Kitô Giáo

Dưới Mắt Một Phật Tử

Ðại Sư Buddhadàsa (Thái Lan)

 

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan


 

Từ Vựng Phật Học Yếu Lược

 

Những chữ viết tắt:

(p) = Tiếng Pàli

(s) = Tiếng Sanskrit

(th) = Tiếng Thái Lan

 

Abhidharma (s); abhidhamma (p)

Luận Tạng, một trong Tam Tạng (Tripitaka) gồm Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng. Tam Tạng được soạn thành bởi hội Kết Tập kỳ đầu tiên tại thành Vương Xá tám tháng sau khi Ðức Phật viên tịch. Ca Diếp đọc Luận Tạng, bàn luận, vấn đáp về những lý cao siêu.

 

Adhisthàna (s); adhitthàna (p); 'athithn (th)

Theo tiếng Pàli và tiếng Sanskrit có nghĩa là quyết tâm, quyết chí.

Theo tiếng Thái có nghĩa là cầu mong, cầu nguyện.

 

Ahimsà

Dịch sát từng chữ có nghĩa là "vô cầu sát". Từ đó cũng có nghĩa là tôn trọng sự sống, bất bạo động.

 

"Ainsité" hay "talité"

xem chữ Tathatà.

 

Amidisme

Tịnh Ðộ Tông, Một hình thức Phật giáo đặc biệt tôn sùng Ðức Phật A Di Ðà, ở Nhật Bản gọi là "Amida".

 

Anattà (p); anàtma (s); anattà (th)

Vô ngã. Theo lời Phật dạy, chẳng có ngã cá biệt cũng chẳng có ngã phổ quát; nói cách khác, chẳng có nơi nào, cho dù trong thế giới hiện tượng nầy hay ngoài nó, người ta cũng không thể tìm được một thể thường tồn tự tại. Ðây là thuyết lý cá biệt của Phật giáo, khác xa với Ấn Ðộ giáo.

 

Arahant

A La Hán hay còn gọi tắt là La Hán; kẻ đã đắc Quả Thánh thứ tư, nghĩa là đã phá được phiền não, dứt sạch lỗi lầm, chẳng còn sanh ra ở cõi thế nữa.

 

Asankhata (p)

Ðiều "bất thọ tạo", cái không bị trói buộc, không bị thúc phược.

 

Attà (p); àtman (s)

Ngã: nội thể bất khả diễn đạt, bất tử và vô hình. Vào thời Upanishad, người ta coi ngã cùng một bản thể như Ðại Ngã Brahman, tuyệt đối thể không ngôi vị. Sự đồng hóa ngã và đại ngã là một trong những điểm then chốt của Ấn Ðộ giáo.

 

Avijjà (p); avidyà (s)

Vô minh, si - theo nghĩa phật học: sự mê lầm che mờ trí huệ con người, không cho họ thấy được sự vật tự thân; trái với vô minh là huệ minh. (xem chữ pannà).

 

Bàp (th); pàpam (p), pàpa (s)

Sự ác, ác mệnh, lỗi, tội, tỳ khuyết. Trong Phật học có nghĩa là "quá": lỗi lầm, phản nghĩa với "công". Kitô hữu Thái Lan thường dùng từ này để nói về tội.

 

Bhakti

Trong Ấn Ðộ giáo, từ nầy được dùng để chỉ tâm hạnh của kẻ hết lòng tôn thờ và phụng sự một thần linh hữu vị, và nhờ vào ân sủng của thần linh, kẻ đó nhận được một phần sự sống thần linh: đó là lòng mộ đạo theo nghĩa mạnh mẽ nhất.

 

Bodhisattva (s); bodhisatta (p)

Phiên âm là Bồ Tát, nghĩa là Cao sĩ, Ðại sĩ, Chánh sĩ: là bậc đắc quả Phật, nhưng còn làm chúng sanh để độ thế.

 

Bun (th); punna (p); punya (s)

Công đức, phước đức: lòng dạ, nết na tốt (đức); đem thi thố có ích cho người (công). Ðối nghĩa với tôi lệ (quá).

 

Cetana

Quyết chí.

 

Citta (p & s); cit (th)

Tâm, Ý. Từ đó có những từ ghép như Bodhi-citta: Bồ đề tâm hoặc Bồ đề ý (tâm tức là ý). Hoặc viết ghép là tâm-ý để phân biệt với tâm-thức (Vijnna -p; Vijnànà -s), tâm trí, tâm tánh.

 

Deva

Thiên, chư Thiên, Thiên Nhân: người ở cảnh Tiên, hình sắc đẹp đẻ, trí huệ to lớn, hưởng mọi sự sung sướng, tự tại, hay ban ơn phúc. Từ nầy cùng gốc với ngôn ngữ Âu Ấn (DIV: sáng láng), từ đó phát sinh ra chữ "Deus" trong tiếng Latin.

 

Dhamma (p); Dharma (s); Tham (th)

Phiên âm là Ðạt ma, có nghĩa là Pháp với ba hàm ý:

- Nguyên Lý phổ quát, thực tại tự thân.

- Luật vĩnh hằng mà Ðức Phật đã khám phá ra nhờ Giác ngộ.

- Giáo thuyết của Ðức Phật.

 

Dhamma-jàti (p); thammachàt (th)

Tánh. Trong tiếng Sanskrit, chữ jàti có nghĩa là sanh; từ đó Dharma-jàti có nghĩa là Nguyên Tánh, là bản chất của các pháp, nó ở trong, chẳng dời đổi.

 

Duhkha (s); Dukkha (p); thuk (th)

Khổ, là chân lý đầu tiên trong Tứ Diệu Ðế: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Khổ là do vô minh mê muội, tham lam, luyến ái, ham muốn. Muốn dứt khổ phải dứt ham muốn, thi hành Tứ Diệu Ðế, diệt Thập Nhị Nhân Duyên.

 

Hìnayàna

Tiểu Thừa; toàn thể các trường phái phát triển trong những thế kỷ đầu của Phật giáo, và tạo thành Phật giáo cổ xưa. Phật giáo Tiểu Thừa cũng còn gọi là Phật giáo Nam Tông, thịnh hành ở các nước Cao Miên, Ai Lao, Thái Lan, Miến Ðiện, Tích Lan. Theravàda chẳng hạn là một trường phái Tiểu Thừa. Tiểu Thừa hay Tiểu Thặng có nghĩa là "cổ xe nhỏ"; tuy nhiên ý nghĩa chánh xác của Tiểu Thừa là "phương tiện nhỏ để tinh tấn". Phật Giáo Tiểu Thừa có một số điểm khác với Phật Giáo Ðại Thừa hay Phật Giáo Bắc Tông.

 

Hiri-ottappa (p)

Liêm sỉ.

 

Karma (s); Kamma (p); Kam (th)

Nghiệp. Theo văn từ Karma có nghĩa là hành. Phật giáo thừa hưởng quan niệm về karma từ Phệ Ðà giáo, theo đó mọi hành vi con nguời, kể cả những hành vi thờ phượng, sớm muộn rồi cũng sinh quả. Con người bị trói buộc với cuộc sống hiện tượng nầy bằng nghiệp. Năng lực của nghiệp chồng chất kỳ cùng đưa đến việc tái sanh (Luân hồi). Vấn đề căn bản là tìm kiếm Con Ðường cắt đứt, triệt tiêu nghiệp để đi đến việc giải thoát toàn diện và vĩnh viễn, là Niết Bàn.

 

Kilesa (p); Klesa (s); Kilet (th)

Tội ác, nghiệp dữ. Mười điều ác (Thập Ác) bao gồm trong ba loại hành vi của con người: Thân, Ngữ, Ý. Về ác ý thì có ba (tam cấu) là tham, sân, si.

 

Lokiya (p)

Thuộc về thế gian. Chỉ về tâm thức con người còn vướng vào thế giới hiện tượng (loka), chưa giải thoát.

 

Lokuttara (p)

Siêu thế gian pháp, xuất thế pháp: ra ngoài thế giới hiện tượng, giải thoát.

 

Magga (p); marga (s)

Con đường, Ðạo.

 

Mahàyàna

Ðại Thừa, Ðại Thặng: nghĩa đen là cổ xe lớn. Trường phái Phật học xuất hiện sau Tiểu Thừa, và theo quan điểm của môn sinh, đây là một sự tiến bộ quan trọng so với Phật giáo cổ xưa: giáo thuyết của Phật giáo Tiểu Thừa chỉ chứa đựng một phần giáo thuyết của Ðức Thế Tôn, và chỉ có giá trị chuẩn bị cho phần giáo thuyết Ðại Thừa, cao siêu hơn, đưa chúng sanh tiến xa hơn trên đường tu chứng và cứu độ được nhiều người hơn. Phật Giáo Ðại Thừa phát triển mạnh tại các nước phía Bắc Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Cao Ly, Việt Nam, nên còn gọi là Phật Giáo Bắc Tông.

 

Maitreya

Xin xem chữ Mettrai

 

Màna (p)

Phiên âm là Mạn; có nghĩa là kiêu căng, ngạo mạn. Niết Bàn Kinh chia ra 7 điều kiêu căng (thất mạn).

 

Mettà (p); maitri (s)

Từ tâm. Lòng thương tất cả mọi người, tất cả chúng sanh, sẵn sàng giúp cho họ được mọi sự lành.

 

Mettrai (th); Maitreya (p & s)

Phra sri arya Mettrai (th) = Từ Thị Bồ Tát hay Di Lặc Bồ Tát.

Ðức Bồ Tát họ Từ là một trong ba vị Bồ Tát chính. Từ Thị Bồ Tát chính là tiền thân của Ðức Phật. Cả Tiểu Thừa lẫn Ðại Thừa đều sùng kính Từ Thị Bồ Tát.

 

Nàma (p & s)

Danh. Ðó là tiếng dùng để gọi chung bốn pháp tâm thức, không có hình thể, gọi là bốn uẩn gồm: Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Khi viết Nàma-rupa thì dịch là Danh Sắc tức là tinh thần và vật chất, là tập hợp những yếu tố tạo nên cá thể hiện tượng.

 

Nirvàna (s); nibbàna (p)

Niết Bàn. Theo nghĩa đen là tịch diệt. Có ý nói "tịch diệt những tội ác, nghiệp dữ" (kilesa), diệt trừ tham luyến; đây là cách nói tiêu cực để chỉ việc vĩnh viễn thoát khỏi thế giới của khổ não (Dukkha), là cứu cánh tối hậu của Ðạo Phật. Tuy nhiên không phải vì được giải thích một cách tiêu cực mà Niết Bàn được coi là tiêu cực tự thân. Những cách nói tiêu cực như "bất sanh", "vô ngại" v.v... chỉ có mục đích phủ nhận bất kỳ cái giới hạn, trói buộc nào, điều đó thực ra lại khẳng định rằng Niết Bàn là Tuyệt Ðối.

 

Pannati-sila (p)

Giới luật.

 

Panna (p); prajna (s)

Phiên âm là Bát Nhã. Thường dịch là Huệ, Trí, Trí Huệ, Minh. Vì ý nghĩa quá hàm súc của từ này nên thường người ta dùng chữ phiên âm hơn là dịch nghĩa. Trong Phật học từ bát Nhã chỉ chung việc thông hiểu lẽ vô thường, khổ não, phi thực của vạn pháp. Chính sự quán triệt sâu xa bản thể tự thân của pháp giúp chúng sanh dứt được cõi sinh diệt, đến bờ Giác tức là Niết Bàn.

 

Paramattha (p); paramartha (s)

Chân Ðế. Nghĩa lý, học thuyết chân thật. Ðối lại là Tục Ðế, tức là chân lý có tính ước định.

 

Phala (p)

Quả. Nghiệp Quả. Nghiệp (Karma) có hai phần là nhân và quả.

 

Phè mettà (th)

Việc thực hành, quảng phát từ tâm bắt đầu từ người thân cận và sau đó đi ra đến kẻ sơ thân, xa lạ, và người đối nghịch.

 

Phra Chao (th)

Tôn Sư, Chúa Tể, Quân Vương. Ðó là từ ngữ người Kitô giáo Thái Lan dùng để nói về Thượng Ðế.

 

Prayot (th)

Ðiều lợi, ích lợi, lợi lộc.

 

Puggala (p); pudgala, bukkhon (th)

Cá thể, cá nhân, cá vị, cá thể tính.

 

Pùjà (p & s); bùchà (th)

Lễ, nghi lễ, của cúng dường. Trong tiếng Thái từ này có nghĩa là dâng hiến với tâm tình tôn kính.

 

Rak (th)

Sắc dục. Yêu thích theo nghĩa ham muốn, đam mê của giác quan.

 

Rùpa (p & s)

Sắc, hình sắc, sắc tướng, thể chất. Ðối với sắc là Danh (xem Nàma).

 

Sa'àt, Sawàng, Sangop (th)

Theo nghĩa đen là: sách, sáng, yên tịnh. Phương châm "Tinh tuyền, Minh mẫn, An định" cho trạng thái tâm linh.

 

Saddhà (p); shraddhà (s)

Tín. Lòng tin mà thiện nam tín nữ đặt vào Tam Bảo: Ðức Phật, giáo pháp của Ngài (Dharma) và tăng chúng (Sangha).

 

Samàdhi (s)

Ðịnh. Tức là định tâm, thiền định, tham thiền, tịnh lự; là trạng thái tập trung toàn triệt có được nhờ tham thiền, ở đó sự phân biệt chủ thể khách thể tiêu tan.

 

Sammuti (p)

Quy ước. Sammuti-sacca: chân lý có tính quy ước, nghĩa là tương đối.

 

Samsàra (p & s)

Luân hồi. Cần tránh dùng khái niệm tái sanh (réincarnation) để nói về luân hồi trong Phật giáo, bởi vì sẽ mâu thuẫn với giáo thuyết vô ngã (anattà) vốn là đặc trưng của Phật học. Nếu hiểu luân hồi là tái sanh ở một kiếp khác thì chủ thể như thế sẽ luôn mãi là chính nó từ kiếp nầy sang kiếp khác.

 

Sangha (p)

Tăng chúng, cộng đoàn những tỳ kheo, một trong Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

 

Sankhàra (p); samskàra (s)

Hành. Sự chuyển động từ trong tâm trí mà phát khởi ra, tức là cái nhân duyên tạo tác các pháp.

 

Sarana (p)

Quy Y. Ti-sarna: quy y tam bảo hay tam quy gồm quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.

 

Sìla (p)

Giới luật, luật tắc giúp người xuất gia cũng như kẻ tại gia giữ gìn đạo hạnh.

 

Sunnatà (p); shunyatà (s)

Không, trống không, không có thật; đồng nghĩa với vô; đối nghĩa với hữu; chẳng hạn "sắc sắc không không".

 

Sùtra (s); suttà (p)

Kinh tạng, một trong Tam tạng (Tripitaka: Kinh, Luật, Luận). Tạng kinh chứa đựng những bài thuyết giáo của Ðức Phật được hội Kết Tập kỳ thứ nhất tại thành Vương Xá ghi lại.

 

Tathatà (p)

Thực tại tự thân.

 

Tathàgata (s)

Như Lai, nghĩa đen "kẻ đã ra đi như thế" hoặc "kẻ đã đến như thế". Như Lai là Niết Bàn, là Phật Tánh, là Hư Không, là Thật Tướng. Như lai cũng là một trong những danh hiệu của Ðức Phật (Phật Như Lai).

 

Theravàda

Nghĩa đen: Ðạo của Người Xưa. Ðó là danh hiệu của trường phái Hinayana duy nhất còn tồn tại; ngày nay tạo thành Phật Giáo Nam Tông.

 

Tripitaka (s); tipitaka (p)

Nghĩa đen: Ba Giỏ. Là Tam Tạng, tức là toàn bộ Thánh Thư Phật Giáo, gồm ba bộ:

- Vinayapitaka Luật Tạng: những giới luật cho tăng chúng.

- Sùtrapitaka (p: suttàpika) Kinh Tạng: những bài giảng thuyết của Ðức Phật.

- Abhidharmapitaka (p: abhidhammapitaka) Luận Tạng: luận về đạo lý, giới luật.

 

Triratna (s); tiratana (p)

Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

 

Upekhà (p); upeksa (s)

Xả, bố thí, buông thả ra, bỏ đi. Xả là một trong Tứ Vô lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả.

 

Vinnana (p)

Thức. Ý thức theo cả nghĩa đạo đức và tâm lý. Là một trong Ngũ Uẫn: năm yếu tố tạo thành tâm con người gồm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

 

Vinaya (p)

Giới Luật. Từ nầy cũng dùng để chỉ Luật Tạng là tạng thứ nhất trong Tam Tạng.

 

Virya (p)

Tinh Tấn; tức là năng lực tinh thần, sức mạnh của tâm hồn, sự cố gắng dõng mãnh và bền chí tu tập các thiện pháp.

 


Back to Home Page