SINH VIÊN THỜI ÐẠI
HÀNH TRANG
Số 13
26.03.2001
Chủ
bút:- Người Việt ta đôi khi vẫn nói với nhau "Ta về ta
tắm ao ta, dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn". Ðể khuyến cáo những kẻ
đua đòi, để an ủi những người "lỡ vận", để xác quyết với nhau cội
nguồn. Giữa cảnh tan bòng của thất vọng và oán thù, chúng ta mong
mình có một nơi gọi là "ao nhà" thật an vui, để về, để ẩn, để nung
nấu sức mạnh. Nhưng quanh đi quẩn lại ta hơi sợ vì nơi ấy đâu rồi? Gia
đình là nơi đầm ấm nhất mà sao hôm nay cũng lành lạnh làm sao. "Ao
nhà" có đó nhưng hình như thiếu một chút gì rất quan trọng, thiếu một
ngọn lửa tình yêu hay thiếu một sự hiện diện của Ðấng mà ta nhận
làm Chúa.
Ðức Mến thì không oán
giận ( 1Cr 13, 5 ). Trong câu đầu tiên này của thư Thứ Nhất gởi giáo
đoàn Corintô, thánh Tông Ðồ Phao lô nhắc lại rằng tha thứ là dạng cao nhất của việc thực hành đức bác ái. Mùa
Chay là mùa thuận lợi để đào sâu ý nghĩa nhân đức này. Qua bí tích
Hòa Giải, Thiên Chúa Cha ban cho chúng ta qua đức Kitô sự tha thứ của
Người và điều này khích lệ chúng ta sống trong yêu thương, coi kẻ
khác không phải là kẻ thù nhưng là anh em.
Cầu mong cho thời điểm
của thống hối và hòa giải này khích lệ các tín hữu nghĩ và hành
động trong dấu chỉ của lòng bác ái thật sự, mở rộng ra đến chiều kích toàn nhân loại. Thái độ nội
tâm này sẽ dẫn đưa họ đến với một tâm tình mới, việc trao ban hoa
trái của Thần Khí và những trợ giúp vật chất cho những ai đang cần
đến.
Một tâm tình hòa giải
với Thiên Chúa và người xung quanh là một tâm tình quảng đại. Trong
những ngày thánh thiện của Mùa Chay, việc "trao ban" đòi hỏi một ý
nghĩa sâu xa hơn, vì không phải chỉ là cho những thứ thừa thải hầu ru
ngủ những đòi hỏi của lương tâm, nhưng phải là sự chân thành đón
nhận những đau khổ đang có mặt trên thế giới này. Việc nhìn ngắm
khuôn mặt chịu đựng và điều kiện sống lầm than của nhiều anh chị em
chúng ta buộc chúng ta phải chia sẻ
một phần những gì chúng ta có với những ai đang khó khăn. Việc
bố thí Mùa Chay sẽ mang lại sự phong phú và ý nghĩa hơn nếu việc bố
thí ấy được giải thóat khỏi lòng thù hận và sự thờ ơ lãnh đạm, là
những cản trở ngăn ta không hiệp thông với Thiên Chúa và với anh
chị em mình.
Thế
giới trông đợi một chứng tá nhất quán về sự hiệp thông và tình
liên đới. Trong bối cảnh đó, lời của Thánh Tông Ðồ Gioan ngời sáng
lên "Nếu ai có của cải thế gian
và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng
thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được ?"
( 1 Ga 3, 17 )
Anh
chị em thân mến! Thánh Gioan Chrysostom, khi bàn về lời dạy của Chúa
chúng ta trên đường lên Giêrusalem, nhắc lại rằng Chúa Kitô không
để các môn đệ không hay biết gì về những trận chiến và những hy
sinh đang đợi họ. Ngài nhấn mạnh
rằng việc từ bỏ "cái tôi" là khó khăn. Tuy nhiên, không có gì là không thể khi ta
có thể tính thác vào sự trợ giúp của Thiên Chúa cho ta "qua sự hiệp
thông với con người của Ðức Ðức Kitô" ( PG 58, 619s )
Ðó là lý do tại sao Mùa Chay này, tôi muốn mời
gọi tất cả các tín hữu đến với việc cầu nguyện thiết tha và tin
tưởng vào Thiên Chúa. Ðiều này cho phép chúng ta nhận thấy sự thương
xót mới mẻ của Ngài. Chỉ có món quà này mới giúp ta chào đón và
sống tình yêu của Chúa Kitô trong cách thức vui mừng và quảng đại
hơn bao giờ, một tình yêu "không vênh vang tự đắc, không làm điều
bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù,
không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật." (
1 Cr 13, 5 – 6 )
Với những tình cảm
này, tôi kêu cầu sự che chở của
Ðức Mẹ Ðầy Lòng Từ Aùi trong hành trình Mùa Chay của toàn thể cộng
đồng tín hữu và tôi ban Bình An Tông Truyền chân thành cho mỗi
người trong anh chị em.
ÐGH Gioan Phaolô II (Trích thông điệp Màu Chay năm 2001, số 5)
CHÚA
CHƯA XA MẸ
Nguyễn Thùy Trang lo
lắng đến người này nhờ cầu nguyện, đến người kia hỏi ý kiến để tìm
cách khuyến khích mẹ đỡ đầu mình đừng bỏ Chúa.
Cách đây hơn
một năm (15/8/1999), Trang đã chịu Thánh Tẩy. Con đường đến với Chúa
của Trang khá bình thường nhưng đầm ấm. Khi đậu đại học, cô bé dân
Mỹ Tho lên Sài Gòn, tạm trú ở một gia đình Công Giáo thuộc giáo xứ
Bình An Thượng, quận 8. Bà chủ và các anh chị trong nhà là những
người tốt và đạo đức. Mỗi dịp lễ lớn, gia đình chủ đều kéo Trang
chia sẻ đời sống và niềm vui như một thành viên trong gia đình. Trang
nói: "Những lúc cùng với bà chủ nhà đi lễ, thấy bà đọc kinh, em
cũng lẩm bẩm cầu nguyện." Tôi hỏi em đã xin với Chúa điều gì, Trang
trả lời: "Chỉ là những chuyện nhỏ nhỏ như chỗ ở, tiền ăn, học phí,
bạn bè, thế thôi!" Rồi Trang, với nét mặt hạnh phúc và nụ cười
rất tươi, tâm sự tiếp: "Qua những ơn Chúa ban, em cảm nhận được Người
như người cha tỉ mỉ chăm sóc cho các nhu cầu nhỏ nhặt của đứa con gái
cưng." Từ đó, Thùy Trang quyết định đi học đạo. Học được một thời
gian ngắn, vì dời chỗ ở, nên Trang phải tạm ngưng học đạo. Nhà mới
Trang trọ ở Cao Thắng, quận 3, của một bà chủ sùng đạo Phật. Ở đây
chẳng nghe ai nói về Chúa, nhưhg mỗi lần nghe bà chủ gõ mỏ tụng
kinh, từ đáy lòng Trang lại có một thôi thúc Trang đi tìm Chúa. Lần
này, Trang đành nhờ con bà chủ là một người chẳng biết gì về Chúa
đi tìm giúp xem có nơi nào dạy đạo Chúa gần đây không. Ít ngày sau,
chị ấy chở Trang đến Trung Tâm Dự Tòng DCCT (Kỳ Ðồng). Từ đó Trang
gắn bó với Chúa và với cộng đoàn ở đây. Thùy Trang năm nay 22
tuổi, đang là SV năm 3 khoa ngoại ngư,õ ÐH Công Nghệ - Kỹ Thuật.
Cô giáo Anh ngữ Nguyễn
Phương Hân nhận xét: "Bé Trang cầu nguyện sống động lắm!" Người viết
tin này cũng đồng ý với nhận xét ấy, vì đã có vài lần được cầu
nguyện chung với Trang. Ðầu tháng 12 vừa qua, Trang đã chia sẻ: "Có
nhiều SV Công Giáo khi nghe em chia sẻ đức tin thì có ý chê trách em
lỗi thời. Ngay mẹ đỡ đầu của em lúc này cũng lơ là với Chúa."
ÐỐ BẠN, ÐỨC GIÊ-SU LÀ AI ?
Có ba
bằng cớ chứng tỏ ÐỨC
GIÊ-SU LÀ NGƯỜI MÊ-HI-CÔ:
1.
Tên Ngài là
Giêsu.
2.
Ngài nói hai thứ
tiếng.
3.
Ngài luôn bị nhà
cầm quyền quấy nhiễu.
Nhưng
nếu vậy, cũng có ba lý do để chứng minh ÐỨC GIÊ-SU LÀ NGƯỜI DA ÐEN:
1.
Ngài gọi mọi
người là "anh em".
2.
Ngài quý trọng
Phúc Âm.
3.
Ngài không được
xét xử cách công bình.
Nhưng
lại cũng có đủ ba chứng cứ nói rằng ÐỨC GIÊSU LÀ NGƯỜI DO-THÁI:
1.
Ngài tiếp nối
công việc của Cha Ngài trên người Do Thái.
2.
Ngài sống ở Do
Thái cho đến năm 33 tuổi.
3.
Ngài
tin chắc Mẹ Ngài là Ðức Ðồng Trinh, còn Mẹ Ngài thì chắc chắn Ngài
là Thiên Chúa.
Cũng
có ba lý do để kết luận
ÐỨC GIÊ-SU LÀ NGƯỜI I-TA-LI-A:
1.
Ngài
dùng điệu bộ của đôi tay khi nói chuyện.
2.
Ngài uống rượu
trong mỗi bữa ăn.
3.
Ngài dùng dầu
ôliu.
Thế nhưng, có ba chứng cứ cũng thuyết phục không
kém rằng:
ÐỨC GIÊ-SU LÀ NGƯỜI CALIFORNIA:
1.
Ngài chẳng bao
giờ cắt tóc.
2.
Ngài đi lại với
đôi chân trần.
3.
Ngài khởi xướng
một tôn giáo mới.
Lại
cũng có ba lý lẽ khác chứng tỏ
ÐỨC GIÊ-SU LÀ NGƯỜI AI-LEN:
1.
Ngài chẳng bao
giờ lấy vợ.
2.
Ngài luôn thích
kể các câu chuyện.
3.
Ngài yêu thích
những đồng cỏ xanh.
Nhưng có lẽ đây là ba chứng cứ thuyết phục nhất
mới chứng tỏ ÐỨC GIÊ-SU LÀ MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ:
1.
Ngài đã cho đám
đông ăn ngay khi nhận thấy họ không mang thức ăn.
2.
Ngài vẫn tiếp
tục rao giảng cho đám người CHẲNG LẮNG NGHE LỜI NGÀI.
3.
Ngay cả khi đã
chết rồi, Ngài vẫn phải thức dậy vì Ngài còn có quá nhiều việc
phải làm.
TERESAH sưu tầm
và chuyển ngữ
Khi
có thắc mắc về mạng và tin học nói chung, quý vị có thể hỏi ở
địa chỉ : nhipcau_tinhoc@yahoo.com để được giải đáp. Bài tham gia
cộng tác xin gởi về : abba_chaoi@yahoo.com. Khi bạn có nhu
cầu tham khảo các số ABBA đã phát hành, xin vào hộp thư mở của
chúng tôi: abba_suutap@yahoo.com
với passwords: abba |