Linh Ðạo Cho Giáo Dân Ngày Nay

Rev. Jess S. Brena, SJ, Taiwan

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan


Linh Ðạo Giáo Dân Là Gì?

Người giáo dân bình thường hiểu như thế nào về cụm từ "Linh Ðạo Giáo Dân"?

Chúng ta sẽ không tranh luận xem trong số các câu trả lời cho câu hỏi nầy câu nào chính xác về mặt thần học. Nếu có một số cách diễn tả được chúng ta thu dụng, thì không phải vì đó là những cách diễn tả duy nhất đúng, mà vì đó là những giải đáp hay những định nghĩa "có thể làm việc được", có thể giúp mọi Kitô hữu có được một nhận thức rõ hơn về ơn gọi của mình, ơn gọi "kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, và không ngừng thánh hóa bản thân TRONG và XUYÊN QUA những kinh nghiệm phổ biến nhất của con người trong đời thường này".

DANH XƯNG GIÁO DÂN

Từ "Giáo dân" ở đây không hề có nghĩa tiêu cực (chữ Layman trong Anh ngữ vừa có nghĩa là mù tịt, không rành, không chuyên môn vừa có nghĩa là giáo dân), cũng không có là khinh bỉ (hiểu như là một công dân hạng hai trong dân Chúa). Một nhà thần học Giáo Dân đã phát biểu như sau:

"Vượt qua cái mặc cảm xấu hổ, người giáo dân phải cảm thấy vinh dự được gọi là GIÁO DÂN, và phải hãnh diện tuyên bố rằng mình là những người giáo dân đã ý thức bổn phận cao quý hàm chứa trong chức danh ấy của mình".

LINH ÐẠO CÓ MỘT HAY NHIỀU

LINH ÐẠO là "một cách biểu hiện tinh thần Kitô giáo của riêng mỗi người". Chỉ có một Ðức Kitô và một tinh thần Kitô giáo, nhưng có nhiều cách để sống tinh thần đó trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, người ta hoàn toàn có đủ lý do để đi tìm không phải chỉ một Linh Ðạo.

Nếu thế, thảo luận về LINH ÐẠO GIÁO DÂN là một việc rất hữu ích và thích đáng. Linh đạo ấy có thể được mệnh danh là "linh đạo hoàn cảnh", nghĩa là, bước theo Ðức Kitô trong mọi hoàn cảnh sống cụ thể của người giáo dân. Như một phụ nữ đã diễn tả rằng khi ủi quần áo là lúc chị trò chuyện với Chúa và cảm thấy Ngài thực sự hiện diện với mình.

LINH ÐẠO GIÁO DÂN là cách thức một người giáo dân, trong hoàn cảnh cụ thể của mình, đáp trả.

Tiếng gọi phổ quát ấy đã rõ mồn một:

MỘT SỐ NÉT TRONG LINH ÐẠO GIÁO DÂN

1. Một Linh Ðạo bám sâu vào cuộc sống trần thế

Ðó là một linh đạo bám sâu vào cuộc sống trần thế, chứ không phải là sự đào tẩu hay lẩn tránh thế gian, như tránh né những vấn đề xã hội, chính trị, kinh doanh, hối lộ, gia đình, công việc làm ăn và hồi hộp. Một trong những đặc điểm riêng của linh đạo giáo dân là linh đạo đó có liên hệ với đời sống thường ngày, - nghĩa là có qui chiếu cụ thể đến cuộc sống gia đình và nghề nghiệp, đến những thời gian nghỉ ngơi giải trí, những cuộc hội họp, những cú điện thoại v.v... Ðời sống của người giáo dân dệt bởi vô vàn thực tại và bởi các mối tương quan nhân loại đan kết nhau chằng chịt. Chính trong những tình huống cụ thể nầy, họ phải đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa với thái độ cầu nguyện và tôn thờ, nhờ đó khám phá ra Tạo Hóa là Thiên Chúa Hằng Sống luôn hiện diện đằng sau mọi thực tại. Chỉ bằng cách đó người giáo dân mới có thể vượt qua được sự phân lập cố hữu giữa Ðức Tin và cuộc sống.

Ðức Cha Don Silvester ở Sri Lanka đã tuyên bố:

Hôm mồng 4 tháng 10 năm 1987, Ðức Thánh Cha đã tôn phong chân phước cho 3 giáo dân của thế kỷ 20, - một nam (23 tuổi) và hai nữ (26 và 15 tuổi). Vài ngày trước hôm khai mạc Thượng Hội Ðồng về Giáo Dân, Ngài cũng đã tôn phong Hiển Thánh cho một giáo dân Philippines và 3 giáo dân Nhật Bản.

"Cho tới bây giờ, sự thánh thiện của tu sĩ và giáo sĩ vẫn được đề cao hơn khiến nhiều người tưởng rằng sự thánh thiện giữa hàng ngũ giáo dân không có nhiều bằng nơi đời sống tu trì và nơi hàng giáo phẩm".

2. Một Linh Ðạo Nhập Thể

Một nét đậm khác trong linh đạo giáo dân là tinh thần nhập thể. Ðối với chúng ta, Ðức Kitô nhập thể không phải là một biến cố đã xẩy ra một lần là xong. Trái lại, Người vẫn tiếp tục nhập thể một cách nhiệm mầu nơi cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Thật là một ơn gọi mới, mỗi người được mời gọi nhập thể vào môi trường xã hội mình đang sống, như Ðức Kitô vậy. Vì thế, Linh đạo nhập thể là linh đạo đề cao một sự hiện diện có sức tác động. Linh đạo ấy mặc nhiên đã đánh giá tích cực về thế giới và về việc dấn thân vào thế giới để thánh hóa và cứu độ thế giới.

3. Một Linh Ðạo cho cuộc sống giữa lòng thế giới

Ðặc điểm chính trong vai trò của người giáo dân là sống giữa lòng thế giới, giữa những công việc thế tục thường ngày. Nhiều hoàn cảnh sống như chính trị, nghiên cứu khoa học và nhiều việc khác nữa vẫn còn nằm trong lãnh vực kinh nghiệm và hoạt động của người giáo dân hầu như một cách độc quyền.

4. Một Linh Ðạo hôn nhân và gia đình

Linh đạo giáo dân hầu như luôn xoay quanh gia đình, hôn nhân và nghề nghiệp. Bí tích riêng cho giáo dân trước hết phải kể là bí tích hôn nhân. Ân sủng mà đôi vợ chồng nhận lãnh từ bí tích nầy là được yêu thương nhau một cách sâu xa hơn nhờ Ðức Tin và được tham dự vào công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa bằng cách sinh sản con cái những đứa con mà họ sẽ giáo dục để trở thành những Kitô hữu. Và vì thế chúng ta phải quan tâm nhiều và nhiều hơn nữa đến việc chuẩn bị hôn nhân, đến nền linh đạo gia đình cũng như những phương pháp giáo dục phù hợp với thời đại mới.

Người giáo dân cần hiểu rõ bí tích hôn nhân và bí tích truyền chức thánh bổ sung cho nhau thế nào cả hai đều liên hệ chặt chẽ với bậc sống của họ.

5. Một Linh Ðạo về giá trị của thân xác,
khoái lạc và tính dục

Linh đạo giáo dân sẽ coi các thực tại đó là những tặng phẩm Thiên Chúa ban cho con người hưởng dùng và gìn giữ. Không nên nhìn thân xác như một chướng ngại hay như một cái gì cần phải thắng vượt trong cuộc hành trình tiến về Thiên Chúa. Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa hoan lạc, là Thiên Chúa "mang hạnh phúc đến cho tuổi xuân chúng ta". Một số người khắc khe với mình quá đến nỗi cảm thấy có tội hoặc xấu hổ khi hưởng thụ những sinh thú mà Thiên Chúa đã dành cho họ.

Một số người thậm chí còn xem thân xác là một vật cản không cho họ lãnh nhận ơn cứu độ, đối với họ khoái lạc của thân xác không có nhiều giá trị thiêng liêng. Có thể ví như một tình nhân nọ được người yêu của mình tặng cho một món quà, một áo sơ mi chẳng hạn, nhưng lại không dám mặc chiếc áo đó chỉ vì muốn tránh sự khoan khoái do nó đem lại, cũng không dám giữ gìn đặc biệt món quà ấy.

Một linh đạo lành mạnh sẽ xem thân xác là một quà tặng của Thiên Chúa mà ta có bổn phận phải hưởng dùng tối đa cũng như phải chăm sóc cẩn thận, miễn là không nô lệ cho nó và không để nó tước đoạt mất nhân phẩm của mình. Vì thế Linh Ðạo cũng tìm cách chống lại khuynh hướng hạ giá thân xác và những lạc thú trong cuộc sống. Linh đạo ấy sẽ không quên rằng Ðức Giêsu đã từng bị đánh giá là một kẻ ăn nhậu, đã từng ví Nươc Trời với một tiệc cưới, đã coi việc nuôi dân ăn uống quan trọng không kém chỉ nuôi dưỡng họ bằng Lời Thiên Chúa, đã từng để cho người ta cọ rửa và xức dầu thơm đắt tiền lên chân mình. Một linh đạo như thế sẽ không chấp nhận xem đàn bà là ma quỷ cám dỗ, cũng không dám tỏ ra "thanh khiết". Xét cho cùng những thái độ đó đều dựa trên một nhân sinh quan nhị nguyên hay của Manikô là những lý thuyết coi thân xác chủ yếu là xấu và vì thế chỉ nên nói tới việc cứu vớt linh hồn.

Ðại đa số giáo dân phải lo kiếm sống, phải gánh vác một gia đình, phải chu toàn hàng lô nghĩa vụ xã hội. Họ không được mời gọi để sống một đời sống hết sức khổ hạnh, nhưng là để hưởng dùng những tặng phẩm trong tạo vật, để nhận biết chính Ðấng đã ban tặng và để tập sử dụng các tài sản của mình trong tinh thần bác ái và công bình. Họ thường không được mời gọi để kết hiệp với Thiên Chúa theo kiểu của những người độc thân hay không con, nhưng để khám phá ra tình yêu thần linh trong chính những khoái lạc và những khổ đau của đời sống hôn nhân và của chức phận làm cha làm mẹ. Nói tóm lại, người tu sĩ và người giáo dân đều theo đuổi cùng những mục tiêu như nhau nhưng bằng những con đường khác nhau từ căn bản.

6. Một Linh Ðạo cho người xông pha ngoài trận

Một linh đạo đưa tới những quyết định, không phải trên bình diện lý thuyết như trong một công trình nghiên cứu của một nhà thần học, mà trên bình diện luân lý thực tiễn. Các quyết định ấy sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của đương sự, đến mọi người trong gia đình, đến sự ổn định trong nghề nghiệp và sự giáo dục con cái của đương sự. Hãy nghĩ đến những trường hợp hối lộ, cưỡng dâm, phá thai, không chung thủy và những cuộc hôn nhân đổ vỡ, là người đang xông pha ngoài mặt trận, đương sự sẽ càng bối rối hơn nếu nghe thấy các nhà luân lý hoặc các nhà thần học xung khắc với nhau về tính luân lý của những trường hợp đó.

7. Một Linh Ðạo với những ràng buộc chặt chẽ

Một linh đạo hoặc một tu sĩ có thể dấn thân với một tập thể hoặc có thể làm việc "bao lâu bề trên còn cho phép tôi làm việc ở đấy - mà sức khỏe của tôi, đời sống tâm linh, sự trưởng thành và sự phát triển cá nhân của tôi không bị đe dọa". Ðối với một Kitô hữu đã kết hôn thì sự thể hoàn toàn khác. Ðời sống thiêng liêng của người ấy phải được lớn lên trong mối ràng buộc ấy, cho dẫu mối ràng buộc vào một nhóm người nhất định (những thành viên của gia đình) và nhóm người nầy sẽ có quyên ưu tiên hơn chính bản thân họ, hơn bất kỳ ý tưởng hay quan niệm tiến đức nào không trực tiếp có liên hệ với những người ấy. Ðương sự phải dám chết, dám chấp nhận tan xương nát thịt vì họ, đôi khi phải hy sinh cả sự phát triển bản thân của mình nữa. Bởi vì với một Kitô hữu không có sự tiến đức nào có thể sánh với việc xả thân cho tha nhân. Linh đạo giáo dân không tách rời với những con người cụ thể ấy, vịn cớ rằng mình bị ràng buộc vào "nhân loại" nói chung; thật ra, nhiều khi đó chỉ là một cách quá thiết tha với bản thân mình.

8. Một Linh Ðạo cho tình trạng bất an

Linh đạo giáo dân có thể là một linh đạo cho tình trạng bất an. Người giáo dân thường thiếu sự yên tâm cần thiết theo đuổi một linh đạo và một ơn gọi: (linh đạo và ơn gọi ấy sẽ hướng dẫn họ nhận định để lựa chọn lối đi cho đúng đắn), đang khi đó, nghề nghiệp và các vấn đề luân lý cùng can thiệp vào trong một hoàn cảnh mà họ phải đối phó ngay lập tức hay chỉ trì hoãn đôi chút thôi, một hoàn cảnh với nhiều bổn phận có vẻ xung đột nhau.

9. Một Linh Ðạo "vị tha"
với sự ưu tiên hướng đến người nghèo

Ðể có thể bám chặt vào Ðức Kitô và cộng đoàn, người Kitô hữu phải xây dựng cuộc sống và hoạt động của mình dựa trên nền tảng Lời Chúa. Linh đạo Kitô giáo là linh đạo Thánh Kinh. Chính nơi Lời Chúa mà chúng ta gặp gỡ Ðức Giêsu. Cũng chính Lời Chúa tập hợp chúng ta lại. Cần phải lắng nghe Ðức Kitô là Ngôi Lời - qua Thánh Kinh và qua Giáo Hội, nhưng cũng cần phải lắng nghe lời ấy nơi những con người và những biến cố trong những thăng trầm của cuộc sống. Cần phải lắng nghe người nghèo và người thiếu thốn, đáp ứng cho họ - theo gương Ðức Giêsu - bởi vì họ là "những anh em bé nhỏ nhất của Ngài".

10. Một Linh Ðạo hướng đến sự kết hiệp với Thiên Chúa

Kết hiệp với Thiên Chúa không phải là một khóa trình đặc biệt soạn riêng cho một ít giáo sĩ và tu sĩ. Làm sao người giáo dân có thể kết hiệp được với Thiên Chúa xuyên qua sự nhận biết Ðức Giêsu, đó chính là mối bận tâm của mọi Kitô hữu. Ngược lại phải ưu tiên dành thời giờ, cho công việc, cho gia đình và cho các quan hệ xã hội, - kể cả những quan hệ có ích và có ý nghĩa đạo đức; nhưng không vì thế mà coi nhẹ ơn gọi Kitô hữu là càng ngày càng phải kết hiệp với Thiên Chúa nhiều hơn. Tuy thế, thật khó xóa được thành kiến cho rằng những hoạt động trần thế chẳng ích lợi gì cho việc nên thánh, chỉ những sinh hoạt "nhà thờ" mới thật sự giúp người ta nên thánh.

Những công việc xây dựng, sửa chữa, trị bệnh, phát minh và phục vụ, - những bà mẹ, những kiến trúc sư, những cô y tá, những viên chức chính phủ - tất cả đều tham gia vào cuộc sống sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa. Nếu được làm tốt, những công việc đó tự chúng đã là thánh rồi, và quả đúng như vậy, không phải chỉ vì chúng đã được người ta "dâng" cho Thiên Chúa. Chính trong khi làm những công việc trần thế hằng ngày, người ta có thể có được những cảm nhận sâu sắc về Thiên Chúa. Những công việc nầy là một chất liệu thực tế giúp ta chiêm niệm và kết hiệp với Thiên Chúa.

11. Một Linh Ðạo về các giá trị nhân bản

Linh đạo giáo dân phải như men trong bột lấy việc phát huy các giá trị nhân bản đích thực như sự thật, hòa bình, tình yêu... mà làm cho mình thêm phong phú. Linh đạo đó phải ăn sâu vào địa dư, văn hóa và lịch sử - chẳng hạn có thể vận dụng một số màu sắc tốt đẹp của "tính cách Á Châu" cho các Kitô hữu người Châu Á, như những chiều kích chiêm niệm và cầu nguyện của nhiều tôn giáo lớn ở Á Châu v.v...

12. Một Linh Ðạo đóng vai trò ngôn sứ

Làm ngôn sứ bằng những chứng tá đời sống cũng như băng lời nói. Một niềm tin đáng tin thì cũng đáng truyền đạt cho người khác.

13. Một Linh Ðạo trong tập thể

Những tập thể gia đình, giáo xứ, những cộng đoàn cơ bản, những hội đoàn Tông Ðồ, những nhóm Kitô hữu công giáo chuyên nghiệp v.v...

14. Một Linh Ðạo giàu có

Giàu tinh thần hiệp thông, giàu lòng thương xót, giàu công bình, giàu tình yêu, giàu tha thứ, trở nên một nhân tố hàn gắn những chia rẽ giữa người với người.

15. Một Linh Ðạo cho đời sống viên mãn

Một linh đạo lành mạnh hẳn sẽ không tạo ra những khiếm khuyết trong tâm lý nhân bản.

16. Các nét chung khác cho mọi Linh Ðạo Kitô giáo

Linh đạo của bất cứ ai bước theo Ðức Kitô, dù là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân không thể không biết đến những nét sau đây. Chúng ta sẽ kê ra một số ở đây để bảo đảm là chúng sẽ không thiếu thốn trong bất cứ nền linh đạo giáo dân nào muốn vững chắc và có nền tảng.

17. Tóm tắt

Những giòng sau đây do một giáo dân có vợ và ba con viết ra - có thể là một bản tóm tắt về linh đạo giáo dân:

Người giáo dân nào muốn ơn gọi của mình một cách nghiêm túc đều phải có những nỗ lực thường xuyên hướng đến sự hoàn thiện và phải sống trong một tình trạng căng thẳng có tính biện chứng gay gắt giữa các thực tại trần thế và chân tướng Kitô giáo của mình. Ðức Kitô đã xác nhận với chúng ta sự căng thẳng nầy, khi Người cầu nguyện với Chúa Cha:

MỘT CÔNG TRÌNH VẪN CÒN DANG DỞ

Ðức Cha F. Sebastian Aguitar của Ðịa phận Leon, Tây Ban Nha, đã tuyên bố rất rõ:

"Khi bàn về người giáo dân, ta vẫn còn loay hoay với một nền thần học và linh đạo trước Vatican II. Chưa thấy có một thần học hay linh đạo nào về người giáo dân phản chiếu được những ánh sáng lớn của cộng đồng Vatican II".

Một trong những mong mỏi khắc khoải nhất của người giáo hữu hôm nay hướng về Thượng Hội Ðồng Giám Mục bàn về giáo dân năm 1987 là: nghiên cứu, suy tư và canh tân nghiêm túc thần học và linh đạo dành cho giáo dân phù hợp với Công Ðồng Vatican II.

PHẢI TÌM KIẾM THIÊN CHÚA Ở ÐÂU?

Chắc bạn đã nghe câu chuyện về một tôn ông nọ trước cơn say khước đã bò bốn chân, tìm kiếm một cái gì đó tại một ngã tư đèn đường sáng trưng. Một viên cảnh sát đi qua đã yêu cầu ông giải thích hành vi ấy, và ông giải thích rằng ông đã đánh rơi xâu chìa khóa của mình cách đó mấy dãy phố!

Có người đến nhà thờ để tìm Thiên Chúa vì ở đó có nhiều "ánh sáng" hơn, đang khi Thiên Chúa chờ đợi họ tại chính nhà họ, nơi vợ (hay chồng) họ, nơi các công việc bổn phận của họ, nơi con cái họ... là những nơi mà họ có thể tìm thấy Thiên Chúa 24/24 giờ.

Người ta không thể chỉ sống trong bốn bức tường đại học, mà trở thành học giả được. Ðể đọc được một quyển sách hay thì bạn đừng kiếm ở thư viện!


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page