Là TẤT CẢ Trong MỌI SỰ
(1Cor.15:28)

36 bài Giáo Lý về Chúa Cha
của Ðức Gioan Phaolô II
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, soạn dịch

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan


Dẫn Nhập (của người dịch)

THIÊN CHÚA LÀ CHÚA DUY NHẤT

Thánh Kinh Cựu Ước đã ghi nhận tất cả những gì Thiên Chúa muốn tỏ ra trong lịch sử của dân Do Thái là để làm cho họ nhận thực rằng: "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta, là Chúa duy nhất!" (Deut 6:4). Bởi thế, trước khi Chúa Kitô giáng sinh, lịch sử tôn giáo cho thấy, trong khi loài người bấy giờ đang tôn thờ đa thần thì chỉ có Do Thái Giáo là đạo duy nhất tôn thờ độc thần. Do Thái Giáo được Thánh Kinh Cựu Ước ghi nhận bắt đầu từ tổ phụ của dân Do Thái là Abraham, khoảng 2000 năm trước Chúa Kitô giáng sinh. Qua lịch sử 2000 năm của dân Do Thái, Thiên Chúa đã tỏ mình là Chúa Duy Nhất (của họ), bằng cách tự thiết lập giao ước với tổ phụ họ, tức tự động hứa hẹn một điều gì đó với tổ phụ họ, như ban cho các vị giòng dõi đông đảo và cho con cháu các vị mảnh đất hứa, và Ngài đã thực sự trung thành thực hiện giao ước của Ngài nơi giòng dõi của các vị tổ phụ này, đúng như Ngài đã hứa với các vị (x.Acts 13:33). Như thế, để biết Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất, có thể căn cứ vào việc Thiên Chúa thiết lập và thực hiện giao ước của Ngài với dân Do Thái.

Trước hết, Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất được mạc khải nơi việc Ngài thiết lập giao ước với dân Do Thái qua các tổ phụ của họ là Abraham, Isaac và Giacóp.

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thiết lập giao ước với dân Do Thái qua Abraham:

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thiết lập giao ước với dân Do Thái qua Isaac:

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thiết lập giao ước với dân Do Thái qua Giacóp.

Sau nữa, Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất được mạc khải nơi việc Ngài thực hiện giao ước với dân Do Thái là giòng dõi của vị các tổ phụ mà Ngài đã giao ước.

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thực hiện giao ước nơi dân Do Thái qua biến cố vượt qua.

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thực hiện giao ước nơi dân Do Thái khi Ngài rút tay lại không tru diệt dân bội phản Ngài.

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thực hiện giao ước nơi dân Do Thái khi Ngài ra tay cứu dân mình khỏi bị dân ngoại tru diệt.

Kết qủa là Ahasuerus Ðại Vương chẳng những rút lại lệnh tha diệt dân Do Thái theo mưu mô của tên cận thần Haman, mà còn truyền lệnh cử hành mừng ngày vui mừng này cho toàn cõi của vua từ India đến Ethiopia nữa, ngày dân Do Thái gọi là Purim và kỷ niệm hằng năm vào ngày 14 và 15 trong tháng Adar, tức trong tháng 12 theo lịch Do Thái hay khoảng tháng 2 theo Dương Lịch.

Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất thực hiện giao ước nơi dân Do Thái khi Ngài mang họ từ nơi lưu đầy là Babylon trở về Ðất Hứa.

Kết qủa là, sau bao khó khăn thử thách gây ra bởi đám cư dân đã chiếm ngụ chung quanh vùng đó (xem Ez 4:1-24; Neh 3:33-36), cũng như bởi những lủng củng nội bộ (xem Neh 5:1-19,6:1-14), một khi Chúa đã muốn là phải thành (xem Ez 5:1-3,7:6), cuối cùng họ cũng đã xây lại và cung hiến tường thành Gialiêm nhà Chúa (xem Neh 12:27-47), một bức tường biểu hiệu cho việc họ ngăn cách với dân ngoại, được họ tỏ ra bằng cách dứt khoát với các vợ ngoại lai (Ez.9:1-15,10:1-44; Neh 13:1-3,23-30), một bức tường cũng biểu hiệu cho việc họ cần phải sống theo những qui định của lề luật Thiên Chúa, như Ngài đã ban bố cho họ qua Moisen. Một trong những gì họ nhận thấy đã quên sót và cần phải giữ lại là Lễ Lều Tạm (Neh 8:13-18), một lễ được Thiên Chúa truyền dân Do Thái phải cử hành mừng cả một tuần lễ trong tháng thứ 7, bắt đầu từ ngày 15, và dân phải sống ở những lều làm bằng cành lá đủ 7 ngày để tưởng nhớ đến những ngày Thiên Chúa đã mang cha ông họ lữ hành từ Ai Cập về Ðất Hứa (xem Lev.23:33-43).

Phải, chính vì Thiên Chúa là Chúa Duy Nhất đã tỏ mình ra trong lịch sử dân Do Thái, bằng việc thiết lập giao ước với tổ phụ của họ, cũng như bằng việc thực hiện nơi con cháu các vị những gì Ngài đã hứa như thế, mà Ngài mới xứng với danh Ngài đã tỏ cho Moisen: "Ta là Ðấng hiện hữu" (Ex 3:14). Ðúng thế, "Ðấng hiện hữu" là Chúa Duy Nhất ở chỗ, Ðấng đã hứa với các vị tổ phụ trước kia cũng chính là Ðấng, hay cũng chỉ là một Ðấng, Ðấng bất biến, Ðấng không thay đổi, Ðấng trước sau như một, Ðấng thực hiện lời hứa của mình nơi giòng dõi các vị. Do đó, khi sai Moisen đi cứu dân của mình, Thiên Chúa đã dạy Moisen nói với dân chúng thế này: "Ðấng hiện hữu sai tôi đến với qúi vị" (Ex.3:14).

Truyền cho Moisen nói với dân chúng như thế, chẳng khác gì Ngài muốn nhắc nhở cho dân của Ngài rằng Ngài chính là Chúa Duy Nhất của họ: "Vậy ngươi hãy nói với dân Yến Duyên (Israel): Chúa là Thiên Chúa của cha ông qúi vị, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp, đã sai tôi đến với qúi vị". Bởi thế, danh của Thiên Chúa chẳng những "là Ðấng hiện hữu", mà còn được chính Ngài chuyển dịch nó ra "là Thiên Chúa của cha ông qúi vị" nữa, và Ngài xác nhận với Moisen về danh bất hư truyền này của Ngài rằng: "Ðó là danh xưng muôn đời của Ta, đó là danh hiệu của Ta cho mọi thế hệ" (Ex.3:15).


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page