Là TẤT CẢ Trong MỌI SỰ
(1Cor.15:28)

36 bài Giáo Lý về Chúa Cha
của Ðức Gioan Phaolô II
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, soạn dịch

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan


(12) Bài Giáo Lý của ÐTC Gioan Phaolô II
Thứ Tư ngày 16 tháng 10 năm 1985

Thiên Chúa là Cha
của toàn thể nhân loại

"Con là Con Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con" (Ps.2:7).

Tác giả của Bức Thư gửi giáo đoàn Do Thái đã trở về với Cựu Ước để làm sáng tỏ toàn vẹn sự thật trong vai trò làm cha của Thiên Chúa được mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô (x.Heb.1:4-14). Trong số các trích dẫn, tác giả đã đề cập đến đoạn Thánh Vịnh thứ hai trên đây, và cũng trích một câu tương tự như thế từ Sách Samuen: "Ta sẽ là cha của Người và Người sẽ là con của Ta" (2Sam.7:14).

Những đoạn trích dẫn này là những lời tiên tri. Thiên Chúa đang nói với Ðavít về giòng dõi của vua. Trong khi, theo tương quan Cựu Ước, những lời này dường như chỉ nói đến việc làm con cái thừa nhận, bằng việc so sánh với vai trò làm cha và làm con theo kiểu loài người, thì Tân Ước mạc khải tầm quan trọng xác thực và tối hậu của những vai trò này. Những lời này nói về Người Con, Ðấng cùng bản thể với Cha, về Người Con, Ðấng thực sự được nhiệm sinh bởi Cha. Những lời ấy cũng nói về vai trò thân phụ thực sự của Thiên Chúa, về một vai trò làm cha mà giòng dõi của Người Con đồng bản thể với Cha thuộc về. Chúng nói về Thiên Chúa, Ðấng là Cha theo một ý nghĩa cao cả nhất và đích thực nhất của ngôn từ. Chúng nói về Thiên Chúa, Ðấng từ đời đời hạ sinh Lời hằng hữu, Lời đồng bản thể với Cha. Thiên Chúa là Cha trong mầu nhiệm thần tính khôn dò của Ngài đối với Lời.

"Con là Con Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con".

Trạng từ "hôm nay" nói về sự vĩnh cửu. Ðó là "hôm nay" của sự sống nội tâm Thiên Chúa. Ðó là "hôm nay" của sự vĩnh cửu, "hôm nay" của Ba Ngôi Chí Thánh và khôn dò - là Cha và Con và Thánh Thần, Ðấng là tình yêu đời đời và cũng đời đời đồng bản thể với Cha và Con.

Mầu nhiệm phụ thân thần linh trong Ba Ngôi chưa được rõ ràng mạc khải trong Cựu Ước. Tuy nhiên, toàn thể những tương quan trong Cựu Ước lại phong phú với việc ám chỉ về vai trò làm cha của Thiên Chúa theo nghĩa luân lý và sánh ví. Bởi thế, Thiên Chúa đã tỏ mình ra như Cha của Yến Duyên dân Ngài, khi Ngài truyền Moisen yêu cầu trả tự do cho dân Ngài: "Chúa phán: Yến Duyên là con trai đầu lòng của Ta, nên Ta truyền cho ngươi 'hãy để cho dân Ta đi...'" (Ex.4:22-23).

Ðây là một vai trò làm cha được chọn lựa, dựa trên căn bản của việc thiết lập giao ước, và bắt nguồn từ mầu nhiệm tạo dựng. Tiên tri Isaia đã viết: "Thế mà, lạy Chúa, Chúa là Cha của chúng tôi; chúng tôi là cục đất sét, và Chúa là viên thợ gốm; chúng tôi tất cả đều là công việc bởi tay Ngài" (64:8; 63:16).

Vai trò làm cha này không chỉ liên quan đến thành phần dân tuyển chọn của Ngài mà thôi. Vai trò ấy áp dụng cho mọi người và vượt lên trên mối liên kết hiện hữu ràng buộc nơi cha mẹ trần gian. Ðây là một số đoạn: "Cha mẹ tôi đã bỏ quên tôi, nhưng Chúa sẽ nhận lấy tôi" (Ps.27:10). "Như người cha xót thương con cái mình, Chúa cũng xót thương những kẻ kính sợ Ngài" (Ps.103:13). "Chúa trách dạy kẻ Ngài thương mến, như người cha trách dạy đứa con mình mến thương" (Prov.3:13). Ðặc tính tương tự nơi vai trò làm cha của Thiên Chúa đã rõ ràng nơi những đoạn vừa được trích dẫn. Chính Chúa là đối tượng của lời cầu sau đây: "Ôi Chúa, là Cha và là Ðấng Cai Trị cuộc đời của tôi, xin đừng bỏ mặc tôi cho chúng dẫn dụ, và đừng để tôi vì chúng mà sa ngã... Ôi Chúa, là Cha và là Thiên Chúa của cuộc sống tôi, xin thương đừng để tôi có những cái nhìn ngạo nghễ" (Sir.23:1-4). Cũng nhân vật này nói lên cùng một chiều hướng: "Nếu người công chính là con cái của Thiên Chúa thì Ngài sẽ giúp đỡ hắn và sẽ giải cứu hắn khỏi tay các kẻ thù của hắn" (Wis.2:18).

Vai trò làm cha của Thiên Chúa được tỏ lộ ra nơi tình yêu nhân hậu, đối với cả dân Yến Duyên cũng như đối với các cá nhân. Chẳng hạn, chúng ta đọc thấy trong tiên tri Giêrêmia: "Họ đã ra đi trong than khóc, và Ta sẽ đem họ về trong ủi an... vì Ta là một người cha đối với Yến Duyên, và Eâphrem là con đầu lòng của Ta" (31:9).

Nhiều đoạn trong Cựu Ước nói đến tình yêu nhân hậu của vị Thiên Chúa giao ước. Sau đây là một vài đoạn.

Trong Sách Tiên Tri Isaia, chúng ta gặp thấy những chứng cớ chăm sóc và ân cần thật cảm kích:

Ðáng chú ý nơi các đoạn của tiên tri Isaia là vai trò làm cha của Thiên Chúa đã được phong phú hóa bởi những ám chỉ sống động nơi vai trò làm mẹ (x.Thông Ðiệp Dives in Mesericordia, phụ chú 52).

Chúa Giêsu thường loan báo, vào lúc trọn vẹn của thời Thiên Sai, vai trò làm cha của Thiên Chúa đối với nhân loại, bằng việc liên kết vai trò này với nhiều diễn đạt trong Cựu Ước. Vai trò này nói lên việc quan phòng thần linh đối với tạo vật, nhất là đối với con người: "Cha trên trời của các con nuôi nấng chúng..." (Mt.6:26; x.Lk.12:24); "Cha trên trời của các con biết các con cần dùng hết mọi sự ấy" (Mt.6:32; x.Lk.12:30). Chúa Giêsu tìm cách làm cho tình thương thần linh hiểu được bằng sự trình bày xứng với Thiên Chúa việc người cha nồng hậu đón tiếp dành cho đứa con hoang đàng của mình (x.Lk.15:11-32). Người đã kêu gọi những ai nghe lời Người: "Hãy xót thương như Cha các con là Ðấng thương xót" (Lk.6:36).

Ðể kết luận, chúng ta có thể nói rằng, qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa chẳng những là "Cha của Yến Duyên, Cha của nhân loại", mà còn là "Cha của chúng ta" nữa. Chúng ta sẽ nói thêm về điều này vào bài giáo lý lần tới.


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page