Một văn hóa cô lập đơn điệu,

là một tình trạng bệnh hoạn

 

Ðức Thánh Cha đến thăm Thư viện Vatican: Một văn hóa cô lập đơn điệu, là một tình trạng bệnh hoạn.

Mary Tran Vy

Vatican (VTW 7-11-2021) - Ðức Thánh Cha Phanxicô đã chủ trì buổi lễ khai trương phòng triển lãm mới của Thư viện Vatican. Trong bài phát biểu, Ðức Thánh Cha nhấn mạnh rằng giá trị của cái đẹp "không phải là vẻ bề ngoài hay ảo ảnh nhất thời của trang trí", tâm hồn con người không chỉ cần có bánh mì, mà còn cần có văn hóa.

Phòng triển lãm mới của Thư viện Vatican đã chính thức mở cửa vào chiều ngày 5 tháng 11 năm 2021. Ðức Thánh Cha Phanxicô đã đến chủ trì lễ khai trương. Phòng triển lãm mới này được thành lập với sự hỗ trợ của những người kế nghiệp doanh nhân và là nhà từ thiện người Mỹ Kirk Kerkorian. Ðức Thánh Cha cũng đến thăm cuộc triển lãm mang tên "Con người: Loài người biết đi" trong khu triển lãm các di tích lịch sử, trong đó có các tác phẩm của danh họa Pietro Ruffo. Thông qua một cuộc hành trình theo bản đồ địa lý và vật lý tiếp diễn qua những bản đồ ảo ảnh, Ruffu cho thấy rằng cần phải tìm ra những điểm so sánh để định hướng lại môi trường phức tạp ngày nay.

Ðức Thánh Cha có bài phát biểu sau bài diễn từ của Ðức Hồng y José Tolentino de Mendonca, người đứng đầu Thư viện Vatican. Ðức Thánh Cha nói về hai thuật ngữ "tốt đẹp" và "tốt lành", cho thấy rằng hai thuật ngữ này giống nhau như trong "Phúc âm của Thánh Gioan", khi đề cập đến Chúa Giê-su và sứ mệnh của Ngài. Ðức Thánh Cha nói rằng Chúa Giê-su quả thực là một mục tử tốt lành và là một người chăn chiên tốt. (x. Ga 10:11). Trong "Phúc âm Matthêu", Chúa Giê-su nói về những việc làm tốt của các môn đồ của Ngài: "Sự sáng của các ngươi cũng phải chiếu soi trước mặt người đời, để họ thấy các việc tốt lành của các ngươi mà tôn vinh Cha các ngươi ở trên trời." (Mt 5:16).

Ðức Thanh Cha mong muốn rằng sự sáng của thư viện Vatican này "thông qua khoa học và thông qua nghệ thuật đẹp" sẽ được chiếu rọi lên. Ðức Thánh Cha tuyên bố rằng vẻ đẹp "không phải là ảo ảnh thoáng qua về ngoại hình hay trang trí, mà được tạo ra bởi cội rễ của những việc làm tốt, chân lý và công lý, vốn cùng ý nghĩa với tốt đẹp".

"Chúng ta không nên lơ là khi nghĩ đến và nói về những điều tốt đẹp, vì tâm hồn con người không chỉ cần bánh mì, không chỉ với những thứ vật chất giúp con người sinh tồn, mà còn là văn hóa, những thứ có thể chạm đến tâm hồn con người và đưa con người đến gần với Ðấng Tối Cao, Thánh Thiêng. Ðể đạt được mục đích này, giáo hội cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của những nghệ thuật tốt đẹp và văn hóa tốt lành, đồng thời đối thoại với nhiều ước vọng vô giới hạn và đặc biệt khác của nhân loại."

Ðức Thánh Cha ca ngợi những nỗ lực với những kết quả tốt đẹp của Thư viện Vatican để hoàn thành công việc rao truyền Chân Thiện Mỹ. Nói về cuộc triển lãm của Ruffu, Ðức Thánh Cha nói rằng cuộc triển lãm này là một hành trình để suy ngẫm về thông điệp "Tình Huynh Ðệ" (Fratelli Tutti) và coi đây là những di sản quý giá, những nghệ thuật hiện đại được bảo vệ trong lịch sử 5 thế kỷ, cổ đại và hiện đại. Ðức Thánh Cha đánh giá cao những công trình này.

Ðức Thánh Cha nói: "Cuộc sống con người là nghệ thuật của sự gặp gỡ. Nếu văn hóa trở thành đơn độc, mất đi sự lôi cuốn và cởi mở với người khác, văn hóa ấy sẽ như bị bệnh. Nếu chúng ta ngăn chận thay vì hòa nhập, chúng ta như đang bị bệnh. Nếu chúng ta trở thành như những người lính gìn giữ biên giới, thay vì trở thành những người lính để bảo vệ anh chị em của chúng ta. Làm như vậy chúng ta được ích lợi gì nào? Thiên Chúa sẽ hỏi chúng ta câu hỏi này: "Người Anh Em của con ở đâu?" (x. Sáng thế ký 4:9)

Ðức Thánh Cha đồng ý với ý kiến cho rằng thời đại mà chúng ta đang sống đã mất đi phương hướng, và đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng thúc giục chúng ta nhận ra điểm này. Ðức Thánh Cha nói, "Nhân loại đang cần một bản đồ mới, để nhận ra tình anh em, tình bạn xã hội và lợi ích công cộng. Việc đóng khung hay bủa vây không đem lại kết quả tốt mà chỉ đem lại những mơ hồ." Bởi vậy, điều cấp bách và cần thiết là phải có được "cái mới và cái đẹp". Tôi hy vọng nó không còn là "sự phản ánh quyền lực của một số người", mà là một "mô hình đa dạng chung cho mọi người". Nó không còn là một "tấm gương phản chiếu nhân học", mà là một "bài ca của sáng tạo mới", cụ thể hóa hệ sinh thái tổng thể.

Ðức Thánh Cha nói: "Vào đầu triều đại giáo hoàng của tôi, tôi đã kêu gọi giáo hội là một 'giáo hội đi ra ngoài' (xem: Tông huấn "Niềm Vui Tin Mừng", số 20-24) và là một giáo hội làm nhân vật chính của văn hóa, của sự gặp gỡ. Thư Viện Vatican cũng phải là như vậy. Ngoài việc bảo trì quá khứ, chúng ta cũng còn phải can đảm đi tiên phong trong hiện tại và tiến bước về tương lai. Như thế chúng ta mới có thể phục vụ tốt hơn cho giáo hội."

Cuối cùng Ðức Thánh Cha cũng đề cập đến trách nhiệm "duy trì nền tảng và ký ức để chúng luôn đơm hoa, kết trái", đồng thời cùng nhau tiến về một "tiền đồ mới". Ðiều này đòi hỏi phải chuyển đổi từ "các bản vẽ" qua các "kết quả thực tế", phải dùng ngôn ngữ mới để diễn giải những di sản của quá khứ. Nói cách khác, phải khôn ngoan và dũng cảm" để làm cho "kho báu của Kitô giáo và sự giàu có của chủ nghĩa nhân văn có thể được diễn đạt bằng lời nói của ngày hôm nay và ngày mai."

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page