Ý nghĩa chuyến viếng thăm quốc tế

của Ðức Thánh Cha:

Bi kịch của người di dân

và vết thương của người dân ở đảo Cipro

 

Ý nghĩa chuyến viếng thăm quốc tế của Ðức Thánh Cha: Bi kịch của người di dân và vết thương của người dân ở đảo Cipro.

Mary Tran Vy

Vatican (VTW 30-11-2021) - Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ bắt đầu chuyến thăm mục vụ quốc tế lần thứ 35 từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 12 năm 2021, tới Ðảo Cipro và Hy Lạp để củng cố đức tin của dân Chúa, an ủi và khuyến khích các nhóm địa phương. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã nói về ý nghĩa của chuyến đi này trong cuộc họp báo ngày 30 tháng 11 năm 2021.

Cái nôi, trung tâm của thế giới phương Tây và nguồn gốc của châu Âu, tổ chức những công cuộc đối thoại đại kết, thúc đẩy sự hiệp thông giữa các giáo hội và giải quyết vấn đề của những người di dân và tị nạn tại Âu Châu. Ðây là những ý nghĩa và cũng là những vấn đề được đề cập đến trong chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha Phanxicô đến Ðảo Cipro và Hy Lạp. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, nhấn mạnh những điều này trong cuộc họp báo ngày 30 tháng 11 năm 2021, trước khi Ðức Thánh Cha sẽ lên đường đến thăm Cipro, Athens, Hy Lạp và Lesvos vào ngày 2 tháng 12 năm 2021 trong một chuyến viếng thăm kéo dài 5 ngày.

Ông Bruni đã điểm lại các chuyến thăm Cipro và Hy Lạp của hai vị tiền nhiệm Giáo Hoàng của Ðức Thánh Cha Phanxicô. Năm 2001, Thánh Gioan Phaolô II đã hành hương đến Hy Lạp, Syria và Malta. Ông Bruni nói rằng, Trong dịp Năm Thánh 2000, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đi "theo bước chân của Thánh Phao-lô, bước chân rao giảng của tông đồ dân ngoại. Từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 5 năm 2001, Thánh Gioan Phaolô II đã đến thăm Athens, để "gặp gỡ Ðức Christodoulos, Tổng Giám mục Athens và Toàn Hy Lạp, mở cửa một bước ngoặt mới cho mối quan hệ Ðạ Kết với các Kitô hữu Chính thống Hy Lạp." Trong chuyến đi đó, hai bên đã cùng nhau minh xác rõ về cội nguồn của Kitô giáo ở Châu Âu, đồng thời Ðức Thánh Cha cũng cầu xin sự tha thứ về "những sai sót trong thời Thập tự chinh" và nói về việc "thanh tẩy ký ức".

Năm 2010, Ðức Benedict XVI đã đến Cipro, thực hiện chuyến thăm Hòa hợp Ðại kết. Một phát ngôn viên của Vatican chỉ ra rằng "hòn đảo đó đã đi đầu trong việc tiếp cận Trung Ðông của châu Âu trong nhiều thế hệ." Chuyến đi tràn ngập niềm vui và sự mong đợi của mọi người, vì đây là lần đầu tiên người dân địa phương nhìn thấy Ðức Thánh Cha tại quê hương của họ; và đỉnh cao của chuyến đi là giây phút Ðức Thánh Cha ban hành "Tài liệu Làm việc của Khóa họp Ðặc Biệt của Hội đồng Giám mục Thế giới về Trung Ðông". Ngoài ra, đối với Ðức Benedict XVI, đó cũng là thời kỳ kết thúc một thập kỷ bi thảm; thập kỷ bi thảm bắt đầu từ vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Ông Bruni giải thích rằng Ðức Benedict XVI "suy tư về Mầu Nhiệm Thánh Giá của Kitô giáo và kêu gọi chấm dứt việc lạm dụng thánh giá hay "thập tự chinh" cho bất cứ những mục đích chính trị hay gây nên những cuộc chiến tranh tôn giáo nào."

Theo bước chân của hai vị tiền nhiệm, chuyến thăm của Ðức Thánh Cha Phanxicô mang ý nghĩa mạnh mẽ về Ðại Kết. Tại hai quốc gia Cipro và Hy Lạp, Giáo hội Công giáo chỉ là một nhóm thiểu số so với cộng đồng Chính thống giáo. Ngoài ra, nhiều sinh hoạt trong chuyến viếng thăm này sẽ đề cập đến các vấn đề xã hội, trước hết là thảm cảnh của những người di dân mà Ðức Thánh Cha đã từng chứng kiến ở Lesvos vào năm 2016. Ông Bruni trích dẫn bài trả lời Phỏng vấn của Ðức Thánh Cha trên máy bay vào thời điểm đó, Ðức Thánh Cha đã nhìn thấy "một thảm cảnh về nhân đạo sau thời Thế chiến thứ hai." Trong chuyến bay trở về Roma của chuyến đi đó, Ðức Thánh Cha đã dẫn theo về một nhóm người tị nạn. Ông Bruni nhấn mạnh rằng tình hình ngày nay đã rất khác. Trại tị nạn ở Lesvos khác với trước đây, không còn chen chúc quá nhiều người và điều kiện sống đã được cải thiện. Tuy nhiên, hòn đảo này vẫn đang là một biểu tượng, cho cộng đồng quốc tế biết rằng Ðịa Trung Hải vẫn đang là một "Nghĩa trang lớn nhất" của thế giới.

Bởi vậy, chuyến viếng thăm lần này của Ðức Thánh Cha Phanxicô khác với chuyến viếng thăm năm 2016. Một phóng viên đã hỏi, liệu Ðức Thánh Cha có mang theo một số người nào đó trong chuyến trở về từ chuyến thăm này không? Ông Bruni trả lời: "Phương án này cũng đã được đề xuất để cứu xét, nhưng vì điều kiện các quy định phức tạp nên không thể đưa ra câu trả lời quyết định nào vào lúc này. Hơn nữa, những điều hãy để sau này rồi hãy nói." Nói chung, chuyến viếng thăm mục vụ quốc tế lần thứ 35 của Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ đề cập đến một loạt các chủ đề, bao gồm cả những nỗi đau đớn về sự chia cắt của đảo Cipro và một hy vọng về thống nhất đất nước trong tương lai. Ông Bruni kết luận rằng Ðức Thánh Cha sẽ không bỏ qua điều này trong chuyến viếng thăm của mình.

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page