HÀNH TRANG SINH VIÊN THỜI ÐẠI
Số
11 12.03.2001
Cả một đời người có
khi chỉ dành để tìm hiểu sự thật về đời mình,
ấy
vậy mà có không ít người trước lúc tạ thế đã chẳng biết thật về đời mình.
Cám
ơn Chúa, vì sự thật không phải không bao giờ có, mà luôn hiện diện trong Người.
Chính
Thiên Chúa cho ta một cơ hội làm người,
rồi
cũng chính Ðấng ấy cho ta một cơ hội giã từ dĩ vãng tối mịt,
để
bước vào cõi sáng đầy tình yêu thương.
Do
đó, đứng ở bất kỳ đâu và bất kỳ hoàn cảnh nào, nhất là trong Mùa Chay này,
chúng
ta cũng phải làm một chọn lựa, cái chọn lựa tâm linh, chứ không chỉ là chọn lựa
nhân sinh.
Chọn
lựa để sống hay để chết; để hạnh phúc hay để hư đi;
để
có sự thật hay ở lì trong gian dối.
Mỗi
cá nhân có quyền làm cho cuộc đời mình nên mới mẻ và vững mạnh nhờ quyết định
này.
Nhiều người Ki-tô nghĩ rằng họ có thể sống mà không
cần đến những cố gắng tâm linh liên tục, ấy là họ không để ý đến sự cấp thiết phải đối diện với sự thật của Tin Mừng. Vì
vậy, không những là không màng đến việc quấy động cuộc sống của họ, họ còn cố
gắng vất bỏ và vô hiệu hóa những lời như "Hãy yêu thương kẻ thù của mình, làm
điều tốt cho kẻ ghét mình" ( Lc 6, 27 ). Với những người này,
những lời như vậy nghe sao khó chấp nhận và khó chuyển dịch thành những nguyên
tắc rành mạch hướng dẫn đời sống.
Thực ra, đó là những lời, nếu đón nhận cách nghiêm chỉnh, đòi hỏi một
cuộc hoán cải sâu sắc. Nếu không, khi một người cảm thấy bị thương tổn, người
đó sẽ bị cám dỗ đầu hàng cơ chế tâm lý của sự tự ái và trả thù, bất chấp lời
mời gọi của Chúa Giê-su là hãy yêu thương kẻ thù của mình.
Dù sao đi nữa, những biến cố
trong cuộc sống hàng ngày chứng tỏ rõ ràng rằng sự tha thứ và hòa giải cần thiết biết bao cho sự canh tân cá nhân và xã
hội. Ðiều này không chỉ đúng trong quan
hệ giữa cá nhân với nhau mà còn trong phạm vi các cộng đồng và các dân tộc.
Con số lớn lao và bi đát những
cuộc xung đột xâu xé nhân loại, đôi khi còn gây ra bởi sự hiểu lầm những động cơ tôn giáo, đã để lại những vết
sẹo hận thù và bạo lực giữa các dân tộc. Thỉnh thoảng, điều này còn diễn ra ở
giữa các nhóm và các phe phái trong cùng một quốc gia.
Thực vậy, đôi khi chúng ta đau
buồn vì bất lực không giúp gì được trước sự bùng nổ trở lại của các cuộc chiến
mà chúng ta đã tin là hoàn toàn giải quyết xong. Ðiều này dẫn đến cảm nhận rằng
có những người dính líu vào một vòng xoáy trôn ốc của bạo lực không dừng lại
được với sự liên tục máu kêu trả máu, mà không thấy được một giải pháp cụ thể
cho vấn đề.
Thành ra, chỉ lòng ao ước nhìn
thấy hòa bình đang dậy lên trên mọi miền của thế giới thôi thì chưa đủ: sự dấn
thân cần thiết để đi đến những hiệp định không giải quyết tận gốc vấn đề.
Ðối diện với tình cảnh cấp thiết này, người Ki-tô hữu
không thể giữ sự thờ ơ. Chính vì lý do này, mà trong Năm Thánh vừa bế mạc, tôi đã kêu cầu sự tha thứ của Thiên Chúa
cho Giáo Hội và cho tội lỗi của con cái Giáo Hội. Chúng ta đều biết rằng
tội lỗi của các Ki-tô hữu đã nhuộm đen khuôn mặt không tì vết.
Tuy nhiên, cậy trông vào lòng thương xót Chúa, không
nhớ đến tội của hối nhân, chúng ta sẽ có thể quay lại chính đạo với lòng tin.
Lòng thương xót của Thiên Chúa được diễn tả cao nhất ngay chính khi con người,
tội lỗi và vô ơn, được mang trở lại trong sự hiệp thông với Ngài.
Trong khía cạnh đó, việc "thanh tẩy ký ức"
trên tất cả là lập lại sự nhìn nhận lòng thương xót Thánh, một sự nhìn nhận mà
Giáo Hội, ở các cấp, được mời gọi luôn để tuyên xứng với lòng chân thành được
canh tân.
ÐGH GIOAN PHAOLÔ II
( Sứ điệp Mùa Chay năm 2001, số 2 3 )
CHỌN LỰA TRONG MÙA CHAY
1. Trong Mùa Chay,
chẳng những ta gia tăng những việc đạo
đức ( phương diện lượng ) mà còn phải lưu ý làm những việc đó với tâm tình sốt sắng hơn ( phương diện
phẩm ).
2. Một
việc đạo đức đang đi vào quên lãng, đó là Bố
Thí. Giá trị của việc bố thí:
a/ "Ðồng tiền liền khúc ruột", do
đó bố thí có giá trị hy sinh lớn;
b/ Bố
thí giúp ta bớt dính bén tiền bạc;
c/ Bố thí còn là một cách đền tội: Sách Tô-bi-a
nói "Việc bố thí thanh tẩy khỏi mọi
tội lỗi" ( Tb 12, 8 9 ).
3. Rượu chè:
Khi ông Nô-ê trồng
nho, Xa-tan lấy làm lạ nên tiến lại gần hỏi:
- Ông đang trồng
cây gì thế ?
- Cây nho.
- Nó có lợi gì không ?
- Có chứ. Trái nó
vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Từ trái nho ta còn có thể làm ra rượu giúp lòng
người hưng phấn nữa.
- Vậy thì để tôi
giúp ông.
Xa-tan mới giết một
con chiên, một con sư tử, một con lừa và một con heo. Lấy máu của chúng tưới
gốc cây nho. Thế là cây nho lớn nhanh. Nô-ê lấy trái nho làm rượu.
Từ đó trở đi khi
người ta uống một chút rượu vào thì sẽ vui vẻ dễ thương như con chiên; uống
thêm chút nữa thì mạnh bạo như sư tử; nếu chưa ngưng mà còn uống thêm thì sẽ
ngu như lừa; nếu lại uống nữa thì... hoàn toàn như con heo vậy ! ( Truyện cổ
Nước Pháp ).
4. Chỗ ở của chuột:
Có một con chuột
sống trong một ngôi nhà thờ cũ kỹ ở miền quê. Một hôm nó đi lang thang dạo mát
bỗng gặp một con chuột khác cũng đang đi chơi. Nó liền được dịp tâm sự: "Tôi sống chui rúc dưới gầm một tòa
giải tội. Nhưng chẳng được yên thân vì hầu như lúc nào cũng có người xưng tội,
phá giấc ngủ của tôi." Nghe thế, con chuột kia nói: "Vậy bạn hãy dọn đến chỗ ở của tôi. Chỗ
ấy ấm áp sạch sẽ mà chẳng mấy khi có người quấy rầy, yên tĩnh lắm." "Ô, thế bạn ở đâu vậy ?"
- "Tôi ở trong thùng tiền cứu giúp người
nghèo." ( Trích "Món quà giáng sinh" )
Lm. Trọng Hương ( Việt Nam
)
Trong tất cả các cuộc hoán cải được thuật
lại trong Kinh Thánh, chúng ta thấy Thiên Chúa luôn là Ðấng ngỏ lời đầu tiên.
Trong thời Cựu ước, Gia-vê Thiên Chúa thường khiển trách nặng lời và đe dọa
trừng phạt để thức tỉnh kẻ tội lỗi. Còn trong thời Tân ước, Ðức Giê-su thường
kêu gọi một cách khoan dung nhân từ để giúp người có tội sám hối canh tân.
Tiến
trình hoán cải là con đường trở về được Thiên Chúa vạch ra cho chúng ta, là
những tội nhân. Tiến trình này cho chúng ta thấy lòng thương xót bao la của
Thiên Chúa biểu lộ qua Ðức Giê-su Ki-tô. Người không đến để luận tội chúng ta,
nhưng để vạch cho chúng ta thấy tội lỗi của mình mà hoán cải, hầu được giải
thoát khỏi vòng cương tỏa của tội lỗi và được sống an vui thanh thản.
Qua
các câu chuyện thuật lại trong các sách Tin mừng, chúng ta thấy Ðức Giê-su luôn
tìm dịp đến với những người tội lỗi. Người lân la chuyện trò với họ. Người cùng
ăn cùng uống với họ, để khơi dậy nơi họ niềm hy vọng vươn lên khỏi tình cảnh
đáng thương của mình. Và khi kẻ tội lỗi đã có thiện chí hoán cải, Người luôn
tạo cơ hội thuận tiện để giúp họ làm lại cuộc đời.
Chúng ta là những tội nhân trước mặt Thiên Chúa và trước mặt anh chị em. Vì là người có tội, chúng ta thường mang nhiều mặc cảm. Chúng ta muốn vươn lên, muốn thoát ra khỏi tình trạng đáng buồn của mình. Nhưng có lúc chúng ta không đủ can đảm, có lúc lại chẳng có ai chìa tay ra nâng đỡ chúng ta !
Chúa Giê-su hiểu rõ tâm trạng này. Người là vị Lương Y từ ái sẵn sàng ra tay cứu chữa mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền. Người là vị Mục Tử nhân lành biết rõ từng con chiên của mình. Người sẵn sàng tạm rời chín mươi chín con chiên đã yên ổn trong đàn để đi tìm một con chiên lạc, và đưa nó trở về sum họp với đàn.
Lạy Chúa, con là một tội
nhân hư hỏng. Những tội lỗi mà con quen phạm cứ mãi dằn vặt trong tâm hồn con.
Con rất muốn dứt bỏ những tội lỗi ấy. Nhưng rồi con cứ sa đi ngã lại mãi, khiến
nhiều lúc con nản chí muốn buông xuôi.
Nhân Mùa Chay này, xin Chúa
giúp con can đảm đứng dậy, đi ra khỏi vùng đất tối tăm của sự chết, để theo
Chúa tiến về miền đất ánh sáng của sự sống muôn đời. A-men.
Khi có
thắc mắc về mạng và tin học nói chung, quý vị có thể hỏi ở địa chỉ: nhipcau_tinhoc@yahoo.com
để được giải đáp. Bài tham gia cộng tác xin gởi về: abba_chaoi@yahoo.com. Khi bạn có nhu
cầu tham khảo các số ABBA đã phát hành, xin vào hộp thư mở của chúng tôi: abba_suutap@yahoo.com
với passwords: abba