Ðiểm báo về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Ấn Ðộ.
Theo truyền thống Ấn Ðộ, Chính phủ không tiếp đón theo nghi lễ ngoại giao các Vị Quốc Trưởng khi tới sân bay. Các lễ nghi chính thức diễn ra tại Phủ Tổng Thống và Dinh Chính Phủ. Truyền thống này cũng áp dụng cho chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II, vừa là Quốc Trưởng của một quốc gia, vừa là Vị Lãnh Ðạo Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu.
Ðặc phái viên của Ðài Vatican từ New Delhi gửi về bản tin sau đây thuật lại cuộc tiếp đón nồng hậu, Nhà Cầm quyền Ấn Ðộ dành cho Ðức Gioan Phaolô II tại Phủ Tổng Thống và Dinh Chính Phủ Liên Bang sáng thứ Bẩy 6.11.99. Ðặc phái viên này quả quyết:
Cuộc gặp gỡ giữa ÐTC và Tổng Thống Ấn Ðộ, ông Raman Narayanan, rất thân mật. Trong diễn văn chào mừng Vị Thượng Khách, Tổng Thống nhấn mạnh đến việc trùng hợp của chuyến viếng thăm với Ngày Lễ của Ấn Ðộ, Diwali, được cử hành vào ngày Chúa Nhật 07.11.99. Ðây là lễ mừng việc chuyển từ tối tăm sang ánh sáng, từ sự chết sang sự sống, sang chiến thắng sự lành trên sự dữ. Rồi Tổng Thống nói: "Chúng tôi hết thảy chờ đợi: Ngài có thể đem đến một cái gì đó cho ánh sáng này". Sau đó, Tổng Thống nhấn mạnh đến sự quan trọng của trường Công Giáo rất được phát triển tại Ấn Ðộ, được đánh giá cao và được theo học bởi cả các tín đồ của các tôn giáo khác. Chính ông cũng đã được giáo dục tại trường Công Giáo. Sau cuộc gặp gỡ thân mật với Tổng Thống, ÐTC đến gặp Phó Tổng Thống, ông Krishan Kant, tại Dinh Chính Phủ. Ông nói với ÐTC rằng: Ông đã đọc tất cả các văn kiện của Tòa Thánh về gia đình và ông hoàn toàn đồng ý về tính cách trung tâm của gia đình trong xã hội, bởi vì nơi nào gia đình bị chia rẽ, tất cả cơ cấu xã hội bị yêu kém. Tiếc thay, không những tại Ấn Ðộ, nhưng tại cả Á Châu, việc toàn cầu hóa văn hóa đang đe dọa cách rất nguy hiểm tính cách ổn định gia đình. Phó Tổng Thống Krishan Kant cũng nhấn mạnh đến sự quan trọng của tự do tôn giáo. Ấn Ðộ phải là thiên đàng của tất cả các tôn giáo. Về tự do tôn giáo, ÐTC cũng thảo luận với Thủ Tướng chính phủ, ông Vaijpayee, vị đứng dầu chính phủ quốc gia Ấn Giáo, được nhiều phong trào Ấn Giáo cực đoan ủng hộ. Họ chống đối chuyến viếng thăm và tố cáo những vụ trở lại "cưỡng ép". Thực ra đây là những tố cáo "đầy tưởng tượng".
Ðặc phái viên đài Vatican bình luận như sau: Thủ tướng Vajpayee, tuy thuộc phe ôn hòa của Ấn Giáo, nhưng ông đứng đầu một chính phủ gồm tới 23 đảng khác nhau, nên phải hết sức thận trọng để giữ quân bình. Giáo Hội Công Giáo tố cáo ông không cương quyết đủ để ngăn chặn những bạo hành chống lại các tín hữu Kitô hiện nay trong nước, vì ông sợ mất sự ủng hộ của phe này đảng khác. Nhưng trước mặt Ðức Gioan Phaolô II ông phản đối những nhóm tôn giáo bất khoan dung và ông đã đưa ra trong những ngày này những biện pháp an ninh nghiêm nhặt, để các cuộc phản đối của những phe cực đoan không làm ngăn trở chuyến viếng thăm. Ðặc phái viên đài Vatican đã cho biết như sau: Thực sự trong lúc này không thấy có cuộc biểu tình nào. Nhưng phải thành thực nói lên rằng: trong năm vừa qua những vụ bạo hành chống lại các tín hữu Kitô đã gia tăng: một nhà truyền giáo bị sát hại, mấy nữ tu bị hành hạ, nhà thờ và trường học bị tấn công và đốt phá.
Trong cuộc họp báo tại New Delhi, Tiến sĩ Navarro Valls, phát ngôn viên Tòa Thánh, tháp tùng chuyến viếng thăm, đã phải minh xác rằng: những sáng kiến chống lại các tín hữu Kitô đã được đẩy mạnh do một thiếu số rất nhỏ bé. Thực sự đại đa số dân Ấn Ðộ nổi tiếng về tinh thần khoan dung, hiếu hòa, nhã nhặn. Phát ngôn viên Tòa Thánh nói thêm: Dù sao đây là một vấn đề nghiêm trọng, bởi vì liên hệ đến quyền về tự do tôn giáo.
Sau khi viếng thăm Tổng Thống Ấn Ðộ, Lễ nghi viếng thăm lăng tẩm tưởng niệm Vị Lãnh Tụ tranh dấu cho nền độc lập Ấn Ðộ, Mahatma Gandhi, rất đơn giản, nhưng ý nghĩa. ÐTC yên lặng cầu nguyện trước tấm bia kỷ niệm, được rắc bông hoa, rồi ngài đặt vòng hoa kính nhớ vị được coi là linh hồn của Ấn Ðộ. Sau đó ngài ghi trong cuốn sổ vàng hàng chữ này: "No culture can survive, if attempts to be exclusive" (Không nền văn hóa nào có thể tồn tại, nếu nó trở nên độc quyền). Ðặc phái viên kết luận: Cuộc đối thoại và sự cộng tác giữa các tôn giáo, dù có sự chống đối của một số người, vẫn tiếp tục tiến.
Nhật báo Công Giáo Ý "Tương lai" (Avvenire) dành nhiều bài nơi trang hai về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Ấn Ðộ. Ðáng chú ý nhất là hai bài về: Cuộc gặp gỡ của Phát Ngôn Viên Tòa Thánh với giới báo chí trên máy bay từ Roma đi New Delhi và bức điện văn của Ðức Hồng Y Ignatius Gong Pinmei (Cung Phần Mai) người Trung Quốc, 96 tuổi, hiện hưu tại Hoa Kỳ, sau hơn 30 năm bị chế độ cộng sản Trung Quốc giam tù, gửi lên ÐTC trong dịp này. Bài dài hơn cả của báo Tương Lai (Avvenire), với tựa lớn cả trang, viết như sau: ÐTC trong bức tranh muôn màu sắc "mosaic" của Ấn Ðộ. Dưới tựa đề này, còn có một phụ đề nhỏ viết thêm như sau: Ông Navarro (phát ngôn viên Tòa Thánh) nói: Tự do tôn giáo là một vấn đề thuộc nhân quyền. Trên máy bay, lần này, ÐTC không gặp các phóng viên báo chí như ngài vẫn thường làm. Tiến sĩ Navarro giải thích như sau: vì có sự sơ sót bỏ quên không đăït sẵn máy. Cũng không muốn phiền rầy nhân viên trong lúc bay. Rất có thể ÐTC sẽ gặp giới bao chí trên đường từ New Delhi đến Tbilisi hoặc từ Tbilisi về Roma. Trong cuộc nói chuyện với giới báo chí, Phát Ngôn Viên Tòa Thánh trả lời một số câu hỏi do các bạn đồng nghiêïp nêu lên: - Trước hết, về những vụ chống đối chuyến viếng thăm và các tín hữu Kitô tại Ấn Ðộ, Ông Navarro Valls giải thích thêm như sau: Hiện tượng này tự nó là việc nhỏ bé, và có tính cách lợi dụng thời cơ. Nhưng vấn đề rất nghiêm trọng, vì không liên hệ đến việc đối thoại liên tôn cho bằng liên hệ đến vấn đề nhân quyền và tự do lương tâm. - Rồi ông kể một sự kiện rất ý nghĩa: "Các đơn xin gia nhập 14 ngàn trường Công Giáo của Giáo Hội tại Ấn Ðộ (với 5 triệu học sinh) vẫn gia tăng. Nhiều đơn xin ghi tên học cho con em đến từ các gia đình Ấn Giáo. - Ðược hỏi về vụ dính líu của cựu lãnh tụ Ðảng Cộng Sản Liên Xô, ông Mikhail Gorbaciov, vào những hoạt động chống lại Ðức Gioan Phaolô II, như báo chí tung ra trong những ngày này qua những tài liệu mật của KGB (cơ quan mật vụ của Liên Xô), cách riêng tại Ý, Tiến Sĩ Navarro Valls trả lời thẳng thắn và khô khan rằng: Khi người ta biết rõ một người, thì nguời ta cũng biết rằng: có những điều người này không thể làm". - Về các chuyến viếng thăm tại các nơi trong Cựu Ước, Phát Ngôn Viên Tòa Thánh trả lời: Ðây là sự mong ước từ lâu của ÐTC. Chúng ta hy vọng sự mong ước này có thể thực hiện được. Rồi ông thêm ngay rằng: Việc xây cất đền thờ Hồi Giáo tại Nagiaret không giúp gì cho viễn tượng về một chuyến viếng thăm của ÐTC tại Thánh Ðịa. Nhân cơ hội, phát ngôn viên Tòa Thánh minh xác rằng: Chuyến viếng thăm miền Ur của các người Caldei chưa được chính thức công bố vào tháng 12/1999 này, nên không thể nói là chuyến đi đã "bị hoãn lại" như báo chí loan tin.
Bài thứ hai của nhật báo Tương Lai nói về các Giám Mục Trung Quốc vắng mặt tại New Delhi, dù đã được mời, và về bức điện văn của Ðức Hồng Y Ignatius Gong Pinmei gửi đến ÐTC nhân dịp công bố Tông Huấn về "Giáo Hội tại Á Châu" (Ecclesia in Asia). Tựa đề của bài báo vắn tắt này như sau: Chính Phủ Trung Quốc đã ngăn cản các giám mục Trung Quốc tham dự Thượng Hội Ðồng Giám Mục. Các Giám Mục Trung Quốc còn trong thời kỳ bị "kiểm soát". Bài báo viết tiếp: Không có các giám mục Trung Quốc đón tiếp ÐTC tại New Delhi. Ðức Hồng Y Ignatius Gong Pinmei (Cung Phần Mai), 98 tuổi, Tổng Giám Mục Shanghai sống lưu đầy tại Hoa Kỳ, nhân dịp này đã gửi một bức điện văn lên ÐTC. Ðồng thời ngài cũng gửi một sứ điệp vắn cho Ðức Hồng Y Jan Schotte, Tổng Thư Ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục. Trong bức điện văn gửi lên ÐTC, Ðức Hồng Y Ignatius, vị chủ chăn đã bị giam 30 năm trong tù của chế độ cộng sản Họ Mao tại Trung Quốc, viết như sau: "Như người đại diện của các Giám Mục "hầm trú ẩn" và của các anh chị em tại Trung Quốc, trung thành với Giáo Hội, con cảm ơn ÐTC về việc công bố văn kiện "Ecclesia in Asia" (Giáo Hội tại Á Châu). Vì những hoàn cảnh không tùy thuộc các ngài, các giám mục Trung Quốc trung thành với Giáo Hội Roma, không thể tham dự Thượng Hội Ðồng Giám Mục và cũng không thể đến Ấn Ðộ được. Chúng con vui mừng vì Thượng Hội Ðồng Giám Mục kết thúc; chắc chắn Thượng Hội Ðồng Giám Mục sẽ rất quan trọng cho các dân tộc Á Châu. Từ Trung Quốc Ðức Cha Giuse Xu Zhixuan, 86 tuổi, Giám Mục phụ tá giáo phận Wanxian, tuyên bố như sau trong một cuôïc phỏng vấn dành cho Hãng thông tấn quốc tế Fides: Chúng tôi cầu chúc ÐTC thượng lộ bình an (đi Ấn Ðộ). Chúng tôi cầu nguyện cho sứ vụ của ÐTC, được thực hiện cho vinh danh Chúa, theo ánh sáng Tin Mừng. Chúng tôi tưởng nhớ rất nhiều đến ÐTC. Trong lúc này đây chúng tôi muốn chiếm chỗ của các người Ấn Ðộ, họ may mắn hơn chúng tôi, chúng tôi hầu như "ghen tương" với họ, vì họ được đón tiếp ÐTC. Nhớ lại việc không được tham dự Thượng Hội Ðồng Giám Mục (dù đã được mời) Ðức Cha Xu Zhixuan nói thêm: Tôi đã không thể đến Roma dự Thượng Hội Ðồng Giám Mục được, vì thế tất cả tư tưởng của tôi hôm nay đây hướng về chuyến ra đi này của ÐTC tại Ấn Ðộ. Tôi hy vọng rất nhiều rằng: Chúa Thánh Thần ban sức mạnh và sức khỏe cho ÐTC, để thực hiện chuyến ra đi này, rất quan trọng cho Giáo Hội Á Châu. Chúng tôi luôn luôn hiệp thông với Giáo Hội hoàn cầu và với ÐTC; chúng tôi luôn luôn gần gũi Ngài cách thiêng liêng.