chúa và nhận lãnh tặng ân mà Ngài đã lấy bản thân Ngài ban cho. Thật vậy, được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa (x.Gn.1:26), con người có thể sống mối liên hệ riêng tư với Ngài và lấy lòng tuân phục mến yêu để đáp ứng mối liên hệ giao ước mà Ðấng Tạo Thành đã bày tỏ với họ.

Dựa vào giáo huấn thánh kinh này, tặng ân Thần Linh, được Ðức Giêsu Kitô hứa ban cho con người và đổ xuống "khôn lường" trên họ, như thế tức là một "lời mời gọi tham dự vào mối thân hữu mà 'thâm cung Thiên Chúa' siêu việt trở nên mộït cách nào đó mở ra để con người được dự phần vào về phía của con người" (Thông Ðiệp Dominum et Vivificantem, đoạn 34).

Về vấn đề này, Công Ðồng Chung Vaticanô II dạy rằng: "Thiên Chúa vô hình (x.Col.1:15; 1Tim.1:17), từ sự viên mãn của tình yêu Ngài, đã ngỏ lời với con người như bạn hữu của mình (x.Col.1:15; Jn.15:14ff), và đã chuyển động ở giữa họ (x.Bar.3:38), để mời gọi họ và nhận lấy họ vào trong thân tình của mình" (Hiến Chế Dei Verbum, đoạn 2).

2 - Thế nên, nếu Thiên Chúa, nhờ Thần Linh của Ngài, thông mình cho con người, thì con người liên tục được kêu gọi để hiến thân cho Thiên Chúa bằng cả hữu thể của mình. Ðây là ơn gọi sâu xa nhất của con người. Họ không thôi được Thánh Linh đòi hỏi làm như vậy, Ðấng mà bằng việc soi sáng trí khôn họ và bảo trì ý muốn họ, dẫn họ vào mầu nhiệm con cái thần linh trong Ðức Giêsu Kitô và mời gọi họ liên lỉ sống mầu nhiệm này.

Trải dài qua các thế kỷ, tất cả mọi nỗ lực quảng đại và chân thành của trí thông minh cùng với tự do của con người là để tiến đến gần với mầu nhiệm sáng tỏ và siêu việt này của Thiên Chúa đều do Thánh Linh soi động.

Nhất là trong lịch sử của Cựu Ước do Giavê thực hiện với dân Yến-Duyên, chúng ta thấy cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài người này dần dần thể hiện trong mối hiệp thông được Thần Linh tỏ ra.

Chẳng hạn, đoạn kể về việc tiên tri Eâlia gặp gỡ Thiên Chúa trong hơi thở của Thần Linh nổi bật và tuyệt vời sau đây: "(Chúa) phán: 'Hãy tiến lên và đứng trên núi trước Chúa'. Và này, Chúa đi ngang qua, có một cơn gió cả thể và mạnh mẽ xé núi non, phá vỡ đá thành từng mảnh trước Chúa, nhưng Chúa không ở trong gió; rồi sau gió là một địa chấn, song Chúa không ở trong địa chấn, và sau địa chấn là một ngọn lửa, song Chúa không ở trong lửa; rồi sau lửa là một tiếng nhỏ nhẹ. Khi Eâlia nghe thấy tiếng nhỏ nhẹ này, ông lấy áo khoác che lấy mặt mình và ra đứng ở cửa hang động. Và này, có tiếng nói với ông phán rằng: 'Eâlia, ngươi đang làm gì ở đây vậy?'" (1Kgs.19:11-13).

3 - Thế nhưng, cuộc gặp gỡ hoàn toàn và tối hậu giữa Thiên Chúa và loài người - được đợi chờ và chiêm ngưỡng trong hy vọng bởi các tổ phụ và tiên tri - là Ðức Giêsu Kitô. Người là Thiên Chúa thật và là người thật, "trong chính mạc khải của mầu nhiệm về Chúa Cha và về tình yêu của Ngài, đã tỏ cho con người thấy chính họ và làm sáng tỏ ơn gọi cao cả nhất của họ" (Hiến Chế Gaudium et Spes, đoạn 22). Chúa Giêsu Kitô hoàn thành việc mạc khải này bằng cả đời sống của Người. Thật vậy, theo tác động thúc đẩy của Thánh Linh, Người luôn cố gắng hoàn tất ý muốn của Cha Người, và trên cây Thánh Giá đã hiến mình "một lần vĩnh viễn" cho Chúa Cha, "nhờ Thần Linh hằng hữu" (Heb.9:12,14).

Với biến cố vượt qua, Chúa Kitô dạy chúng ta rằng, "nếu con người là tạo vật duy nhất trên trái đất này được Thiên Chúa dựng nên cho chính họ, thì con người chỉ có thể trọn vẹn khám phá ra chính mình trong việc chân thành trao tặng bản thân" (Hiến Chế Gaudium et Spes, đoạn 24). Giờ đây, chính Thánh Linh, Ðấng thông ban trọn vẹn Chúa Kitô cho Giáo Hội, bảo đảm rằng con người, khi nhận thức mình trong Chúa Kitô, sẽ tăng thêm "việc khám phá chính mình trong việc chân thành trao tặng bản thân".

4 - Chân lý vĩnh cửu này về con người được Chúa Giêsu Kitô tỏ cho chúng ta thật là hợp với thời của chúng ta. Ngay giữa những xung khắc ghê gớm, thế giới ngày nay đang cảm thấy một thời kỳ "xã hội hóa" căng thẳng (x.Hiến Chế Gaudium et Spes, đoạn 6), liên quan đến cả mối liên hệ liên cá nhân trong nội bộ các cộng đồng khác nhau, lẫn mối liên hệ nơi các dân nước, các chủng tộc, các xã hội và các văn hóa khác nhau.

Suốt cuộc hành trình hướng về mối hiệp thông và hiệp nhất này, chúng ta cũng cần đến tác động của Thánh Linh để vượt qua những trở ngại và hiểm nguy đe dọa tình trạng phát triển của nhân loại. "Vì Năm 2000 từ cuộc giáng sinh của Ðức Kitô gần đến, thì việc phải làm sao bảo đảm rằng một số người nhiều hơn trước 'có thể trọn vẹn tìm thấy mình... qua việc chân thành ban tặng bản thân... nhờ tác động của Thần-Linh-Ðấng-An-Ủi, chớ gì tiến trình của việc phát triển đích thực nơi loài người được đạt thành trong thế giới của chúng ta, trong cả đời sống cá nhân cũng như cộng đồng. Về vấn đề này, chính Chúa Giêsu 'khi Người cầu nguyện cùng Chúa Cha, cho tất cả được nên một... như Chúng Ta là một' (Jn.17:21-22)... đã bao hàm một hình ảnh nào đó tương tự giữa sự hiệp nhất của các Ngôi Vị Thần Linh với sự hiệp nhất của con cái Thiên Chúa trong chân lý và bác ái" (Thông Ðiệp Dominum et Vivificantem, đoạn 59).


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page