Về vấn đề làm khơi động thành phần môn đệ Chúa Kitô, ba thần đức này thúc đẩy họ hướng đến việc hiệp nhất theo lời Thánh Phaolô như chúng ta được nghe ngay ở đầu buổi giáo lý hôm nay: "Chỉ có một thân thể..., một đức cậy... một Chúa, một đức tin..., một Thiên Chúa và là Cha duy nhất" (Eph 4:4-6). Tiếp tục suy niệm về khía cạnh đại kết đã được bàn đến ở bài giáo lý lần trước, hôm nay chúng ta muốn khảo sát kỹ lưỡng hơn nữa về vai trò của các thần đức nơi cuộc hành trình dẫn chúng ta đến tình trạng hoàn toàn hiệp thông với Thiên Chúa, với Chúa Ba Ngôi cũng như với nhau.
2- Trong đoạn được trích dẫn từ Bức Thư gửi cho Giáo Ðoàn Êphêsô, Thánh Tông Ðồ có ý đề cao tình trạng hiệp nhất của đức tin. Tình trạng hiệp nhất này bắt nguồn từ lời của Thiên Chúa, những lời mà tất cả mọi Giáo Hội cũng như Cộng Ðồng Giáo Hội coi là ánh sáng soi đường lối hành trình tiến bước trong lịch sử của mình (x Ps 119:105). Các Giáo Hội và Cộng Ðồng Giáo Hội cùng nhau tuyên xưng đức tin của mình nơi "một Chúa duy nhất", đó là Chúa Giêsu Kitô và là người thật, cũng như vào "một Thiên Chúa và là Cha duy nhất của tất cả chúng ta" (Eph 4:5-6). Tình trạng hiệp nhất căn bản này, cùng với tình trạng hiệp nhất bởi chịu cùng một Bí Tích Rửa Tội duy nhất, đã được thấy rõ ràng nơi nhiều văn kiện về việc đối thoại đại kết, ngay cả khi vẫn còn thấy có những lý do bảo thủ những điều này điều kia. Bởi thế, như chúng ta đã được đọc thấy trong một văn kiện của Hội Ðồng Các Giáo Hội Thế Giới là: "Các Kitô hữu tin tưởng rằng ?Thiên Chúa chân thật duy nhất?, Ðấng tự tỏ mình ra cho dân Yến Duyên, đã được Chúa Giêsu Kitô, ?Ðấng Cha sai? (Jn 17:3) mạc khải cho biết; họ cũng tin tưởng rằng nơi Chúa Kitô, Thiên Chúa đã hòa giải thế giới với chính mình Ngài (2Cor 5:19), và với Thánh Linh của mình, Thiên Chúa đã ban sự sống trường sinh mới mẻ cho tất cả những ai nhờ Chúa Kitô hiến thân cho Ngài" (WCC, Confessare una sola fede, 1992, 6).
Tất cả mọi Giáo Hội và Cộng Ðồng Giáo Hội đều có cùng một điểm qui chiếu chung ở nơi các Kinh Tin Kính xưa, cũng như nơi những xác quyết của Các Công Ðồng Chung đầu tiên. Tuy nhiên, vẫn còn có những biệt phân cần phải vượt qua, để cuộc hành trình tiến tới tình trạng hiệp nhất đức tin có thể đạt đến mức độ trọn vẹn như lời Chúa Kitô đã hứa, đó là "Chúng sẽ nghe tiếng Tôi. Rồi sẽ chỉ có một đàn chiên, một chủ chiên duy nhất" (Jn 10:16).
3. Trong bản văn của Bức Thư gửi Giáo Ðoàn Êphêsô mà chúng ta lấy làm tiêu biểu cho buổi giáo lý hôm nay, Thánh Phaolô cũng nói đến một đức cậy duy nhất như chúng ta đã được kêu gọi đến (x 4:4). Ðó là một đức cậy được thể hiện nơi việc chúng ta cùng nhau dấn thân, qua lời nguyện cầu cũng như qua cuộc sống liên lỉ hoạt động, làm cho vương quốc của Thiên Chúa trị đến. Nơi chân trời bao rộng này, biến chuyển về đại kết đã hướng đến những đích điểm chính yếu là những gì tương liên làm nên các mục tiêu của đức cậy duy nhất này, đó là tình trạng hiệp nhất của Giáo Hội, là việc truyền bá phúc âm hóa thế giới, là việc giải phóng và mang lại bình an cho cộng đồng nhân loại. Cuộc hành trình đại kết cũng thuận lợi cho việc đối thoại về những niềm hy vọng trần thế và nhân đạo trong thời đại của chúng ta nữa, dù đó là những niềm hy vọng kín đáo, của thành phần "vô vọng" phải chịu thua thiệt. Ðối với những thể hiện cho niềm hy vọng của thời đại chúng ta ấy, Kitô hữu, mặc dù giữa họ có những căng thẳng và thách đố về việc chia rẽ, cũng đã được thúc đẩy để nhận thức và làm chứng cho "một lý do chung đối với niềm hy vọng" (WCC, Faith and Order Commission, Sharing in One Hope, Bangalore, 1978), khi nhận ra nơi Chúa Kitô một nền tảng không thể nào bị hủy hoại. Một thi sĩ người Pháp đã viết: "Hy vọng thì khó khăn... thất vọng lại dễ dàng và là một cám dỗ cả thể" (Charles Péguy, Le porche de mystère de la deuxième vertu, ed. Pléiade, p. 538). Thế nhưng, đối với Kitô hữu chúng ta, lời huấn dụ của Thánh Phêrô bao giờ cũng cho thấy có một niềm hy vọng luôn tác hiệu trong chúng ta (x 1Pt 3:15).
4. Tột đỉnh của ba thần đức là đức mến, một đức được Thánh Phaolô so sánh như cái nút vàng thắt kết tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu lại trong một tình trạng hòa hợp trọn vẹn: "Trên tất cả những nhân đức này, anh em hãy mặc lấy đức ái là đức liên kết mọi sự lại với nhau một cách hòa hợp trọn vẹn" (Col 3:14). Trong lời cầu nguyện long trọng cho tình trạng hiệp nhất giữa các môn đệ, Chúa Kitô đã cho thấy nền tảng thần học cơ bản này: "Ðể tình Cha yêu Con cũng ở trong chúng và Con ở trong chúng" (Jn 17:26). Chính trong tình yêu thương này, một tình yêu được chấp nhận và làm cho lớn lên, một tình yêu tạo Giáo Hội nên một thân thể duy nhất, như Thánh Phaolô một lần nữa đề cập tới: "Khi tuyên xưng chân lý trong yêu thương, chúng ta đạt đến tầm vóc viên trọn củaChúa Kitô là đầu. Bởi Người mà toàn thân phát triển, và nhờ phần vụ xứng hợp của các phần thể liên kết chặt chẽ với nhau bằng việc nâng đỡ mà được lớn lên trong yêu thương" (Eph 4:15-16).
5. Ðích điểm
yêu thương của Giáo Hội, đồng
thời cũng là nguồn mạch bất
tận của Giáo Hội, đó là
Bí Tích Thánh Thể, là mối
hiệp thông với Mình và Máu
Chúa, một ngưỡng vọng của
một tình trạng trọn vẹn hiệp thông
với Thiên Chúa. Tiếc thay, như
Tôi đã nhắc lại ở bài
giáo lý lần trước, trong mối
liên hệ giữa Kitô hữu chia
rẽ nhau, "vì những bất đồng
nơi các vấn đề đức
tin nên chưa thể cùng nhau cử hành
cùng một Phụng Vụ Thánh Thể. Tuy
thế, chúng ta vẫn có một ước
vọng nhiệt tình trong việc hợp nhau
lại cử hành một Bí Tích Thánh
Thể Chúa duy nhất, và chính ước
vọng này đã là lời cầu
chúc tụng chung, một lời khẩn
nguyện duy nhất rồi vậy. Chúng ta hãy
cùng nhau thân thưa cùng Chúa Cha và
chúng ta càng làm như thế ?bằng
một tâm trí? (Thông Ðiệp Ut Unum
Sint, 45). Công Ðồng Chung Vaticanô II đã
nhắc nhở chúng ta rằng "mục
tiêu thánh thiện này - mục tiêu
hòa giải tất cả mọi Kitô hữu
trong mối hiệp nhất của một Giáo
Hội Chúa Kitô duy nhất, thì vượt
trên khả năng và nỗ lực
của loài người". Bởi thế,
chúng ta phải đặt tất cả niềm
hy vọng của mình "vào lời cầu
nguyện của Chúa Kitô cho Giáo Hội,
vào tình yêu của Chúa Cha đối
với chúng ta, cũng như vào quyền
năng của Chúa Thánh Thần" (Sắc
Lệnh Unitatis Redintegratio, 24).