Ðại dịch đã làm trầm trọng thêm

sự bất bình đẳng và vết thương của thế giới

 

Ðức Hồng Y Tagle: Ðại dịch đã làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng và vết thương của thế giới.

Ngọc Yến

Vatican (Vatican News 27-03-2021) - Tại hội thảo trên web "Hãy chạm vào những vết thương của thế giới. Hãy tin nơi thời Ðại dịch", Ðức Hồng y Luis Antonio Tagle, Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc nói rằng đại dịch đã làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng và vết thương của thế giới, đồng thời khẳng định chính Chúa Giêsu Kitô là liều thuốc chữa lành các vết thương của chúng ta.

Tại hội thảo trên web "Hãy chạm vào những vết thương của thế giới. Hãy tin nơi thời Ðại dịch", Ðức Hồng y Luis Antonio Tagle, Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc nói rằng đại dịch đã làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng và vết thương của thế giới, đồng thời khẳng định chính Chúa Giêsu Kitô là liều thuốc chữa lành các vết thương của chúng ta.

Phát biểu tại hội thảo, Ðức Hồng y Luis Antonio Tagle nói: "Ðại dịch đã làm lộ rõ các loại bệnh đã có trước đây: thiếu tình huynh đệ và những rào cản ngăn cách người giàu và người nghèo. Có những người có thể tiếp cận giáo dục ở mức độ cao nhất, nhưng cũng có những người để mở một cuốn sách thôi cũng không có cơ hội; có những người có thể đến bệnh viện tốt nhất và có những người thậm chí không có đến một viên thuốc giảm đau. Chắc chắn Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tất cả những điều này. Hơn nữa, đại dịch đã cho thấynhững ưu tiên sai lầm của thế giới: chúng ta không có khẩu trang, nhưng có tiền cho vũ khí và các công cụ chiến tranh khác".

Tiếp đến, Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc nói đến những vết thương của giai đoạn này: "Có rất nhiều loại vết thương do những lựa chọn sai lầm của chúng ta gây ra. Có những vết thương đến từ bên ngoài, bởi những người khác, bởi các hệ thống và cơ cấu của sự thờ ơ và bất bình đẳng".

Khi nhắc đến buổi cầu nguyện vào ngày 27 tháng 3 năm 2020 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Ðức Hồng y nói rằng chính Chúa Giêsu Kitô là liều thuốc chữa lành các vết thương của chúng ta, và Giáo hội đã thể hiện điều này. Cụ thể ngay khi bắt đầu đại dịch Ðức Thánh Cha đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để đáp ứng nhu cầu của các nước nghèo và hoạch định một tương lai gần sau Covid. Caritas đã được giao sứ mạng giáo dục và đào tạo các cộng đoàn địa phương, sẵn sàng ứng phó với đại dịch, giúp các cộng đoàn không phụ thuộc hoàn toàn vào chính phủ của họ".

Ðức Hồng y Tagle nói: "Trong sứ mạng của Giáo hội, ngoài tình huống khẩn cấp về đại dịch, còn cần phải đáp ứng một cách đáng tin cậy trước một nền thế tục hóa ngày càng gia tăng, sự liên kết của toàn cầu hóa không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa".

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page