Bài phỏng vấn
của Giám Ðốc Hãng Thông Tấn Fides
dành cho Ðài Vatican
về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Ấn Ðộ

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Bài phỏng vấn của Giám Ðốc Hãng Thông Tấn Fides dành cho Ðài Vatican về chuyến viếng thăm tới đây của ÐTC tại Ấn Ðộ.

Ngày mồng 5.11.1999 nầy, ÐTC lên đường viếng thăm Ấn Ðộ, để kết thúc Khóa Họp khoáng đại của Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới về Á Châu, và công bố Tông Huấn Hậu Thượng Hội Ðồng Giám Mục. Tưởng cũng nên nhắc lại là: Khóa Họp Ðặc Biệt Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu đã được triệu tập trong Nội Thành Vatican từ 19 tháng 4 đến 14 tháng 5 năm 1998, để thảo luận và suy tư về đề tài: "Chúa Giêsu Kitô, Ðấng Cứu Thế và sứ vụ Yêu Thương và Phục Vụ của Người tại Á Châu: Ta đến để họ được sự sống và được cách dồi dào" (Ga 10.10).

Về chuyến viếng thăm quan trọng này, Cha Bernardo Cervellera, Giám đốc Hãng thông tấn quốc tế Fides đã dành cho Ðài Phát thanh Vatican, trong buổi phát Chúa nhật 31.10.1999 vừa qua những suy tư sau đây:

"Tôi nghĩ rằng ÐTC sẽ xác nhận tất cả những gì chính Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu đã đưa ra ánh sáng, cách riêng hai điểm mà tôi coi là nền tảng: Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật; Người là sự hoàn tất đầy đủ của bất cứ sự tìm kiếm tôn giáo nào. Ðây là một điều rất quan trọng tại Á Châu, nơi có biết bao vị cứu thế và Chúa Giêsu Kitô bị coi như là một trong các vị cứu thế này. ÐTC đi Á Châu để nói lên rằng: Chúa Giêsu Kitô là trung tâm điểm của mạc khải của Thiên Chúa và vì thế tất cả các con đường tôn giáo của Á Châu có thể được dẫn đưa đến Chúa Kitô, hơn nữa vì Chúa Kitô đã sinh ra tại chính Á Châu. Thực ra chúng ta đừng quên rằng: dù nhiều người Á Châu có cảm giác là Kitô giáo là một thực tại của Tây Phương, nhưng thực sự Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra tại một Nước ở Trung Ðông và vì thế Người có quyền là người Á Châu. Ðiều chắc chắn khác là ÐTC sẽ nhấn mạnh, đến sứ vụ truyền giáo. ÐTC đã nhắc nhiều lần rằng: Á Châu là một Lục Ðịa trong đó có tới 2/3 số người không phải tín hữu Kitô trên thế giới, sinh sống và vì thế Ngàn Năm thứ ba, trong cái nhìn của ngài, phải chính là ngàn năm của việc rao giảng Tin Mừng cho Á Châu".

Phóng viên đài Phát Thanh Vatican phỏng vấn tiếp cha Giám Ðốc Hảng Tin Fides như sau:

Hỏi - Thưa Cha, Các tín hữu Kitô là thiểu số rất nhỏ bé tại Á Châu, vậy Giáo hội Công Giáo tại đây như thế nào?

Ðáp - Dù chỉ là thiểu số bé nhỏ ,nhưng Giáo Hội Á Châu là một Giáo Hội thực sự rất sinh động, gồm bởi người dân dấn thân và hiến thân cho chứng tá đời sống hằng ngày.

Hỏi - Giáo Hội Á Châu như vậy cũng là một Giáo Hội của các Vị Tử Ðạo: trong thời gian này nhiều bạo hành xẩy ta tại Ấn Ðộ, Pakistan và cả tại Trung Quốc nữa... chống lại các tín hữu Kitô. Cha nghĩ thế nào?

Ðáp - Ðúng như vậy, Giáo Hội Á Châu là một Giáo Hội của các Vị Tử Ðạo. Hơn nữa tôi nghĩ cần phải tuyên dương công nghiệp các Giáo Hội Á Châu, những Giáo Hội, tuy bé nhỏ, nhưng có lẽ là những Giáo Hội đã cung cấp nhiều hơn cả các vị tử đạo, trong trọn cả lịch sử của Kitô Giáo.

Hỏi - ÐTC đi thăm Aán độ. Vậy ngài sẽ nhìn thấy tình hình tại đây như thế nào?

Ðáp - Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh một khía cạnh tích cực. Nhiều quốc gia được ghi vào sổ những chặng có thể của chuyến ra đi Á Châu của ÐTC, nhưng chỉ có Ấn Ðộ đã trả lời chấp thuận và do đó lãnh trách nhiệm đón tiếp ÐTC và các Giám Mục từ các nước Á Châu đến đây để bế mạc Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu với ÐTC. Chúng ta phải nghiên mình cảm phục Ấn Ðộ, một quốc gia, tuy mênh mông với một tỉ dân cư, và có nhiều tôn giáo truyền thống lớn, và xem ra các tôn giáo này không tỏ ra thân thiện với Kitô giáo, hay đúng hơn với các tín hữu Kitô, nhưng Ấn Ðộ đã chấp nhận việc ÐTC đến viếng thăm. Ấn Ðộ thật là một quốc gia dân chủ, là một quốc gia làm vinh dự cho tất cả Lục địa Á Châu. Nhưng cũng cần nói thêm là một quốc gia có đại đa số theo Ấn Giáo và Ấn Giáo hiện đang sống trong giai đoạn biến đổi nhanh chóng, do bởi tính cách tân tiến đã khởi sự và vẫn tiếp tục lộ trình của mình. Việc đối chiếu của Ấn Giáo với tính cách tân tiến xẩy đến trong hai cách: thích nghi với tính cách tân tiến này hay với chủ nghĩa bảo thủ quá khích và trên thục tế hướng nhiều về thái độ cực đoan. Chủ Nghĩa Bảo Thủ cực đoạn nầy tìm mọi cách để đề phòng tính cách tân tiến của Tây Phương và vì thế đề phòng cả việc lan rộng của Kitô Giáo. Rồi cũng cần phải nói đến một sự kiện khác là Kitô Giáo không những bị bách hại, vì tính cách Tây Phương, nhưng còn bị bách hại cảø vì nếp sống của mình; qua nếp sống này con người và nhất là con người cùng đinh, tìm lại được sự kính trọng phẩm giá của họ, tìm lại được quyền tự do của họ, và vì thế, Kitô Giáo phải chịu cuộc bách hại của phe cực đoan, cuồng tín Ấn Giáo. Cuộc bách hại được thực hiện nhất là do bởi những người muốn làm cho xã hội Ấn Ðộ tồn tại mãi mãi trong hệ thống giai cấp.

Hỏi - Thưa Cha, cần phải rao giảng Chúa Giêsu Kitô như thế nào cho các dân tộc Á Châu?

Ðáp - Rao Giảng như đã được bàn thảo trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu, như đã được nhấn mạnh: là hành động cần phải được thực hiện, được quân bình hóa và nâng đỡ bằng việc chiêm niệm. Việc các nghị phụ nhấn mạnh đến đời sống chiêm niệm, tôi thấy là điều rất quan trọng, chính vì thế giới Á Châu là một thế giới của những người tìm kiếm Thiên Chúa và do đó ai là nhà truyền giáo, không phải chỉ những nhà truyền giáo ngoại quốc, mà cả những ai là tín hữu Kitô tại đây, tất cả mọi người kitô đều phải là những con người có kinh nghiệm về Thiên Chúa và là người biết dẫn đưa người khác đến kinh nghiệm này về Thiên Chúa. Dĩ nhiên, còn cần cả việc đối thoại với các tôn giáo khác: Ấn Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo, tại Ấn Ðộ cũng như tại các nơi khác. Và mục đích của đối thoại là để các tôn giáo này có thể thấy rõ Kitô giáo như việc thành toàn niềm khoắc khoải của các tôn giáo về ơn cứu rỗi.

Hỏi - Thưa Cha, Giáo Hội Công Giáo có thể thành công trong việc làm cho Á Châu thấy vẻ xinh đẹp của Tin Mừng hay không?

Ðáp - Tôi nghĩ rằng có thể làm được. Các vụ trở lại vẫn gia tăng khắp nơi tại Á Châu và những vụ trở lại này căn cứ trên hai yếu tố quan trọng của Kitô giáo: Yếu tố thứ nhất ở tại sự kiện này là con người được bảo vệ trong phẩm giá của mình, giá trị cá nhân được đề cao và đây là một vai trò quan trọng mà Kitô giáo nắm giữ, bởi vì Thiên Chúa đã cứu chuộc mỗi một con người và do đó mỗi một con người đều là quan trọng. Yếu tố thứ hai đến bởi sự kiện này là con người trực tiếp là người anh, chị, em "tôi", nghĩa là có một mối tương quan về tình yêu thương và về phục vụ, được thiết lập giữa tôi và nguời khác. Một sự kiện rất rõ ràng: chúng ta luôn luôn nhắc đến Mẹ Têrêsa; và Mẹ Têrêsa, tuy là người Macedonia (người Tây Phương), nhưng vẫn được coi như là một người của Á Châu, một người Mẹ Á Châu. Ðiều này có nghĩa là Kitô Giáo thực sự đang biểu lộ vẻ xinh đẹp của Chúa Kitô qua khuôn mặt của các tín hữu Kitô, họ yêu thương mọi người và mỗi một người, và phục vụ mọi người và mỗi một người, không phân biệt ngôn ngữ, mầu da, quốc gia, văn hóa, sắc tộc hay tôn giáo....


Back to Radio Veritas Asia Home Page