Linh Ðạo Cho Giáo Dân Ngày Nay

Rev. Jess S. Brena, SJ, Taiwan

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan


Nhu Cầu Xây Dựng
Một Nền Linh Ðạo Giáo Dân Tốt

Ðúng là người ta đang viết nhiều và thảo luận nhiều về phẩm giá, ơn gọi, sứ mạng và vai trò đặc biệt của người giáo dân trong Giáo Hội và trong xã hội ngày nay.

Người giáo dân được mời gọi đảm nhận một vai trò rất tích cực và rất quyết định trong thời đại hôm nay, họ phải có tiếng nói quan trọng và mạnh mẽ. Nhưng để đóng trọn vai trò các Kitô hữu giáo dân cần có một căn bản vững chắc về thần học và linh đạo. Và quả thật họ đang đòi hỏi điều đó và rất mong muốn hàng giáo phẩm nghiêm túc xem xét vấn đề nầy, đồng thời đầu tư nhiều hơn vào việc đó. Ðàng khác, người giáo dân cũng phải biết khiêm tốn và thực tế để nhìn nhận sự thật rằng chưa hẳn chuyên môn về kinh tế hoặc về báo chí là sẽ trở thành những nhà thần học hay những triết gia uyên thâm được.

Về vấn đề nầy, Hồng Y L. Bernadian của Chicago đã lên tiếng:

1. Một nhu cầu bức bách

Nhìn vào một thế giới như thế giới hôm nay, ta thấy nhân loại đang trải qua những bước phát triển rất lớn. Trên mọi bình diện, người ta đang đòi được tham dự vào công việc quản lý xã hội để làm nên lịch sử của chính mình. Họ đang chuyển từ tình trạng thụ động - giao khoán việc suy nghĩ và lãnh đạo vào tay một số ít người - sang thế chủ động. Người Kitô hữu giáo dân không nằm ngoài cao trào đó. Họ cũng đứng trước những thách đố, những khả năng, những trách nhiệm và những bổn phận như mọi người mà trước đây họ chưa từng gặp:

Sứ điệp cuối cùng của Thượng Hội Ðồng Giám Mục, số 12 về việc đào tạo giáo dân đã làm dội lại khát vọng ấy của người giáo dân hôm nay:

Ngày nay chúng ta thường nghe nói đến "giờ của giáo dân", hay một hình ảnh mới về giáo hội, một Giáo Hội trong đó mọi người đồng trách nhiệm và đều có phần. Tất cả những điều nầy rất hay, rất đẹp về mặt thần học, nhưng rồi nó cũng sẽ không đi đến đâu, nếu cả giáo sĩ lẫn giáo dân không biết đi sâu vào linh đạo của nhau. Trong việc nầy giáo dân phải khẩn trương hơn để bắt kịp, bởi vì xưa nay họ vẫn bị đối xử như những công dân hạng hai, được nuôi dưỡng bằng một thứ linh đạo thừa thãi của nền linh đạo vốn được vạch riêng cho các đan sĩ hoặc được châm chước cho nhẹ đi để phù hợp với họ. Giáo dân đã được tập cho quen hạ giá những nghĩa vụ và những hoạt động trần thế, những con đường để nên thánh. Ðã lâu lắm rồi, người giáo dân không còn hiểu được làm thế nào mình có thể kết hiệp với Thiên Chúa trong chính đời thường của mình, làm thế nào dứt bỏ được quan niệm cho rằng chỉ những việc "nhà thờ" mới thực sự giúp người ta nên thánh. Những bài chia sẻ mà bạn đang đọc lúc nầy đây sẽ là một nhát cuốc vỡ đất giúp các Kitô hữu (càng nhiều càng tốt) khám phá lại nguồn nuôi dưỡng phong phú ẩn dấu trong những công việc nghề nghiệp và gia đình thường ngày - trên con đường nên thánh đích thực.

Ðây là những chứng từ của một số người đã khám phá được nguồn phong phú đó:

2. Linh Ðạo giáo dân được diễn giải bởi các giáo sĩ

Trong quá khứ, linh đạo giáo dân mà người ta tống cho các Kitô hữu là một linh đạo sặc mùi nhà tu. Nếu một giáo dân muốn đào sâu hơn đời sống thiêng liêng của mình, anh ta sẽ đi tìm cảm hứng nơi các tu viện, nơi những vị thánh giáo sĩ, tu sĩ, hoặc anh ta sẽ tìm kiếm những "chuyên gia" về khoa thần học tu đức và huyền nghiệm.

Linh đạo giáo dân cũng đã bị "giáo sĩ hóa" một cách trầm trọng. Cho đến Công Ðồng Vatican II, giáo sĩ vẫn là người giải thích linh đạo giáo dân. Giáo dân đã phó mặc cho những vị được gọi là "chuyên gia" về linh đạo (giáo sĩ và tu sĩ), không cố gắng tự mình tìm tòi ra nền linh đạo cho chính mình. Chúng ta tin rằng đã đến lúc người giáo dân phải làm công việc đó.

Columbiere UNTERSHIP là một thí dụ thú vị. Chương trình nầy nhằm huấn luyện những người cảm thấy mình có ơn gọi làm linh hướng chính quy hay không chính quy và những ai tự muốn chuẩn bị để đóng vai trò đó trong khung cảnh Giáo Hội ngày nay. Chương trình bắt đầu ở Michigan vào năm 1981.

Người điều khiển chương trình - một bà mẹ 5 đứa con - đã cho chúng tôi biết rằng số tham dự viên giáo dân luôn chiếm khoảng ba phần tư hay hai phần ba tổng số. Chính bà đã từng điều khiển những cuộc tĩnh tâm 3 ngày, 8 ngày và thậm chí 30 ngày - dựa theo những bài chú thích số 19 và 20 của sách Linh Thao I-Nhã cho nhiều giáo dân, chủng sinh và cả một số linh mục nữa. Một người vợ và mẹ được huấn luyện chu đáo và có năng lực sẽ có thể là một nhà cố vấn và linh hướng đáng tin cậy cho các bà mẹ và các bà vợ trong cộng đoàn Kitô hữu. Ðây hẳn là một dấu hiệu đầy ý nghĩa để tin rằng một kỷ nguyên mới đang mở ra cho giáo hội và giờ của người giáo dân đã điểm.

3. Ðối thoại giữa Giáo Dân, Giáo Sĩ và Tu Sĩ

Trong khi càng ngày càng ý thức hơn về tiếng gọi phổ quát nên thánh, người Kitô hữu trung bình cảm thấy một nhu cầu mãnh liệt là được đối thoại và được nâng đỡ từ phía giáo sĩ và tu sĩ. Nhưng rất tiếc hiện nay nhu cầu đó của họ mới chỉ được đáp ứng trên một qui mô cỏn con.

4. Xác định linh đạo cho mình

Làm thế nào chúng ta có thể giúp người giáo dân xác định được linh đạo cho chính họ? Ta có thể đề nghị một bài tập nào đó phỏng như: tập trung một nhóm giáo dân nam lẫn nữ, rồi yêu cầu họ trả lời các câu hỏi sau đây:

Những kinh nghiệm sống đức tin của nhiều giáo dân được ghi lại trong sách nầy, có thể gần như trả lời được một cách khách quan cho các câu hỏi trên đây. Những kinh nghiệm ấy có thể giúp họ xác định linh đạo cho chính mình một cách hết sức khách quan.

5. Những tài liệu tham khảo rất tốt

Nhiều người có lẽ không đủ thời giờ để đọc những khảo luận dài về linh đạo. Bởi thế tôi không ngần ngại giới thiệu bài tài liệu, vừa ngắn vừa sâu và dễ hiểu, của Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu (FABC) trong kỳ hội nghị toàn thể lần thứ tư tại Tokyo, tháng 9 năm 1986. Hai tài liệu đó là:

6. Một dụ ngôn

Nhiều tín hữu chúng ta (kể cả giáo sĩ và tu sĩ) vẫn kéo lê một đời sống tôn giáo với "những bổn phận và những nghĩa vụ" phải trung thành thực hiện bằng mọi giá. Ít người nếm được hương vị của câu thánh vịnh "Chúa ngọt ngào dường bao" (Tv 119 (118), 103); cảm được cái "thú" cầu nguyện, "thú" chiêm niệm, niềm vui làm tông đồ, làm Ðức Kitô khác, làm "tư tế, ngôn sứ và vua".

Sở dĩ như thế là bởi vì thường người ta nhận thức sai lạc về Thiên Chúa và về tôn giáo: một tôn giáo nặng luật lệ và một Thiên Chúa ưa đòi hỏi, một Thiên Chúa xem chừng như có vẻ phi lý. Có thể vì những môn đệ "trung thành tuyệt vời" ấy với một anh chàng chỉ chuyên ăn vỏ của các loại trái cây như cam, chuối, táo dưa hấu. Ðã đành anh ta cũng có được vài ý niệm về trái chuối, trái táo, trái cam. Nhưng giá như anh ta ăn đúng cái phần đáng ăn thì hương vị sẽ khác đi một trời một vực. Có bao nhiêu giáo dân, linh mục và nữ tu vẫn đang nuôi mình chỉ với (hoặc chủ yếu với) vỏ trái cây? Tôi đã từng là một người trong số đó. Có lần tôi chia sẻ điều nầy với một linh mục bạn tôi, anh ta đã cãi: "Nhưng cậu hãy nhớ rằng vỏ trái cây cũng có Vitamin. Ðúng vậy, cám ơn Chúa" tôi nói "nếu không thì tôi đã chết từ khuya rồi".

Vậy thì bằng cách nào giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân có thể phát triển một linh đạo dẫn đến cái cốt tủy của đức tin và tôn giáo chúng ta? Một linh đạo được nhận thức đầy đủ và đúng đắn cuối cùng sẽ đưa người ta vào "lâu đài Nội tâm" - ở đó người ta sẽ gặp gỡ Thiên Chúa "mặt đối mặt" và sẽ nói chuyện với Ngài như "một người bạn nói chuyện với một người bạn". Ðây không phải là một giấc mơ ngoài tầm tay giáo dân. Những loạt bài chia sẻ nầy là bằng chứng của một thực tế đang diễn ra. Ước gì nó sẽ góp phần gia tăng thực tế ấy nơi các Kitô hữu chúng ta.


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page