HÀNH TRANG

SINH VIÊN

THỜI ÐẠI

Số 14 02.04.2001

 

 


Một thực tại mà người tin hữu lẫn người vô tín đều thấy mình khó vượt qua được,

đó là chấp nhận mất mình, mà ngôn ngữ ngày nay gọi là sợ vong thân.

Nhưng đi đến kỳ cùng thì cái chúng ta lo lại không có gốc,

vì ngay từ khi con người chấp nhận để cho tội lỗi chi phối thì con người đã là vong thân rồi.

Nên rất có thể sự vong thân mà chúng ta đang sợ lại là một cơ hội để chúng ta tìm lại chính mình. Ðiều này đã khiến bao tâm hồn phiêu lưu tìm kiếm và sách vở và báo chí vẫn thường nói đến.

Lời mời gọi hãy "từ bỏ chính mình" của Ðức Ki-tô đã được Vị Cha Chung của chúng ta hiểu như thế. Người muốn chúng ta đón nhận sứ điệp của Chúa như một lối sống mới tràn đầy ân sủng và quyền năng, mà chỉ có Chúa là Ðấng duy nhất ban cho chúng ta.

Chính vì sống với cung cách mới này, mà lòng trắc ẩn của người Ki-tô hữu không dừng lại ở chỗ người thân cận, mà mở ra với bất cứ một ai trên đường họ gặp.

Xin Chúa Giê-su cùng đưa chúng ta đi vào cuộc Vượt Qua với Ngài.

hãy nhẬn mỘt kiỂu sỐng mỚi tràn đẦy cỦa Chúa

"Phải từ bỏ chính mình". Từ bỏ chính mình có nghĩa là từ bỏ dự án mình, thường là hạn hẹp và nhỏ mọn, để tiếp nhận dự án của Chúa: như con đường cải tạo, cần cho cuộc sống Ki-tô hữu, đưa thánh Tông đồ Phao-lô đến chỗ khẳng định: "Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là Ðức Ki-tô sống trong tôi" ( Gl 2, 20 ).

Chúa Giê-su không đòi hỏi từ bỏ đời sống, nhưng chấp nhận một sự sống kiểu mới và một sự sống viên mãn mà chỉ một mình Người có thể ban cho.

Một khuynh hướng thuộc con người ăn sâu trong hữu thể của mình, đó là khuynh hướng "nghĩ về mình", đặt con người mình ở trung tâm các lợi ích và xem mình như là thước đo tất cả. Ngược lại, người đi theo Chúa Ki-tô thì phủ nhận sự thu hồi mình lại và không xét đoán sự vật tùy theo điều mà họ có thể rút ra từ đó. Người ấy xem xét sự sống theo nghĩa hồng ân và nhưng-không, và không theo nghĩa chinh phục hay chiếm hữu.

Thật vậy, sự sống thật được diễn tả trong sự hiến mình, hoa quả ân sủng của Chúa Ki-tô: một cuộc sống tự do, hiệp thông với Chúa và với anh em ( x. Gaudium et Spes, n. 24 ).

Nếu sống theo Chúa trở thành một giá trị cao cả, thì bấy giờ những giá trị khác nhận lãnh, từ giá trị đó, chỗ đứng đúng và tầm quan trọng của mình. Người nào đạt tất cả trên của cải trần gian thì sẽ mất hết, tuy bề ngoài họ thành công: sự chết sẽ đến bắt họ giữa tất cả những gì họ tích lũy, nhưng với một sự sống bị hỏng ( x. Lc 12, 13 21 ).

Sự chọn lựa, như vậy, phải ở giữa cái là và cái có, giữa một sự sống đầy tràn và một sự sống rỗng không, giữa sự thật và sự giả dối.

ÐGH GIO-AN PHAO-LÔ II,

Sứ điệp gởi Ðại hội Giới trẻ Thế giới năm 2001, số 04.


10 lỜi khuyên khi cẦu nguyỆn

1.      ÐƠN SƠ: "Anh em cứ xin thì sẽ được" ( Lc 11, 9 ). Hãy nói với Chúa như cách bạn tỏ bày với gia đình bạn.

2.      HỒN NHIÊN: "Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý" ( Ga 15, 7 ). Cầu nguyện cả ngày: lúc gọi điện thoại, khi đi siêu thị, với trẻ em.

3.      CHẬM RÃI: "Nước Thiên Chúa ở trong anh em" ( Lc 17, 20 ). Hãy nói chậm rãi và thinh lặng lắng nghe. Chúa muốn nói nhiều hơn với bạn.

4.      CHÂN THẬT: "Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào " ( Mc 10, 15 ). Chúng ta cần chân thật với chính mình và hướng về Chúa cũng một tâm tình như vậy.

5.      DỰA TRÊN KINH THÁNH: "Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, giáo dục để trở nên công chính" ( 2 Tm 3, 16 ).

6. GIỮ GIỜ CẦU NGUYỆN: "Một hôm, ông Phê-rô và ông Gio-an lên Ðền Thờ vào buổi cầu nguyện giờ thứ chín" ( Cv 3, 1 ). Hãy vui thích lập một thời khóa biểu cầu nguyện. Lôi kéo mình đến cầu nguyện như đi làm vậy.

7.      THÍCH HỠP: "Ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói" ( Lc 12, 12 ). Như mang một đôi giày vừa vặn, cầu nguyện cũng thích hợp như vậy.

8.      CẦU NGUYỆN RIÊNG VÀ CẦU NGUYỆN VỚI NGƯỜI KHÁC: "Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu nguyện xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho" ( Mt 18, 19 ). Cầu nguyện chắc chắn sẽ được. Cầu nguyện không được hầu hết do lời nguyện không đầy đủ. Câu trả lời cho cá nhân ở trong cộng đoàn cầu nguyện.

9.      HƯỚNG VỀ THẦN KHÍ: "Phải ở lại chờ điều Chúa Cha đã hứa, anh em sẽ được dìm trong Thánh Thần" ( Cv 1, 4 5 ).

10.    HÃY SỐNG VỚI LỜI CẦU NGUYỆN CỦA BẠN: "Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn, Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng" ( Tv 37, 4 ). Bạn sẽ có cảm giác được nâng đỡ suốt cả ngày.

Lm R.De GRANDIS, SSJ

( Trích sách CẦU NGUYỆN, THA THỨ, CHỮA LÀNH. ABBA phát hành, tháng 3.2001 )

LÒNG TRẮC ẨN KHÔNG PHÂN BIỆT

Cách đây vài năm, trước khi Mỹ tuyên chiến với Iraq, dân chúng trên khắp thế giới biểu tình đòi hoà bình và chấm dứt chiến tranh ngay lập tức.

Tại Mỹ, trước Toà Nhà Trắng, hàng ngàn người biểu tình kêu gọi hoà bình. Trong số đoàn người biểu tình ấy, có một cụ già khoảng 80 tuổi giơ cao biểu ngữ với những hàng chữ: Peace No War ( Hoà bình - Không chiến tranh ).

Có một chị nữ tu chứng kiến quang cảnh sôi nổi sáng hôm ấy và chú ý ông lão cách đặc biệt với một vẻ thán phục.

Buổi chiều cùng ngày, tại một nghĩa trang liệt sỹ, chị nữ tu lại bắt gặp hình ảnh thân quen. Từ xa xa, chị đã nhận ra ngay ông lão giơ cao biểu ngữ ban sáng trong đoàn biểu tình đang buồn rầu và than khóc trước những tấm bia mộ.

Chị vội bước đến bên ông lão, nắm lấy đôi tay gân guốc của ông và hỏi: "Thưa cụ, có phải một người thân của cụ đang nằm dưới nấm mồ này không ? Có phải cụ đang than khóc họ không ?".

Im lặng hồi lâu, ông già đáp: "Phải đó, Sơ ạ. Nhưng tôi không chỉ khóc cho người thân của tôi, mà tôi thương khóc cho tất cả những người đang nằm ở đây. Tôi mong muốn hoà bình, tôi không muốn mọi người phải chết vì những cuộc chiến tranh phi lý như thế này".


YÊU THƯƠNG LÀ KHÔNG PHÂN BIỆT

Chúa Giê-su đã động lòng trắc ẩn với ông La-da-rô, với con bà goá thành Na-im, với người phụ nữ bị băng huyết nhiều năm, với tên đầy tớ của viên sĩ quan Rô-ma... Còn chúng ta, chúng ta có lòng trắc ẩn với những người đồng loại chúng ta không ? Chúng ta có tí trắc ẩn nào, hiệp thông nào với những người đồng loại của chúng ta đang gặp những cơn hoạn nạn hay không ? Những người dân ở Kosovo vô tội phải gánh chịu hậu quả của những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Những cuộc nội chiến ở Trung Ðông và An-độ dai dẳng đã cướp đi sinh mạng của biết bao người. Những người đồng hương Miền Bắc Việt-nam của chúng ta vừa bị động đất, thiên tai; nhiều vùng khác trên thế giới đang bị thiên tai tàn phá nhà cửa, mùa màng và đang cần viện trợ khẩn cấp.

Những người già neo đơn không được quan tâm, chăm sóc; những đứa trẻ vô tội bị bỏ rơi, những cô gái đang lầm đường, lạc bước,.chúng ta đã làm gì cho họ hay sẽ làm gì để cộng tác vào chương trình của Chúa ?

Lạy Chúa Giê-su, chúng con thật vô tâm trước những người đồng loại của chúng con đang cần sự giúp đỡ. Xin cho chúng con có tấm lòng trắc ẩn không phân biệt, để mỗi người chúng con là biết góp phần vào công việc của Chúa trong công trình cứu rỗi nhân loại. A-men.

Frt. Trần Xuân Sang, SVD.

 

 

Khi có thắc mắc về mạng và tin học nói chung, quý vị có thể hỏi ở địa chỉ: nhipcau_tinhoc@yahoo.com để được giải đáp. Bài tham gia cộng tác xin gởi về: abba_chaoi@yahoo.com. Khi bạn có nhu cầu tham khảo các số ABBA đã phát hành, xin vào hộp thư mở của chúng tôi: abba_suutap@yahoo.com với passwords: abba